Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dụng học tập môn Toán có hiệu quả cho học sinh lớp Một

1. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

- Điều kiện: Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc của mình. Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc học tập của mình.

- Thời gian: Năm học 2016-2017

- Đối tượng áp dựng sáng kiến: Học sinh lớp 1C

2

2. Nội dung sáng kiến

Với việc tìm hiểu sách giáo khoa mới có các kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của trẻ( ước tính kênh hình nhiều gấp đôi kênh chữ và số).

- Trường đã có 01 bộ máy chiếu đa năng và 01 phòng gồm 15 máy vi tính.

- Nhà trường tạo điều kiện mua sắm đồ dùng cần thiết cho giảng dạy. - Mỗi lớp Một đều được trang bị 01 bộ đồ dừng dạy học Toán.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dụng học tập môn Toán có hiệu quả cho học sinh lớp Một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ở từng bài dạy phải chọn như thế nào? đưa ra lúc nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao? Điều đó bắt buộc chứng ta phải tìm hiểu, xác định và lựa chọn cách nào cho phù hợp nhất.
Sáng kiến “Sử dụng đồ dùng học tập môn Toán có hiệu quả cho học sinh lớp Một ” đã tạo hứng thú các em muốn học tập môn toán được tốt hơn.
Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Ở cấp tiểu học, môn học nào cũng có một vị trí tầm quan ừọng riêng của nó. Song đặc biệt môn Toán không thể thiếu là phương tiện để con người tính toán, học hỏi nâng cao trình độ phục vụ ừong lao động và nghiên cứu khoa học.
Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Áp dụng, mở rộng: áp dụng ừong tất cả các lớp 1 đại trà
3
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kỉến
Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Toán là chúng ta đã trao cho các em chia khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời về cách tính toán. Một trong những hạnh phúc lán nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc và tính toán. Nhất là đối với các em lớp 1 chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập là chủ đạo thì việc tính toán là cả một thế giới mới mở ra trước mắt các em. vấn đề tìm ra những biện pháp dạy cho các em sử dụng đồ dùng học tập môn Toán có hiệu quả, giúp học sinh ở tiểu học nói chung ở lớp 1 nói riêng tính toán nhanh và chuẩn xác là vấn đề đáng quan tâm. Thực tế đã là giáo viên giảng dạy lớp 1 tôi thấy việc tính toán có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc tiểu học, nhất là đối với học sinh lớp 1 các em được học các chữ số đầu tiên. Sau này các em có tính đúng hay không cũng là ở ngay lớp 1. Nếu ở lớp 1 mà không nhận biết đọc, viết và tính đúng thì lên lớp trên lại càng khó có thể làm toán được. Các em lớp Một cũng như những cây non, muốn trở thành các cây vững chắc sau này thì phải được uốn nắn kịp thời ngay từ những buổi đầu học Toán. Vậy giáo viên lớp Một chính là người đặt nền móng cho các em sau này. Để cho các học tốt môn Toán, trong những năm gần đây trường học đã đầu tư cho các lớp rất nhiều đồ dùng dạy học trong đó có đồ dùng môn Toán. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng việc nhận thức môn Toán còn hạn chế. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Toán nói riêng và các môn học khác nói chung. Trước tĩnh hình thực tế như vậy vấn đề đặt ra là người giáo viên càng phải có những phương pháp như thế nào? Đó là việc làm hết sức quan trọng đối với người giáo viên dạy Tiểu học hiện nay. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy Toán tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng đồ dùng học tập môn Toán có hiệu quả cho học sinh lóp Một"
Cơ sở lí luận của vấn đề
Toán là môn học quan trọng trong các môn học ở Tiểu học. Môn toán với nhiệm vụ hình thành cho học sinh kĩ nãng tính toán.
4
Một trong những vấn đề mà giáo viên cần quan tâm hơn cả là việc sử dung đồ dùng học tập môn toán sao có hiệu quả cho các em. vấn đề này lâu nay vẫn được nhiều thầy cô giáo đề cập tới, góp nhiều công sức để thay đổi phương pháp giảng dạy. Tuy vậy học sinh vẫn tính sai. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học môn Toán nói riêng, các môn học khác nói chung, vấn đề đặt ra cần làm ngay, làm thường xuyên là mỗi giáo viên cần đặt ra yêu cầu cao đối với bản thân mình về sự mẫu mực, tận tâm, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ, thể hiện khi giảng bài cho phù hợp với lứa tuồi. Bởi thế đòi hỏi người thầy phải không ngừng rèn luyện, học tập nghiên cứu để có trình độ chuyên môn sâu, tay nghề sư phạm cao để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo người lao động mới. Đó là trách nhiệm của cả cộng đồng, song vai trò trách nhiệm của người giáo viên chiếm vai trò quan trọng, nhất là ở bậc tiểu học.
Thu*c trang của vấn đề:
Thực trạng học Toán của học sinh lớp 1 hiện nay:
Trong thực tế hiện nay, ngay từ khi học Mầm non các em học sinh đã được tiếp xúc làm quen vái các chữ số, một số gia đình quan tâm đến con cái cũng đã dạy các em nhận biết các chữ số ... nên nhìn chung học sinh tiểu học ngay từ đầu lớp 1 đã nhận được một số chữ số và viết được. Sách giáo khoa mới có các kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của trẻ( ước tính kênh hình nhiều gấp đôi kênh chữ và số). Trường đã có 01 bộ máy chiếu đa năng và 01 phòng gồm 15 máy vi tính. Nhà trường tạo điều kiện mua sắm đồ dùng cần thiết cho giảng dạy. Mỗi lớp Một đều được trang bị 01 bộ đồ dùng dạy học Toán. Có hệ thống bảng chống loá, bảng phụ, chữ viết của giáo viên rõ ràng, cẩn thận, ừình bày trên bảng một cách khoa học. Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán, Trường đã động viên giáo viên tự làm đồ dùng thi sử dụng đồ dùng cấp trường. Chương ừình toán hiện nay có cấu trúc đồng tâm, lôgic, thuật ngữ Toán học chính xác, rõ ràng, phù hợp với tư duy ừẻ. Vì vậy học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới và áp dụng để làm bài tập
Nguyên nhân:
Do nội dung dạy Toán mang tính trừu tượng. Do sự nhận thức của học sinh lớp Một không đồng đều. Một số giáo viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc
5
sử dụng trực quan hoặc còn ngại sử dụng đồ dùng. Đồ dùng dạy học môn Toán Một được trang bị nhiều nhưng chưa phù hợp với từng bài dạy, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Khi sử dụng trực quan trong dạy học toán lớp Một cụ thể ở từng bài dạy phải chọn như thế nào? đưa ra lúc nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao? Điều đó bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu, xác định và lựa chọn cách nào cho phù hợp nhất?
Khảo sát chất lượng Toán của học sinh:
Từ những thực trạng và nguyên nhân trên, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành trắc nghiệm ở lớp 1C của tôi.
- Mục đích: Tìm hiểu khả năng tiếp thu của học sinh khi dạy bài mới.
Không sử dụng trực quan:
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7 - 8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
28
4 = 14,3%
8 -28,6%
12 - 42,8%
4 - 14,3%
Với kêt quả thu được như trên, tôi nhận thây học sinh chưa thích học môn Toán,
giờ dạy tẻ nhạt, học sinh gò bó, kết quả đạt thấp. Có sử dụng trực quan nhưng chưa
chú trọng. Khi dạy bài mới, việc sử dụng trực quan đã có song chưa được chú
trọng, tôi thấy học sinh đã thích học môn Toán nhưng kết quả chưa cao. Điều đó
chứng tỏ rằng bản thân các em cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên, tự mình sử
dụng trực quan để tìm ra kiến thức và củng cố kiến thức. Muốn nâng cao chất
lượng dạy học, làm thế nào để học sinh tiếp thu bài tốt mà không nặng nề đối với
học sinh? Tôi tháy việc sử dụng trực quan trong giờ dạy học Toán cần phải có sự
chuẩn bị nỗ lực của cả thày và ừò, có biện pháp, phương pháp sử dụng hợp lý thì
mới đạt được hiệu quả.
Mục tiêu dạy học môn toán ở lớp 1:
Dạy học Toán 1 nhằm giúp học sinh:
1. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm; về các
số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi
100: về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm; về tuần lễ và ngày ừong tuần; về
đọc giờ đúng ừên mặt đồng hồ; về một số hình hình học( đoạn thẳng, điểm, hình
vuông, hình tam giác, hĩnh tròn); về bài toán có lời văn,...
6
Hình thành về rèn luyện các kĩ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng( với các số đo là số tự nhiên ừong phạm vi 20cm); nhận biết hình vuông, hình tam giác, hinh tròn, đoạn thẳng, điểm; vẽ đoạn thẳng có độ dài đến lOcm; giải một số dạng toán đon về cộng, trừ: bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập dượt so sánh, phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú ừong học tập Toán là cơ sở để học tập các môn học khác.
Định hướng củâ đổi mới phương pháp dạy toán ở lớp 1:
Chuyển từ cách dạy học thụ động( giáo viên giảng, làm mẫu theo tài liệu có sẵn, học sinh lắng nghe rồi làm theo) sang cách dạy học chủ động, tích cực, sáng tạo, giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh; học sinh tham gia tích cực và các hoạt động phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, có kĩ năng thực hành và ứng dụng kiến thức toán học trong học tập và ừong đời sống.
Hoạt động học tập phải phù hợp với khả năng nhận thức, trình độ tiếng Việt và hứng thú của học sinh ở lứa tuổi lớp 1. Do đó trong quá ừình tổ chức và thực hiện các hoạt động học tập, giáo viên cần giúp học sinh tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, có các kĩ năng thực hành và ứng dụng kiến thức toán học vào trong đời sống. IIL Sử dụng hợp lý các hình minh hoạ và các đồ dùng dạy học toán là thiết thực góp phần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy toán ở lớp Một:
Do đặc điểm về tâm lý và trình độ học tập của học sinh ở mỗi lớp, việc sử dụng loại hỉnh minh hoạ nào hoặc loại hình dạy học nào, với mức độ trực quan nào đều được cân nhắc kĩ lưỡng, cần phải căn cứ vào đối tượng học sinh cụ thể để lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học sao cho có thẻ hỗ trợ hcọ sinh đạt được các mục tiêu cơ bản của bài học. đối với các hình minh hoạ và đồ dùng dạy học ở lớp Một, giáo viên cũng phải sử dụng đúng mức, không được coi nhẹ nhưng cũng phải tránh
7
“ lạm dụng”. Vì vậy giáo viên nên tìm hiểu kĩ, cân nhắc sử dụng hình minh hoạ, các đồ dùng dạy học ở mỗi dạng bài, ở mỗi giai đoạn học tập.
IV. Một số biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao chất lượng dạy và học môn toán:
1. Có các phương tiện trực quan phù họp với từng giai đoạn học tập của học sinh Ở lớp Một, các đồ dùng học toán là các vật thực (bông hoa, lá cây, quả cà chua,...), các tranh ảnh về các vật gần gũi với học sinh( cây, hoa, lá,...) các mô hình, vật tượng trưng (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, chấm ưòn, que tính,...). Mỗi học sinh lớp 1 đều được trang bị một bộ đồ dùng học toán. Ngoài ra sách giáo khoa còn có các kênh hình rất đẹp, màu sắc phong phú gây hứng thú cho học sinh. Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ các đồ dùng học toán ở lóp Một Giáo viên nên tổ chức, hưóng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học tập, học sinh phải huy động mọi giác quan( tay cầm, mắt nhìn, tai nghe, ...)và đặc biệt là phải hoạt động trên các đồ dùng học tập đó để nhận biết, tìm tòi, củng cố kiến thức mới.
* Ví dụ 1: Ở lớp 1, khi dạy bài: “ Các số 1,2, 3” thầy cùng trò cần có các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại. Chẳng hạn: 3 bông hoa, 3 hình vuông, 3 con bướm, 3 hình tròn,..., 3 tờ bìa. Trên mỗi tờ bìa viết sẵn một trong các số 1, 2, 3; 1 chấm ừòn, 2 chấm tròn, 3 chấm tròn. Giáo viên cần giới thiệu từng số 1(2, 3) theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các nhóm chỉ có một phần tử( từ cụ thể đến trừu tượng, khái quát), chẳng hạn: bức ảnh(mô hình) có một con hươu,... tờ bìa vẽ một chấm tròn, bàn tính có một con tính,... Mỗi lần cho học sinh quan sát một nhóm đồ vật, học sinh nêu, chẳng hạn: học sinh chỉ vào bức tranh và nói: “ Có một bạn gái, có một con chim, có một chấm ừòn,...”
Bước 2: Học sinh quan sát
Giáo viên hỏi: Có mấy con chim?
Có một con chim, Hỏi: Có mấy bạn gái?
Có một bạn gái. Hỏi: Tờ bìa vẽ mấy chấm tròn?
Tờ bìa vẽ một chấm tròn.
Học sinh nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng một
8
Sau đó giáo viên chốt( chỉ vào từng nhóm đồ vật và nói): Một con chim bồ câu, một bạn gái, một chấm tròn, một con tính,... đều có số lượng là một. Ta dùng số một để chỉ số lượng mỗi nhóm đồ vật đó; số một viết bằng chữ số một, viết như sau:
Giáo viên viết mẫu: 1
“ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ số 1 in, chữ số 1 viết, học sinh chỉ vào từng chữ số và đều đọc là: Một - Giới thiệu số 2, số 3 tương tự như giới thiệu số 1.
Bước 3: Học sinh chỉ vào hình vẽ các cột hình lập phương để đếm xem có bao nhiêu hình, rồi đếm từ 1 ~> 3, ( một, hai, ba) rồi đọc ngược lại( ba, hai, một).
* Ví dụ 2: Khi dạy bài: “ Các số 1, 2, 3, 4, 5”
Mục tiêu: Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 4 và số 5. Biết đọc, viết các số 4, 5. Biết đếm từ 1—> 5 và đọc các số từ 5—> 1. Nhận biết số lượng câc nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật và thứ tự của mỗi số ừong dãy số 1, 2, 3, 4, 5." Chuẩn bị đồ dùng:
+ Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại. Mỗi chữ số 1, 2, 3, 4, 5 cần viết trên một tờ bìa.
+ Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán. Ngoài việc kiểm tra bài cũ, sang bài mới giáo viên cần: . Giới thiệu từng số 4, 5.. Tương tự giới thiệu số 1, 2, 3. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, ghi số đồ vật trong tranh đếm được vào ô trống.
Có 1 ngôi nhà, 2 ô tô, 3 con ngựa. Giáo viên treo ứanh Học sinh quan sát tranh và trả lời Hỏi: Có bao nhiêu bạn đang cười?
Có 4 bạn. Hỏi: Có bao nhiêu cái kèn?
Có 4 cái kèn. Hỏi: Có bao nhiêu chấm tròn?
Có 4 chấm ừòn. Hỏi: Có bao nhiêu que tính?
Có 4 que tính.
Giáo viên chỉ từng ừanh và nói: Có 4 bạn, 4 cái kèn, 4 chấm ừòn, 4 que tính, đều có số lượng là 4. Ta dùng số 4 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó; số bốn viết bằng chữ số bốn: viết như sau:
Giáo viên ghi: 4
9
Học sinh quan sát chữ số 4 in, chữ số 4 viết. Học sinh chỉ vào từng chữ số 4 và đều đọc là: Bốn - Bằng đồ dùng trực quan, các em nhận ra các nhóm đồ vật có số lượng là 4. Tiếp đó học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa Toán 1/ trang 14 tương tự giới thiệu số 4; bằng ừực quan giáo viên giới thiệu số 5.
Đếm số ô vuồng trong từng cột( từ trái sang phải hình 1, 3 rồi nêu số ô vuông).
Học sinh chỉ vào các số viết dưới dạng cột các ô vuông và đọc:
+ Một, hai, ba, bốn, năm.
+ Năm, bốn, ba, hai, một.
Học sinh viết số còn thiếu vào ô tróng của hai nhóm ô vuông dòng dưới, rồi đọc các số ghi trong từng nhóm ô vuông.
Học sinh được củng cố các kiến thức về số 4( 5) bằng hệ thống bài tập thực hành. Bài 1/15 SGK . Học sinh đọc yêu cầu của bài: Viết số . Giáo viên hướng dẫn quy trình viết số 4, 5 . Giáo viên viết mẫu, học sinh quan sát, học sinh viết bảng con. Bài 2/15 SGK
* Thực hành nhận biết số lượng
Nhìn vào hình vẽ rõ ràng, đẹp trong sách giáo khoa, học sinh có thể ghi ngay số ứng với hình vẽ mà các em đếm được. (Học sinh quan sát từng hình, đếm từng nhóm đồ vật rồi ghi kết quả đếm được vào ô trống). Hỏi: Có bao nhiêu quả táo?
Có 5 quả táo, ghi ô trống (5 )
Dưới tranh nhóm cây dừa ghi số mấy?
Ghi số 3 vì em đếm được 3 cây dừa
Hãy ghi số đồ vật em đếm được vào ô trống của từng hình.
ô tô ghi 5 “ áo ghi 2
Quả cà ghi 1
“ Chậu hoa ghi 4 => Tại sao ở hình 3 em lại ghi số 5?
Vì em đếm được 5 cái ô tô
Ở hình 4 em điền sổ mấy?
Em ghi số 2 vì có 2 chiếc áo. Bằng hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh quan sát tranh trả lời để các em khắc sâu kiến thức bằng trực quan.
10
Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng hơn
* Ví dụ 3: Chẳng hạn khi dạy bài số 6, giáo viên cần xác định rõ:
+ Mục tiêu:
Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 6. Biết đọc, viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6, vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
Xác định được mục tiêu chính của bài rồi, giáo viên cần:
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại.
Sáu miếng bìa nhỏ, viết các chữ số từ 1 đến 6 trên từng miếng bìa.
Sách giáo khoa, que tính, bộ đồ dùng học toán.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh Hỏi: Trong tranh có mấy bạn đang chơi?
Có 5 bạn đang chơi.
Thêm mấy bạn đang đi tới?
Thêm một bạn đi tới.
“ Tất cả có mấy bạn?
5 bạn thêm 1 bạn là 6 bạn. Tất cả có 6 bạn.
" HS nhắc lại: có 6 bạn. Qua việc sử dụng trực quan là tranh vẽ, học sinh hình thành số 6( là 5 thêm 1)
Học sinh lấy 5 hình tròn, lấy thêm 1 hình ừòn,
Học sinh thực hiện và nói: năm hình tròn thêm một hình tròn là sáu hình tròn.
Học sinh được trực tiếp sử dụng đồ dùng trực quan để khắc sâu kiến thức.
Học sinh quan sát tranh vẽ sách giáo khoa.
Năm chấm ừòn thêm một chấm tròn là sáu chấm tròn.
Năm con tính thêm một con tính là sáu con tính.
Giáo viên chỉ vào các tranh vẽ, các nhóm đồ vật.
Có sáu bạn, sáu chấm tròn, sáu con tính. => Tất cả các tranh vẽ, các nhóm đồ vật đều có số lượng là sáu.
11
Bước 2: Giáo viên giới thiệu: chữ số 6 in, chữ số 6 viết.
Giáo viên viét mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
Học sinh đọc: Sáu.
Học sinh viết bảng con: 6 Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6:
Học sinh được thực hành trên trực quan để củng cố, khắc sâu kiến thức. Học sinh dùng que tính đếm xuôi, ngược. Sau đó học sinh đếm buông( không dùng que tính đếm). Học sinh nhìn vào dãy số nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6; số 6 đứng liền sau số 5.
Như vậy, việc sử dụng trực quan trong việc hình thành số 6 được tiến hành theo từng giai đoạn, phù hợp với sự phát triển trí tuệ của trẻ được nâng dần lên ở từng mức độ cụ thể( trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng), tránh dùng trực quan không cần thiết.
Không lạm dụng phưcmg pháp trực quan: Phương pháp trực quan hỗ trợ cho học sinh nắm vững kiến thức mới và hỗ trợ cho sự phát triển tư duy trừu tượng của học sinh. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng lúc, không đúng mức độ, không nâng cao dần mức độ trừu tượng thì sẽ lạm dụng phương pháp trực quan, do đó sẽ hạn chế khả năng phát triển của học sinh, tạo đỉèu kiện cho học sinh ngại suy nghĩ, ngại sử dụng trí tưởng tượng, làm việc máy móc, thiếu linh hoạt.
* Ví dụ 4: Khi dạy bài “ Phép cộng trong phạm vi 7”.
+ Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng. Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7. Biết làm tính cộng trong phạm vi 7.
+ Đồ dùng: Sử dụng đồ dùng học toán lớp một. Bằng đồ dùng trực quan( que tính, hình vuông, hình tròn, hình tam giác) hướng dẫn cho học sinh lập và ghi nhớ bảng cộng. + Phép cộng: 6 + 1= 7 và 1+6-7
Bước 1: Học sinh quan sát hình vẽ nêu thành vấn đề cần giải quyết “ Có 6 hình tam giác, thêm 1 hình tam giác nữa. Hỏi tắt cả có mấy hình tam giác?”.
Giáo viên chốt.
Bước 2: Giáo viên chỉ vào hình vẽ và nêu: “ Sáu cộng một bằng mấy?”
“Sáu cộng một bằng bảy”. Giáo viên ghi: 6 + 1=7- Đọc: “Sáu cộng một bằng
12
bảy”. Học sinh đọc lại, học sinh tự điền kết quả (7) vào phép tính.
Bước 3: Giáo viên nêu: “ Một cộng sáu bằng mấy?” (Bảy)
Giáo viên ghi: 1 +6 = 7. Học sinh đọc cả hai phép tính.
Học sinh nhận xét: “ Lấy 1 cộng 6 cũng như lấy 6 cộng 1”
+ Phép cộng: 5 + 2 = 7 và2+ 5 = 7
4 + 3 = 7 và 3+4 = 7 theo 3 bước tương tự như với 6 + 1 = 7 và 1+6 = 7 + Học sinh quan sát ừanh hình vuông, chấm tròn, tự nêu bài toán và ghi phép tính. + Sau khi bằng đồ đùng trực quan, học sinh đã lập được công thức cộng trong phạm vi 7 rồi, yêu cầu học sinh đọc và học thuộc.
+ Giáo viên xoá bảng, học sinh nhớ và đọc thuộc lại phép cộng trong phạm vi 7, vận dụng bảng cộng vừa được học vào việc thực hành các phép tính trong bài tập thực hành. Trong khi làm bài tập, học sinh không càn sử dụng các mẫu vật( que tính, hình ừòn, hình vuông,...) mà ghi nhớ việc lập bảng cộng để thực hiện các bài tập, ghi ngay kết quả phép tính.
Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học đặc biệt là sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại:
* Ví dụ 5: Tiết 81" Bài toán có lời văn Khi sử dụng ĐDDH( bằng giáo án điện tử) tôi đã sử dụng hình ảnh động cho mỗi bài:
Bài 1: Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa đang đi tới.
Bài 2: Có 5 con thỏ, thêm 4 con thỏ đang chạy tới.
Bài 3: Minh hoạ cho đàn gà tôi đã thêm âm thanh của gà con.
Bài 4: Hình ảnh 4 con chim đậu ừên cành, có 2 con chim nữa bay đến... Qua các hiình ảnh minh hoạ cho bài học này, tôi thấy bài học rất sinh động, học sinh hào hứng say mê kiến thức mới, nắm bài tốt học
Tiết 81: Bài toán có lời văn
ĩ. Mục tỉêu: Giúp học sinh bước đầu nhận biết bài toán có lời văn thường có:
Các số( gắn với các thông tin đã biết)
Câu hỏi( chỉ thông tin cần tìm)
II. Đồ dùng dạy học :
Các tranh vẽ, hình vẽ giống SGK/ 15, 16.
13
Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: Viết phép tính thích hợp.
- HS thực hiện bảng con. HS có thể viết: 6 + 2 = 8 hoặc 2 + 6 = 8 --> Vì sao em điền được phép tính này?
Bài mới
Giới thiệu bài: Giới thiệu bài toán:
Bài 1 : Nêu yêu cầu - 2" 3 HS
Đọc thầm bài toán. Đọc bài toán . Muốn viét số thích họp vào chỗ chấm cần quan sát hình ảnh?
+ Có mấy bạn đang đứng? (Có 1 bạn đang đứng.)
+ Thêm mấy bạn chạy tới? (Thêm 3 bạn chạy tới.)
HS thực hiện bài 1 vào sách. Đọc bài toán em vừa điền số. HS đọc. => Đây là bài toán có lời văn. Bài toán cho biết gì? HS tự nêu. Bài toán hỏi gì? — > Vậ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_hoc_tap_mon_toan_co_hi.doc