Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi toán học để dạy các phép tính ở lớp 1

1.Tên sáng kiến: “Thiết kế trò chơi toán học để dạy các phép tính ở lớp 1”.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Toán

3. Tác giả:

 Họ và tên: Nguyễn Thị Nụ Nữ

 Ngày tháng/năm sinh: 14 / 7 / 1976

 Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học

 Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng Tổ 1-2- 3, Giáo viên Trường Tiểu học Lê Ninh

 Điện thoại: 0912547432

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh- Kinh Môn - Hải Dương

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Lê Ninh - Kinh Môn - Hải Dương

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

 - Giáo viên nắm vững nội dung chương trình môn học, các yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học, nắm vững phương pháp giảng dạy.

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 11 năm 2014

 

doc33 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi toán học để dạy các phép tính ở lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấy trắng và rất ngây thơ đáng yêu. Bởi vậy mỗi bài giảng của thầy cô, mỗi nội dung kiến thức nói chung và Toán học nói riêng, đặc biệt là các phép tính ở Toán 1 sẽ là những hành trang ban đầu quan trọng để các em có thể phát triển thành con người toàn diện.
 Đúng vậy, các em muốn học tốt Toán ở các lớp trên thì ngay từ lớp 1 các em phải nắm chắc kiến thức ban đầu của lớp 1, mặc dù đó chỉ là các phép tính cộng, trừ đơn giản nhưng lại là nền tảng bền vững cho sau này.
 Để các em tiếp nhận kiến thức về các phép tính cộng, trừ được tự nhiên, chủ động thì người giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn các hoạt động dạy sao cho học sinh phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo. Nhờ đó mà học sinh mới hiểu được bản chất của phép tính và nắm chắc bài học, đảm bảo cho các em học tốt môn Toán ở các lớp tiếp theo.
3.2. Nội dung và phương pháp dạy học các phép tính ở lớp 1
3.2.1. Nội dung
a. Các số đến 10.
- Bảng cộng trừ trong phạm vi 10.
- Mối quan hệ giữa các phép cộng và trừ
- Số 0 trong phép cộng, phép trừ.
- Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép cộng, trừ (đơn giản).
b. Các số đến 100.
- Phép cộng dạng 14 + 3
- Phép trừ dạng 17-3 và 17-7
- Tính nhẩm và tính viết phép cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
3.2.2. Hệ thống các phương pháp:
a. Phương pháp dạy học bài mới.
* Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ (tranh, ảnh) trong sách Toán, hoặc sử dụng đồ dùng phù hợp để học sinh tự nêu vấn đề cần giải quyết rồi học sinh tự tham gia giải quyết vấn đề, dần dần yêu cầu học sinh tự nêu và tự giải quyết vấn đề.
* Giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Quá trình dạy học các phép tính phải dần dần giúp học sinh cách thức phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
+ Phải dựa vào tình huống có thực trong đời sống (qua tranh vẽ, hình vẽ, mô hình, mô tả bằng lời ) đểu nêu được vấn đề cần giải quyết.
+ Giải quyết vấn đề đó sẽ góp phần tìm ra kiến thức mới.
+ Xây dựng, ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới vào các tình huống khác nhau trong thực hành sẽ chiếm lĩnh được kiến thức mới đó.
- Có loại bài học, sau khi học sinh đã phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên phải hình thành kiến thức mới. Có loại bài học, giáo viên chỉ giúp học sinh tự nêu, tự giải quyết vấn đề và tự xây dựng kiến thức mới.
* Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
- Đặt kiến thức mới trong quan hệ kiến thức đã có.
- Vận dụng kiến thức đã có và vốn sống để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
* Giúp học sinh thực hành, rèn luyện, diễn đạt thông tin bằng lời, bằng kí hiệu, bằng sơ đồ ngắn gọn, rõ ràng, vừa đủ nội dung.
b. Phương pháp dạy thực hành luyện tập.
- Giúp học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả năng của mình.
- Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau.
- Tạo ra sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong việc nhớ lại kiến thức đã học giữa các đối tượng học sinh.
- Tập cho học sinh thói quen không thoả mãn với bài làm của mình với các cách giải đã có, luôn phát huy trí tò mò, sáng tạo của học sinh.
- Khuyến khích học sinh biết tự kiểm tra kết quả thực hành, luyện tập của bạn và của chính mình.
3. 3. Việc dạy của giáo viên:
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 1 và nghiên cứu việc dạy học các phép tính cho học sinh lớp 1 trong nhà trường hiện nay thường được diễn ra như sau:
- Đối với những tiết dạy học kiến thức mới, giáo viên nêu vấn đề, dùng hệ thống câu hỏi gợi mở kết hợp phương pháp trực quan, đàm thoại để dẫn dắt người học lĩnh hội kiến thức mới và củng cố kiến thức đó bằng hệ thống bài tập trong sách giáo khoa.
- Với những bài luyện tập thực hành; giáo viên thường gợi ý, hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa. Gọi học sinh trình bày kết quả của mình, giáo viên chốt kiến thức bài học.
Thực tế, các giáo viên dạy lớp 1 rất ít giáo viên tổ chức trò chơi trong khi dạy, nhất là môn Toán và cũng chỉ thỉnh thoảng. Do đó tiết học Toán càng thêm căng thẳng, trầm lắng, dẫn đến hiệu quả bài dạy không cao và không gây được hứng thú học tập cho học sinh.
3. 4. Việc học của học sinh:
 - Các em lớp 1 còn nhỏ, mới bước đầu làm quen với môn học, cho nên các em còn bỡ ngỡ, việc sử dụng các đồ dùng trực quan trong bộ đồ dùng toán còn lúng túng, chưa nhanh nhẹn, khả năng tập trung chú ý chưa cao, sự kết hợp các hoạt động trong nhóm còn chưa linh hoạt. 
 - Do đặc điểm hiếu động của trẻ nhỏ nên việc tổ chức trò chơi khi học Toán còn gặp khó khăn và mất rất nhiều thời gian, nên ảnh hưởng tới giờ học.
3. 5. Những khó khăn, sai lầm thường mắc phải của thầy cô và học sinh trong quá trình dạy học các phép tính ở lớp 1 thông qua trò chơi:
- Việc đưa trò chơi Toán học vào giảng dạy là một đổi mới phương pháp dạy học, nhưng trong khi dạy theo phương pháp mới này còn gặp nhiều khó khăn.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đầy đủ.
+ Giáo viên mất nhiều thời gian vào việc nghiên cứu nội dung bài dạy để chọn trò chơi phù hợp và thời gian chuẩn bị các dụng cụ trực quan để phục vụ cho trò chơi.
+ Vì học sinh còn nhỏ, hiếu động nên khi chơi trò chơi còn làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sự kết hợp giữa chơi và học.
- Một số sai lầm thường mắc phải.
+ Trong giờ học Toán trò chơi vẫn chưa được coi trọng như là phương pháp dạy học mới mà nó mới chỉ được xem như là một hình thức giải trí, tốn công sức, thời gian và cả kinh tế.
+ Giáo viên cần đầu tư thời gian nghiên cứu, chuẩn bị để tổ chức trò chơi trong khi dạy học Toán.
+ Việc tổ chức trò chơi không thường xuyên càng làm cho trẻ lúng túng hơn khi tham gia trò chơi.
 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Trò chơi toán học
* Khái niệm trò chơi toán học:
Trò chơi toán học là trò chơi trong đó có chứa một số yếu tố Toán học nào đó. Trò chơi có thể phân loại theo số người tham gia trò chơi. Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân, có thể là trò chơi vận động hoặc trò chơi trí tuệ; cũng có thể kết hợp vận động với trí tuệ.
* Vai trò, tác dụng của trò chơi Toán học trong dạy học Toán ở Tiểu học.
Trò chơi Toán học giúp trẻ học Toán qua các trò chơi là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.
Trong nhà trường, trò chơi Toán học có thể tổ chức như một hoạt động dạy học. Cơ sở tâm sinh lí khẳng định hoạt động dạy học Toán dưới dạng trò chơi này rất phù hợp với lứa tuổi Tiểu học. Thực tế cho thấy việc tổ chức trò chơi Toán học dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia và hiệu quả giờ dạy cũng nâng lên rõ rệt.
Ở lớp dưới, trò chơi thiên về hoạt động, càng lên lớp cao tính trí tuệ càng phải nhiều hơn.
Có rất nhiều kiểu trò chơi trong Toán học.
- Trò chơi về tính toán nhằm dẫn dắt, hình thành tri thức mới, củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng
- Trò chơi về hình, đếm hình, cắt ghép hình để dạy về hình học.
- Trò chơi về giải toán, giải đố
- Trò chơi về đo lường.
- Trò chơi về rèn luyện trí thông minh 
4.2. Thiết kế một số trò chơi phục vụ việc dạy và học các phép tính ở lớp 1
 Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. Thông qua trò chơi, giáo viên rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
Mỗi trò chơi đều nhằm mục đích ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Do vậy để đạt hiệu quả khi tổ chức một trò chơi dạy học các phép tính ở lớp 1, giáo viên cần nắm rõ:
1. Tên trò chơi.
2. Mục đích trò chơi.
3. Đối tượng chơi.
4. Chuẩn bị trò chơi.
5. Luật chơi.
6. Hướng dẫn tổ chức chơi.
Sau đây là một số trò chơi được thiết kế để dạy các phép tính ở lớp 1
Trò chơi số 1: “Đúng - Sai” (Tiết 26, 28, 29, 30)
1. Mục đích:
- Giúp học sinh nhớ các bảng tính đã học.
- Tạo không khí thoải mái sau giờ học.
2. Đối tượng chơi: Học sinh đại trà .
3. Chuẩn bị.
- Giáo viên chép bảng phụ.
Ví dụ:	3 + 1 = 4 	1 + 1 = 2 
	2 + 2 = 4 	1 + 3 = 3 
	2 + 1 = 4 	2 + 1 = 3 
4. Luật chơi
- Cử hai đội, mỗi đội 3 em chơi tiếp sức, hai đội phải nhanh chóng ghi đúng (Đ) hay sai (S) vào kết quả của các phép tính mà giáo viên đã ghi ở bảng phụ. Đội nào làm nhanh, đúng sẽ thắng.
5. Tổ chức chơi:
- Hai đội xếp hàng trước lớp. Giáo viên ra lệnh “Một, hai, ba, bắt đầu” Hai em đứng đầu của hai đội lên điền phép tính thứ nhất, quay về vỗ vào tay bạn đứng thứ hai và đứng vào cuối hàng. Em thứ hai của hai đội lại lên làm phép tính tiếp theo. Tương tự em thứ ba lên làm phép tính thứ ba.
6. Ứng dụng của trò chơi:
Trò chơi được ứng dụng vào dạy các phép tính cộng, trừ trong bảng
Trò chơi số 2: “Ném vòng hái hoa” (Tiết 26, 36)
1. Mục đích:
- Luyện nhớ kết quả các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 3.
- Luyện tập khả năng khéo tay,
2. Đối tượng chơi: Học sinh đại trà.
3. Chuẩn bị:
- 4 chai giống nhau, trên nhãn có ghi các các phép tính 2+1, 1+2, 3-1, 
3-2 không ghi kết quả.
- Vẽ 1 hình vuông cạnh 20 cm. Đặt 4 chai vào 4 đỉnh của hình vuông sao cho 2 chai ghi phép trừ đặt 2 góc gần với vạch đứng ném.
- Vẽ vạch đứng ném cách hình vuông từ 60 - 80 cm.
- Một vòng tre (nhựa) tròn đường kính 12 cm
- 30 bông hoa giấy màu (hoa thật nếu có)
4. Luật chơi:
- Số người tham gia ở mỗi đội tuỳ theo.
- Mỗi bạn được quăng vòng một lần. Nếu quăng trúng chai nào thì được thưởng số hoa bằng kết quả có phép tính (học sinh phải nêu kết quả) nếu không ném trúng thì không có thưởng, không nêu được kết quả số hoa thưởng sẽ bị trừ 1 bông.
- Hết lượt ném, hết số người tham gia, cộng bông hoa, đội nào nhiều sẽ thắng. Nếu bằng nhau đội nào bị trừ nhiều lần sẽ thua.
5. Tổ chức chơi:
- Chia làm 2 đội với số người bằng nhau.
- Bốc thăm xem đội nào quăng vòng trước.
- Lần lượt từng em của đội 1 lên. Sau đó đến đội 2 và cộng hoa cho mỗi đội.
6. Ứng dụng
- Trò chơi này có thể áp dụng dạy cộng, trừ khác.
 Trò chơi số 3: “ Truyền điện” (Tiết 57, 58, 59, 60)
 1. Mục đích:
 + Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
 + Luyện phản xạ nhanh ở các em
2. Đối tượng chơi: Học sinh đại trà.
 3. Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
 4. Luật chơi : 
 Giáo viên hỏi, chẳng hạn “ 1 + 3 = ?”( hoặc 5 – 3 = ? hoặc “mấy cộng 0 bằng 5 ?” .) rồi chỉ một bạn bất kì trả lời. Bạn này trả lời xong, lại hỏi (tương tự như trên) rồi chỉ một bạn khác trả lời. Cứ tiếp tục nhưng vậy cho tới khi nào giáo viên ra hiệu lệnh dừng lại.
Bạn nào được chỉ định phải trả lời thật nhanh. Bạn nào trả lời sai phải nhảy lò cò.
5. Tổ chức chơi:
- Cả lớp cùng được tham gia chơi. Em số 1 hỏi rồi truyền điện cho em số 2, em số 2 trả lời rồi truyền điện cho em số 3Trò trơi cứ như vậy tiếp diễn.
	6. Ứng dụng
 Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các bảng cộng, trừ ) và có thể thay đổi hình thức “Truyền điện ”. Ví dụ : 1 em hô to 2 + 3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 5 hay 8 – 2 chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 6.
Trò chơi số 4: “Tam giác kỳ lạ” 
1. Mục đích:	
·
·
·
·
·
·
- Luyện tập làm tính cộng trong phạm vi 6
 - Rèn kỹ năng tính toán.
2. Đối tượng chơi: Học sinh đại trà
3. Chuẩn bị:
- Mỗi em có 1 hình vẽ bên và bộ số 
gồm 0; 1; 2; 3; 4 ; 5 bằng bìa tròn.
- Tuỳ theo số người chơi mà chuẩn bị.
4. Luật chơi:
- Phải xếp 6 tấm bìa ghi số đặt vào các hình tròn trong hình tam giác đã vẽ sao cho khi cộng 3 số trên cạnh hình tam giác đều được kết quả là 6.
5. Tổ chức chơi:
- Giáo viên cho chơi cá nhân (có thể chơi nhóm).
- Giáo viên phát tranh vẽ, tấm bìa cho cá nhân (nhóm).
1
- Giáo viên bấm thời gian bắt đầu và tìm ra cá nhân (nhóm) xong trước thắng cuộc.
3
5
01
2
4
6. Ứng dụng:
- Vận dụng trong các bài luyện tập bảng cộng khác.
 Trò chơi số 5: “Hình vuông lí thú”
1. Mục đích:
- Luyện tập làm tính cộng trong phạm vi 5.
1
2
1
- Rèn khả năng quan sát tốt và tính toán nhanh.
2. Đối tượng chơi: Học sinh đại trà.
3. Chuẩn bị.
- Bảng ô vuông gồm 9 ô vuông, nhỏ như hình vẽ.
- Tuỳ theo nhóm chơi để chuẩn bị.
4. Luật chơi:
- Mỗi nhóm chọn từ 4 - 5 bạn.
- Điền số thích hợp vào các ô còn lại sao cho khi cộng các số theo hàng ngang, cột dọc và đường chéo thì đều có kết quả là 5.
- Nhóm nào làm đúng, nhanh thì sẽ thắng cuộc, được 10 điểm.
5. Tổ chức chơi:
- Giáo viên phát bảng ô vuông cho mỗi nhóm.
- Giáo viên ra lệnh bắt đầu chơi và tính giờ, quan sát nhóm xong trước, kiểm tra kết quả.
6. Ứng dụng:
- Áp dụng vào các bảng cộng khác.
Trò chơi số 6: “Ai nhanh, ai đúng”
1. Mục đích
- Giúp học sinh ghi nhớ các bảng cộng, trừ đã học
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
3
2. Đối tượng chơi: Học sinh đại trà.
3. Chuẩn bị.
10
- Chọn 4 đội, mỗi đội 6 em.
- Mỗi đội 1 tờ bìa có hình vẽ bên
7
và 10 mảnh bài tròn nhỏ có ghi số từ 0 9
- Mỗi đội 01 lọ keo dán.
4. Cách chơi: 
- Các em trong đội sẽ truyền tay nhau hình vẽ và tấm bìa. Mỗi em được dán một tấm bìa vào một hình tròn sao cho hai hình tròn đối diện nhau tạo thành phép cộng có tổng là 10 như mẫu: 3 + 7= 10.
5. Luật chơi:
- Giáo viên là trọng tài bấm thời gian: 2 phút.
- Mỗi em chỉ dán 1 tấm bìa/1 lần.
- Mỗi phép tính đúng được 1 điểm, sai trừ 1 điểm.
- Nếu bằng điểm nhau, đội nào xong trước đội đó sẽ thắng.
6. Ứng dụng:
- Áp dụng vào dạy các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20
Trò chơi số 7: “Nhanh mà đúng”
1. Mục đích chơi:
- Luyện tập các phép tính cộng trong phạm vi 10.
- Rèn trí nhớ cho học sinh.
2. Đối tượng chơi: Học sinh đại trà.
3. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một tờ bìa như sau. 
Ví dụ:
4
+
7
+
+
8
5
+
1
+
10 
+
9
3
+
0
+
+
2
+
4
 4. Luật chơi.
- Tính thời gian xuất phát: Có lệnh hô rõ ràng
- Mỗi em chỉ điền một số thích hợp vào 1 ô trống
- Mỗi phép tính đúng cộng 1 điểm, sai trừ 1 điểm
- Nếu bằng điểm nhau, xét đến thời gian: nhanh sẽ thắng cuộc
5. Tổ chức chơi:
- Chọn hai đội chơi, mỗi đội 5 em
- Khi giáo viên ra lệnh bắt đầu thì số 1 của mỗi đội lên điền một ô trống, quay về trao bút cho bạn thứ 2, cứ tiếp tục như thế cho đến bạn cuối cùng.
6. Ứng dụng của trò chơi:
- Trò chơi này có thể áp dụng để dạy các bài phép cộng không nhớ trong phạm vi 20, phép cộng các số tròn chục trong phạm vi 100.
Trò chơi số 8: “Xổ số bóc”
1. Mục đích:
- Củng cố phép cộng, trừ (trong bảng hoặc bài luyện tập)
- Học sinh có hứng thú học tập.
2. Đối tượng chơi: Học sinh đại trà.
3. Chuẩn bị:
- Giáo viên viết các phép tính đúng vào bảng phụ.
- Cắt bìa nhỏ dán (ít) để che khuất kết quả của từng phép tính
- Cắt 3 bông hoa: đỏ, vàng, xanh có ghi điểm 10, 9, 8.
4. Luật chơi:
- Mỗi em chọn 1 phép tính và đoán kết quả, nếu đúng ngay ở lần đầu được hoa đỏ 10 điểm, lần 2 thì được 9 điểm và lần 3 được 8 điểm.
- Ai được cao điểm sẽ được khen.
5. Tổ chức chơi:
- Giáo viên treo bảng bảng phụ (ghi càng nhiều phép tính cộng càng tốt)
- Mỗi phép tính giáo viên gọi từ 1 đến 3 em nêu kết quả (nếu đúng thì có thể bóc ngay xổ số kết quả và cho điểm, nếu giáo viên biết là sai thì mới gọi đến em thứ 2, 3 đoán tiếp).
- Làm tương tự cho đến kết quả cuối cùng.
6. Ứng dụng:
- Có thể dạy các bài củng cố phép cộng, trừ trong bảng hay bài luyện tập có ô trống, cộng trừ trong phạm vi 100.
Trò chơi số 9: “Thi cắm hoa”
1. Mục đích:
- Củng cố các phép cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Rèn sự nhanh nhẹn cho học sinh và tinh thần đồng đội.
2. Đối tượng chơi: Học sinh đại trà.
3. Chuẩn bị:
- Cắt các bông hoa bằng giấy màu, trên mỗi bông hoa có ghi 1 phép tính cộng hoặc trừ: không hạn chế số lượng, càng nhiều càng tốt.
- Cắt 3 tấm bìa hình chữ nhật đứng, trên mỗi tấm có vẽ 1 lọ hoa và trên lọ có ghi kết quả khác nhau, ví dụ như 9, 8, 5
- Keo dán, 3 lọ
4. Luật chơi:
- Mỗi em lên chọn 1 bông hoa có phép tính đúng như lọ hoa của tổ mình, dán trên miệng lọ.
- Mỗi bông hoa đúng được cộng 10 điểm, sai trừ 5 điểm.
- Hết giờ đội nào dán được nhiều hoa đúng, nhiều điểm sẽ thắng, nếu điểm bằng nhau, xét đến hình thức, thời gian.
5. Tổ chức chơi:
- Trong lớp có 3 dãy bàn chia làm 3 tổ (chú ý số người đều nhau)
- Giáo viên treo 3 tấm bìa có vẽ 3 lọ hoa có kết quả
- Giáo viên bấm thời gian trong 3 phút.
- Từng em lên chọn dán hoa ở 3 đội, về đưa lọ hoa cho người tiếp theo, cứ tiếp tục cho hết giờ (có thể quay lại vòng 2 nếu chưa hết giờ quy định).
Ví dụ (lọ ghi số 8)
1+7
4+4
9-1
7+1
5+3
6+2
5
9
8
6. Ứng dụng:
- Có thể sử dụng trong luyện tập các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20.
Trò chơi số 10: “Bịt mắt bắt dê”
1. Mục đích:
- Luyện phép trừ trong phạm vi 5.
2. Đối tượng chơi: Học sinh đại trà.
3. Chuẩn bị:
- 4 tấm bìa có đính sợi dây đeo vừa cổ, trên mỗi tấm bìa có ghi các số từ 1 đến 4 và 1 khăn tay.
4. Luật chơi:
- Mỗi lần chơi có 4 người tham gia, mỗi người đeo 1 tấm bìa.
- Oản tù tì để tìm ra người bị bịt mắt. Người bịt mắt phải đi tìm người nào mang số sao cho số đó cộng với số của mình bằng 5.
- Nếu tóm đúng, chuyển khăn sang cho người kia.
- Nếu tóm sai, người bịt mắt thua tiếp tục đi tìm.
5. Tổ chức chơi:
- Giáo viên chia nhóm 4, bốc thăm chơi thứ tự cho các nhóm.
- Giáo viên hướng dẫn nhóm 1 chơi như trên và giúp đỡ các em.
- Mỗi nhóm được chơi trong 3 phút, chuyển nhóm khác.
- Chú ý phải kiểm tra khăn bịt mắt.
6. Ứng dụng:
- Áp dụng vào các tiết luyện tập, bảng cộng, trừ khác.
 5. Kết quả đạt được
 * Dạy thực nghiệm
Xuất phát từ mục đích đưa ra những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp, giúp học sinh học tốt các phép tính ở lớp 1 thông qua trò chơi, tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy học cũng như giúp cho học sinh học Toán đạt kết quả cao, hứng thú học tập hơn.
Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 1 hai tiết Toán mà tôi xin trình bày giáo án trong đề tài. Khi dạy hai bài này tôi đã áp dụng những biện pháp nêu trên để giúp học sinh học tập đạt kết quả tốt. 
Giáo án dạy thực nghiệm: 
Tiết 1 (Dạy bài mới)
To¸n
TiÕt 46: PhÐp céng trong ph¹m vi 6
I. Môc tiªu: 
- Thuéc b¶ng céng, biÕt lµm tÝnh céng trong ph¹m vi 6, biÕt viÕt phÐp tÝnh thÝch hîp víi t×nh huèng trong h×nh vÏ.
- Thùc hµnh tÝnh céng ®óng trong ph¹m vi 6. Làm bài tập 1, bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3 (cột 1, 2), bài 4.
- HS ch¨m chØ häc to¸n.
II. §å dïng d¹y häc:
- GV: 6 h×nh tam gi¸c, 6 h×nh vu«ng, 6 h×nh trßn b»ng b×a.
- HS: Bé ®å dïng häc to¸n
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:
1. KiÓm tra bµi cò:
- HS lµm b¶ng con, b¶ng líp: 
1 + 4 - 5 = 5 - 1 + 0 = 
 4 - 1 + 1 = 3 - 1 - 0 = 
- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt cách làm bài.
2. Bµi míi:
a. Giíi thiÖu bµi: GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học
b. H­íng dÉn h×nh thµnh kiÕn thøc
* H­íng dÉn HS thµnh lËp vµ ghi nhí b¶ng céng trong ph¹m vi 6.
B­íc 1: Thµnh lËp c«ng thøc 5 + 1 = 6 vµ 1 + 5 = 6
- GV g¾n c¸c h×nh ®· chuÈn bÞ lªn b¶ng vµ yªu cÇu h/s quan s¸t.
+ HS nªu BT: Nhãm bªn tr¸i cã 5 h×nh tam gi¸c, nhãm bªn ph¶i cã mét h×nh tam gi¸c. Hái tÊt c¶ cã bao nhiªu h×nh tam gi¸c? 
+ 5 hình tam giác thêm 1 hình tam giác. Tất cả là mấy hình tam giác? (6 hình tam giác)
+ 5 thªm mét lµ mÊy? (5 thªm 1 lµ 6)
+ GV yªu cÇu HS ghép bảng cài phÐp céng 5 + 1 = 6
+ GV viÕt b¶ng vµ yªu cÇu HS ®äc “N¨m céng mét b»ng s¸u”.
+ GV viÕt phÐp tÝnh 1 + 5 =  lªn b¶ng vµ yªu cÇu h/s t×m kÕt qu¶ nh­ ë phÐp tÝnh 5 + 1 = ?
+ HS tr¶ lêi: 1 + 5 = 6.
+ Cho HS nhËn xÐt phÐp tÝnh 5 + 1 vµ 1 + 5 (®Òu cã kÕt qu¶ b»ng 6).
+ Nh­ vËy 5 + 1 còng b»ng 1 + 5.
+ Yªu cÇu HS ®äc l¹i c«ng thøc 5 + 1 = 6 vµ 1 + 5 = 6.
B­íc 2: H­íng dÉn HS thµnh lËp c«ng thø

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_tro_choi_toan_hoc_de_day_cac.doc