Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu một số nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS qua phân môn vẽ tranh

3. Thực trạng học tập

1/ Phần lớn học sinh chưa năm bắt được việc xây dựng hình tượng điển hình. Bài vẽ còn chung chung, mang nặng tính chất hình thức.

2/ Học sinh THCS có cách nhìn cách cảm nhận về màu hết sức trong sáng, lung linh đầy màu sắc, là một sự kết hợp những màu sắc tươi sáng tạo sự trẻ trung cho bài vẽ.

3/ Trong khi tiến hành bài vẽ các em không theo trình tự tiến hành các bước làm bài, mà làm theo ngẫu hứng, thích vẽ cái gì thì vẽ cái nấy, không chú trọng trước sau hay chính phụ trong bài vẽ.

4/ Học sinh THCS đôi khi còn lười suy nghĩ, chưa có thói quen sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài vẽ hiệu quả hơn, và chưa có thói quen quan sát nhận xét sự vật hiện tượng cho bài vẽ có chiều sâu và hiệu quả hơn.

5/ Kỹ năng sử dụng của học sinh THCS còn kém vì các em chỉ được tiếp xúc với 2 loại màu: Màu sáp và màu dạ.

 

doc22 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu một số nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS qua phân môn vẽ tranh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1.2. Ngôn ngữ tạo hình
Nghệ thuật tạo hình biểu thị và truyền đạt những cảm xúc thẩm mĩ trước hiện thực thông qua ngôn ngữ riêng đó là ngôn ngữ tạo hình. Các yếu tố của NNTH là đường, hướng, hình hoạ, màu sắc, ánh sáng - bóng tối, chất cảm, hình thể, khối, trang sức, mảng đặc, mảng trống, mức độ, bố cục, vv. Cuộc cách mạng tạo hình diễn ra từ cuối thế kỉ 12 đến nay, ngoài việc mở rộng không gian nghệ thuật còn mở rộng sự hiểu biết về NNTH cùng cú pháp của nó. Có nhiều điều trước kia bị coi là cấm kị thì nay được phép, màu sắc được giải phóng khỏi vai trò phù trợ cho hình hoạ, phát huy sức mạnh tạo hình và sức mạnh biểu cảm, góp phần làm thay đổi diện mạo của hội hoạ thời nay. Có 2 khuynh hướng trong nghiên cứu và sáng tác đối với NNTH: 1) Coi NNTH là trên hết; 2) NNTH chú trọng nội dung, ý nghĩa của bức tranh. Ở những tài năng chân chính, nghệ sĩ cảm nhận nhạy bén trước những biến đổi trong tự nhiên, trong xã hội con người, luôn luôn tìm tòi NNTH thích hợp để diễn đạt cảm xúc mới mẻ của mình trước công chúng.
Các loại ngôn ngữ tạo hình
Ngôn ngữ tạo hình điêu khắc 
Ngôn ngữ tạo hình mĩ thuật
Ngôn ngữ tạo hình đồ họa
1.2. Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình
Cho dù chúng ta đi đến đâu trên Trái đất – những nơi đã và đang có loài người sinh sống. Có thể là tình cờ hay hữu ‎ý, khi chúng ta tìm hiểu về quá trình phát triển của nền văn hóa từ khi tổ tiên của loài người xuất hiện cho đến ngày nay. Qua lịch sử chúng ta thấy rằng con người bắt đầu vẽ từ rất sớm, trước khi có cả chữ viết và tiếng nói. Trong các hang động ta bắt gặp những hình vẽ hết sức sống động, nhưng những tác phẩm lúc bấy giờ chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống , là trao đổi thông tin với nhau thay thế cho tiếng nói. Ví dụ: “ hình vẽ một quả và mũi tên chỉ vào miệng là quả ăn được” và những hình ảnh chỉ cái không ăn được cái đễ làm công cụ vv...Nói như vậy tức là vẽ xuất hiện từ rất sớm nhưng con người chưa ý thức được vẽ đẹp ý nghĩa hình khối màu sắc và tác dụng của nó đối với đời sống tinh thần, chỉ đơn thuần vẽ đễ đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin.
	Cũng tương tự như thế, với trẻ em những nét vẽ ngoằn ngèo và những màu sắc trắng đỏ xanh được trẻ đặt cạnh nhau làm cho trẻ có vẽ thích thú, nhưng chúng ta cũng không thể coi đó là vẽ mà đúng hơn là trẻ đang hoạt động đễ tự hoàn thiện và phát triển cơ bắp, hoạt động này chỉ dược xem là hoạt động bản năng. Nó chỉ có thể coi là hoạt động vẽ khi bắt đầu ý thức được vẽ đẹp màu sắc hình khối đường nét... và hình vẽ của trẻ ngày càng được hoàn thiện hơn, nhiều chi tiết hơn, là phương tiện đễ diễn tả thế giới xung quanh đầy màu sắc theo suy nghĩ sự cảm nhận và lý giải của bản thân. 	
2. Thực trạng về ngôn ngữ tạo hình trong phân môn vẽ tranh của học sinh trường THCS 
2.1. Cách nhìn và cách cảm nhận
	Ngôn ngữ tạo hình dưới cách nhìn và cách cảm ở từng lứa tuổi được thể hiện như thế nào?
Ở từng lứa tuổi thì sẻ có những cách nhìn và cách cảm nhận khác nhau, tạo nên những nét đặc trưng ngôn ngữ tạo hình riêng của từng lứa tuổi, nó khác với những nhà hoạ sĩ người nghiên cứu, khác với người lớn, thầy cô giáo. Cùng với thời gian và sự phát triển trí tuệ, nét vẽ bài vẽ của trẻ ngày một khác hơn gần giống với thật hơn, vẽ như thế nào cho đẹp cho đúng đã được trẻ quan tâm và tìm hiểu. Và ở mỗi người thì sự cảm nhận cách lý giải sự vật hiện tượng cũng khác nhau. Ở mỗi thời điểm khác nhau trẻ 1-2 tuổi sẻ nhìn sự vật khác với trẻ 5-6 tuổi cũng như 10-11 tuổi . Sự thay đổi đi cùng với sự phát triển trí tuệ và đối tượng. Có trẻ thích vẽ và tiếp tục phát triển với khả năng của mình nhưng có trẻ lại không, đến một giai đoạn nào đó lại chuyển hoạt dộng, không còn thích thú với hoạt động vẽ nữa. Điều đó cho thấy rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn cách cảm nhận của trẻ trong đó sự phát triển, là yếu tố để hình thành ngôn ngữ tạo hình của trẻ trong tường giai đoạn nói chung. Trên cơ sở nắm bắt được sự thay đổi không ngừng về mặt tâm lí ở từng độ tuổi khác nhau mà các nhà nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu về đối tượng giáo dục nói riêng đã phân chia các cấp độ giáo dục theo từng lứa tuổi (ví dụ: 6-10 tuổi cấp Tiểu học, 11-15 tuổi cấp THCS,...) và cách cảm nhận về ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS đã được hình thành gần như hoàn toàn so với cấp học dưới.
Sự thay đổi về tâm lí kéo theo sự biến đổi trong cách nhìn nhận về ngôn ngữ tạo hình đối với các em học sinh là lí do khiến nhiều người hoạt động trong lĩnh vực “nghệ thuật” ( bao gồm cả giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật) luôn quan tâm.
2.2. Khả năng cảm nhận của học sinh THCS
2.2.1.Đặc điểm tâm lý
Trong quá trình giảng dạy, việc nắm bắt được tâm lý học sinh là hết sức quan trọng. Lứa tuổi học sinh THCS tuổi từ 11-15 đang theo học từ lớp 6-9, là lứa tuổi bướng bỉnh khó bảo với sự mạnh mẽ về tâm sinh lý, biểu hiện tình cảm rõ ràng, sự yêu, sự ghét đồng thời có biểu hiện của sự e thẹn ngại ngùng, ảnh hưởng đến kết quả bài vẽ của các em. Vì thế, trong quá trình làm bài các em thường che bài vẽ của mình không để thây cô giáo thấy, đồng thời cảm giác mình đã lớn nên các em muốn độc lập trong bài vẽ cua mình muốn thể hiện bản lĩnh của bản thân rằng mình sẽ làm được, sẽ vẽ được nhưng khi bắt tay vào bài vẽ thì đa số các em không thể hiện được ý tưởng của mình, vì sao? Sự phát triển thể chất tâm lý, trí tuệ mạnh mẽ nhưng không đồng đều. Đa phần các em còn bỡ ngỡ vụng về trong khi vẽ, điều chỉnh hình vẽ nét bút không theo suy nghĩ cua bản thân. 
Ở học sinh THCS đa số các em thích vẽ theo suy nghĩ, ý thích của mình hơn là vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nghĩ gì và vẽ nấy, đặt bút vào là vẽ không theo trình tự khuôn khổ các bước vẽ. Một số ví dụ sau:
Chính vì vậy người giáo viên cần hiểu và hướng dẫn các em dần dần, để các em nắm bắt và thấy được tác dụng của việc vẽ tranh đúng đem lại cho bài vẽ của mình có một kết quả tốt.
2.2.2. Khả năng cảm nhận trong phân môn vẽ tranh của học sinh THCS
Ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS nhìn chung rất đơn giản nhưng cũng rất sáng tạo, phong phú. Các em thường vẽ tranh theo nhiều nội dung đề tài khác nhau, một số em cũng tìm cho mình được nội dung và cách thể hiện rất dí dỏm, có nhiều bố cục lạ, đẹp mắt nhưng cũng không ít bố cục thể hiện sự lỏng lẻo vụng về, lúng túng của các em trong khi xây dựng bố cục. Về hình tượng thì đa phần các em chưa có suy nghĩ tìm tòi về dáng, hình, động tác và nhất là những đặc điểm điển hình tong từng loại đề tài hay nội dung mà các em chọn. Bởi hình tượng các em chọn để vẽ còn chung chung, thiếu cái động, tĩnh, thiếu chiều sâu bức tranh. Các em vẽ tranh đơn giản chỉ là kể, tả lại những hoạt động, động tác của nhân vật, nguời hay vật hay một quang cảnh nào đó. Đa số học sinh thể hiện màu sắc trong tranh thường rực rỡ đôi khi trở nên đối lập về màu sắc khiến cho tranh trở nên khô cứng ngay cả tranh về đề tài thơ mộng. Những đề tài được các em ưa thích nhất là thường là tranh phong cảnh, bởi vì đó là những thứ gần gũi được các em quan sát thu nhận một cách thường xuyên thể hiện trí tưởng tượng ghi nhớ của các em hết sức phong phú đa dạng. nghệ thuật ngôn ngữ tạo hình cũng từ đó mà được hình thành. Bộc lộ với những đặc trưng riêng của từng lứa tuổi.
Chất liệu mà các em thể hiện chủ yếu là bút dạ, màu sáp, vì thế mà tranh các em thường là nhưng gam màu rất sống động, tươi vui. Vì vậy đa phần những bài vẽ của các em có sự chênh lệch về gam màu đậm nhạt rất lớn. Nhưng nhìn chung các em đã thể hiện được đâu là hình ảnh chính, là phụ để tô màu.
2.3. Hứng thú học tập trong phân môn vẽ tranh ở học sinh THCS
Lợi thế của môn học Mĩ thuật là tạo cho các em tâm lí thoải mái, tự do trong cách tìm tòi, sáng tạo và nhất là đối với phân môn vẽ tranh được đông đảo học sinh ưa thích bởi tính tự do ít gò bó, nói như vậy nhưng dù ít dù nhiều thì vẽ tranh cũng phải tiến hành theo các bước, và cũng có những cách thức riêng mà tuỳ vào đặc điểm ngôn ngữ tạo hình của từng lứa tuổi giai đoạn mà có cách thể hiện và sử dụng khác nhau, tuy nhiên ở đây chúng ta tìm hiểu lứa tuổi học sinh THCS trong phạm vi phân môn vẽ tranh và với những nội dung cụ thể sau :
23.1.Về bố cục
Bài vẽ tranh đề tài của các em học sinh trường THCS chủ yếu tập trung ở khối 6,7,8 . Điểm chung nổi bật của các em khi tiến hành bài vẽ là không tuân theo trình tự các bước vẽ, nhiều em vẽ thẳng hình vào giấy nghỉ gì là thể hiện ra mà không chú ý đến bố cục sắp xếp chính phụ, dẫn đến bố cục bị to bị lệch, có em thì bố cục lỏng lẻo, có em lại chật chội vv... dẫn đến kết quả bài vẽ không cao. Như một số bài sau:
Vậy để có một bố cục tốt các em phải lam theo các bước như sau:
 	Ý thức về bố cục của các em chưa được rõ ràng. Bố cục như thế nào là đẹp ? mảng chính là gì? mảng phụ là gì? Và khi đi vào thực hành thì không tuân thủ theo các bước, thích gì vẽ nấy nên không có sự đồng nhất giữa lí thuyết và thực hành.
2.3.2.Về đường nét
Đa số em đã biết sử dụng kết hợp các nét trong bài vẽ (nét cong mềm mại để vẽ người, nét thảng để vẽ cây cối nhà cửa). Tuy nhiên để bắt đầu bài vẽ các em thường đi ngay vào những nét vẽ chính không có sự phác nét trước, nét vẽ thiếu sự dứt khoát linh hoạt và còn lưỡng lự, khô khan nét vẽ cứng. Đặc biệt khi vẽ khuôn mặt hay chân tay của người thì đa phần các em chỉ vẽ mô phỏng tượng trưng là chủ yếu. nhưng đó cũng là cái riêng ở lứa tuổi các em, làm cho bức tranh của các em có vẽ gì đó ngộ nghĩnh, dí dỏm hồn nhiên.
Vì vậy mà người giáo viên phải biết được đặc trưng đường nét ở lứa tuổi của các em đễ có cách nhận xét đánh giá cho phù hợp, tuy nhiên cũng cần có phương pháp nắm bắt và uốn nắn dần tỉ mĩ cho các em, đễ các em vẽ bài linh hoạt hơn nưng cao kỹ năng vẽ hình cho các em.
2.3.3.Về hình khối
Do cách cảm nhận về hình khối không rõ ràng nên đa phần các em học sinh THCS khi vẽ tranh đề tài đều không chú ý đến hình khối, vẽ chỉ là một mảng bẹt, thiếu chiều sâu cho không gian. Thực tế các em khi vẽ người hay cảch vật chỉ chú ý diễn tả chiều rộng và cao của nhân vật, chiều sâu do định luật xa gần tạo nên các em không nắm bắt được.. hoặc người ở gần thì to người ở xa thì nhỏ,còn lại đều ngang nhau cùng nằm trên một mặt phẳng, nó mang tình chất trang trí là chủ yếu kết hợp với những đường viền đậm. Như một số bài dưới đây:
Một điều đáng lưu ý nữa là khi các em vẽ tranh đề tài thì từ bước 1 phác bố cục nhưng khi sang bước 2 vẽ hình thì đa số các em nếu thực hiện theo trình tự các bước thì hình vẽ thường vượt ra khỏi bố cục đã phác, hoặc nhỏ hơn dẫn đến hình vẽ không cân đối.
2.3.4.Về màu sắc
Khi thử tiến hành cho các em so sánh giữa 2 bài vẽ : một bài vẽ hình và một bài vẽ màu, 100 % các em học sinh đều thích bài vẽ màu hơn. Vì vậy, màu sắc là yếu tố đặc biệt tạo được hứng thú nhất cho học sinh. Phần lớn do màu sắc là yếu tố tác động mạnh đến canh thị giác của con người, nhất là lứa tuổi học sinh THCS đại đa số các em thích vẽ màu, đặc biệt là ở phân môn vẽ tranh, phần vẽ hình vẽ đường nét được các em vẽ nhanh, và các em dành phần lớn thời gian để vẽ màu. Vẽ màu kĩ , những màu sắc sặc sỡ, bắt mắt thường là những màu được các em sử dụng nhiều nhất, một số học sinh có cách nhình màu rất tốt, sự cảm thụ màu hết sức nhạy cảm. Các em đã bắt đầu có sự suy nghĩ tìm tòi, đầu tư về màu sắc trong bài vẽ của mình. Một số em đã biết cách pha màu, chồng màu kéo màu từ mảng chính ra xung quanh một cách hợp lý, làm nổi bật trọng tâm bài vẽ nhưng vẫn tạo được sự hài hoà về màu sắc.
Tuy nhiên nhiều em còn chưa thể hiện được độ đậm nhạt ở trong bức tranh làm cho bức tranh đều đều màu sắc dàn trải, không tạo được chiều sâu của bức tranh là” gần thì tỏ , xa thì mờ”. Nên đa phần tranh của các em mang đậm tính chất trang trí. Xem hình sau:
Thông qua việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trên ta thấy rằng, người giáo viên cần chủ động trong việc nắm bắt vấn đề và tìm phương hướng giải quyết vấn đề đó là một điều hết sức quan trọng, đảm bảo cho tiết dạy bài dạy hiệu quả hơn, đem lại sự thành công trong công tác giảng dạy.
3. Thực trạng học tập
1/ Phần lớn học sinh chưa năm bắt được việc xây dựng hình tượng điển hình. Bài vẽ còn chung chung, mang nặng tính chất hình thức.
2/ Học sinh THCS có cách nhìn cách cảm nhận về màu hết sức trong sáng, lung linh đầy màu sắc, là một sự kết hợp những màu sắc tươi sáng tạo sự trẻ trung cho bài vẽ.
3/ Trong khi tiến hành bài vẽ các em không theo trình tự tiến hành các bước làm bài, mà làm theo ngẫu hứng, thích vẽ cái gì thì vẽ cái nấy, không chú trọng trước sau hay chính phụ trong bài vẽ.
4/ Học sinh THCS đôi khi còn lười suy nghĩ, chưa có thói quen sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài vẽ hiệu quả hơn, và chưa có thói quen quan sát nhận xét sự vật hiện tượng cho bài vẽ có chiều sâu và hiệu quả hơn.
5/ Kỹ năng sử dụng của học sinh THCS còn kém vì các em chỉ được tiếp xúc với 2 loại màu: Màu sáp và màu dạ.
Từ những vấn đề cơ bản đó thì đối với phân môn vẽ tranh, phương pháp giảng dạy phù hợp là phương pháp quan sát và phương pháp liên hệ với thực tiển cuộc sống. Ngoài ra là sự kết hợp các phương pháp dạy học như gợi mỡ, thảo luận nhóm, vấn đáp, luyện tập,...
Vẽ tranh đề tài thì việc liên hệ vơí thực tiễn cuộc sống là một điều hết sức quan trọng, đảm bảo cho việc tìm và lựa chọn hình tượng được sâu sắc hơn, nêu rõ trọng tâm đề tài hơn.
4. Biện pháp phát triển ngôn ngữ tạo hình trong phân môn vẽ tranh
4.1. Chuẩn bị
 	Đối với môn Mĩ thuật thì đồ dùng dạy học luôn đặt lên vị trí hàng đầu, đồ dùng càng phong phú thì hiệu quả học tập càng cao vì đó là cở sở quan trọng trong việc hình thành kiến thức của các em. 
Về phía giáo viên ngoài việc chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học thì một điều không thể thiếu đó là đồ dùng trực quan(tranh , ảnh minh hoạ) vì ở lứa tuổi trẻ em thì tranh ảnh nó có tác dụng rất mạnh đến canh thị giác và trí nhớ của các em, do vậy cần phải có đồ dùng trực quan phong phú và phải biết sử dụng đúng lúc.
Về phía học sinh củng phải có sự chuẩn bị đầy đủ sách vở, giấy vẽ, màu, chì tẩy, những đồ dùng học tập cần thiết, ngoài ra phải tìm hiểu và quan sát tham khảo những đề tài mà mình sẽ thể hiện trước khi làm bài.
Khi soạn giáo án cần soạn kỹ biết chắt lọc những lời thoại, câu hỏi chính và câu hỏi gợi mở phải rõ ràng dễ hiểu nhằm tạo hứng thú và sôi nổi trong từng đối tượng học sinh. Nên tránh những câu hỏi dài khó hiểu và những câu hỏi lửng . 	+ Đối với học sinh kém cần gợi mở cụ thể hơn giúp các em nhận ra chổ chưa đúng chưa đẹp để bài vẽ đẹp hơn .Ví dụ: Bố cục có lỏng lẻo quá không, hay màu sắc có lộn xộn quá không? vv...
+ Đối với học sinh khá, trung bình thì có thể gợi mở để các em tìm tự tìm ra, tự điều chỉnh hay sửa chữa. Ví dụ: Chỗ này, màu này như thế nào ? Làm sao cho bài vẽ đẹp hơn ?
+Với học sinh giỏi thì yêu cầu cao hơn. Ví dụ: Thử tìm xem bài vẽ có chổ nào chưa hợp lý? Có thể vẽ khác được không?
Để phục vụ cho quá trình lên lớp tốt, thì giáo viên cần phải có thời gian và quá trình thâm nhập giáo án kĩ càng, phải nắm vững tiến trình bài dạy, để vừa đảm bảo tiến trình bài dạy vừa giúp học sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả nhất, và điều cốt yếu nhất là phát huy tính tích cực sáng tạo của từng em, đồng thời phải tạo được bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong khi các em làm bài .
Giáo viên phải phân tích kĩ các bước tiến hành một bài vẽ tranh đề tài, phải thực hiện theo những bước nào? Những bước đó là gì? và kết hợp đồ dùng minh hoạ đễ học sinh dễ nhớ dễ nắm bắt, và bài vẽ của học sinh lớp trước đễ các em có thể thấy được mức độ thể hiện bài, tham khảo tranh của các hoạ sĩ về nội dung. Tuỳ vào số lượng bài mà những bài sau có thể giảm thời lượng lý thuyết và tăng dần thời gian thực hành, hướng các em đi vào trình tự các bước vẽ tranh
Vận dụng triệt đễ lợi thế khoa học công nghệ thông tin sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Cho nên là người giáo viên nói chung giáo viên Mỹ thuật nói riêng cần phải nhanh chóng tiếp cận nắm bắt những lợi thế mà khoa học đem lại. Đồng thời kết hợp tổ chức các trò chơi có liên quan, tạo hứng thú và sự đổi mới trong cách giảng dạy.
4.3.2. Phần lên lớp 
Để khẳng định năng lực sư phạm cũng như vai trò chủ động điều hành, giáo viên phải linh hoạt trong thời gian lên lớp, phải đảm bảo quy trình thời gian, phân chia lớp hợp lý, giúp các em nhận thức và hiểu được bài học ngay tại lớp, giúp các em vẽ được một bài vẽ tranh theo ý thích đúng qui trình thực hiện các bước vẽ.
+ Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung ( Tìm và chọn nội dung đề tài)
Qua hình minh hoạ, giáo viên gợi ý giúp các em hiểu sâu hơn về đề tài, tìm ra được cách thể hiện (cách vẽ ) khác nhau , tìm ra những ý tưởng hay dí dỏm cho tranh của mình 
+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
Nên giới thiệu qua đồ dùng minh hoạ và kết hợp trực tiếp minh hoạ bảng để học sinh nhận thức rõ ràng hơn trình tự các bước cũng như ưu điểm khi tiến hành theo trình tự các bước đem lại, và nó cụ thể hơn khi chỉ là những lý thuyết sáo rỗng. Nếu như giới thiệu nội dung rồi mới chỉ vào tranh, e rằng học sinh không chú ý không nhận ra được cách tiến hành(đâu là mảng, đâu là hình trong mảng )
-Tìm bố cục, phác mảng chính phụ sao cho hợp lý, cân đối với tờ giấy rõ trọng tâm, rõ nội dung thể hiện được chủ đề.
-Vẽ hình, vẽ màu phải rõ đặc điểm của đối tượng không vẽ chung chung. Vẽ màu thì không vẽ hình quá chi tiết cụ thể sẻ rát khó đễ thể hiện, màu có thể vẽ như thực hoặc theo cảm hứng, song cần chú ý tương quan giữa các màu, không vẽ độc lập từng màu, chú ý đến độ đậm nhạt của các màu gam màu để thể hiện được tính chất bài vẽ. 
+ Hướng dẫn học sinh làm bài
Giáo viên cố gắng làm việc với nhiều học sinh và bao quát tổng thể lớp giúp các em tìm cách thể hiện ý tưởng của bản thân, bố cục mảng vẽ hình tìm màu. Dùng phương pháp gợi mở trong khi hướng dẫn học sinh vẽ tranh sẽ đạt hiệu quả hơn cả.
Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy phù hợp ở phần thực hành cũng rất quan trọng. Cần xác định được nội dung kiến thức trọng tâm và yêu cầu hợp lý với đối tượng học sinh.
Luôn tạo được bầu không khí thoải mái nhẹ nhàng vui vẻ trong từng tiết dạy theo đặc điểm riêng của từng phân môn.
Cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức lý thuyết, vận dụng kiến thức vào bài vẽ một cách linh hoạt không máy móc đễ làm cho bài vẽ sống động hơn, có hồn hơn.
5. Kết quả nghiên cứu
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình, tôi nhận thấy phần lớn các em học sinh đã ‎‎ý thức được hơn về bố cục, hình mảng, đường nét, màu sắc...Và từng bước biết cách tiến hành bài vẽ tranh theo các bước, sử dụng đường nét phù hợp, kết hợp màu sắc một cách hài hòa. Do vậy, các em có hứng thú hơn trong các tiết học. Và không khí phấn khởi học tập của học sinh chính là nguồn cổ vũ động viên lớn, giúp tôi có thêm sự phấn khởi, hăng hái trong công việc dạy học và các công việc khác mà nhà trường giao cho. Tôi nhận thấy, qua đánh giá bài vẽ của học sinh,các em đã tiếp cận được với ngôn ngữ tạo hình một cách dễ dàng hơn, vì khi thầy giáo là người giúp các em tự đánh giá các tác phẩm của mình. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng sáng kiến của mình vào giảng dạy, tôi đã lấy bảng điểm học sinh lớp 9A - Môn Mỹ thuật trong hai năm học (2013- 2014 ; 2014 – 2015) để so sánh, kết quả thu được như sau:
Môn
Lớp
SốHS
Điểm kiểm tra học kỳ II năm học 2013- 2014
Mỹ thuật
8A
36
0 – 4
(CĐ)
5 – 6
(Đ)
7 – 8
(Đ)
9 – 10
(Đ)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0
0
3
10,9%
29
80,5%
4
11,1%
So sánh:
Môn
Lớp
Số HS
Điểm kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015
Mỹ thuật
9A
(8Acũ )
236
0 – 4
(CĐ)
5 – 6
(Đ)
7 – 8
(Đ)
9 – 10
(Đ)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0
0
1
2,8%
25
69,4%
10
27,8%
Một số bài vẽ của Học sinh:
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Kết luận
“Nghề dạy học là nghề cao quý ‎‎nhất trong những nghề cao quý ‎” ( Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng) .Vậy, để trở thành người giáo viên tốt dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, trước hết mỗi chúng ta – các “ kĩ sư tâm hồn ” phải không ngừng trau dồi kiến thức, tìm tòi học hỏi, đồng thời bổ sung tinh thần yêu nghề mến trẻ thể hiện sự nhiệt huyết của bản thân với ngành nghề mình đã chọn. Mỹ thuật loại hình nghệ thuật tạo ra cái đẹp, hướng con người tới cái đẹp và thưởng thức cái đẹp. Vì vậy dạy mỹ thuật nói chung và ph

File đính kèm:

  • docskkn2015.doc