Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học Sinh học THCS

Phương pháp này tôi đã thực hiện trong giảng dạy, qua quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, rèn cho học sinh khả năng độc lập nghiên cứu nắm vững các tri thức và sáng tạo hơn trong học tập. Vì vậy để phát huy hiệu quả của phương pháp này, tôi rất mong được các cấp lãnh đạo quan tâm hỗ trợ hơn nữa về thiết bị dạy học có tính ứng dụng công nghệ thông tin để chúng tôi có điều kiện học hỏi, xây dựng bài giảng hay hơn, cuốn hút học sinh hơn. Đối với giáo viên trẻ chúng tôi: nội dung chuyên môn, tính sáng tạo trong giảng dạy luôn được bản thân tự trau dồi, nhưng kinh nghiệm giảng dạy còn cần phải học hỏi nhiều ở các thầy cô giáo lâu năm, do đó tôi rất mong các cấp lãnh đạo tổ chức cho chúng tôi được trao đổi, được học hỏi về kinh nghiệm sử dụng các phương pháp giảng dạy nói chung, kinh nghiệm - nghệ thuật xây dựng các dạng sơ đồ khác sao cho không quá khó, có tính thẩm mĩ khoa học để học sinh dễ tiếp thu, lĩnh hội.

doc18 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 4877 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học Sinh học THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung tâm là một quá trình phức tạp, đa dạng, mang tính tổng thể cao. Đòi hỏi phải sử dụng, kết hợp một cách có hiệu quả, hợp lý các phương pháp dạy học. Trong hệ thống các phương pháp có nhóm phương pháp dạy học trực quan. Phương pháp dạy học trực quan sử dụng phối hợp với phương pháp thuyết trình hoặc vấn đáp sẽ giúp người học hiểu sâu sắc và vận dụng tri thức một cách có hiệu quả. Ưu điểm của nhóm phương pháp dạy học trực quan: giúp cho người học có thể huy động sự tham gia của nhiều giác quan vào quá trình nhận thức; Tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu; Làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học.
Phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học là một trong những phương pháp thuộc nhóm phương pháp dạy học trực quan. Để sử dụng được Phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học, trước tiên các kiến thức cơ bản cần được sắp xếp dưới dạng mô hình, sơ đồ. Sơ đồ hóa kiến thức là một trong những hình thức trực quan của quá trình dạy học. Sơ đồ, mô hình là những hình ảnh có tính biểu tượng được xây dựng trên các sự vật, các yếu tố trong cấu trúc sự vật và mối liên hệ giữa các yếu tố đó dưới dạng trực quan cảm tính ( quan sát được, cảm nhận được). Sơ đồ tạo thành một tổ chức hình khối phản ánh cấu trúc và logic bên trong của một khối lượng kiến thức một cách khái quát, súc tích và trực quan cụ thể. Nhằm giúp cho người học nắm vững một cách trực tiếp, khái quát những nội dung cơ bản, đồng thời qua đó phát triển năng lực nhận thức cho người học.
II. Cơ sở thực tiển
Thực trạng hiện nay đối với học sinh dân tộc thiểu số; tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 2 của các em do đó các em chưa hiểu hết các thuật ngữ và cách diễn đạt nội dung bài học còn lúng túng. Việc học bài của các em còn mang tính máy móc, thụ động, tư duy mang tính cụ thể, chưa có kỹ năng thu nhận kiến thức từ những nguồn thông tin khác nhau như: sách giáo khoa, tài liệu sách báo …….
 Bản thân học sinh chưa có nhận thức về phương pháp học tập, học chỉ mang tính đối phó. Học sinh chưa có kỹ năng ghi nhớ kiến thức, chưa có kỹ năng tiếp cận nguồn tri thức mới. Đa số học sinh chưa biết cách sử dụng ngôn ngữ sơ đồ để diễn đạt nội dung sách giáo khoa và tài liệu đọc được.
	III. Nội dung nghiên cứu
 1. Các giải pháp thực hiện.
	Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh không chỉ đơn thuần: giáo viên là người tổ chức- điều khiển hoạt động; học sinh là người tìm hiểu- lĩnh hội tri thức, mà trong đó học sinh phải đóng vai trò vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình dạy học.
	Học sinh không chỉ lĩnh hội nguồn tri thức từ nhà trường mà các em còn có thể chủ động tìm hiểu nhiều nguồn tri thức từ các phương tiện khác nhau. Đối với học sinh Trung học cơ sở, ở giai đoạn này các em từng bước muốn tự khẳng định mình, ưa thích hoạt động tự quản, bước đầu hình thành năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp, có tiềm năng năng động sáng tạo trong học tập. Hiểu được đặc điểm tâm lí lứa tuổi của các em như vậy, do đó trên cơ sở của bài giảng đã được nghiên cứu giáo viên có thể nâng cao vai trò của học sinh với những dự kiến có định hướng tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng bài, tự mình có thể tìm hiểu và lĩnh hội nguồn tri thức mới - có như vậy hiệu quả giờ dạy sẽ đạt chất lượng rất cao; và việc sử dụng phương pháp sơ đồ hoá sẽ giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ học.
	Để sử dụng phương pháp sơ đồ hoá trong dạy học sinh học trước hết giáo viên phải nắm vững chương trình, cấu trúc của từng chương, từng bài. Trong giờ dạy giáo viên phải biết tạo ra những tình huống có vấn đề để kích thích các em giải quyết vấn đề, đi đúng chủ đề và trả lời đúng câu hỏi, biết kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.
	Muốn làm được như vậy giáo viên chỉ cần hướng cho học sinh biết cách giải quyết vấn đề từng bước một, măt khác phải hình thành cho các em kĩ năng nghiên cứu sách giáo khoa.
	Trong mỗi bài giáo viên cần định hướng cho các em xem mục nào có thể dùng sơ đồ, lập sơ đồ dạng nào cho hợp lí, có hiệu quả nhất. Giáo viên cần hình thành dần cho các em khả năng xây dựng sơ đồ và cách nhớ bài học theo ngôn ngữ sơ đồ; đọc nội dung từ sơ đồ. Đây là một công việc khó khăn và yêu cầu phải nhớ sâu sắc bài học, nhờ đó mà khả năng tự học của các em ngày càng cao.
	Để tổ chức bài giảng theo phương pháp sơ đồ giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đi theo các bước sau:
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, nội dung bài học kênh hình ( có thể có ) để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong từng phần, từng mục.
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi.
Học sinh phân tích nội dung bài học xác định dạng sơ đồ.
Học sinh tự lập sơ đồ.
Học sinh thảo luận trước lớp về kết quả lập được.(có thể có)
Giáo viên chỉnh lí để có sơ đồ chính xác khoa học, có tính thẩm mĩ cao.
Giáo viên ra bài tập bổ sung và củng cố.
2. Các giải pháp để tổ chức thực hiện.
2.1. Một số dạng sơ đồ chủ yếu sử dụng trong sinh học THCS.
2.1.1. Sơ đồ dạng thẳng.
 - Ví dụ 1: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng – trong bài 19 Sinh học 9:
 	khuôn mẫu	khuôn mẫu	cấu thành
Gen(ADN) mARN prôtêin 	 Tính trạng
 - Ví dụ 2: Các chuỗi thức ăn - trong bài 50 Sinh học 9: 
 - Cỏ thỏ cáo VSV
 - Chất mùn bã ĐV đáy cá chép VSV
2.1.2. Sơ đồ nhánh
 - Ví dụ 1: Cấu tạo tế bào – trong bài 7 Sinh học 6:
 Vách tế bào quy định hình dạng của tế bào 
 Cấu tạo 
 tế bào Màng sinh chất bao bọc ngoài tế bào chất
 Tế bào chất chứa các bào quan
 Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
 - Ví dụ 2: Phần 1: Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức - trong bài 8 “Thủy tức” Sinh học 7:
 Phần dưới là đế
 Hình trụ dài
 Phần trên là lổ miệng
 Hình dạng ngoài
 Cơ thể có đối xứng tỏa tròn
 Theo kiểu sâu đo
 Di chuyển
 Theo kiểu lộn đầu
 2.1.3. Sơ đồ dạng vòng.
 - Ví dụ: Vòng đời phát triển của sán lá gan - trong bài 11 Sinh học 7:
Sán trưởng thành 
(trâu, bò)
Ấu trùng lông
Ấu trùng trong ốc
Kén sán
Trứng 
 2.1.4. Sơ đồ dạng lưới.
 - Ví dụ 1: Sơ đồ truyền máu - trong bài 15 Sinh học 8:
O
A
B
AB
O
A
B
AB
 - Ví dụ 2: Lưới thức ăn trong một quần xã - trong bài 50 Sinh học 9 
 Trâu Hổ 
Cỏ Thỏ Cáo VSV
 Gà Mèo rừng 
2.1.5. Sơ đồ dạng biểu.
 - Ví dụ: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét - trong bài 6 Sinh học 7:
 Đặc điểm 
 SS
Đối tượng
So sánh
Kích thước (so với hồng cầu)
Con đường truyền dịch bệnh
Nơi ký sinh
Tác hại
Tên bệnh
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
 - Ví dụ: Tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú - bài 11 Sinh học 8
Các phần so sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
- Tỉ lệ sọ/mặt
- Lồi cằm ở xương mặt
Lớn
Phát triển
Nhỏ 
Không có
- Cột sống
- Lồng ngực
Cong ở 4 chổ
Nở sang 2 bên
Cong hình cung
Nở theo chiều lưng - bụng
- Xương chậu
- Xương đùi
- Xương bàn chân
- Xương gót
Nở rộng
Phát triển, khỏe
Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm
Lớn, phát triển về phía sau
Hẹp
Bình thường
Xương ngón dài, bàn chân phẳng
Nhỏ
2.1.6. Sơ đồ kiểm tra đánh giá. (sơ đồ dạng biểu, sơ đồ khuyết, sơ đồ câm)
- Ví dụ: So sánh đặc điểm di truyền của bệnh: Đao, Tơcnơ, Bạch tạng, Câm điếc bẩm sinh – trong bài 29 Sinh học 9:
Tên bệnh
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài
1. Bệnh Đao
2. Bệnh Tơcnơ
3. Bệnh bạch tạng
4. Bệnh câm điếc bẩm sinh
- Ví dụ: Trình bày các thành phần của não bộ - bài 46 Sinh học 8:
 	?
	?
 Não bộ 	 ?
 ?
- Ví dụ về lưới thức ăn - trong bài 50 Sinh học 9:
 b c 
 a e f d
 g 
2.17.Dạng sơ đồ lai.
- Ví dụ: Sơ đồ lai
Sơ đồ lai: P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 	AA	 aa
 Gp: A a
 F1: Aa (100% hoa đỏ)
 2.2. Phương pháp và biện pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học “Sinh học THCS”
 2.2.1. Sử dụng sơ đồ để hình thành kiến thức mới.
Trong nội dung này cần dùng sơ đồ để giới thiệu những kiến thức mới làm cho học sinh nắm được, ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc và có thể sử dụng kiến thức đó vào giải thích các hiện tượng di truyền trong thực tiễn. Mặt khác học sinh phải biết gắn kết kiến thức vừa học với kiến thức đã học ở các bài trước, vì vậy giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy và trình độ học sinh để sử dụng phương pháp dạy học cho có hiệu quả.
Ở nội dung này ta có thể sử dụng sơ đồ theo các cách.
 Cách 1: Đơn giản nhất là giáo viên lập sơ đồ lên bảng rồi dùng phương pháp giảng giải cho học sinh hiểu và nắm bắt kiến thức. Phương pháp này có thể dùng khi dạy những bài dầu tiên để học sinh làm quen với phương pháp sơ đồ hoá hoặc khi dạy với đối tượng học sinh trung bình.
Nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả không cao vì học sinh nắm kiến thức một cách máy móc không phát huy được tính sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh.
 - Ví dụ 1: Giáo viên giới thiệu sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường – bài 31 Sinh học 8.
 + GV giới thiệu môi trường ngoài và môi trường trong cơ thể.
 + GV yêu cầu học sinh trả lời lệnh trong sách giáo khoa: Vai trò của các hệ cơ quan đối với trao đổi chất.
Cơ thể
Hệ hô hấp
Hệ tiêu hóa
Môi trường ngoài
Môi trường trong
O2
Thức ăn, nước, muối khoáng
Hệ bài tiết
CO2
Phân
Nước tiểu, mồ hôi
 + GV hỏi: hệ bài tiết có vai trò gì trong sự trao đổi chất?
 - Ví dụ 2: khi dạy bản chất của nguyên phân: (Bài 9: NGUYÊN PHÂN)
 + Giáo viên giảng giải về bản chất của nguyên phân:
 Giữ nguyên bộ nhiễm sắc thể, nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra có 2n giống như tế bào mẹ..
 + Giáo viên kết hợp vẽ sơ đồ: 	
 	Nguyên phân	tế bào con 2 (2n) 
1 tế bào mẹ 
	(2n)	 1 lần	tế bào con 2 (2n)
 + Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu bản chất của nguyên phân.
 - Ví dụ 3: Khi dạy Khái niệm quần thể:
 + Giáo viên lấy ví dụ các cá thể cùng loài như chim, voi, trâu cừu…thường tạo thành đàn, ở thực vật như đồi cọ, rừng thông… Nếu các cá thể không sống chung với nhau sẽ gặp nhiều yếu tố bất lợi.
 + Giáo viên vẽ sơ đồ: 	a3
 Mts a2 a1
 + Sau đó giáo viên giải thích a1,a2,a3…là các cá thể của quần thể( a1,a2,a3 cùng loài), chúng cùng sống trong một môi trường tạo thành quần thể.
 + Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu khái niệm quần thể.
 Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời theo gợi ý và thầy trò cùng xây dựng sơ đồ. Với các câu trả lời của học sinh thầy có thể hình thành dần sơ đồ lên bảng. Phương pháp này có ưu điểm là phát huy được khả năng tự làm việc của học sinh, tạo cho học sinh những tình huống có vấn đề thông qua các câu hỏi hoặc các em suy nghĩ tìm tòi có thể vận dụng thực tiễn vào bài học, tạo cho các em cơ hội xây dựng bài khơi gợi trí tò mò và sự hứng thú học tập, học sinh dễ dàng tiếp thu và tiếp thu một cách tích cực khi thấy sơ đồ được hình thành dần dần trên bảng. Tuy nhiên đối với học sinh lớp 6 khi dùng phương pháp này cần phải hướng dẫn học sinh các móc xích trong sơ đồ để học sinh hiểu sơ đồ và tránh nhầm lẫn trong cách học.
 - Ví dụ 1: Cấu tạo tế bào thực vật.
 + Gv hỏi: Quan sát cấu tạo tế bào thực vật ở hình 7.4 trang 24 SGK Sinh học 6 hãy cho biết tế bào thực vật gồm những thành phần nào? Mỗi thành phần tế bào có chức năng gì?
 + Học sinh trả lời tế bào thực vật cấu tạo gồm 4 thành phần chính và nêu chức năng của từng thành phần và giáo viên nhận xét và lập sơ đồ:
 Vách tế bào quy định hình dạng của tế bào 
 Cấu tạo 
 tế bào Màng sinh chất bao bọc ngoài tế bào chất
 Tế bào chất chứa các bào quan
 Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
 - Ví dụ 2: Phần 1: Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức - trong bài 8 “Thủy tức” Sinh học 7:
 + Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình và đọc thông tin trong SGK để thảo luận các câu hỏi sau:
Nêu đặc điểm hình dáng bên ngoài của thủy tức
Thủy tức có những hình thức di chuyển nào?
+ Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả
+ Gv nhận xét và hình thành sơ đồ hóa
 Phần dưới là đế
 Hình trụ dài Phần trên là lổ miệng
 Hình dạng ngoài
 Cơ thể có đối xứng tỏa tròn
 Theo kiểu sâu đo
 Di chuyển
 Theo kiểu lộn đầu
 - Ví dụ 3: Tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú - Bài 11 Sinh học 8
 + Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mô hình bộ xương người và bộ xương thú và hình vẽ trong sách giáo khoa để thảo luận nhóm hoàn thành bảng sau: 	
Các phần so sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
- Tỉ lệ sọ/mặt
- Lồi cằm ở xương mặt
- Cột sống
- Lồng ngực
- Xương chậu
- Xương đùi
- Xương bàn chân
- Xương gót
 + Hãy nêu những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân.
+ Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả
+ Gv nhận xét câu trả lời của cá nhóm và đưa ra kết luận:
* Bảng so sánh:
Các phần so sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
- Tỉ lệ sọ/mặt
- Lồi cằm ở xương mặt
Lớn
Phát triển
Nhỏ 
Không có
- Cột sống
- Lồng ngực
Cong ở 4 chỗ
Nở sang 2 bên
Cong hình cung
Nở theo chiều lưng - bụng
- Xương chậu
- Xương đùi
- Xương bàn chân
- Xương gót
Nở rộng
Phát triển, khỏe
Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm
Lớn, phát triển về phía sau
Hẹp
Bình thường
Xương ngón dài, bàn chân phẳng
Nhỏ
 * Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân: đó là đặc điểm về cột sống, lồng ngực, sự phân hóa xương tay và chân, đặc điểm ở khớp tay và chân.
 - Ví dụ 4: khi dạy bài “ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ” ( bài 22 Sinh học 9)
Ở mục I - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì?
 + Sau tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu các dạng và rút ra khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
 + Giáo viên hỏi: Có mấy dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ? 
 + Học sinh : có 3 dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và kể tên; sau đó giáo viên giới thiệu thêm một dạng khác là chuyển đoạn và lập sơ đồ:
 Mất đoạn 
 Đột biến cấu trúc Lặp đoạn
 Nhiễm sắc thể Đảo đoạn
 Chuyển đoạn 
 - Ví dụ 5: Khi dạy bài “ Môi trường và các nhân tố sinh thái” ( bài 41- Sinh học 9)
 * Ở mục I “Môi trường sống của sinh vật”
 + Sau khi hình thành xong khái niệm môi trường.
 +Giáo viên hỏi: Có mấy loại môi trường ? 
 + Học sinh : có 4 loại môi trường chủ yếu và kể tên; sau đó giáo viên lập sơ đồ:
 Đất - không khí ( môi trường trên cạn) 
 Môi trường Nước
 Trong đất
 Sinh vật 
 * Ở mục II “ Các nhân tố sinh thái”
 + Giáo viên hỏi : Có mấy nhân tố sinh thái.
 + Học sinh: Có 2 nhóm: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
 + Giáo viên vẽ sơ đồ theo học sinh và hỏi tiếp: kể tên các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
 + Học sinh : Nhân tố vô sinh gồm: đất, nước, gió, mưa, nhiệt độ…
 Nhân tố hữu sinh gồm: Động thực vật( sinh vật) và con người.
 Đất 
Giáo viên hoàn thiện sơ đồ:
Nhân tố hữu sinh 
Các nhân tố sinh thái
Con người
 Thực vật
 Động vật
 Sinh vật
 Vi sinh vật 
 Ánh sáng…
 Nhiệt độ 
Nhân tố vô sinh
 Độ ẩm 
2.2.2. Sử dụng sơ đồ để củng cố hoàn thiện kiến thức.
Thông thường sau khi học xong một phần, một bài hay một chương giáo viên phải củng cố kiến thức cho học sinh để các em hiểu và nắm chắc kiến thức đã học một cách hệ thống. Như vậy học sinh sẽ dần hoàn thiện kiến thức trong nội dung chương trình. Trong chương trình “ Sinh học THCS” giáo viên cũng có thể củng cố hoàn thiện kiến thức cho học sinh bằng phương pháp sơ đồ hoá dạng bảng biểu, sơ đồ câm, sơ đồ điền khuyết.
 - Ví dụ 1: Trong Bài: Cấu tạo ngoài của thân – Sinh học 6
 + Sau khi học xong bài cấu tạo ngoài của thân, giáo viên sử dụng sơ đồ điền khuyết về “Các loại thân”.
Thân gỗ
Loại thân
?
Thân leo
?
Thân cột
?
?
Cỏ mần trầu
Leo bằng tua cuốn
? 
?
Cây mồng tơi
?
Cây rau má
 + Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành những chỗ còn trống trong sơ đồ trên.
 - Ví dụ 2: Sau khi học xong bài “Cấu tạo trong của chim bồ câu - Sinh học 7”, giáo viên yêu cầu học sinh so sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn theo bảng sau:
Các hệ cơ quan
Chim bồ câu
Thằn lằn
Tuần hoàn
Tiêu hóa
Hô hấp
Bài tiết
Sinh sản
 - Ví dụ 3: sau khi học xong bài thường biến giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập so sánh thường biến và đột biến theo bảng sau
Đặc điểm so sánh
Thường biến
Đột biến
- Cơ sở vật chất di truyền
- Tính di truyền
- Tính chất xuất hiện
- Vai trò đối với bản thân sinh vật
 - Ví dụ 4: sau khi học xong bài Quần xã giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập so sánh quần thể và quần xã theo bảng mẫu sau:
Đặc điểm so sánh
Quần thể
Quần xã
- Thành phần
- Mối quan hệ
- Tính chất
- Phạm vi phân bố
- Thời gian
Học sinh vận dụng các kiến thức đã học cùng thảo luận hoàn thành bài tập.
 2.2.3. Sử dụng sơ đồ để kiểm tra đánh giá.
Khi kiểm tra đánh giá giáo viên có thể sử dụng câu hỏi tự luận hoặc sơ đồ. 
 - Ví dụ 3: Khi dạy xong bài “Đông máu và nguyên tắc truyền máu- Sinh học 8” giáo viên yêu cầu học sinh đánh dấu mũi tên cho đúng để phán ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu và giải thích điều đó. 
O
A
B
AB
O
A
B
AB
 + Qua đó hãy cho biết khi truyền máu cần phải tuân thủ trên những nguyên tắc nào?
 - Ví dụ 4: khi học bài “ Cơ chế xác định giới tính – Sinh học 9” giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm bài tập sau:
 Điền thông tin đúng thay vào dấu ? để hoàn thiện sơ đồ xác định giới tính ở người
P : ♂(44A+ XY) x	 ♀ (44A+ XX)
Gp: ? ? 	?
 F:	 ? (con gái)	 ? (con trai)
 - Ví dụ 5: khi học bài “ Hệ sinh thái – Sinh học 9” giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm bài tập sau:
 (1) Điền vào dấu ? để hoàn thiện sơ đồ 
 Hệ sinh thái	
 ? ?	
 (2) Lập lưới thức ăn đơn giản ở ao hồ có dạng sau:
 (2) (5) 
 (3) (7) (8)
(6)	
Như vậy sau khi học sinh đã được làm quen với sơ đồ giáo viên có thể yêu cầu lập sơ đồ cho một khái niệm,quy luật, một quá trình hoặc một cơ chế nào đó.
Tóm lại trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp hài hoà giữa nhiều phương pháp, có thể sử dụng phương pháp sơ đồ hoá vào từng khâu, từng phần của tiết dạy nhằm tạo cho học sinh dể ghi nhớ, dễ dàng móc xích các kiến thức cũ và mới tạo thành một hệ thống kiến thức, đồng thời tạo cho học sinh sự hứng thú với môn học.
C. KẾT LUẬN
I. Kết quả nghiên cứu.
Sau một thời gian tôi áp dụng phương pháp sơ đồ hoá lồng ghép trong các tiết dạy ở Sinh học Trung học cơ sở và theo dõi sự thay đổi, tiến bộ của học sinh qua các bài kiểm tra miệng, kiểm tra từ 15 đến 45 phút. Đặc biệt các em đã hình thành được năng lực tự lập sơ đồ, có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trình độ lĩnh hội kiến thức ngày càng được nâng lên.
Kết quả cụ thể sau khi thực hiện nội dung này đối với học sinh tại trường PT DTNT Đông Giang sau hai năm học 2010 - 2011, 2011 – 2012: 2012-2013 như sau:
Năm học
Số lượng HS
 Giỏi
 Khá
Trung bình
 Yếu
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
2010-2011
(Khối 7-9)
185
30
16,2
99
53,5
41
22,2
15
8,1
2011-2012
(Khối 6-7-9)
239
67
28,0
117
49,0
47
19,7
8
3,3
2012-2013
(Khối 7-9)
194
59
30,4
112
57,7
21
10,8
2
1,1
II. Kiến nghị đề xuất.
Phương pháp này tôi đã thực hiện trong giảng dạy, qua quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, rèn cho học sinh khả năng độc lập nghiên cứu nắm vững các tri thức và sáng tạo hơn trong học tập. Vì vậy để phát huy hiệu quả của phương pháp này, tôi rất mong được các cấp lãnh đạo quan tâm hỗ trợ hơn nữa về thiết bị dạy học có tính ứng dụng công nghệ thông tin để chúng tôi có điều kiện học hỏi, xây dựng bài giảng hay hơn, cuốn hút học sinh hơn. Đối với giáo viên trẻ chúng tôi: nội dung chuyên môn, tính sáng tạo trong giảng dạy luôn được bản thân tự trau dồi, nhưng kinh nghiệm giảng dạy còn cần phải học hỏi nhiều ở các thầy cô giáo lâu năm, do đó tôi rất mong các cấp lãnh đạo tổ chức cho chúng tôi được trao đổi, được học hỏi về kinh nghiệm sử dụng các phương pháp giảng dạy nói chung, kinh nghiệm - nghệ thuật xây dựng các dạng sơ đồ khác sao cho không quá khó, có tính thẩm mĩ khoa học để học sinh dễ tiếp thu, lĩnh hội.
Khi viết sáng kiến này tôi đã được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên trong tố chuyên môn, đồng nghiệp nhưng không tránh khỏi có những sai sót. Rất mong sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Nguyên tắc xây dựng sơ đồ hóa của Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang
 2. Tài liệu về sơ đồ hóa trên các trạng mạng xaluan.com, News.com
 3. Sách giáo khoa Sinh 6, 7, 8, 9 của nhà xuất bản giáo dục.
 4.  Hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở (tái bản năm 2001)- NXB GD
 5. Giáo trình phương pháp nghiên cứu KHGD (XB 2004), NX

File đính kèm:

  • docskkn so do hoa trong day hoc sinh hoc thcs.doc
Giáo án liên quan