Sáng kiến kinh nghiệm Sử 9 - Sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm.

4) Muốn phương pháp dạy học thảo luân nhóm có hiệu quả tốt, cần có những điều kiện thiết yếu sau:

 - Các thành viên trong nhóm đều hiểu biết công việc của nhóm và của bản thân; cùng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau và có trách nhiệm chung với công việc chung

 - Chọn kiểu nhóm phù hợp với yêu cầu thảo luận

 - Mọi thành viên tích cực tham gia hoạt động nhóm và sẵn sàng đưa ra các ý kiến của mình, cùng tranh luận, trao đổi một cách thoải mái trước khi đi đến thống nhất ý kiến chung của toàn nhóm, tránh trường hợp chỉ có trưởng nhóm và thư ký hoạt động

 5) Vai trò của giáo viên trong dạy học lich sử thảo luận nhóm

 * Thứ nhất: Lập kế hoạch bài dạy: Để tổ chức một tiết dạy học lịch sử thảo luận nhóm, giáo viên cần lập kế hoạch bài dạy một cách kỹ càng, chu đáo. Ngoài việc xác định mục tiêu cụ thể, lập kế hoạch hoạt động của thầy và trò, giáo viên cần:

- Dự kiến: + Cách chia nhóm vì chọn kiểu nhóm, số lượng nhóm.

 + Nhiệm vụ sẽ giao cho các nhóm hoạt động, các nhóm giải quyết một nhiệm vụ hay mỗi nhóm giải quyết một nhiệm vụ khác.

 + Thời gian cho các hoạt động

 + Thời gian cho các nhóm trình bày ( Nếu có)

 + Các tình huống xảy ra và khả năng giải quyết các vấn đề thảo luận của học sinh.

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử 9 - Sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết,từng chương, từng phần.
- Do giáo viên còn lúng túng trong phương pháp áp dụng, không định hình rõ nên sử dụng phương pháp này trong từng dạng bài nào, áp dụng máy móc, nội dung câu hỏi chưa thành thạo
- Trong quá trình giảng dạy có một số tiết dung lượng kiến thức quá nhiều ( Đặc biệt là phần lịch sử Việt Nam ở khối 8, khói 9) Sợ không hết bài nên nhiều giáo viên thường lướt qua câu hỏi thảo luận nhóm hoặc không sử dụng
- Dập khuôn một hình thức thảo luận nhóm mà chưa có sự đầu tư (Về thời gian, kinh tế...) Dẫn đến tiết dạy nhàm chán, kết quả không cao.
 Chúng ta thấy với những nguyên nhân nói trên làm cho việc dạy học lịch sử sử dụng phương pháp thảo luận nhóm gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao và đặc biệt không lôi cuốn được học sinh tham gia vào quá trình học.
 Trước yêucầu thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực của nghành giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng, trước tầm quan trong, ý nghĩa của việc sử dụngphương pháp thảo luận nhóm để dạy tốt bộ môn lịch sử trong nhà trường THCS và trước thực trạng hiện nay. Là giáo viên được đào tạo chuyên môn Văn – Sử, tại trường THCS Hải Yến tôi được phân công giảng dạy bộ môn lịch sử. Để từng bài, từng tiết dạy đạt kết quả cao bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, thử nghiệm,trao đổi cùng đồng nghiệp trong tổ, trong trường cùng với nghiên cứu tài liệu và đặc biệt là tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên và Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn lịch sử.
 Sau một thời gian tìm tòi suy nghĩ, nghiên cứu và thử nghiệm tôi quyết định chọn đề tài này: Sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm. Vì điều kiện năng lực còn hạn chế, chắc chắn đề tài này còn nhiều thiếu sót rất mong được các đồng nghiệp góp ý chân thành để đề tài này được ứng dụng vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn.
 Do thời gian và khuôn khổ của đề tài có hạn, tôi chỉ áp dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm với các kiểu bài: Cung cấp kiến thức mới , ôn tập chương, làm bài tập lịch sử ,quan sát tranh ảnh và lược đồ. Tôi hi vọng đề tài này sẽ góp phần vào công việc nâng cao năng lực của giảng dạy của giáo viên dạy học lịch sử ở trường THCS , của bộ môn lịch sử, hoàn thành mục tiêu mà môn học đề ra là học sinh được tích cực, lôi cuốn vào các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức bắng chính khả năng của mình với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Từ đó các em yêu thích và hăng say học bộ môn lịch sử, tìm tòi khám phá cái mới. Trên cơ sở đó giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, con người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại qua nhiều thế hệ, tạo cho học sinh có năng lực tư duy biết tìm tòi suy nghĩ được tự do thể hiện suy nghĩ của mình, thông qua phương pháp thảo luận nhóm ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học được năng lực của mình lên một trình độ mới.Nhờ phương pháp dạy học thảo luận nhóm, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học sinh, của cả lớp chứ không chỉ dựa trên vốn hiểu biết kinh nghiệm của thầy giáo.
B. Giải quyết vấn đề
I Các giải pháp thực hiện
 Để thực hiện được tốt và đạt hiệu qủa cao khi sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm thì người giáo viên phải hiểu được: Cách chia nhóm; các kiểu nhóm; cơ cấu nhóm; những điều kiện cần thiết khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và vai trò của giáo viên trong dạy học lịch sử thảo luận nhóm. Cụ thể như sau:
 1) Cách chia nhóm
 Phương pháp dạy học thảo luận nhóm là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực trong đó học sinh được chia thành các nhóm nhỏ
( 2,4,6 em ) một cách thích hợp tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của vấn đề học tập. Theo tôi việc chia nhóm nhiều hay ít học sinh là do giáo viên yêu cầu và quy định.
 Theo bản thân tôi chúng ta có thể chia nhóm bằng những cách sau: 
- Gọi ngẫu nhiên: Tuỳ theo mục đích chia nhóm ( Phụ thuộc vào từng hoạt động) Giáo viên có thể chia nhóm thích hợp. Bằng cách gọi số, giáo viên nên tiến hành chia nhóm như sau: Lần lượt cho học sinh đếm từ số1 đến số...n. Theo dự kiến chia ( Ví dụ dự kiến chia 6 nhóm: Cho học sinh đếm từ số 1 đến số 6 rồi quay lại đếm từ số 1 đến số 6 ) Sau đó cho học sinh cùng số ngồi với nhau thành nhóm
 ( Nhóm số 1, nhóm số2...) 
- Chỉ định : Giáo viên lần lượt ( gọi) đọc tên học sinh vào từng nhóm.
- Chia theo biểu tượng: Giáo viên có thể dùng các biểu tượng: Hình (tam giác, hình vuông, hình tròn...) hoa ( hoa hồng, lan, đào...); Quả ( táo, ổi, na...) ...Để chia nhóm. Các em có cùng biểu tượng sẽ vào một nhóm. Chia theo cách nào giáo viên phải chuẩn bị trước các phiếu trước khi chia nhóm học sinh bốc thăm. Cách chia này tạo ra sự ngẫu nhiên và thoải mái cho học sinh.
- Chia từng cặp: Giáo viên chỉ định cho hai học sinh ngồi gần nhau làm việc. cách này thường diễn ra sau khi học sinh làm việc cá nhân.
 Ví dụ: Bài10: “ Nhà nước Văn Lang” ( Lớp 6 ), phần 3: “ Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?”; 
 Sau khi cho học sinh đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát lược đồ về tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời vua Hùng, giáo viên cho học sinh thảo luận cặp đôi. Lệnh của giáo viên là: Hai em ngồi cạnh nhau thảo luận nhóm theo câu hỏi : “ Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?” 
 2) Các kiểu nhóm. 
 - Tuỳ thuộc vào nội dung kiến thức yêu cầu của tiết dạy học giáo viên lựa chọn các kiểu nhóm phù hợp: 
* Nhóm nhiều trình độ ( Trong nhóm có cả học sinh khá, trung bình, giỏi,kém) 
* Nhóm cùng trình độ ( Trong nhóm gồm có các em có khả năng học tập như nhau) 
* Nhóm tình bạn ( Gồm các em kết bạn với nhau,không phụ thuộc vào lực học)
* Nhóm cùng sở thích(Gồm các em có cùng sở thích)
* Nhóm cùng nhu cầu học tập.
 Trong các kiểu nhóm trên, kiểu 1 và 2 theo tôi được sử dụng nhiều trong quá trình dạy học lịch sử. Hoạt động nhóm chỉ có ý nghĩa và có tác dụng thiết thực khi nhóm hoạt động có hiệu quả. Tính hiệu quả của nhóm trong dạy học là thước đo chất lượng của hình thức dạy học thảo luận nhóm.
 3) Cơ cấu nhóm 
 Để nhóm hoạt động có hiệu quả, các thành viên phải biết rõ nhiệm vụ của mình, vì vậy giáo viên phải phân công công việc nhiệm vụ cụ thể cho các em
( Đối với các nhóm lớn từ 6 đến 10 em):
 - Trưởng nhóm: Điều khiển hoạt động của nhóm
 - Thư ký: Ghi chép kết quả hoạt động của nhóm sau khi đã thống nhất. 
 - Báo cáo viên: Báo cáo kết quả làm việc của nhóm. 
 - Thành viên khác: Có nhiệm vụ tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm. 
Nếu như trong quá trình dạy học thảo luận nhóm, tuỳ thuộc vào yêu cầu của bài giáo viên lựa chọn nhóm nhỏ ( 2 – 4 em) thì chỉ cần phân công nhóm trưởng; thư ký.
 Trong nhóm học sinh lần lượt thay nhau đóng vai của các thành viên trên, nhưng cũng không nhất thiết bao giờ nhóm cũng phải đầy đủ các thành phần, tuy nhiên theo tôi không thể thiếu các nhóm trưởng 
 4) Muốn phương pháp dạy học thảo luân nhóm có hiệu quả tốt, cần có những điều kiện thiết yếu sau: 
 - Các thành viên trong nhóm đều hiểu biết công việc của nhóm và của bản thân; cùng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau và có trách nhiệm chung với công việc chung
 - Chọn kiểu nhóm phù hợp với yêu cầu thảo luận
 - Mọi thành viên tích cực tham gia hoạt động nhóm và sẵn sàng đưa ra các ý kiến của mình, cùng tranh luận, trao đổi một cách thoải mái trước khi đi đến thống nhất ý kiến chung của toàn nhóm, tránh trường hợp chỉ có trưởng nhóm và thư ký hoạt động
 5) Vai trò của giáo viên trong dạy học lich sử thảo luận nhóm
 * Thứ nhất: Lập kế hoạch bài dạy: Để tổ chức một tiết dạy học lịch sử thảo luận nhóm, giáo viên cần lập kế hoạch bài dạy một cách kỹ càng, chu đáo. Ngoài việc xác định mục tiêu cụ thể, lập kế hoạch hoạt động của thầy và trò, giáo viên cần:
- Dự kiến: + Cách chia nhóm vì chọn kiểu nhóm, số lượng nhóm.
 + Nhiệm vụ sẽ giao cho các nhóm hoạt động, các nhóm giải quyết một nhiệm vụ hay mỗi nhóm giải quyết một nhiệm vụ khác.
 + Thời gian cho các hoạt động
 + Thời gian cho các nhóm trình bày ( Nếu có) 
 + Các tình huống xảy ra và khả năng giải quyết các vấn đề thảo luận của học sinh.
- Chuẩn bị kỹ các câu hỏi.
 Cần chú ý chuẩn bị kỹ các câu hỏi, nhất là câu hỏi nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ ở mức độ cao hơn, sâu hơn.
 Ví dụ : Khi dạy bài “ Khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418 – 1427)” ( Lịch sử lớp7), 
phần 2: “ Trận Chi Lăng – Xương Giang”, sau khi cho học sinh đọc sách giáo khoa và kết hợp với lược đồ tường thuật diễn biến trận đánh bằng ngôn ngữ của mình, giáo viên tổ chức cho các em thảo luận bằng những câu hỏi đã được dự kiến từ trước:
 ! Đến năm 1427, tương quan lực lượng giữa ta và địch như thế nào?
 ! Vì sao nói việc nghĩa quân Lam Sơn chủ chương diệt giặc là đúng đắn?
 ! Trận Chi Lăng thể hiện nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Lam Sơn như thế nào?
 ! Vì sao nghĩa quân Lam Sơn chấp nhận việc Vương Thông xin hoà?
- Chuẩn bị chu đáo đồ dùng và thiết bị dạy học.
 Đặc biệt cần chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện có liên quan tới hoạt động như: Giấy khổ to, băng dính, bút dạ, tranh ảnh, phiếu bài tập...
* Thứ 2: Thực hiện kế hoạch bài dạy.
 - Giáo viên thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp dạy học lich sử thảo luận nhóm tích cực, trong đó giáo viên là tổ chức, hướng dẫn các hoạt động gợi mở, không khí và hỗ trợ việc học của học sinh bằng kinh nghiêm giáo dục của mình.
 - Quản lý giám sát và giúp đỡ hoạt động nhóm:
+ Khi học sinh hoạt động nhóm, giáo viên quan sát, theo dõi kịp thời và giúp đỡ các nhóm giải quyết vấn đề, trực tiếp giải đáp khi có thắc mắc của nhóm.
 + Phát hiện nhóm hoạt động chưa có hiệu quả để kịp thời uốn nắn và điều chỉnh
 + Động viên khuyến khích và kịp thời khen ngợi, nhằm tạo không khí phấn khởi, giúp học sinh tự tin và học tập.
 + Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác thầy trò.
- Giáo viên phải nhanh nhạy tiếp nhận ý kiến phản hồi của học sinh, thông qua đó giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của các em và kịp thời uốn nắn, bổ sung kiến thức.
 - Giáo viên tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động nhóm.
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
 Để phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm ngày càng được giáo viên sử dụng nhiều và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Ta có thể thực hiện đối với các kiểu bài sau:
_ Sử dụngphương pháp dạy học thảo luận nhóm đối với kiểu bài cung cấp kiến thức mới.
- Sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm đối với kiểu bài “ Làm bài tập lịch sử”.
- Sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm đối với kiểu bài sử dụng tranh ảnh, lược đồ.
- Sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm đối với kiểu bài ôn tập.
 Sau đây là một số ví dụ cụ thể minh hoạ trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS:
 1. Sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm với kiểu bài cung cấp kiến thức mới.
Lớp 6: Bài 6: Văn hoá cổ đại
 Sau khi đã học xong bài giáo viên cho học sinh thảo luận cặp đôi( 2 em ). Lệnh của giáo viên là: 2 em ngồi cạnh nhau thảo luận nhóm theo câu hỏi: “ Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hoá thời cổ đại”. Trong vòng 2 phút.
 Học sinh thảo luận trả lời: Thời cổ đại đã để lại cho chúng ta một di sản văn hoá đồ sộ, quý giá, đa dạng, phong phú chứng tỏ năng lực vĩ đại của trí tuệ loài người, đó là cơ sở cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại sau này.
Lớp 7: Bài 24. Phong trào Tây Sơn 
 Phần III: “ Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh đặt nền tảng thống nhất đất nước” 
 Sau khi thông báo những thông tin cơ bản, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm( Theo bàn ) để tìm ra nguyên nhân Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn – Trịnh – Lê và điền vào phiếu bài tập những nguyên nhân đúng.
 Học sinh điền vào phiếu bài tập:
- Do sự tham gia hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân Đàng Trong, Đàng Ngoài.
- Do sự chỉ huy tài giỏi của anh em Tây Sơn, đặc biệt là Nguyễn Huệ.
- Do quân Tây Sơn mạnh.
- Vì chính quyền Nguyễn – Trịnh – Lê suy yếu.
 Thông qua hoạt động thảo luận nhóm như vậy, học sinh nắm vững, nhớ sâu kiến thức nguyên nhân Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn – Trịnh – Lê.
2) Sử dụng phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm khi dạy bài lịch sử có trong ảnh, lược đồ. 
Lớp 6 : Bài 12: Nhà nước Văn Lang
 Phần III: Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
 Giáo viên cho học sinh đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát lược đồ về tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Vua Hùng.
Hùng Vương
Lạc hầu- Lạc tướng
( Trung ương)
Lạc tướng
( Bộ)
Lạc tướng
( Bộ)
Bồ chính
( Chiềng, chạ)
Bộ chính
( Chiềng, chạ)
Bồ chính
( Chiềng, chạ)
- Giáo viên cho học sinh thảo luận cặp đôi( 2 em một) trong 2 phút 
- Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
- Thông qua thời gian 2 phút thảo luận, học sinh nhận thấy tổ chức của nhà nước Văn Lang tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước từ trung ương đến địa phương. 
Lớp 7: Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần 
 Phần I: Nền kinh tế sau chiến tranh
 Khi dạy đến phần thủ công nghiệp, giáo viên phôtô hình 35,36 sách giáo khoa- bát men ngọc thời Trần với hình 23 – bài 12 bát men ngọc thời Lý treo trên bảng cho học sinh quan sát và thảo luận theo bàn
 Câu hỏi: Quan sát bát ngọc thời Lý và thời Trần em có nhận xét gì về kĩ thuật làm đồ gốm thời Trần?
 Học sinh thảo luận theo bàn – Cử đại diện trình bày: Qua đối chiếu hình 35,36 với hình 23 ta thấy trình độ, kĩ thuật thời Trần phát triển, tinh xảo, đường nét hoa văn rõ và đẹp hơn
 Với hình thức thảo luận nhóm theo bàn, học sinh được so sánh đối chiếu về thành tưụ thủ công nghiệp nước ta dưới triều Lý – Trần để các em phát hiện và thấy càng ngày trình độ, tay nghề của các thợ thủ công nước ta ngày càng phát triển, chuyên môn hoá cao.
Lớp 9: Bài 27: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc
 ( 1953 -1954) 
 Khi dạy đến mục 2: Chiến dich lịch sử Điện Biên Phủ của phần II Cuộc tiến công chiến lược Đông –Xuân 1953- 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
 Sau khi cho học sinh cả lớp tìm hiểu xong phần:
 a.Cứ điểm Điện Biên Phủ.
 b. Chủ trương của ta.
Thì đến phần c. Diễn biến.
 Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm ( Hoặc 3 dãy) nhiệm vụ của mỗi nhóm là dựa vào lược đồ “Chiến dịch Điên Biên Phủ” và nội dung sách giáo khoa để tường thuật diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ cụ thể như sau:
 Nhóm1: Tường thuật diễn biến đợt 1.
 Nhóm 2: Tường thuật diễn biến đợt 2.
 Nhóm3: Tường thuật diễn biến đợt3.
 Học sinh trong nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày diễn biến, học sinh khác có thể bổ sung 
 Cuối cùng giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn thiện nội dung tường thuật diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ cụ thể: 
 - Đợt 1: ( Từ 13 đến 17 tháng 3 năm 1954): Quân ta đánh phân khu Bắc, căn cứ Him Lam, đồi Độc Lập, Bản Kéo và giành thắng lợi.
 - Đợt 2: ( Từ 30 tháng 3 đến26 tháng 4 năm 1954) Quân ta tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phía đông phân khu trung tâm đồi A1, C1, D1,....cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt
 - Đợt 3: ( Từ 1 đến 7- 5 - 1954) Quân ta tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam.
 Qua hoạt động này học sinh được thảo luận, được trình bày về diễn biến chiến dịch các em được rèn luyên các kỹ năng quan sát, mô tả và sẽ nhớ diễn biến.
3) Dạy kiểu bài ôn tập
 Lớp 7: Bài 21: Tiết 44 Ôn tập chương V 
 Sau khi học xong mục 2: Pháp luật. Giáo viên cho học sinh kể lại tên tất cả các bộ luật đã được học từ thời Lý đến thời Lê Sơ. ( Luật hình thư, Quốc triều hình luật,và luật Hồng Đức). 
 Giáo viên chia cả lớp thành 2 nhóm lớn ( theo 2 dãy) Nhiệm vụ của mỗi nhóm là căn cứ vào nội dung của các bộ luật đã học, em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa pháp luật thời Lê với pháp luật thơi Lý – Trần? Cụ thể:
 - Nhóm1: Tìm điểm giống nhau .
 - Nhóm2: Tìm điểm khác nhau 
- Giáo viên cho học sinh thảo luận trong 3 phút – cử đại diên trình bày – Học sinh khác bổ sung.
- Cuối cùng giáo viên chốt lại kiến thức.
- Điểm giống nhau: + Bảo vệ quyền lợi của vua,triều đình, giai cấp thống trị.
 + Khuyến khích phát triển sản xuất, bảo vệ quyền tư hữu tài sản...
 - Điểm khác nhau: Pháp luật thời Lê Sơ đã tiến bộ: Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, đề cập vấn đề bình đẳng nam- nữ ( con gái được thừa hưởng gia tài như con trai)
 Với hình thức này học sinh được so sánh, đối chiếu về điểm giống và khác kiến thức về luật pháp từ thời Lý đến thời Lê Sơ
Lớp 8: Bài 23: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại (phần từ 1917 đến 1945).
 Khi dạy phần II: Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiên đại.
- Giáo viên chia cả lớp thành 4 nhóm, thảo luận với câu hỏi: Từ những sự kiện chính đã nêu ở mục I, em hãy cho biết lich sử thế giới ( 1917 – 1945) bao gồm những nội dung chính nào ?
 Trong thời gian 4 phút học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày- học sinh bổ sung, nhận xét.
- Giáo viên chuẩn bị nội dung của lịch sử thế giới hiên đại vào bảng phụ (Giấy khổ to hoặc giấy trong dùng máy chiếu) sau khi thống nhất giáo viên treo bảng đã ghi 5 nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại cho học sinh đọc lại lần nữa để khắc sâu ghi nhớ. Sử dụng phương pháp dạy học này giáo viên tận dụng được thời gian học sinh chủ động tích cực được hệ thống kiến thức từ 1917 – 1945.
 4) Dạy kiểu bài: Làm bài tập lịch sử.
 Bên cạnh làm việc cá nhân đối với kiểu bài này phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm được sử dụng nhiều và phát huy tác dụng nếu giáo viên khéo léo áp dụng hợp lý.
Lớp 7: Tiết 34: Làm bài tập lịch sử.
 Giáo viên có thể sử dụng bài tập sau đây để củng cố kiến thức về thành tựu văn hoá thời Lý – Trần. 
 Giáo viên chia cả lớp thành 2 nhóm lớn ( 2 dãy của lớp ) cho các nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút. Với yêu cầu: Phân biệt thành tựu văn hoá thời Lý – Trần?
 Bài tập: Đây là tên những thành tựu văn hoá thời Lý – Trần ( Tháp Phổ Minh, Văn Miếu, thành Tây Đô, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột, tượng phật A-di-đà, tháp Chương Sơn, chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ...). Em hãy xác định cụ thể thành tựu văn hoá thời Lý – Trần?
 - Sau thời gian thảo luận giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài tập tiếp sức trong thời gian 3phút, các nhóm cử đại diện một em lên một lần –một em chỉ viết một thành tựu,...Nếu nhóm nào hết thời gian làm chưa xong sẽ thua. Nhóm thắng là nhóm làm đúng, đủ vừa thời gian cho phép: 
 - Giáo viên kết luận: + Thành tựu văn hoá thời Lý: Văn Miếu, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột, tháp Chương Sơn, tượng phật A-di-đà.
 + Thành tựu văn hoá thời Trần: Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.
 - Giáo viên lưu ý các em: Chùa Tây Phương và chùa Thiên Mụ là thành tựu văn hoá nhà Nguyễn sau này mới học. Dạng bài tập này sử dụng câu hỏi thảo luận nhóm sẽ lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực nhất, có hiệu quả nhất, giờ học trở nên sôi nổi. Với hình thức này học sinh được thảo luận, được lên bảng, được rèn luyện tác phong phải nhanh chóng, khẩn trương, luyện viết.
 Sử 8: Tiết 44 Làm bài tập lịch sử
 Đối với tiết này giáo viên sử dụng nhiều dạng bài tập khác nhau để củng cố kiến thức. Sau đây là một dạng bài tập trong tiết này về nội dung: Các sự kiện lịch sử Việt Nam.
 Giáo viên chia cả lớp thành 4 nhóm ( Cử tổ trưởng, thư ký.... ) Phát phiếu bài tập cho các nhóm, yêu cầu các em thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu với thời gian 3phút
 Bài tập: Hoàn chỉnh bảng thống kê sau:
TT
Thời gian
Sự kiện
1
5- 6- 1856
2
Quân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây
3
15- 3- 1874
4
Chiến thắng Cầu Giấy lần 2
5
25 – 8- 1883
6
Hiệp ước Pa- tơ- nốt
 Học sinh thảo luận, hoàn chỉnh bài tập vào phiếu. Hết giờ giáo viên thu phiếu bài tâp, cho đại diện một nhóm lên bảng làm, các nhóm khác bổ sung, góp ý.
 - Giáo viên: Nhận xét, chốt kiến thức đúng, cho điểm.
 Với phương pháp thảo luận ở dạy bài tập này học sinh được thảo luận về thời gian và nội dung của sự kiện.
 Sau khi hoàn thành bài tập các em sẽ khái quát và nhớ về các mốc thời gian mà triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước với Pháp, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. 
C. Kết luận
I. Kết quả đạt được.
 Với phương pháp dạy học lịch sử thảo luận nhóm – Một trong những hình thức thực hiện tốt nhất việc dạy học lịch sử phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với phương pháp này học sinh được thảo luận và hợp tác với nhau, được trao đổi, chia sẻ và có cơ hội được sử dụng phương pháp, kiến thức và các kĩ năng mà cá

File đính kèm:

  • docSKKN_Lich_su.doc