Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực từ việc cải thiện chất lượng hoạt động đội

A. Mục đích sự cần thiết

Để đáp ứng yêu cầu về giáo dục con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh THCS nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòng nhân ái, yêu đất nước. Trong đó giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên phổ thông trung học hoặc học nghề.

Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải giáo dục cho HS trong một môi trường đồng bộ nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường.Trong số các lực lượng giáo dục cần đặc biệt chú ý đến tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh vì nó có vị trí rất quan trọng, Đội là một tổ chức hỗ trợ tích cực với nhà trường, cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục tiêu giáo dục. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là thể hiện vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Nhiều năm nay, các phong trào của Đội thực sự đã thu hút đông đảo các thế hệ thiếu nhi tham gia và đã trở thành truyền thống của Đội như: Phong trào “Nghìn việc tốt”, “Công tác Trần Quốc Toản”, phong trào “Kế hoạch nhỏ”, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao . Hoạt động Đội còn là cầu nối giữa nhà trường và xã hội Một trong những vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động Đội là cần phải nâng cao chất lượng nghi thức Đội. Bởi vì nghi thức Đội là một hoạt động giáo dục đặc trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Thông qua hoạt động này tổ chức Đội được củng cố phát triển và khẳng định vị trí vai trò của mình đối với xã hội.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực từ việc cải thiện chất lượng hoạt động đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhà trường. Song, một mình giáo viên TPT Đội không thể làm hết được công việc này, mà TPT Đội phải biết phối kết hợp, tranh thủ sự hỗ trợ ở mọi điều kiện, mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, phải xây dựng đội ngũ phụ trách Đội trong nhà trường có kĩ năng, nghiệp vụ công tác Đội. Phải biết tuyên truyền, lôi cuốn các lực lượng cùng tham gia giáo dục các em học sinh, tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, nhiều hình thức sinh hoạt, vui chơi cho các em. Đồng thời phải xây dựng đội ngũ Ban chỉ huy Chi đội, Ban chỉ huy Liên đội “vừa hồng, vừa chuyên”. 
Rèn luyện cho Đội viên ý thức tổ chức, kỷ luật tinh thần trách nhiệm trước tập thể, các em có tình cảm và tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, ngoài ra nghi thức Đội còn giúp các em có thể lực, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát góp phần tạo nên vẻ đẹp của người Đội viên. Từ các hoạt động đội các em sẽ thấy hào hứng với các hoạt động giáo dục khác. Tao môi trường thân thiện là tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục. 
Tầm quan trọng của nghi thức đội và các hoạt động đội trong trường học đối với các em Đội viên đã được nhấn mạnh nhiều ở phần trên cho nên có thể khẳng định một lần nữa nếu giải quyết vấn đề tốt thì lợi ích của nó vô cùng lớn.
 Là một giáo viên TPT thì việc nghiên cứu để tìm ra các phương pháp hoạt động Đội để liên đội vững mạnh đặc biệt là nâng cao nghi thức Đội trong nhà trường là rất cần thiết. Đây cũng là một lý do quan trọng để tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
B. Phạm vi triển khai thực hiện
Nghiên cứu áp dụng tại trường PTDTBT THCS Leng Su Sìn, năm học 2018-2019
C. Nội dung
a) Tình trạng giải pháp đã biết
Tình hình về vấn đề đạo đức học sinh đang xuống cấp, nhiều nơi đã đến mức báo động; tình trạng học sinh nghiện game, trốn học, vi phạm pháp luật thường thấy ở nhiều nơi như trộm cắp tài sản, đánh lộn, vi phạm Luật giao thông đường bộ Các hoạt động giáo dục trong nhà trường đã giáo dục, có nhiều biện pháp khác nhau nhưng hiệu quả chua cao. Số lượng hs vi phạm vẫn chiếm tỉ lệ cao.
Học sinh không có hứng thú với trường lớp, thiếu các hoạt động vui chơi bổ ích tạo sự lôi cuốn hứng thú cho học sinh. Tỉ lệ chuyên cần của hs thấp, chỉ đạt 70-80%
Bên cạnh đó nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh là một phương tiện giáo dục của Đội, bởi trong các nghi lễ thủ tục hàng ngày và trong các ngày hoạt động quy mô, kỷ niệm những ngày lễ lớn trọng đại như: ngày khai trường, ngày 20/11, ngày 22/12, ngày 3/2, ngày 26/3, ngày 30/4, ngày 19/5.
 Nghi thức Đội được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và đã góp phần khẳng định vai trò của nghi thức Đội trong sự nghiệp giáo dục.
 Đội viên muốn thực hiện tốt nghi thức Đội trước hết phải có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, kiên trì.
 Nhưng trên thực tế địa bàn mà tôi áp dụng sáng kiến này là một vùng khó khăn, nhận thức được các Đội viên còn nhiều hạn chế do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn ngoài giờ lên lớp các em chỉ mong về nhà để giúp đỡ gia đình hoặc gia đình chưa tạo điều kiện để các em tích cực tham gia. Nhiệm vụ của người giáo viên- TPT phải là biết lôi kéo, động viên, khuyến khích các em tham gia bằng nhiều hình thức, tập chung tuyên truyền, giáo dục các em nhận thức rõ hơn về tổ chức Đội và hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của nghi thức Đội trong hoạt động Đội. 
Do điều kiện địa phương nhà trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất nên cũng phần nào bị ảnh hưởng.
Cũng do điều kiện người giáo viên TPT ở khu vực trên địa bàn huyện Mường Nhé còn thiếu phần lớn giáo viên TPT chỉ là kiêm nhiệm (Bán chuyên) chứ không phải chuyên trách bởi vậy vấn đề đầu tư thời gian cho công tác nghi thức Đội là chưa tốt chưa sâu, chưa thật sự theo bài bản, Đội ngũ GV TPT Đội ở một số trường thường biến đổi. Chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến phong trào hoạt động của liên Đội và trong công tác giáo dục thanh thiếu niên trong nhà trường dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện không được nâng cao. Khi tổ chức các hoạt động thì GV TPT Đội là người phải lo từ khâu nội dung, công tác chuẩn bị và tổ chức các hoạt động. GV phụ trách chi đội chưa quan tâm nhiều đến công tác Đội và do mới ra trường phải lên công tác tại miền núi nên kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác Đội còn rất khiêm tốn; học sinh là người dân tộc thiểu số chưa ý thức hết ý nghĩa của hoạt động Đội cũng như việc học tập nên ngại tham gia hoặc nếu có tham gia thì chỉ qua loa mang tính đối phó; BCH Chi đội, BCH Liên đội kỹ năng còn yếu do chưa được thường xuyên tập huấn và tham gia các hoạt động, chưa phát huy hết năng lực, chưa sáng tạo trong công việc; vai trò tự quản của Đội cũng chưa được phát huy nên chất lượng hoạt động cũng chưa cao; phụ huynh học sinh thì khoán trắng cho nhà trường việc học tập của con em mình nên hoạt động Đội cũng không quan tâm đến.
Từ Tiểu học chuyển lên cấp THCS đây là một bước ngoạt lớn về tâm sinh lý của các em do vậy người giáo viên – TPT không chỉ đơn thuần là hướng dẫn để các em thực hiện mà phải biết giúp cho các em hiểu tổ chức Đội là tổ chức của các em mà đã là người Đội viên phải nắm vững nghi thức Đội hơn nữa còn nhằm mục đích giáo dục toàn diện cho các em Đội viên, để các em luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần tập thể cao, không bị sa đà, lôi kéo, dụ dỗ bởi những kẻ xấu, sa đà vào những tệ nạn xã hội, như nghiện hút, cờ bạc.đang là mối đe doạ tới toàn thể xã hội.
 Vậy muốn đạt được điều đó người TPT phải biết gây hứng thú cho Đội viên để các em tích cực tham gia hoạt động Đội và có ý thức học tập nghi thức Đội.
 Thực trạng của vấn đề đã được đề cập nhiều năm song vấn đề vẫn chưa được coi trọng, chưa được đánh giá đúng mức.
Như đã nói ở trên do điều kiện cơ sở vật chất của địa phương, nhà trường mới được thành lập cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn khó khăn, do phụ huynh của nhiều em chưa nhận thức rõ về công tác Đội trong nhà trường đặc biệt là nghi thức Đội , cho nên việc đầu tư thời gian cũng như động viên các em tham gia tập luyện nghi thức Đội là chưa có, mà hầu hết các em Đội viên của trường THCS Leng Su Sìn là con em dân tộc thiểu số,thuộc xã vùng biên giới còn nhiều khó khăn, gia đình các em chủ yếu làm nông nghiệp, thời gian để đầu tư vào hoạt động Đội là chưa có, nên nhiều em chưa tích cực tham gia, nếu tham gia vẫn chưa nhiệt tình, còn mang tính chống đối do vậy việc thực hiện nghi thức Đội trong Liên đội còn nhiều hạn chế kết quả chưa cao, giáo viên – TPT mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động Đội.
b) Nội dung giải pháp
1. Đối với nghi thức đội 
Khi muốn nâng cao chất lượng nghi thức Đội ở bậc THCS người giáo viên – TPT phải đưa ra những yêu cầu của người học tập nghi thức Đội và yêu cầu đối với người hướng dẫn nghi thức Đội và phải tuân thủ theo các phương pháp sau.
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan (Làm mẫu, sử dụng mẫu).
- Phương pháp tập luyện tập thể và cách chia nhóm.	
- Phương pháp ôn tập : Nhóm, cá nhân.	
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.	
- Phương pháp tổ chức hội thi nghi thức đội.	
 Để có thể hướng dẫn đội viên về nghi thức Đội người hướng dẫn nhất thiết phải là người thành thục và giỏi nghi thức Đội. Bản thân cần được đào tạo có trình độ sư phạm và khả năng tiếp cận với đối tượng thiếu nhi, yếu quý thiếu nhi và thích làm việc với thiếu nhi.,	
Để nâng cao chất lượng nghi thức Đội trong nhà trường thì người giáo viên Tổng phụ trách khi hướng dẫn nghi thức Đội phải biết chọn các phương pháp giảng giải, diễn giảng kết hợp chặt chẽ với trực quan phải nắm chắc đối tượng thiếu nhi mà mình hướng dẫn để đưa nội dung cần trang bị cho phù hợp. Khi hướng dẫn nghi thức Đội cho các em Đội viên, người hướng dẫn (GV – TPT) không được nóng vội phải có thái độ ôn tồn, hoà nhã, vui vẻ nhưng dứt khoát theo một quy trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Phải trang bị những nhận thức,ý nghĩa tầm quan trọng của môn học. Phải giúp các em hiễu rõ được các biểu trưng của nghi thức Đội như : Huy hiệu Đội, cờ đội, khăn quàng đỏ; Đội ca, cấp hiệu chỉ huy , huy hiệu chuyên môn, đồng phục của đội viên, trống kèn, sổ sách đội, phòng truyền thống, phòng Đội. Yêu cầu đối với đội viên, đội hình đội ngũ đơn vị, nghi lễ thủ tục, nghi thức dành cho TPT. Phải giúp các em biết các kỹ năng cơ bản của người Đội viên như:	
 - Động tác tháo thắt khăn quàng đỏ.	
 - Động tác chào theo kiểu thiếu niên tiền phong.	
 - Hát đúng và thuộc các bài Quốc ca, Đội ca.	
 - Hô đáp tốt khẩu hiệu của Đội.	
 - Thực hiện tốt các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ.	
 - Thực hiện tốt các động tác cá nhân tại chỗ và di động.	
 - Đánh được 3 bài trống quy định của Đội: Chào cờ, hành tiến, chào mừng.
 - Ngoài ra đội viên có thể tập thêm các bài trống : Quốc ca, Đội ca. 
 - Người hướng dẫn nghi thức Đội là người quyết định chất lượng hoạt động này đối với các em đội viên. Bởi vậy để nâng cao chất lượng Nghi thức Đội trong nhà trường người GV – TPT phải luôn trau dồi nghiệp vụ công tác Đội. Tham gia các lớp tập huấn do Hội Đồng Đội Tỉnh, Huyện tổ chức. Không ngừng học hỏi đồng nghiệp và những người có kinh nghiệm trong hoạt động Đội và GV – TPT phải biết kết hợp và sử dụng các phương pháp sau:	
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan (có nghĩa là ngoài việc thuyết minh ra người hướng dẫn thực hiện mẫu các động tác).	
- Phương pháp tập luyện tập thể.	
- Phương pháp ôn tập: Nhóm, cá nhân.	
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.	
- Phương pháp tổ chức hội thi nghi thức Đội.	
Người GV-TPT Đội thực hiện được những yêu cầu trên thì nghi thức Đội mới có thể nâng cao về chất lượng và có bước đổi mới hơn. 
2. Đối với các hoạt động đội
2.1 Công tác tham mưu
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “Cán bộ là cái gốc của công việc”, “Cán bộ tốt là có tất cả”. Điều này hoàn toàn đúng với người GV Tổng phụ trách Đội đặc biệt là vai trò tham mưu của GV TPT Đội. Muốn giải quyết được vấn đề này trước hết GV TPT Đội phải xây dựng mối quan hệ tốt với chi ủy chi bộ Đảng, BGH nhà trường. Trước hết Giáo viên TPT Đội có trách nhiệm tham mưu cho BGH bố trí, sắp xếp những giáo viên đủ năng lực, nhiệt tình vừa có thể làm chủ nhiệm lớp vừa có thể đảm nhận vai trò người phụ trách chi đội. Đồng thời GV TPT Đội phải dự kiến các kế hoạch hoạt động thật tỉ mĩ, có tính khả thi cao sau đó tham mưu về chủ trương đối với chi ủy chi bộ và tham mưu kế hoạch hoạt động, kinh phí hoạt động đối với BGH nhà trường và hội cha mẹ học sinh. Khi đã được thống nhất về chủ trương, được hỗ trợ kinh phí tôi đã ban hành các kế hoạch hoạt động đến các chi đội. Như vậy việc tổ chức các hoạt động đã thành công được một nửa và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao. Trước đây, khi chưa thực hiện tốt việc này thì sẽ chưa được ủng hộ về chủ trương, kinh phí mà kinh phí đóng một vai trò không nhỏ trong việc tổ chức các hoạt động nên các hoạt động gần như là cầm chừng, chưa thu hút đông đảo đội viên tham gia. Khi tổ chức sẽ gặp rất nhiều lúng túng trong khâu chỉ đạo và quá trình thực hiện các kế hoạch. 
Ví dụ, trong kế hoạch hoạt động tháng 3, có ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Khi TPT Đội đã dự kiến tổ chức các hoạt động như thi bắn nỏ, chạy điền kinh với nhiều nội dung, thi đẩy gậy cho học sinh (đây là một hoạt động lớn, rất khó thực hiện ở một trường THCS vùng cao như Mường Nhé) thì trước hết TPT Đội phải xin chủ trương của chi ủy chi bộ đảng. Sau khi đã được thống nhất về chủ trương thì TPT Đội tham mưu cho BGH trường xây dựng kế hoạch tổ chức, trong kế hoạch phải thể hiện rõ các nội dung, các hoạt động sẽ được tổ chức trong các nội dung thi, phân công Ban tổ chức, các tiểu ban các hội thi Đồng thời dự trù kinh phí tổ chức (khoảng 4-5 triệu đồng). Thực tế trong 2018-2019 nhà trường đã tổ chức thành công cuộc thi thu hút đông đảo học sinh tham gia, góp phần hạn chế học sinh vắng học, bỏ học. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường 
2.2 Công tác phối hợp
Nhân tố quyết định xây dựng Liên đội mạnh, thực hiện tốt các hoạt động của Liên đội đó chính là tranh thủ sự phối hợp của của các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường; phát huy vai trò của những đội viên ưu tú, phát huy hết khả năng của Ban chỉ huy Liên đội.
Sau khi đã xây dựng được kế hoạch năm học, kế hoạch các hoạt động, nhất là các hoạt động lớn như tổ chức hội trại, hội diễn văn nghệ, các hội thi, các hoạt động tuyên truyền GV TPT Đội chủ động làm việc với các ban tổ nhằm bàn bạc việc triển khai thực hiện kế hoạch. Cụ thể là phối hợp việc kêu gọi vận động đoàn viên trong công đoàn nhà trường, các tổ chuyên môn giúp đỡ về con người, giúp đỡ việc thực thi kế hoạch các hoạt động như tham gia vào thành phần ban tổ chức, ban giám khảo, các tiểu ban của các hoạt động; các chi đội thì tích cực chuẩn bị về nội dung, cơ sở vật chất để thực hiện kế hoạch. Khi đã được sự đồng thuận thống nhất của các ban, tổ; sự nhất trí của các chi đội thì “khó trăm lần dân liệu cũng xong”, dân ở đây chính là toàn thể học sinh nhà trường dưới sự hướng dẫn, dìu dắt của các thầy cô giáo. Nếu không làm được việc này thì TPT Đội không thể nào quán xuyến hết công việc, GV TPT Đội dù giỏi đến mấy mà không được sự đồng tình ủng hộ và không có sự phối hợp tốt của các lực lượng giáo dục trong nhà trường thì sẽ không thể nào triển khai thực hiện tốt các kế hoạch đã đặt ra. 
Khi thực hiện được như vậy thì khi triển khai chương trình hoạt động trong năm học và khi triển khai các kế hoạch hoạt động thì sẽ được sự đồng thuận phối hợp tốt của các ban, tổ trong nhà trường; sự tích cực tham gia của đội viên bởi chính họ là người đã tham gia bàn bạc, xây dựng các kế hoạch này. Cụ thể, năm học 2018-2019 liên đội đã tham mưu cho nhà trường tổ chức một số hoạt động đó là tổ chức thi báo tường, thi văn nghệ, đường lên đỉnh Olympia cho các khối lớp, thi tìm hiểu bảo vệ môi trường, tìm hiểu luật biên giới,...thi đua điểm tốt và tổ chức đêm giao lưu văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam đây là một hoạt động có thể nói không phải là mới, nhưng cách thức tổ chức và nội dung các hoạt động để các em có hứng thú tham gia, để hiểu ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam và các em phải có suy nghĩ gì, phải làm gì thì đây là điều không dễ. Chính vì vậy, từ khâu xây dựng kế hoạch đến khâu tổ chức thì GV TPT Đội chủ động tham mưu, tham khảo ý kiến từ các ban tổ trong nhà trường, kêu gọi sự phối hợp của các ban tổ trong quá trình chuẩn bị và tổ chức. (Cách thức tổ chức, Ban giám khảo, tổ chuẩn bị sân khấu, phông bạt, ánh sáng, cũng như các nhiệm vụ quan trọng khác.) Thực tế, qua tìm hiểu tôi được biết nhiều liên đội khi tổ chức các hoạt động thì hầu như là TPT Đội là người quán xuyến tất cả, các lực lượng giáo dục trong nhà trường tham gia không tích cực bởi TPT Đội chưa xây dựng được mối quan hệ và chưa tham mưu tốt với các lực lượng này. Nhiều trường hợp giáo viên trong nhà trường không biết nội dung cụ thể của các kế hoạch, lí do là các kế hoạch chưa được triển khai rộng rãi. Chính những điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của một liên đội.
2.3 Công tác tập huấn kĩ năng
Thường xuyên tập huấn kỹ năng công tác Đội cho đội ngũ giáo viên nhà trường đồng thời với việc tổ chức tập huấn kỹ năng sinh hoạt Đội cho BCH liên đội, BCH chi đội. Đối với đội ngũ giáo viên nhà trường thì hầu hết là mới ra trường nên việc thường xuyên được tập huấn về kĩ năng nghiệp vụ thì rất là quan trọng. Việc tổ chức tập huấn phải được thường xuyên, nghiên cứu chuẩn bị kĩ về nội dung tập huấn nhất là các kĩ năng cần thiết, sát với việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội. Vì sao phải tổ chức tập huấn trang bị kĩ năng cho các lực lượng này? Bởi vì đây là người sẽ hướng dẫn, dìu dắt các chi đội thực hiện các kế hoạch hoạt động. Nếu thiếu kĩ năng cần thiết thì sẽ bị lúng túng trong quá trình tham gia phụ trách các chi đội. Các nội dung đó là: Kĩ năng tổ chức sinh hoạt Đội, kĩ năng hướng dẫn các em học sinh thực hiện các kế hoạch, kĩ năng múa hát tập thể, kĩ năng nghi thức Đội, kĩ năng trại, kĩ năng tổ chức các trò chơi dân gian, kĩ năng viết bài tuyên truyền măng non Đây là những kĩ năng hết sức cần thiết với đội ngũ giáo viên phụ trách chi đội, nếu thực hiện được điều này thì việc tổ chức hoạt động Đội sẽ được thuận tiện và có hiệu quả hơn, giảm bớt gánh nặng cho TPT Đội.
2.4 Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, mang nhiều ý nghĩa và tạo không khí gần gũi, thân thiện với học sinh:
 	Với đối tượng là học sinh miền núi, dân tộc thiểu số thì việc tham gia các hoạt động sinh hoạt vui chơi ở địa bàn dân cư hầu như là không có, được đến trường tham gia các hoạt động Đội các em cảm thấy được vui chơi, được hưởng một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, thật sự thấy rằng “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì các em sẽ ham thích đến trường hơn góp phần hạn chế việc học sinh bỏ học giữa chừng và học sinh thường xuyên vắng học, đây là một vấn đề nan giải với giáo dục miền núi nói chung và giáo dục Mường Nhé nói riêng. Các hoạt động cần được tổ chức đó là: Hội trại thiếu nhi hội diễn văn nghệ, các hội thi múa hát tập thể, hội thi nghi thức Đội, hội thi nét đẹp đội viên, các trò chơi dân gian, phát thanh măng non, thực hiện công trình măng non, sinh hoạt các câu lạc bộ toán học, lịch sử, vật lý,.... Đây là những hoạt động qua thực tiễn thấy rằng đã thu hút đông đảo học sinh tham gia. Khi tham gia các hoạt động này thì các em sẽ thấy được vui chơi, được phát huy vai trò tự quản và quyền tham gia của các em, thầy cô lúc này như là một người bạn, người anh, người chị đang dìu dắt, giúp đỡ và tham gia vui chơi, sinh hoạt cùng các em, các em cảm thấy được gần gũi, được yêu thương, được quan tâm, chăm sóc. Qua các hoạt động thì các em sẽ tích lũy được nhiều kĩ năng hoạt động, kĩ năng sống, việc tham gia hội trại thiếu nhi hay các buổi ngoại khóa thì các em sẽ được giáo dục kĩ năng sinh hoạt có tính kỉ luật cao, là sân chơi sáng tạo, ở đó mỗi cá nhân được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm; gắn kết mỗi cá nhân, tập thể xích lại gần nhau hơn. Hội diễn văn nghệ và các hội thi sẽ là một sân chơi bổ ích, phát huy năng khiếu của các em học sinh. Đây cũng là một lớp học, một môi trường giáo dục mang lại hiệu quả cao và thu hút đông đảo học sinh tham gia. Đồng thời các Hội thi sẽ hát huy kĩ năng làm việc, học tập có tính kỉ luật cao, rèn luyện những kĩ năng sống cần thiết mà hiện nay học sinh nói chung và học sinh miền núi nói riêng còn thiếu nhiều (như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, kĩ năng hoạt động trước đám đông, kĩ năng hợp tác).
 Cụ thể, hằng năm liên đội luôn tham mưu cho nhà trường tổ chức các Hội thi “Nghi thức Đội”, “Các buổi ngoại khóa”, trong đó đưa vào nội dung kĩ thi các trò chơi dân gian, múa hát tập thể, thuyết trình trước đám đôngPhong trào thi đua kế hoạch nhỏ giữa các chi đội không chỉ 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_truong_hoc_than_thien_hoc_sin.doc
Giáo án liên quan