Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí 7 ở trường THCS Trần Phú

b. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ:

- Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan, giúp học sinh khai khác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình dạy học địa lý.

- Để khai thác được những tri thức trên bản đồ, trước hết học sinh phải hiểu bản đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lý thuyết về bản đồ, trên cơ sở đó có được những kỹ năng làm việc với bản đồ.

- Vì bản đồ không phải là một môn học riêng ở trường trung học cơ sở, nên những kiến thức về bản đồ phải dạy lồng vào các kiến thức địa lý trong tất cả các giáo trình ở các lớp. Để hiểu được bản đồ địa lý, học sinh phải nắm được những kiến thức rải rác trong các bài ở nhiều lớp, còn để có kỹ năng thì chủ yếu phải thông qua việc thực hiện các bài thực hành. Trong các kỹ năng bản đồ, khó và phức tạp nhất đối với học sinh là kỹ năng đọc bản đồ.

- Đọc bản đồ có 3 mức độ khác nhau :

+ Mức sơ đẳng nhất chỉ mới thể hiện ở chỗ đọc được vị trí của các đối tương địa lý, có được biểu tượng về các đối tượng đó thông qua hệ thống các kí hiệu trong bảng chú giải.

+ Mức thứ hai cao hơn, đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào những hiểu biết về bản đồ, kết hợp với các kiến thức địa lý để tìm ra được những đặc điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ.

+ Mức thứ ba đòi hỏi khi đọc bản đồ,học sinh còn phải biết kết hợp những kiến thức bản đồ với những kiến thức địa lý sâu hơn để so sánh, phân tích, tìm ra được các mối liên hệ giữa các đối tượng đó.

- Đối với giáo viên, hướng dẫn học sinh khai thác tri thức trên bản đồ, chủ yếu là hướng dẫn học sinh đọc được bản đồ ở các mức độ trên, quan trọng nhất là hai mức độ sau.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chỉ bản đồ, một địa danh, một khu vực, một con sông. GV hướng dẫn chậm để các em theo kịp.

- Muốn hiểu và đọc được bản đồ học sinh cần phải xem bảng chú giải để biết được các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.

- Ở trường THCS, lớp 6 các em mới làm quen dần với khái niệm “bản đồ” sang lớp 7 các em tiếp xúc với bản đồ nhiều hơn nên việc hình thành kĩ năng để các em biết khai thác được những tri thức địa lí trên bản đồ qua nội dung các bài học, giáo viên cần phải làm cho học sinh hiểu bản đồ, đọc bản đồ, “thuộc” bản đồ, làm việc với bản đồ và biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

- Để học sinh hiểu bản đồ, trước hết phải cho học sinh biết “bản đồ là gì”. Sau đó cho học sinh hiểu được tác dụng của bản đồ trong học tập địa lý là rất cần thiết. Như thế mới làm cho học sinh tự giác học tập, làm việc với bản đồ, các đồ dùng dạy học khác.

 * GV tiến hành rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ ở một bài cụ thể ở địa 7

 

doc29 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ, sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong dạy học bộ môn Địa lí 7 ở trường THCS Trần Phú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào làm chủ thể hoạt động, tạo tình cảm yêu mến bộ môn, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học. 
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Về phía giáo viên:
- Đối với nhà trường bản đồ, tranh, ảnh .phục vụ cho môn địa lí còn thiếu nhiều chưa đáp ứng được cho việc giảng dạy, giáo viên đôi khi chuẩn bị không đầy đủ đồ dùng dạy học nên chỉ sử dụng lược đồ, tranh ảnh trong SGK. Vì vậy kết quả dạy và học chưa mang lại chất lượng cao
- Cho nên với vai trò một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn địa lí tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh là rất cần thiết và phải tiến hành thường xuyên. Để làm thế nào cho tiết học tốt gắn với việc nghe nhìn, tư duy và ghi chép cũng như khuyến khích được nhiều đối tượng học sinh tham gia bài học một cách hứng thú ? 
 	2.2. Về phía học sinh:
- Đa số các em là học sinh dân tộc thiểu số nên trình độ tiếp thu kiến thức còn chậm. Đặc biệt trong những tiết học có kĩ năng khai thác bản đồ hầu như chỉ có học sinh khá giỏi làm việc còn lại những học sinh trung bình và yếu như muốn lãng quên. Do đó để học sinh làm việc với bản đồ một cách thuần thục đồng thời nêu lên được các nội dung thể hiện ở tranh ảnh, hình vẽ rút ra nội dung bài học thì phương pháp rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ sẽ làm cho tiết học sôi nổi, khuyến khích được học sinh tham gia bài học một cách hứng thú.
2.3. Khảo sát thực trạng.
Đầu học kì I năm học 2014-2015 tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, kết quả học tập của HS khối 7 trường THCS Trần Phú đạt được như sau:
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
98
8
8,16
16
16,33
55
56,12
11
11,22
8
8,16
Qua kết quả trên tôi thấy chất lượng học tập của học sinh giỏi, khá còn thấp, cho nên việc áp dụng các phương pháp làm sao cho phù hợp với đối tượng HS cũng như việc rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ là rất cần thiết. 
Vậy tôi xin giới thiệu một số phương pháp sử dụng bản đồ, tranh ảnhcơ bản như sau:
a. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ những tranh ảnh về địa lí 7 :
- Tranh ảnh là một phần của đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học, không chỉ là nguồn kiến thức cung cấp cho học sinh mà còn phát triển tư duy cho học sinh, có sức thu hút học sinh bởi vì địa lí 7 đa số các tranh ảnh chỉ được nêu ra trong lý thuyết mà thực tế các em chưa được thấy thực tế .
- Trong giảng dạy địa lí, việc quan sát các sự vật, hiện tượng quá trình địa lí xảy ra trong các không gian lãnh thổ khác nhau không phải lúc nào cũng làm được, vì vậy trong việc hình thành các biểu tượng và khái niệm cụ thể cũng rất hạn chế.
- Để bổ khuyết cho nhược điểm này, trong quá trình dạy học địa lí, giáo viên thường bắt buộc phải hình thành cho học sinh những biểu tượng và khái niệm tưởng tượng dựa vào một số phương tiện dạy học như tranh ảnh, mẫu vật, mô hình 
- Cần xác định và đánh giá được những đặc điểm và thuộc tính của đối tượng mà chúng biểu hiện. Trong các đặc điểm và thuộc tính đó, học sinh có thể khai thác được những gì cần thiết cho việc hình thành biểu tượng và khái niệm.
- Xác định những đặc điểm và thuộc tính cần phải bổ sung bằng các nguồn tri thức khác như : bản đồ, tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo
- Dự kiến cách hướng dẫn học sinh khai thác những tri thức cần thiết phục vụ cho mục đích dạy học như: quan sát, phân tích tranh ảnh để hình thành các biểu tượng và khái niệm địa lí.
Ví dụ 1:
Khi học về các môi trường địa lí, các cảnh quan tự nhiên như rừng rậm nhiệt đới, rừng Amadôn hay một ngọn núi, cảnh quan hoang mạc. Khi quan sát tranh ảnh minh họa các em sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn, rèn kĩ năng phân tích , giải thích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý.
Ngoài tranh ảnh minh họa về cảnh quan tự nhiên thực vật còn có tranh ảnh động vật.
Ảnh : Rừng rậm nhiệt đới
Ảnh : Rừng nhiệt đới vào mùa khô
Ảnh : Rừng nhiệt đới
Ảnh : Sông Amadôn
Ảnh : Môi trường Hoang Mạc
Ảnh : Con Voi
Ảnh : Đàn Ngựa vằn
Ảnh : Gấu Bắc Cực
Ảnh : Hai con Đười ươi
Ảnh : Cá Mập dưới đại dương
Ảnh : Chim Cánh Cụt
Ảnh : Con Hổ
Ảnh : Con Lạc Đà
Ảnh : Rừng nhiệt đới
Ảnh : Rừng rậm nhiệt đới
Ví dụ 2: 
Khi học về Châu Đại Dương Giáo viên sử dụng tranh ảnh động vật tiêu biểu nhất ở nơi này có mà những châu lục khác không có như thú có túi, cáo mỏ vịt, khi quan sát tranh ảnh kết hợp với câu hỏi gợi ý của Giáo viên, học sinh sẽ phát huy được khả năng tư duy của mình để so sánh, giải thích được sự tồn tại của các loại động vật quý hiếm này.
Ảnh : Căng-gu-Ru
Ví dụ 3: 
Đối với bài 17 : Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa. Khi quan sát 2 hình ở sách giáo khoa gợi cho em những suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới này?
Ảnh” Thủy triều đen” trên Đại Tây Dương do tai nạn của tàu chở dầu
Ảnh : Khói bụi tạo thành lớp sương mù bao phủ bầu trời .
Ảnh:Phương tiện giao thông làm Ô nhiễm không khí
Ảnh: Rác thải gây ô nhiễm
Ảnh : Nước thải từ nhà máy đổ vào sông ngòi ở Pari ( Pháp)
Ảnh : Nước và rác thải từ nhà máy đổ vào sông ngòi
Ảnh: Khai thác rừng quá mức.
GV cho HS quan sát tranh ảnh trên sau đó đưa ra một số câu hỏi để học sinh xác định xem tranh ảnh đó có nội dung gì? Thể hiện đối tượng địa lí nào? Ở đâu? đồng thời giáo viên kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Như vậy việc sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong giờ dạy bộ môn địa lí 7 đặc biệt là thông qua bản đồ, tranh ảnhnhằm phát huy tính tích cực của học sinh là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học bộ môn Địa lí nói chung và môn Địa lí 7 nói riêng. Giáo viên phải biết kết hợp chặt chẽ giữa việc sử dụng đồ dùng dạy học với nhiều phương pháp dạy học khác. Các phương tiện sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, tiếp thu nhanh nội dung bài học, nhưng khi sử dụng phải chú ý phát triển tư duy, rèn luyện các kĩ năng cho học sinh một cách thành thạo bằng cách đặt câu hỏi nêu vấn đề, quan sát.Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các hiện tượng địa lý được phản ảnh trên bản đồ từ đó rút ra những kết luận về kiến thức theo mục tiêu bài học đã đặt ra. 
b. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ:
- Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan, giúp học sinh khai khác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình dạy học địa lý.
- Để khai thác được những tri thức trên bản đồ, trước hết học sinh phải hiểu bản đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lý thuyết về bản đồ, trên cơ sở đó có được những kỹ năng làm việc với bản đồ.
- Vì bản đồ không phải là một môn học riêng ở trường trung học cơ sở, nên những kiến thức về bản đồ phải dạy lồng vào các kiến thức địa lý trong tất cả các giáo trình ở các lớp. Để hiểu được bản đồ địa lý, học sinh phải nắm được những kiến thức rải rác trong các bài ở nhiều lớp, còn để có kỹ năng thì chủ yếu phải thông qua việc thực hiện các bài thực hành. Trong các kỹ năng bản đồ, khó và phức tạp nhất đối với học sinh là kỹ năng đọc bản đồ.
- Đọc bản đồ có 3 mức độ khác nhau :
+ Mức sơ đẳng nhất chỉ mới thể hiện ở chỗ đọc được vị trí của các đối tương địa lý, có được biểu tượng về các đối tượng đó thông qua hệ thống các kí hiệu trong bảng chú giải.
+ Mức thứ hai cao hơn, đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào những hiểu biết về bản đồ, kết hợp với các kiến thức địa lý để tìm ra được những đặc điểm tương đối rõ ràng của những đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ.
+ Mức thứ ba đòi hỏi khi đọc bản đồ,học sinh còn phải biết kết hợp những kiến thức bản đồ với những kiến thức địa lý sâu hơn để so sánh, phân tích, tìm ra được các mối liên hệ giữa các đối tượng đó.
- Đối với giáo viên, hướng dẫn học sinh khai thác tri thức trên bản đồ, chủ yếu là hướng dẫn học sinh đọc được bản đồ ở các mức độ trên, quan trọng nhất là hai mức độ sau.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chỉ bản đồ, một địa danh, một khu vực, một con sông... GV hướng dẫn chậm để các em theo kịp.
- Muốn hiểu và đọc được bản đồ học sinh cần phải xem bảng chú giải để biết được các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.
- Ở trường THCS, lớp 6 các em mới làm quen dần với khái niệm “bản đồ” sang lớp 7 các em tiếp xúc với bản đồ nhiều hơn nên việc hình thành kĩ năng để các em biết khai thác được những tri thức địa lí trên bản đồ qua nội dung các bài học, giáo viên cần phải làm cho học sinh hiểu bản đồ, đọc bản đồ, “thuộc” bản đồ, làm việc với bản đồ và biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
- Để học sinh hiểu bản đồ, trước hết phải cho học sinh biết “bản đồ là gì”. Sau đó cho học sinh hiểu được tác dụng của bản đồ trong học tập địa lý là rất cần thiết. Như thế mới làm cho học sinh tự giác học tập, làm việc với bản đồ, các đồ dùng dạy học khác.
 * GV tiến hành rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ ở một bài cụ thể ở địa 7
 BÀI 27:
I. Mục tiêu bài dạy : 
Sau bài học học sinh cần:
1. Kiến thức.
 - Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản ) đặc điểm của thiên nhiên châu Phi.
2. Kỹ năng.
 - Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
 - Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của các môi trường tự nhiên ở châu Phi
3. Thái độ.
 - Có ý thức học tập, bảo vệ tự nhiên môi trường.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực :
 - Thảo luận nhóm nhỏ , nêu vấnđề , trực quan
IV. Phương tiện dạy học : 
1. Giáo viên :
 - Bản đồ tự nhiên Châu phi.
 - Bản đồ sự phân bố mưa, các MTTN Châu Phi.
2. Học sinh : - Quan sát và phân tích kỹ kênh hình SGK 
V. Tiến trình dạy học .
1. Kiểm tra bài cũ.(5' ) 
 - Xác định trình bày đặc điểm vị trí địa lý của Châu Phi trên Bản đồ ?.
TL : - Diện tích : Khoảng 30 triệu Km2 ª Là châu lục có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới
 - Có các biển và đại dương bao quanh: Biển Địa Trung Hải, Biển Đỏ; Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương
 - Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng ở hai bên đường xích đạo
2.Khám phá( 1' )
 Với đặc điểm, vị trí, địa hình đã học ở bài trước những yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào tới đặc điểm khí hậu và các đặc điểm khác của môi trường, cô cùng lớp tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Kết nối 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
 HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu
HS : Làm việc cá nhân (5' )
GV:Yêu cầu học sinh nêu lại giới hạn lãnh thổ, hình dạng, kích thước, bờ biển,... Châu Phi ?
GV cho HS quan sát H 27.1 xác định, đọc tên các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ biển châu Phi?
HS : Trả lời ª nhận xét ª GV chuẩn xác Liên hệ 
GV : Quan sát H27.1 em có nhận xét gì về số lượng mưa và sự phân bố mưa Châu Phi? 
HS : Trả lời : (- Lương mưa ít, phân bố không đều )
H : Em có nhận xét như thế nào về khí hậu châu Phi ?
HS : Trả lời ª nhận xét ªxác 
GV : Dựa vào nội dung H27.1, bản đồ, nội dung SGK và kiến thức đã học hãy cho biết:
H: Vì sao Châu Phi là châu lục nóng ?
HS trả lời : (- Vì ảnh hưởng kích thước, hình dạng ª vị trí bắc Phi nằm dưới áp cao CT ª không có mưa và do LĐ Á – Âu ngăn ảnh hưởng của gió ĐB khó gây ra mưa ª bờ biển ít ăn sâu vào đất liền...
H : Vì sao Khu Vực Bắc Phi nằm cùng vĩ độ với Lục địa Á, Âu nhưng có khí hậu nóng, khô hơn?
HS trả lời : (- Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến , thời tiết ổ định , không có mưa 
- Phía Bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu , một lục địa lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á - Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo , khó gây ra mưa 
- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn , lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liến )
H : Qua đó em có nhận xét như thế nào về diện tích hoang mạc ở châu Phi ? 
H : Cho biết các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển Châu Phi như thế nào?
HS : Trao đổi, Trả lời ª nhận xét 
GV kết luận : 
(- Có dòng biển nóng chảy qua, mưa lớn 1000 ª 2000 mm, Có dòng biển lạnh chảy qua, mưa nhỏ 200 mm 
-> Lượng mưa ở Châu Phi phân bố rất không đều )
H : Với khí hậu khô hạn như vậy cần phải sử dụng năng lượng như thế nào ? 
HS trả lời -> GV kết luận : (Khai thác tận dụng nguồn nhiệt năng )
HĐ2: Tìm hiểu các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
HS : Làm việc theo cặp (3' )
GV cho HS quan sát H27.2 kể tên và nêu nhận xét về sự phân bố của các môi trường tự nhiên ở Châu Phi ?
HS : Trả lời ª nhận xét ª GV chuẩn xác 
H: Dựa vào sự hiểu biết và nội dung SGK, hãy: 
Cặp Tổ 1, 2: Cho biết nơi phân bố, đặc điểm Thực vật và Động vật của môi trường xích đạo ẩm, hai môi trường nhiệt đới?
Cặp Tổ 3, 4: Cho biết nơi phân bố và đặc điểm Thực Vật, Động Vật của hai Môi Trường Hoang Mạc, hai Môi Trường Địa Trung Hải?
HS : Trao đổi, Trả lời ª nhận xét 
GV kết luận 
H : Theo em thì 4 môi trường ở Châu Phi môi trường nào chiếm diện tích lớn nhất ?
HS : Trả lời ª nhận xét ª GV chuẩn xác 
GV : Quan sát H27.3,4 so sánh nêu điểm khác nhau về XaVan của 2 miền ? tại sao?
HS : Trả lời ª nhận xét ª GV chuẩn xác 
GV liên hệ thực tế giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
3. Khí hậu.
- Có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới.
- Nguyên nhân: Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển. 
- Hoang Mạc chiếm diện tích lớn ở Châu Phi
4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên.
- Các môi trường tự nhiên của Châu Phi nằm đối xứng qua đường xích đạo
- Môi trường xích đạo ẩm: Chủ yếu rừng rậm xanh quanh năm. Động vật rất phong phú
- Hai môi trường nhiệt đới: Thực vật : Rừng rậmª Rừng thưa ª Xa van, Cây bụi. Động vật phong phú gồm Ngựa vằn, hươu cao cổ, sư tử, báo ...
- Hai môt trường hoang mạc: thực vật, động vật nghèo nàn
- Hai MT ĐTH: Rừng cây bụi lá cứng.
4. Thực hành / luyện tập .
 I . Hãy khoan tròn vào đáp án đúng nhất 
 1. Khác với nhiều Châu Lục khác Môi Trường tự nhiên ở Châu Phi phân bố:
 a. Theo chiều Bắc – Nam b. Đối xứng qua đường XĐ 
 c. Theo Chiều Đông – Tây d. Rải rác, xen kẽ nhau
 2. Châu phi có diện tích Hoang Mạc lớn nhất thế giới vì: 
 a. Khí hậu nóng, ẩm ướt có lượng mưa khá lớn, phân bố đều.
 b. Khí hậu nóng, khô, lượng mưa ít, phân bố không đều.
 c. Khí hậu nóng, lượng mưa khá lớn, phân bố không đều.
5 . Vận dụng : 
 - Học bài làm bài tập 1,2. Giải thích vì sao châu phi có khí hậu nóng và khô? Học thuộc đặc điểm các kiểu môi trường.
 - Đọc và soạn trước nội dung bài thực hành theo yêu cầu. Xem lại Kỹ năng phân tích bản đồ.
VI. Rút kinh nghiệm.
 .
Qua bài học trên chúng ta thấy rằng để rút ra nội dung bài học từ lược đồ, HS phải quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi xác định được vị trí địa lí , các đường Xích đạo, Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam chạy qua châu Phi và mối quan hệ qua lại giữa các đặc điiểm này với khí hậu châu Phi. Để làm được điều này GV cần hướng dẫn HS xác định được sự phân bố lượng mưa không đều ở châu Phi, HS phải phân tích H27.2(SGK) để xác định được sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi. 
Ví dụ 1: Dạy bài 36 : Thiên nhiên Bắc Mĩ; phần 1 “Các khu vực địa hình Bắc Mĩ”
Các em cần phải xác định rõ các khu vực địa hình, cấu trúc của từng khu vực dựa trên các kí hiệu bản đồ, thang màu để thấy rõ đặc điểm của từng khu vực địa hình, phân biệt sự khác biệt giữa các khu vực thông qua câu hỏi hướng dẫn của giáo viên.
Trong khi sử dụng bản đồ, đòi hỏi học sinh không chỉ đọc được các kí hiệu trên bản đồ mà học sinh phải biết kết hợp những kiến thức bản đồ, kiến thức sâu hơn để so sánh, phân tích tìm ra được mối liên hệ giữa các đối tượng trên bản đồ và rút ra được kết luận địa lý trên bản đồ
Ví dụ 2: Dạy phần Dân cư và các đô thị ở Trung và Nam Mĩ
 	 Lược đồ: Các đô thị Châu Mỹ
Khi các em được quan sát trên bản đồ treo tường và kết hợp lược đồ SGK thông qua các hiện tượng địa lí được thể hiện các em sẽ biết được sự phân bố dân cư rất không đồng đều, thông qua bản đồ tự nhiên học sinh sẽ giải thích ngay được vì sao có sự phân bố đó.
Như vậy dựa vào các kiến thức địa lí thông qua bản đồ học sinh có thể phân tích, giải thích được các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí rồi rút ra kết luận.
- Một loại bản đồ khác được sử dụng trong học tập địa lí cũng góp phần rèn luyện kĩ năng và củng cố kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh thêm những hiện tượng, sự vật địa lí được giáo viên sử dụng thêm đó là bản đồ trống. Loại này được sử dụng trong những tiết ôn tập, thực hành
Trong quá trình học tập môn địa lý việc sử dụng bản đồ để rèn luyện các kĩ năng cho học sinh thì giáo viên phải cần có kế hoạch từng bước, liên tục bồi dưỡng cho học sinh những tri thức về bản đồ, học tập kết hợp bản đồ dần dần hình thành thói quen nhớ lâu hiểu sâu, khi không trực tiếp sử dụng bản đồ thì các em vẫn hình dung được.
Giáo viên cũng cần chú ý kết hợp đối tượng trên bản đồ với thực tế địa phương (nếu có). 
Vậy để hình thành kĩ năng đọc bản đồ cho học sinh là kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối với học sinh, tùy theo yêu cầu của bài học, từng bước giáo viên hướng dẫn rèn luyện dần, để mang lại chất lượng học tập của HS ngày càng cao.
3. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.
- Trong điều kiện dụng cụ trực quan còn chưa được cung cấp đồng bộ. Trước mắt người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng mọi biện pháp, mọi khả năng có thể xây dựng kế hoạch hoạt động cho mình, tự thiết kế những đồ dùng đơn giản, sưu tầm những tranh ảnh minh họa, những sơ đồ, hình ảnh trong sách giáo khoa phóng to hoặc ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy. Đặc biệt trong giảng dạy giáo viên cần quan tâm đến những học sinh chưa xác định được kĩ năng chỉ bản đồ để các em học tốt hơn.
- Giáo viên cần phải chuẩn bị trước, lựa chọn bản đồ, đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học. Muốn có được hiệu quả cao trong việc sử dụng bản đồ đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ thuật dùng bản đồ, trước hết phải nghiên cứu bản đồ dùng trong tiết học, phải nhớ kỹ vị trí những chỗ sẽ giảng đến, phối hợp việc giảng dạy với bản đồ như thế nào, nghiên cứu kỹ nội dung bài, xác định mục tiêu, yêu cầu của đồ dùng dạy học, sử dụng đúng lúc thì mới đạt hiệu quả cao. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giảng dạy môn địa lí nói chung và địa lí khối 7 của trường THCS Trần Phú nói riêng thì giáo viên cần chú ý nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng xác định bản đồ cho học sinh cũng như đọc được các nội dung thể hiện trong tranh ảnh có hiệu quả .
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
 4.1. Địa điểm và giới hạn nghiên cứu.
 - Phạm vi thực nghiệm là khối 7 trường THCS Trần Phú
- Những kiến thức địa lí 7, kiến thức về bản đồ 
- Những tiến trình để khai thác bản đồ, rèn luyện kĩ năng, phương pháp sử dụng tranh ảnh địa lí 
- Nhận xét đối tượng địa lí qua bản đồ, tranh ảnh, tư duy đọc và quan sát, so sánh, đúc kết thực tiễn thành thạo và có hiệu quả 
- Chương trình địa lý 7 là chương trình về thiên nhiên, con người ở các châu lục trên thế giới. Vì thế việc sử dụng đồ dùng dạy học cho bộ môn này là không thể thiếu như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnhDo các đối tượng (sự vật, hiện tượng, môi trường địa lý) được phân bố trong một không gian rộng lớn, học sinh không phải lúc nào cũng có thể tiếp xúc với chúng một cách dễ dàng mà đồ dùng trực quan, đặc biệt là bản đồ là phương tiện giúp học sinh có được tri thức về các đối tượng học tập, những tri thức địa lí được cụ thể hóa, hệ thống hóa, bồi dưỡng trí tưởng tượng và phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
4.2. Kết quả thực nghiệm.
Trải qua quá trình dạy học ở trường THCS Trần Phú kết quả cho thấy:
- Về kiến thức: thông qua quan sát bản đồ, tranh ảnh ... học sinh lĩnh lội kiến thức nhanh hơn, tiếp nhận thông tin địa lí một cách nhẹ nhàng hơn, kiến thức nắm được vững vàng, giờ học sôi nổi hơn. 
Cuối học kì I năm học 2014 - 2015 kết quả thực nghiệm của HS khối 7 có sự chuyển biến như sau: 
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
98
17
17,35
25
25,51
49 
50,00
5
5,10
2
2,04
- Từ kết quả trên cho thấy rằng đầu năm học so với cuối HKI năm học 2014-2015 thì học sinh giỏi, khá tăng còn học sinh trung bình, yếu giảm ( đặc biệt là gây sự thích thú học tập và tư duy của các em qua tranh ảnh, bản đồ địa lí.)
- Rèn luyện cho học sinh khả năng thu thập, xử lí, tổng hợp thông tin địa lí 
- Về thái độ tình cảm: Học sinh yêu thích học tập bộ môn, yêu mến thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường " Xanh - Sạ

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM 2014-2015.doc