Đề tài Tích hợp các môn học âm nhạc, vật lí, hóa học, ngữ văn, công nghệ thực hiện dạy học Sinh học lớp 9 bài: Bệnh và tật di truyền ở người

Một số tật di truyền ở người.

* Mục tiêu : Trình bày được đặc điểm các tật di truyền

* Phương pháp: Các phương pháp dạy học được sử dụng: quan sát trực quan, phân tích, thảo luận nhóm, vấn đáp. Các kĩ thuật dạy học được áp dụng: động não, nhóm.

- Để học sinh hiểu khái niệm và đặc điểm một số tật di truyền ở người, GV đưa ra các thông tin, sự kiện, Video Converter, tranh ảnh về một số tật di truyền ở người để học sinh phân tích, đánh giá, nhận xét, rút ra kết luận.

 Mục này cần tích hợp các kiến thức về : Vật lý, Hóa học .

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tích hợp các môn học âm nhạc, vật lí, hóa học, ngữ văn, công nghệ thực hiện dạy học Sinh học lớp 9 bài: Bệnh và tật di truyền ở người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
HỒ SƠ DẠY HỌC:
Bài 29 Tiết 30 
Tuần: 15
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :HS
a/ Về kiến thức:
- Qua môn Âm nhạc bước đầu nhận thức được bệnh và tật di truyền thông qua bài hát “Chất độc màu da cam”.
- Thông qua các môn: Vật lý, Hóa học: Các em biết có những bệnh và tật di truyền nào, phân biệt được bệnh (bệnh Đao và bệnh Tơcnơ) và tật di truyền (Câm điếc và tật thừa, thiếu ngón ).
- Từ môn Ngữ văn và Môn Công nghệ: Nêu được: Nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
2. Kỹ năng: 
- Phát triển kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về một số bệnh và tật di truyền.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm - tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. 
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm. 
- Từ môn Âm nhạc thúc đẩy sự tìm tòi, khám phá tự học: thu thập, xử lí thông tin, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về một số bệnh và tật di truyền ở người với tư liệu và thông tin ở các môn như: Vật lý, Hóa học, Ngữ văn và Môn Công nghệ.
 3. Thái độ: HS: 
- Có ý thức  giữ gìn và bảo vệ môi trường, ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.  
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Các đột biến NST và đột biến gen gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người.
- Nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền và các dị tật bẩm sinh ở người. 
III. Chuẩn bị:
1/ Giaó viên:
 - Tranh ảnh.
   - Thông tin, tranh ảnh, video clip về về bệnh và tật di truyền người.
  - Phiếu câu hỏi cho hoạt động 2 và hoạt động 3.
       - Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
      + Phần cứng ( Máy tính kết nối mạng intrnet; Đĩa CD in sản phẩm đã đóng gói; Máy chiếu projecter)
      + Phần mềm (Tên phần mềm + số phiên bản)
- Total Video Converter
2/ Học sinh:
 - Nghiên cứu bài: “Bệnh và tật di truyền người”:
 + Thế nào là bệnh và tật di truyền ở người?.
 + Điểm khác nhau giữa bệnh nhân Đao, Tơcnơ, tật thừa, thiếu ngón đối với người bình thường?
 + Những nguyên nhân và biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Ktss	
2. Kiểm tra miệng : 
-GV: Nêu điểm khác nhau giữa đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng?. Kể tên một số tật và bệnh di truyền mà em biết? (10đ)
+ HS: - +Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen => cùng giới tính (2,5đ)
 + Đồng sinh khác trứng khác kiểu gen => cùng giới tính hoặc khác giới tính (2,5đ)
 - Bệnh và tật di truyền: Bệnh: bạch tạng, đao, ung thu máu; Tật: thừa ngón, thiếu ngón (5đ)
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 6’ Mở bài : Hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu kiến thức của bài 29. Để học tốt bài này thì đòi hỏi chúng ta vận dụng kiến thức của nhiều môn như: Âm nhạc, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học và Môn Công nghệ.. 
Hoạt động 2:15’ Một vài bệnh di truyền ở người.
* Mục tiêu : - Biết được bệnh và tật di truyền
Để giúp HS hình thành khái niệm bệnh và tật di truyền, GV cho HS nghe bài hát “Chất độc da cam” qua đó các em hình dung được phần nào các bệnh và tật di truyền mà những người bất hạnh phải mang là động lực hỗ trợ tin thần để các em xem Video Converter, quan sát tranh về bệnh và tật di truyền, sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm, kĩ thuật động não, tia chớp tìm tòi kiến thức, yêu cầu HS kết hợp nhớ lại các kiến thức đã học ở bài 23 Sinh học 9 “Đột biến số lượng nhiễm sắc thể” và các kiến thức đã học ở môn Hóa học, Vật lý, Ngữ văndo học sinh tự tìm hiểu để tìm tòi kiến thức.
- HS biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ, bạch tạng, câm điếc qua các đặc điểm hình thái.
* Phương pháp: Trực quan. Hợp tác trong nhóm nhỏ, Vấn đáp.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và môn Hóa học 9 về các chất: Thạch tín tên hóa học là asen, urani, sắt, thủy ngân, chì thuộc nhóm kim loại nặng và là một khống vật màu xám thép. Trong công nghiệp, nó được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, thủy tinh, thuốc rụng lá, thuốc pháo..., quan sát hình 29.1, 2, và đoạn video converter “Ảnh hưởng chất phóng xạ” thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
Tên bệnh
Đặc điểm
Biểu hiện
Bệnh đao
Bệnh tơcnơ
Bệnh bạch tạng
Bệnh câm điếc bẩm sinh
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình thảo luận nhóm trả lời.
- GV mời đại diện 1 nhóm treo bảng phụ lên bảng và nhận xét lẫn nhau về kết quả của nhóm.
- GV nhận xét, đưa ra chuẩn kiến thức.
- GV: dựa vào sơ đồ H23.2: Biết được cơ sở khoa học và nguyên nhân của một số bệnh ở người -> có thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước. Giáo dục sinh sản cho học sinh cùng tham gia tuyên truyền phụ nữ không sinh con quá 35 tuổi 
HĐ3: 15’ Một số tật di truyền ở người.
* Mục tiêu : Trình bày được đặc điểm các tật di truyền
* Phương pháp: Các phương pháp dạy học được sử dụng: quan sát trực quan, phân tích, thảo luận nhóm, vấn đáp. Các kĩ thuật dạy học được áp dụng: động não, nhóm.
- Để học sinh hiểu khái niệm và đặc điểm một số tật di truyền ở người, GV đưa ra các thông tin, sự kiện, Video Converter, tranh ảnhvề một số tật di truyền ở người để học sinh phân tích, đánh giá, nhận xét, rút ra kết luận.
       Mục này cần tích hợp các kiến thức về : Vật lý, Hóa học . 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 29.3 và đoạn video converter “Ảnh hưởng chất phóng xạ” và thông tin SGK kết hợp bài 23 “Bức xạ nhiệt” Vật lý 8: + Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ngay cả trong chân không.
+ Khả năng hấp thụ tia nhiệt cuả một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt và hỏi: trình bày các đặc điểm di truyền và biểu hiện của một số dị tật ở người?
- HS quan sát hình nêu được: tật khe hở môi hàm, tật mất ngón tay, ngón chân, tật bàn chân nhiều ngón
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV: giáo dục HS: đối với người có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Đặc biệt là giai đoạn phôi thai nếu người mẹ nghiện rượu, ma túy, hút thuốc hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc, hay bị nhiễm virut cúm, hoặc các chất phóng xạ thì khả năng sinh con ra sẽ bị tật bẩm do đó ở lứa tuổi học sinh chúng ta không hút thuốc lá và tuyên truyền  
HĐ4: 7’ Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
* Mục tiêu : Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất 1 số biện pháp hạn chế phát sinh chúng
* Phöông phaùp: Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng: quan sát, vấn đáp, động não, tia chớp 
        Để học sinh nêu được những nguyên nhân và đưa ra được các đề xuất cấp bách hiện nay hạn chế sự phát sinh các tật và bệnh di truyền, GV giúp HS đưa ra được nguyên nhân, đề xuất và suy nghĩ của mình (qua các tranh ảnh, thông tin, băng videoclip), thông qua đó các em giải quyết được những vấn đề trong bài học và thực tế đời sống, giáo dục học sinh cảm thông nỗi đau của những người mắc phải bệnh và tật di truyền từ đó bản thân tự ý thức và tuyên truyền người người chung tay tạo và bảo vệ môi trường trong sạch cho thế hệ hiện nay và thế hệ mai sau.
       Mục này cần tích hợp các kiến thức: Ngữ văn, Môn Công nghệ.. để hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
- GV: Chiếu hình bệnh nhân chất độc màu da cam, hình sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc lá yêu cầu HS quan sát kết hợp nghiên cứu thông tin SGK và cách sử dụng thuốc trừ sâu ở môn Công nghệ 7 bài 13 “Phòng trừ sâu bệnh hại và nhận biết một số loại thuốc trừ sâu bệnh hại” và bài 12 Ngữ văn 8 “Ôn dịch thuốc lá và bài Thông tin về trái đất năm 2000” Thuốc lá là một bệnh dịch nguy.hiểm.. - Thuốc lá - (mày) là đồ ôn dịch, Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá?..Tác giả mượn lời của Trần Hưng Đạo nhằm gây ấn tượng mạnh, làm nổi bật vấn đề chống thuốc lá như chống giặc ngoại xâm...Dâu ví như sức khoẻ con người - Tằm ví như khói thuốc lá ...và hỏi:
 + Các bệnh và tật di truyền phát sinh do nhưng nguyên nhân nào? 
 + Hãy nêu đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền?
- HS nghiên cứu thông tin, trả lời được: do tự nhiên và do con người
- GV: nhận xét và hỏi HS: chứng kiến những hình ảnh đó bản thân các em có suy nghĩ gì? 
- HS trả lời, rút ra kết luận.
- GV: giáo dục HS dùng những hành động thiết thực đấu tranh chống vũ khí hạt nhân và tạo môi trường trong sạch cho thế hệ hiện nay và thế hệ mai sau. 
I/ Một vài bệnh di truyền ở người.
- Bệnh di truyền: là các rối loạn sinh lí bẩm sinh.
1/ Bệnh Đao.
- Do đột biến cặp NST số 21 ở người.
- Biểu hiện: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, mắt 1 mí, tay ngắn
2/ Bệnh tơcnơ (ox):
- Đột biến NST số 23 (1 NST).
- Biểu hiện: nữ, lùn, cổ ngắn
3/ Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh.
- Do đột biến gen lặn.
- Biểu hiện:
+ Bạch tạng: da, tóc trắng, mắt hồng.
+ Câm điếc bẩm sinh.
II/ Một số tật di truyền ở người- - Tật di truyền: là các khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh.
- Đột biến gen và đột biến NST gây ra các dị tật bẩm sinh ở người.
III/ Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền.
- Hạn chế hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng hợp lí các thuốc bảo vệ thực vật.
- Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân.
- Hạn chế kết hôn với những người có nguy cơ mang gen gây bệnh, tật di truyền.
4. Tổng kết 
- GV: Tổ chức trò chơi cho HS xem hình đóan bệnh và tật di truyền.
- HS: Bệnh: Đao, Tơcnơ; Tật: thừa ngón, thiếu ngón
- GV: Những biện pháp nào hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền?
- HS: +Hạn chế hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
 +Sử dụng hợp lí các thuốc bảo vệ thực vật.
 +Đấu trang chống sản xuất, sử dụng vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân.
 +Hạn chế kết hôn với những người có nguy cơ mang gen gây bệnh, tật di truyền.
- Sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát nội dung bài học
 - Đọc phần “Em có biết”
5. Hướng dẫn học tập:
- Đọc thêm phần “Em có biết”
- Học thuộc bài và trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk/ 85
+ Những biện pháp nào hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền?
+ Tìm một số ví dụ về bệnh và tật di truyền ở người?
- Xem bài “Di truyền học với con người” trả lời các câu hỏi sau:
+ Tìm hiểu luật hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình
+ Nghiên cứu bảng 30.1,30.2 sgk/ 87 
+ Tìm hiểu hậu quả do ô nhiễm môi trường.
+ Di truyền y học tư vấn có những chức năng gì?
+ Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?
V. Phụ lục:
- Phiếu học tập: so sánh đặc điểm biểu hiện của các bệnh di truyền
- Đoạn video converter bài hát chất độc da cam và ảnh hưởng chất phóng xạ
- Sơ đồ tư duy: “Bệnh và tật di truyền” 
VI. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • docKE HOACH BAI HOC - SINH 9 BAI 29 BENH VA TAT DI TRUYEN O NGUOI.doc
  • docPhụ lục II,III TICH HOP.doc