Sáng kiến kinh nghiệm - Tăng cường hứng thú học tập môn Hóa của học sinh THPT bằng thí nghiệm hóa học vui

1.1.3.1. Vai trò của hứng thú trong học tập môn hóa học

Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu hứng thú là một trong những hệ thống động lực của nhân cách.

Trong bất kỳ hoạt động nào, tạo được hứng thú là điều cực kỳ quan trọng, làm cho các em say sưa với công việc của mình, đặc biệt là học tập.

Đối với môn Hóa học, có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy các lý thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy môn học khô khan, khó hiểu nữa. Từ đó tạo niềm tin say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn vai trò của môn Hóa học trong trường phổ thông.

Hứng thú học tập môn Hóa học còn tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cực ở HS trong quá trình học tập. Nó tạo ra sự say mê, thích thú khi tiếp nhận tri thức, tạo ra sự hài lòng với kết quả học tập. Đây chính là động lực thúc đẩy các em tìm tòi, sáng tạo trong học tập hóa học. Vì vậy, hứng thú học tập hóa học tác động đến toàn diện bản thân người học và hiệu quả của quá trình dạy học môn Hóa học.

Hứng thú học tập môn Hóa học tác động đến HS cả trong và ngoài giờ lên lớp, kích thích họ tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo để thỏa mãn nhu cầu nhận thức, đồng thời suy nghĩ tìm ra nhiều hình thức học tập hiệu quả hơn.

Chính vì vậy, hình thành và phát triển hứng thú học tập cho HS là mục tiêu quan trọng mà mỗi GV hướng tới để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

 

doc39 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Tăng cường hứng thú học tập môn Hóa của học sinh THPT bằng thí nghiệm hóa học vui, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu hiện về mặt nhận thức, về mặt thái độ và về mặt hành vi. Những biểu hiện của hứng thú học hóa học có thể được liệt kê qua các chỉ số tiêu biểu sau : 
+ Hào hứng say mê khi học tập, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến. 
 + Mong muốn được thầy cô gọi trả lời câu hỏi, thường nêu thắc mắc nhờ thầy cô giải đáp.
 + Thích thú với nhiều hình thức học tập: nghe giảng lý thuyết, làm thí nghiệm ứng dụng kiến thức vào thực tiễn
+ Thực hiện đầy đủ, có chất lượng nhiệm vụ học tập ở nhà. 
+ Đọc thêm các sách tham khảo về hóa học, tìm hiểu các hiện tượng hóa học trong tự nhiên, tìm cách giải thích dựa vào kiến thức đã học. 
+ Cảm thấy giờ học trôi nhanh, sảng khoái với giờ học, không muốn nghỉ buổi học có môn Hóa học. 
+ Thích thú làm các thí nghiệm hóa học, hăng hái tham gia các buổi sinh hoạt tìm hiểu về hóa học, câu lạc bộ Hóa học 
Những biểu hiện của hứng thú học tập của mỗi HS về môn Hóa học ở mỗi lớp, mỗi lứa tuổi là khác nhau. Tuy nhiên nếu chịu khó quan sát ta có thể nhận biết được, bởi các em thường bộc lộ cảm xúc, tình cảm ra bên ngoài rất dễ nhận biết. 
1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn Hóa học 
a. Nhóm các yếu tố chủ quan 
+ Trình độ nhận thức của HS là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến hứng thú học tập môn Hóa học. Trình độ nhận thức là cơ sở cần thiết để phát triển hứng thú học tập, đồng thời là điều kiện quan trọng để bồi dưỡng hứng thú học tập, và chỉ khi có tri thức ban đầu về đối tượng, những kỹ năng, kỹ xảo đơn giản và những thao tác trí tuệ nhất định, cá nhân mới có thể nhận thức đối tượng, rồi hứng thú với đối tượng.
Vấn đề nhận thức quá khó hoặc quá dễ đều không làm cho chủ thể hứng thú. Khi trình độ và năng lực nhận thức của HS thấp thì hầu hết các môn học đối với học sinh đều quá khó, khó hiểu nên không thể có hứng thú trong học tập. Ngược lại nếu trình độ và năng lực nhận thức của HS đã phát triển cao mà các em chỉ được học những cái đã biết thì cũng không tạo ra được hứng thú. 
+ Động cơ và thái độ học tập của HS: Động cơ quan hệ mật thiết với hứng thú học tập. Cả động cơ hoàn thiện tri thức và hứng thú học tập đều hướng vào việc lĩnh hội tri thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Đồng thời các em học tập một cách tích cực, tự giác thì dễ dàng nảy sinh hứng thú. 
Thái độ đúng đắn đối với môn Hóa họclà điều kiện cần thiết và là tiền đề quan trọng của sự hình thành hứng thú học tập. khi các em ý thức đầy đủ về môn học sẽ giúp cho sự duy trì và phát triển hứng thú học tập. 
+ Nhu cầu nhận thức, ham hiểu biết, niềm vui nhận thức sẽ làm nảy sinh khát khao và luôn tìm tòi để đạt được tri thức, làm cơ sở để hình thành hứng thú. Việc gắn tri thức hóa học với thực tiễn là biện pháp hiệu quả để khơi dậy nhu cầu nhận thức của HS và nó kích thích sự tìm tòi, vận dụng của HS trong quá trình học tập. 
b. Nhóm các yếu tố khách quan 
Đó là những yếu tố bên ngoài tác động vào chủ thể bằng nhiều con đường khác nhau, bao gồm : 
+ Sự hấp dẫn của môn học. Đây là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến sự hình thành và phát triển hứng thú học môn Hóa học của HS. Tính hấp dẫn của môn Hóa học sẽ tạo ra lòng say mê, hứng thú và dẫn đến những hành vi tích cực trong học tập. 
+ Phương pháp và năng lực giảng dạy của GV là yếu tố tác động đến sự hình thành hứng thú học tập của HS. Nó có khả năng chi phối đến các yếu tố khác của hứng thú học tập môn Hóa học. Giáo viên cần vận dung linh hoạt, sáng tạo và phù hợp các PPDH khác nhau để giờ học đỡ nhàm chán. Muốn nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học thì GV phải làm sao cho bài học trở nên hấp dẫn, sinh động. Biết cách khơi dậy và phát triển nhu cầu nhận thức của HS. Tầm hiểu biết, cách thức tổ chức và hướng dẫn hoạt động của GV làm sao cho không khí lớp học luôn vui vẻ, sinh động, tích cực và nghiêm túc.
+ Điều kiện vật chất, trang thiết bị như đồ dùng dạy học, phương tiện dạy họcđều là các yếu tố giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn.
+ Bầu không khí của lớp học cũng là yếu tố khách quan tác động đến hứng thú học tập. Việc tạo ra không khí lớp học thoải mái, cởi mở sẽ ảnh hưởng thuận lợi đến hứng thú học tập của HS. 
Trong các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hứng thú học tập của HS thì yếu tố người thầy giữ vai trò quan trọng nhất.
1.1.3.4. Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi học sinh THPT với việc tiếp thu môn Hóa học
Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng biệt, với lứa tuổi từ 15 đến 18 tuổi là giai đoạn đầu tuổi thanh niên (thanh niên học sinh). Nội dung và tính chất của hoạt động học tập khác rất nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên, hoạt động học tập và độc lập ở mức cao hơn nhiều, kinh nghiệm sống các em phong phú hơn, các em ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển . 
- Thái độ đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn. Ở các em hình thành hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Các em đã xác định cho mình một hứng thú ổn định về một số môn học nào đó và thường liên quan đến việc chọn nghề của HS, nên nhiều em rất tích cực học một số môn mà các em chọn thi đại học, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác. Hơn nữa, hứng thú nhận thức của thanh niên sâu và bền vững hơn thiếu niên. 
- Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo, tư duy của các em chặt chẽ, có căn cứ và nhất quán hơn. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho HS thực hiện các thao tác tư duy phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên. Các em có khả năng tự làm thí nghiệm, tự tạo ra các thí nghiệm đơn giản, sử dụng được các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Do vậy, các em thuận lợi hơn trong việc tiếp thu các kiến thức về Hóa học và vận dụng vào thực tiễn. 
1.2. THỰC TRẠNG VỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP HÓA HỌC CỦA HỌC SINH 
2.1.1. Hứng thú của HS đối với giờ học hóa học 
Với mục đích tìm hiểu mức độ biểu hiện hứng thú của HS đối với giờ học hóa học đưa ra các mức độ. Kết quả điều tra 81 HS (2 lớp) về mức độ biểu hiện hứng thú của HS:
Bảng 2.1. Hứng thú của HS đối với giờ học hóa học 
Mức độ
SL
%
Rất thích 
8
9,8
Thích 
26
32,1
Bình thường 
41
50,1
Không thích 
6
8,0
Biểu đồ 2.1. Biểu thị hứng thú của HS đối với giờ học Hóa học 
Số HS “rất thích” giờ học hóa là 9,8%, “thích” là 32,1%, trong đó có 8% không thích giờ hóa, vậy số HS thật sự hứng thú với giờ học hóa đối với các em là thấp. Điều này chứng tỏ vai trò của thầy giáo trong dạy học hóa học chưa kích thích hứng thú học hóa cho các em. 
2.1.2. Những hoạt động học tập tác động đến hứng thú của HS 
Kết quả điều tra 81 HS về sở thích, hứng thú của HS trong giờ hóa cho thấy các hoạt động đem lại hứng thú nhất cho người học là những hoạt động trong đó người học phát huy tính tự lực như: tự làm thí nghiệm, làm bài tập ... Đặc biệt đáng mừng là người học trong giờ hóa học rất thích được tự tay làm thí nghiệm (27,7%).
Biểu đồ 2.2. Các hoạt động ảnh hưởng hứng thú học tập môn Hoá học
Trong khi các hoạt động tự lực kích thích hứng thú của HS thì các hoạt động thụ động không thể làm được điều đó, chỉ có 8,5% số HS được điều tra cảm thấy hứng thú khi theo dõi GV làm thí nghiệm và 15,6% tìm thấy sự hứng thú khi ngồi nghe thầy giáo giảng bài.
- Tình trạng lớp học tương đối trầm ở các trường lớp THPT khá phổ biến hiện nay. Khi khảo sát ngẫu nhiên 2 lớp THPT, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ phát biểu ít chiếm quá nửa 50% , rồi đến tỷ lệ những học sinh chưa bao giờ phát biểu khá cao (xấp xỉ 43%), còn lại lượng học sinh hăng hái phát biểu không đáng kể.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng này khá phức tạp, bắt nguồn từ tâm lý chung của học sinh (sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của mình, chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát biểu xây dựng bài), do cá nhân chưa chuẩn bị bài kỹ, đến phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa gây hứng thú tới học sinh
1.3. VAI TRÒ CỦA THÍ NGHIỆM VUI HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC
 Đối với bộ môn Hóa học: các khái niệm, định luật, hiện tượng, bản chất hóa học nhiều khi rất trìu tượng, khó hiểu, khô cứng làm HS khó tiếp thu, dễ nhàm chán, đặc biệt các HS có tư duy không tốt sẽ có xu hướng sợ bộ môn Hóa học. 
Để nâng cao hứng thú học tập bộ môn hóa của học sinh ở trường phổ thông hiện nay, người giáo viên ngoài các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống, các thí nghiệm vui hóa học đưa vào bài giảng nhằm phát huy tính tích cực, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn.
1.3.1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh lập mối liên hệ giữa nội dung bài học và thực tiễn.
 Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học, giáo viên luôn có liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa và thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức hóa học có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta bằng các thí nghiệm hóa học.
1.3.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua tình huống giả định bằng các thí nghiệm hóa học.
 Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức đưa ra các tình huống giả định kèm theo thí nghiệm hóa học để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, vừa tạo môi trường thoải mái để các em trao đổi, từ đó giúp học sinh yêu thích môn học hơn.
Ví dụ:  Khi học về ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng hóa học trong bài “ Tốc độ phản ứng hóa học” – Hóa học lớp 10, giáo viên đưa ra tình huống:
Đường ăn có thể đốt cháy được không? 
Sau khi thảo luận, chúng ta hãy cùng nhau làm một thí nghiệm để thử xem sao!
Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng làm thí nghiệm:
    Trên một nắp hộp bằng thiếc rải ở chính giữa một ít hạt đường (đường kính, đường cát, ...), đưa que diêm đang cháy vào đốt cháy những hạt đường đó thì dù có xoay xở đốt bao nhiêu lần cũng chẳng đốt cháy được nó. Phải chăng là đường không thể cháy?
    Bây giờ hãy rắc một số tàn thuốc lá lên những hạt đường đó rồi thử đốt lại xem sao. Lúc này thì đường sẽ cháy, phát ra ngọn lửa màu xanh lam cho tới khi cháy hết.
    Sau khi cháy xong, tàn thuốc lá đã rắc vào đường vẫn là tàn thuốc lá và không tăng, không giảm về số lượng, nhưng nó lại thúc đẩy cho đường cháy. Người ta gọi nó là chất xúc tác. Từ đó giáo viên cho học sinh nhận xét về ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng hóa học.
1.3.3. Liên hệ thức tế trong bài dạy
Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống thì sẽ chú ý tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu và dễ nhớ hơn. Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra những ứng dụng thực tiễn, những thí nghiệm vui sẽ lôi cuốn sự chú ý của học sinh.
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG THÍ NGHIỆM VUI HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, hầu hết kiến thức hóa học đều được rút ra từ quan sát thí nghiệm, trong dạy học hóa học ở trường phổ thông TN luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng .
Trước hết TN hóa học góp phần tạo trực quan sinh động, nhằm hổ trợ cho tư duy trừu tượng của HS, giúp cho HS tư duy trên những hiện tượng cụ thể, xảy ra trước mắt họ. Nhờ TN góp phần làm đơn giản hoá hiện tượng, làm nổi bậc những khía cạnh cần nghiên cứu. Tức là nhờ TN mà các quá trình tự nhiên được tái hiện lại trước mắt HS ở dạng rõ ràng nhất. Nhờ đó, HS dễ dàng nhận ra những tính chất đặc trưng của các hiện tượng, quá trình và mối quan hệ giữa các tính chất đó.
Sử dụng thí nghiệm hoá học trong dạy học hoá học được coi là tích cực khi thí nghiệm hoá học được dùng làm nguồn kiến thức để học sinh khai thác, tìm tòi kiến thức hoặc dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lý thuyết, hình thành khái niệm. Các thí nghiệm trong giờ học chủ yếu do học sinh thực hiện nhằm nghiên cứu kiến thức, kiểm tra dự đoán.
Thí nghiệm hóa học là một trong những PPDH hóa học ở trường phổ thông, giúp cho HS tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, đặc biệt rèn luyện cho các em kỹ năng, kỹ xảo thực hành. Ngoài ra, TN còn giúp cho việc dạy học hóa học không còn xa vời với thực tiễn.
Phương pháp sử dụng TN để kích thích hứng thú trong dạy học hóa học
TN hóa học được sử dụng ở nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình học. Chẳng hạn, TN được tiến hành nhằm đề xuất vấn đề, nghiên cứu tài liệu mới hoặc củng cố bài. TN có thể do GV tiến hành hay HS tiến hành dưới sự chỉ dẫn của GV. Tuy nhiên, HS hứng thú nhất khi trực tiếp làm TN. Vì vậy, GV cần tạo điều kiện cho các em được trực tiếp thực hiện đặc biệt là các TN đơn giản mà các em tự tạo được và TN thực hành hóa học.
Khi dạy học và biểu diễn thí nghiệm minh họa về hiện tượng hóa học, giáo viên có thể gia công những thí nghiệm đó bằng những dụng cụ đơn giản trong đời sống để học sinh dễ thực hiện, điều đó sẽ giúp học sinh có thể tự thực hành và kích thích sự tìm hiểu, khám phá ở học sinh.
Đặt tình huống vào bài mới
Tình huống có vấn đề là hoàn cảnh trong đó xuất hiện mâu thuẫn nhận thức mà HS chấp nhận viếc giải quyết mâu thuẫn đó như một nhiệm vụ học tập và sẵn sàng đem sức lực trí tuệ ra giải quyết.
Khi ở trong tình huống có vấn đề, trạng thái tâm lý của HS có sự chuyển biến rõ rệt. Học sinh sau khi chấp nhận mâu thuẫn của bài toán nhận thức, sẽ xuất hiện nhu cầu bức thiết muốn tìm đáp số của bài toán. Lúc này tính tò mò vốn có ở HS bị kích thích.Trạng thái tâm lý ngạc nhiên, tò mò, hứng thú là điểm khởi đầu để các em đi tìm lời giải đáp. Những yếu tố đó tạo nên động cơ học tập của HS trong giờ học.
Bài: “Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ”– Hóa học 12 
Giáo viên đặt câu hỏi cho phần tính chất của Ca(OH)2: Vì sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại?
Học sinh trả lời: Ca(OH)2 là một bazơ nên có phản ứng với khí CO2 trong không khí.
GV cho học sinh làm thí nghiệm: Thổi khí làm đổi màu
Chuẩn bị:   
 dụng cụ: cốc thủy tinh, giấy lọc, ống hút
hóa chất: Ca(OH)2
Cách làm:
Lấy một ít vôi cho vào trong cốc thuỷ tinh, thêm nước lạnh, khuấy trộn, để lắng rồi gạn lấy phần dung dịch trong, không màu vào một chiếc cốc. Sau đó, cắm một đầu ống hút vào cốc, một đầu ống hút thì ngậm trong miệng mà thổi hơi vào cốc đựng nước vôi. Chỉ một lát, sẽ thấy nước vôi đang trong, không màu trở nên đục, vẩn. Nhưng tiếp tục thổi, sẽ thấy dung dịch trong cốc biến trở lại thành trong suốt.
  Giải thích: Nước vôi chứa trong cốc khi gặp phải khí cacbonic có trong hơi thở ra sẽ phản ứng tạo ra canxi cacbonat. Canxi cacbonat là những hạt rất nhỏ, không dễ lắng, kết tủa nên lơ lửng trong nước, cho nên sẽ thấy nước trở nên vẩn đục màu trắng sữa. Khi tiếp tục thổi khí cacbonic vào trong cốc thì do canxi cacbonic phản ứng với nó tạo ra canxihydro cacbonat là chất tan trong nước nên chất lỏng trong cốc lại biến thành trong suốt.
Từ thí nghiệm trên, học sinh rút ra được tính chất của dung dịch Ca(OH)2 và khắc sâu kiến thức
Bài : Flo - “ Một số hợp chất của flo” – Hóa học 10
GV đặt vấn đề: dung dịch HF là một axit yếu, SiO2 là một oxitaxit, vậy giữa chúng có phản ứng hóa học xảy ra hay không? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta cùng làm thí nghiệm sau:
Chuẩn bị:
Một tấm thủy tinh trơn không màu.
Parafin
Dung dịch axit flohiđric
Cách làm:
Muốn chạm khắc các hoa văn hay khắc chữ trên bề mặt thủy tinh. Trước tiên ta quét đều đặn lên bề mặt thủy tinh một lớp parafin. 
Sau đó ta chạm trổ các hình hoa văn lên lớp parafin đó, làm cho phần thủy tinh cần khắc sẽ lộ ra. 
Sau khi khắc, trổ xong , dùng một lượng axit Flohiđric (HF) quét, bôi nhẹ nhàng lên lớp parafin; chất này gặp phần thủy tinh lộ ra do chạm khắc liền ăn mòn và tạo nên hoa văn trên thủy tinh
Có một số sản phẩm thủy tinh sau khi dùng axit Flohiđric làm xong công việc điêu khắc lại gia công thêm màu sắc rực rỡ làm cho tác phẩm điêu khắc trên thủy tinh càng thêm lộng lẫy, đẹp mắt.
Chứng tỏ: Axit Flohiđric có khả năng ăn mòn thủy tinh. 
Phản ứng hóa học xảy ra: 	4HF + SiO2 ® SiF4 + 2H2O
Chính vì vậy trong phòng thí nghiệm, axit Flohiđric không đựng trong bình thủy tinh được, thường đựng trong bình bằng chì hay bằng nhựa.
	1.3. Bài: “ Hợp chất của cacbon” – Hóa học 11.
GV đặt vấn đề: Vì sao khi mở nắp chai nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra? Đó là khí gì? Nó có ích gì với chúng ta? Hãy làm thí nghiệm sau để tìm các câu giải đáp.
 Chuẩn bị:
   Tìm một miếng bọt xốp gọt thành một chiếc nút chai, đục một lỗ ở góc nút để lồng khít vào một ống cao su.
    Ở trong một lọ rộng miệng, đặt vào một cây nến đang cháy.
Cốc thủy tinh chứa nước vôi trong.
    Cách làm:
Mở nắp chai nước uống có gaz, dùng chiếc nút chai đã chuẩn bị để nút miệng chai nước uống có gaz, để một đầu ống cao su thò vào trong lọ rộng miệng, rồi nhè nhẹ xóc chai nước uống có gaz thì chất khí bốc lên trong chai nước uống có gaz sẽ theo ống cao su sang lọ rộng miệng, chỉ lát sau đã làm tắt ngọn nến đang cháy.
    Nếu thử chuyển đầu ống cao su cắm vào trong nước vôi, nước vôi trong sẽ trở nên đục ngầu. 
    Chúng ta có thể phán đoán chất khí trong nước uống có gaz chính là khí cacboníc. Ở các nhà máy nước ngọt người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan trong nước sau đó nạp vào bình đóng kín thu được nước ngọt. Những ngày nóng nực, mọi người thích uống nước uống có gaz. Khi uống nước có gaz, dạ dày và ruột không hấp thu CO2, nhiệt độ ở dạ dày cao hơn nên khí thoát ra ngoài theo đường miệng thì sẽ không ngừng ợ ra thứ khí đó, từ đó mà thải ra theo một phần nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra, CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường tiết dịch vị giúp dễ tiêu hóa .
	2. Thí nghiệm biểu diễn
TN biểu diễn là TN do GV tiến hành trên lớp để khảo sát hay kiểm chứng một hiện tượng, định luật hay giả thuyết nào trong khi nghiên cứu tài liệu mới. TN biểu diễn nếu tổ chức hợp lý sẽ giúp cho HS tiếp thu bài dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Các thí nghiệm của giáo viên cần tăng cường theo phương pháp nghiên cứu hạn chế việc sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh hoạ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của, rèn luyện tính tự học và tư duy của học sinh. Với các thí nghiệm đơn giản, sử dụng hoá chất ít độc hại khó gây nguy hiểm cho học sinh ta có thể cho học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
	a) Thí nghiệm biểu diễn khi nghiên cứu tính chất của một chất.
2.1.  Bài “ Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm ” – hóa học 12.
 GV cho học sinh làm thí nghiệm khi dạy phần: Natricacbonnat 
Chuẩn bị: 
Cốc thủy tinh chứa giấm ăn.
Long não.
Sôđa (Na2CO3)
Cách làm:
 Trong một cốc đựng giấm thả vào mấy viên long não thì thấy các viên long não đều chìm xuống đáy cốc. Khi đó, thêm vào cốc một lượng nhỏ sôđa (Na2CO3) sẽ thấy các viên long não nổi dần lên, nhưng sau khi nổi lên tới mặt nước trong cốc nó lại chìm xuống đáy cốc, cứ như vậy lặp đi lặp lại, trông rất thú vị.
    Vì sao viên long não lại nổi lên, chìm xuống trong cốc nước như vậy?
    Giải thích: Sôđa gặp giấm thì pháp sinh phản ứng hoá học tạo ra bọt khí cacboníc (CO2). Bọt khí cacbonic bám vào bề mặt viên long não, tựa như những "cái phao" buộc vào viên long não, làm cho viên long não được nâng lên. Khi chất khí trong bọt khí khuếch tán vào không khí thì viên long não mất "phao" đỡ nên lại chìm xuống. Quá trình cứ lặp lại như vậy.
* GV hướng dẫn làm mực viết vô hình không gây độc đối với sức khỏe từ bột sôđa (sodium bicarbonate).
Thành phần:
 Bột sôđa. 
Giấy viết. 
Nước. 
Đèn (nguồn cung cấp nhiệt). 
Cọ vẽ hoặc mảnh vải. 
Tách đong. 
Nước nho màu tím (tùy ý)
Cách làm:
1. Ít nhất có 2 cách làm mực vô hình từ bột sôđa. Hòa trộn hỗn hợp gồm các phần bột sôđa và nước tỷ lệ bằng nhau.
2. Dùng một mảnh vải cotton, que tăm, hay cọ vẽ để viết lên tờ giấy trắng, sử dụng hỗn hợp bột sôđa như mực viết.
3. Để mực khô.
4. Có một cách để đọc chữ viết là để tờ giấy lên nguồn gia nhiệt như bóng đèn. Bột sôđa sẽ làm nổi chữ hiện lên màu nâu.
5. Một cách khác để đọc chữ là dùng nước nho màu tím sơn lên tờ giấy. Chữ sẽ xuất hiện trên màu sắc khác.
Hướng dẫn:
1. Nếu dùng nguồn cung cấp nhiệt, tránh làm cháy mảnh giấy, không nên dùng đèn halogen.
2. Bột sôđa và nước nho phản ứng acid - baz với nhau tạo nên sự thay đổi màu sắc trên tờ giấy.
3. Có thể thực hiện t

File đính kèm:

  • docsangkienkinhnghiem-org-364.doc