Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn kỹ năng học môn Toán ở Lớp 1

g. Biện pháp 6: Tìm hiểu về môn toán ở lớp 1

Môn toán ở lớp 1 không phân chia làm 3 phần nhưng trong khi giảng dạy giáo viên sẽ thấy được và tự chia ra làm 3 phần rõ rệt.

- Phần thứ nhất: Về các biểu tượng ban đầu học toán, nhận biết các hình.

- Phần thứ hai: Tìm hiểu về các số.

- Phần thứ ba: Về tính toán, điền số, điền dấu và giải toán có lời văn.

Trong 3 phần này phần thứ nhất đã tách riêng ra, phần thứ hai, thứ ba có lồng ghép vào nhau.

Trong môn toán lớp 1 phần nào cũng quan trọng nhưng phần thứ ba (tính toán, điền số, điền dấu, giải toán có lời văn) là phần quan trọng nhất. Giáo viên phải chú trọng giảng dạy trong phần này cho các em hiểu được và nắm chắc cách tính để phát triển nền móng học các lớp trên. Phần thứ hai: Về các số là phần quan trọng đứng thứ hai, các em có viết đúng được số, đọc được số thì các em mới tính toán, điền số được.

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn kỹ năng học môn Toán ở Lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
đề tài sáng kiến kinh nghiệm
i- sơ yếu lý lịch
Họ và tên:	
Ngày tháng năm sinh:	
Năm nào ngành: 	
Chức vụ:	
Đơn vị công tác:	 	
Trình độ chuyên môn:	Cao đẳng tiểu học
Hệ đào tạo:	12+2
Bộ môn giảng dạy:	Các môn văn hoá ở lớp 1
Ngoại ngữ:
Trình độ chính trị:
Sơ cấp:
Trung cấp:
Đại học:
Sau đại học:
Khen thưởng (ghi hình thức cao nhất): GV giỏi cấp huyện
II. nội dung của đề tài
* Tên đề tài: 
Rèn kỹ năng học môn Toán ở lớp 1
* Lý do chọn đề tài: 
Mới bước vào lớp 1 các em rất bỡ ngỡ trong việc tiếp thu bài học. Các em chưa trang bị được kiến thức cho mình, không biết cách tiếp thu bài giảng, không chủ động trong học tập.
Học toán ở lớp 1 là một điều rất khó đối với các em. Trong khi đó môn toán đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các môn học ở lớp 1.
Môn Toán ở lớp 1 là nền móng vững chắc của việc học lên các lớp trên. Có học tốt môn toán ở lớp 1 thì lên lớp trên các em mới có triển vọng học tốt được.
Chính vì thế nên tôi đã chọn "Rèn kỹ năng học môn Toán ở lớp 1" làm đề tài".
* Phạm vi thực hiện đề tài
Thực hiện đề tài "Rèn kỹ năng học môn Toán ở lớp 1" làm đề tài" trong 9 tháng của một năm học.
iii. quá trình thực hiện đề tài
* Khảo sát thực tế
Đối với học sinh mới bước vào lớp 1 các em không biết viết phép tính, không biết tính, không nắm được biểu tượng ban đầu "nhiều hơn, ít hơn"; nhận dạng hình chưa rõ, còn nhầm lẫn, đọc các số từ 1 đến 10 chưa thạo, khi viết các chữ số còn chưa đúng độ cao kích cỡ, còn nhầm lẫn giữa số nọ với số kia, còn viết ngược số:
Ví dụ:
3 - "e"
5 - 
6 - "ả"
=> Cho nên việc khảo sát đầu năm chỉ là bước xem xét và theo dõi các em trong quá trình học.
1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài
- Bắt đầu bước vào lớp 1 các em còn chưa quen được những nội quy, quy định trong lớp học. Còn nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học chưa tập trung vào nghe giảng, tự do quen như ở nhà, cách xưng hô chưa đúng mực.
Mặt khác các em đang ở gia đình vui chơi tự do thoải mái theo ý thích riêng của mình. Nay cắp sách tới trường các em còn bỡ ngỡ, chưa chú ý tập trung vào nghe giảng, tiếp thu bài còn hạn chế.
- Tôi chủ nhiệm lớp 1G có 29 em. Trong đó 1 em không đi mẫu giáo, có 28 em đã được đi mẫu giáo trong số các em đi mẫu giáo chỉ được 70% các em đi đều, còn 30% các em đi bập bõm, buổi đi buổi nghỉ. Vì vậy còn bỡ ngỡ vô cùng chưa biết tiếp thu bài học.
Căn cứ vào sự phát triển của ngành nhà trẻ, mẫu giáo chưa đáp ứng đủ nh cầu kiến thức cho các em lớp 5 tuổi ở vùng nông thôn.
- Trong công tác giảng dạy môn toán ở lớp 1 muốn đưa học sinh vào nếp học tốt, tiếp thu được bài, hiểu bài thì đòi hỏi người giáo viên phải trăn trở, suy nghĩ trong giảng dạy để làm sao học sinh tiếp thu được bài học một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài
Đối với lớp 1 số liệu điều tra cụ thể ban đầu trước khi thực hiện đề tài là không thực hiện được. Vì học sinh mới bước vào lớp 1 không biết đọc, không biết viết số, không biết tính.
3. Những biện pháp thực hiện (nội dung chủ yếu của đề tài)
Từ những vấn đề thực tế của lớp học do tôi chủ nhiệm, để giảng dạy tốt môn toán ở lớp 1E là khó khăn rất lớn mà giáo viên chủ nhiệm phải tìm ra những biện pháp đúng đắn, để thực hiện giảng dạy trong năm học này (2011-2012).
a. Biện pháp 1: Tìm hiểu nắm vững đối tượng hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý của từng học sinh
- Đối với những em có hoàn cảnh khó khăn giáo viên phải biết động viên gia đình và bản thân học sinh khắc phục khó khăn, đảm bảo tốt giờ giấc, thời gian đến lớp học để học đủ kiến thức. Nếu học sinh có khó khăn thiếu thốn về sách vở và đồ dùng học tập thì giáo viên có thể áp dụng "Lá lành đùm lá rách" huy động cả lớp ủng hộ bạn hoặc bản thân cô giáo có thể giúp em đó một vài quyển vở hay một số đồ dùng học tập khác để động viên em tới lớp đều đặn, đảm bảo cho việc học tập được tốt. Từ đó em thấy tình thương gắn bó và học sinh có thể khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập, trong cuộc sống.
- Nếu các em có tính cách rụt rè, nhút nhát thì giáo viên cần phải nhẹ nhàng, gần gũi tiếp chuyện hỏi thăm về gia đình, bản thân và trò chuyện về cuộc sống xung quanh hàng ngày của học sinh để em đó trở nên mạnh dạn hơn. Trong khi trò chuyện, giáo viên luôn động viên để em dần dần hoà nhập với cuộc sống xung quanh. Có mạnh dạn thì mới chủ động được trong học tập.
VD: Em Nguyễn Thị Ngọc ánh, em Hoàng Thị Hồng đầu năm rất nhút nhát và ít nói. Khi gọi lên bảng làm bài tập, trả lời câu hỏi các em rất run sợ và trả lời rất nhỏ. Nhưng đến bây giờ các em đã hoà nhập được với bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh. Các em lên bảng làm bài tập không sợ sệt và nói năng, trả lời mạnh dạn, tự tin bình tĩnh hơn nhiều so với đầu năm học.
- Đối với những em hiếu động hay đùa nghịch thì giáo viên cần phải gặp gỡ riêng em đó để phân tích những mặt được, mặt chưa được cho em thấy rõ. Đồng thời giáo viên nêu những tấm gương ngoan có nề nếp học tập tốt trong lớp, trong trường để các em noi gương và học tập.
Ví dụ: em Nguyễn Đức Huy, em Nguyễn Thị Xuyến trong mấy tuần đầu vào học em hay làm việc riêng, nói tự do, nói leo, nói chuyện với bạn cùng bàn, hay ngoảnh ngang, quay xuôi xuống bàn dưới. Sang tuần học thứ 6 các em đã sửa được và đã hoà nhập với phong trào của lớp. Từ đó nề nếp lớp học rất tốt.
- Đối với những em gia đình ít quan tâm tới thì người giáo viên lại càng quan tâm đến em hơn, từ giờ giấc đi học cho đến học bài mới, làm bài tập ở nhà, giáo viên cần kiểm tra liên tục và kết hợp trực tiếp gặp gỡ phụ huynh để trao đổi nhiệm vụ của phụ huynh với việc học ở nhà của con mình.
b. Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp trong giờ học toán
- Để lớp học đạt được kết quả tốt trong giờ học toán người giáo viên phải xây dựng được những nội quy, quy định của lớp cũng như của trường đề ra.
- Trong giờ học toán học sinh phải ngoan ngoãn chăm chú nghe giảng, tiếp thu lĩnh hội được bài học, hăng hái xây dựng bài, có tính tích cực, cần cù trong học tập, chăm chỉ làm được hết các bài tập trên lớp cũng như các bài tập cô giáo cho về nhà. Đây là một vấn đề hết sức cần thiết và không thể thiếu được trong một tiết học.
c. Biện pháp 3: Xây dựng phong trào thi đua giữa các tổ
ở lớp 1 các em rất hiếu động vì vậy người giáo viên phải tạo cho các em những khả năng vươn lên trong học tập bằng cách thi đua giữa các tổ trong học tập, trong nề nếp, trong ý thức. Cuối tuần đến tiết sinh hoạt giáo viên sẽ tổng hợp lại, tổ nào, cá nhân nào được nhiều điểm tốt, nề nếp tốt, hăng hái xây dựng bài tốt sẽ được tuyên dương động viên kịp thời hoặc bằng hình thức thưởng bằng hiện vật: 1 quyển vở hay 1 số viên phấn để các em phấn đấu thi đua học tập tốt trong những giờ học tiếp theo.
d. Biện pháp 4: Sự chuẩn bị của giáo viên để dạy tốt môn toán
- Trước khi lên lớp người giáo viên phải có giáo án đầy đủ và giáo án phải có chất lượng. Khi đứng trên bục giảng giáo viên phải thoát ly được giáo án, nhập tâm được những kiến thức, phương pháp giảng dạy và các hình thức sử dụng linh hoạt trong tiết toán để hướng dẫn truyền đạt cho các em có hiệu quả cao trong học tập.
- Đứng trên bục giảng: người giáo viên phải nói năng, giảng bài rõ ràng, dễ nghe, truyền thụ cho các em với phương pháp ngắn gọn và dễ hiểu nhất để các em tiếp thu bài được tốt có hiệu quả cao trong tiết học.
- Để cho bài giảng thêm sinh động giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng trực quan thật chu đáo, có hiệu quả để thu hút sự chú ý của học sinh vào bài giảng và làm cho bài giảng được phong phú, sinh động, có chất lượng hơn.
- Đến phần thực hành làm toán giáo viên phải khéo léo động viên, tuyên dương những em lên bảng làm bài đúng, nên tuyên dương kịp thời để lôi cuốn sự phấn đấu nõ lực của chính bản thân em đó và nỗ lực của lớp vào tiết học. Từ nỗ lực đó sẽ làm cho tiết học sôi nổi hơn, có khí thế hơn, có chất lượng hơn, làm cho không khí lớp học nhẹ nhàng, thoải mái.
đ. Biện pháp 5: Sự chuẩn bị của học sinh để học tốt môn toán
- Đối với học sinh là phải biết trang bị cho mình những kiến thức đã học ở những tiết học trước.
- Trên lớp chăm chú lắng nghe cô giáo giảng bài, hiểu bài ngay tại lớp.
- Là học sinh phải biết hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài học cho tốt
- Đối với học sinh cần phải có tính tích cực, cần cù, chịu khó, cẩn thận trong học tập.
- Sau khi nghe giảng xong bài mới ở trên lớp các em phải hiểu và làm được tấ cả các bài tập trong phần thực hành của tiết học.
- Về nhà phải thường xuyên học bài cũ, làm bài tập đầy đủ có chất lượng.
Trên đây là những điều mà mỗi học sinh cần phải có được thì mới có kết quả học tập tốt cho hôm nay và cho mai sau.
g. Biện pháp 6: Tìm hiểu về môn toán ở lớp 1
Môn toán ở lớp 1 không phân chia làm 3 phần nhưng trong khi giảng dạy giáo viên sẽ thấy được và tự chia ra làm 3 phần rõ rệt.
- Phần thứ nhất: Về các biểu tượng ban đầu học toán, nhận biết các hình.
- Phần thứ hai: Tìm hiểu về các số.
- Phần thứ ba: Về tính toán, điền số, điền dấu và giải toán có lời văn.
Trong 3 phần này phần thứ nhất đã tách riêng ra, phần thứ hai, thứ ba có lồng ghép vào nhau.
Trong môn toán lớp 1 phần nào cũng quan trọng nhưng phần thứ ba (tính toán, điền số, điền dấu, giải toán có lời văn) là phần quan trọng nhất. Giáo viên phải chú trọng giảng dạy trong phần này cho các em hiểu được và nắm chắc cách tính để phát triển nền móng học các lớp trên. Phần thứ hai: Về các số là phần quan trọng đứng thứ hai, các em có viết đúng được số, đọc được số thì các em mới tính toán, điền số được.
h. Biện pháp 7: Phương pháp giảng dạy về các biểu tượng ban đầu học toán
Trong phần này người giáo viên phải truyền thụ cho các em nắm thật chắc về những biểu tượng ban đầu. Trong bài giảng giáo viên cần phải có đồ dùng trực quan và sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt để minh hoạ và khắc sâu bài giảng làm cho bài giảng sinh động hơn, các em nắm bài được tốt hơn. (Lưu ý trong phần này khi giảng dạy giáo viên không thể thiếu đồ dùng trực quan).
Sau khi đã sử dụng đồ dùng trực quan xong gáo viên nên lấy những ví dụ thực tế, cụ thể để cho các em nắm chắc bài tốt hơn.
Ví dụ: Trong bài "Hình vuông, hình tròn".
- Em hãy cho cô biết những đồ vật nào có dạng hình vuông?
(Những đồ vật có dạng hình vuông là: viên gạch bát, viên gạch hoa, khăn mùi xoa)
- Em hãy cho cô biết những đồ vật nào có dạng hình tròn? 
(Những đồ vật có dạng hình tròn là: cái đĩa, vành nón, miệng bát, mặt đồng hồ)
Tiếp theo là phần thực hành trong sách giáo khoa. ở phần này học sinh chưa biết đọc chữ, giáo viên cần phải đọc đầu bài lên để học sinh làm bài tập cho đúng.
Cuối mỗi bài toán, cuối tiết học giáo viên phải chốt lại trọng tâm của bài học để các em khắc sâu được bài hơn.
i. Biện pháp 8: Phương pháp giảng dạy về tìm hiểu các số:
ở phần này giáo viên phải truyền thụ cho các em nắm thật chắc về trọng tâm là: Đọc số, viết số, biết đếm ngược đếm xuôi, nắm chắc về cấu tạo số. Trong phần nêu cấu tạo số cần cho các em thao tác trên que tính thật thành thạo, nhuần nhuyễn.
Ví dụ: Cấu tạo số 6
+ 6 gồm 1 và 5
+ 6 gồm 2 và 4
+ 6 gồm 3 và 3
+ 6 gồm 4 và 2
+ 6 gồm 5 và 1
Đó là cấu tạo của số 6. Khi nêu cấu tạo của các số khác trong phạm vi 10 cũng làm như vậy.
- Trong khi giáo viên hướng dẫn học sinh viết số nên hướng dẫn viết thật cụ thể cho từng số:
Ví dụ: viết số 5
Số 5 gồm ba nét đó là: nét sổ thẳng, nét cong phải và nét gạch ngang, số 5 có độ cao là hai ly.
- Trong phần viết số ta cần lưu ý đến những em hay viết sai số (viết ngược số) cần uốn nắn ngay cho kịp thời.
- Sang đến phần dạy số có hai chữ số: Trong phần này quan trọng nhất là học sinh phải biết đọc số, phân tích số, đếm số, còn phần luyện viết số có hai chữ số sẽ đơn giản hơn.
Ví dụ: Đọc và phân tích số 97
Trong giảng dạy giáo viên cần sử dụng thao tác linh hoạt để tránh nói nhiều. Giáo viên chỉ thước đứng học sinh đọc "chín mươi bảy". Giáo viên đặt thước ngang học sinh sẽ phân tích được: 97 gồm 9 chục và 7 đơn vị. Đó cũng chính là bước nghệ thuật của người giáo viên đứng trên bục giảng.
- Sau khi học xong phần só, tôi thấy hầu hết các em đã biết đọc, biết viết, biết đếm xuôi đếm ngược biết nêu được cấu tạo số, biết phân tích được số có hai chữ số. Song vẫn còn một em đoi khi viết ngược số, đó là em Nguyễn Văn Hào: 3 - " "; 5 - " ". Sau mỗi lần phát hiện ra em đó viết ngược số tôi liền sử dụng tới hình thức "phạt" em đó. Mỗi số viết sai về nhà viết lại 10 dòng. Từ đó giúp em khắc sâu về viết số đúng. Chỉ sau lần phạt là các em tiến bộ rất rõ rệt,m không hề viết sai số nữa. Như vậy biện pháp đã có hiệu quả rất cao.
k. Biện pháp 9: Phương pháp giảng dạy về tính toán, điền số, điền dấu và giải toán có lời văn:
* Về tính toán:
ở phần này giáo viên hướng dẫn giảng dạy cần được chú trọng ngay từ bước đầu. Trong khi giảng bài làm sao thu hút được tất cả 100% sự chú ý của học sinh vào bài giảng của mình. Đó là bước quan trọng đầu tiên của tiết học toán đối với học sinh mới bước vào lớp 1.
Vào bài giảng: Muốn học sinh lĩnh hội được kiến thức cao nhất người giáo viên phải xác định được trọng tâm của bài để giảng dạy với phương pháp ngắn gọn và dễ hiểu nhất.
Đối với phần này giáo viên phải cho các em nắm thật chắc về ý nghĩa của phép tính trừ là "bớt đi". Từ đây mà các em có triển vọng học toán tốt.
Ví dụ: bài "Phép cộng trong phạm vi 3".
- Giáo viên dùng đồ dùng trực quan để minh hoạ cho phép tính. Đó là nội dung chính của bài:
1 + 1 = 2
2 + 1 = 3
1 + 2 = 3
- Cũng từ phép tính trong nội dung bài học giáo viên sử dụng các hình thức khác nhau, bằng cách xoá bớt đi một số hạng trong phép tính cộng đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ để khắc sâu kiến thức cho bài học:
Ví dụ: 	.. + 1 = 2
2 + .. = 3
1 + .. = 3
Giáo viên hỏi:
+ Số nào cộng với 1 để bằng 2?
(1 cộng với 1 để bằng 2)
+ 2 cộng với mấy để bằng 3?
(2 cộng với 1 để bằng 3)
+ 1 cộng với mấy để bằng 3?
(1 cộng với 2 để bằng 3)
- Cũng từ nội dung chính của bài ta có thể mở rộng thêm kiến thức:
2 + 1 = 1 + 2
1 + 1 + 1 = 3
=> Từ những phép tính suy diễn, mở rộng kiến thức khiến cho các em phải động não suy nghĩ và mở mang thêm kiến thức.
Trong phần giảng dạy này cũng rất cần đến sử dụng đồ dùng trực quan để minh hoạ làm sáng tỏ nội dung chính của bài học và trong cả phần thực hành. Có đồ dùng trực quan các em mới hiểu và nhớ bài tốt hơn.
* Về phần điền dấu:
- Cần cho các em nắm chắc về dấu "Dấu lớn hơn" mũi nhọn quay về bên phải; "dấu bé hơn" mũi nhọn quay về bên trái. Nhưng trong khi so sánh giữa 2 số thì mũi nhọn của dấu bao giờ cũng quay về số bé hơn.
- Điền dấu trong phép tính:
Đối với phần này nó liên quan đến phần tính toán, có tính toán đúng thì mới điền dấu đún.
Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào ô trống :
	8 3 + 7
+ Muốn điền dấu đúng trước hết ta phải làm gì?
(Muốn điền dấu đúng trước hết ta phải thực hiện phép tính cộng) 3+7 = 10
+ Bước tiếp theo ta làm gì?
(Bước tiếp theo ta đi so sánh)
+ 8 như thế nào với 10?
(8 bé hơn 10)
=> Vậy 8 < 3 + 7
* Về giải toán có lời văn 
Khi giải bài toán có lời văn trước hết phải cho học sinh đọc kỹ bài và tìm hiểu bài, sau đó mới đi giải bài toán.
Ví dụ: Tùng có 20 viên bi. Nam có 30 viên bi. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu viên bi?
- Học sinh đọc bài táon.
- Tìm hiểu bài:
+Bài toán cho biết những gì?
(Bài toán cho biết: Tùng có 20 viên bi. Nam có 30 viên bi)
+ Bài goán hỏi gì?
(Bài toán hỏi cả hai bạn có bao nhiêu viên bi)
- Giáo viên tóm tắt bài toán lên bảng:
Tùng có:	20 viên bi
Nam có:	30 viên bi
Cả hai bạn: viên bi
- Em hãy nêu câu lời giải cho bài toán?
(Cả hai bạn có số viên bi là)
- Ta làm phép tính gì? Đơn vị của phép tính là gì?
(Ta làm phép tính cộng. Đơn vị của phép tính là viên bi)
	Bài giải
Cả hai bạn có số viên bi là:
	20 + 30 = 50 (viên bi)
	Đáp số: 50 viên bi
=> Kết luận: Giải bài toán có lời văn gồm 3 bước 
Đó là:
- Bước 1: Nêu câu lời giải
- Bước 2: Viết phép tính thích hợp (có kèm theo đơn vị trong ngoặc đơn)
- Bước 3: Đáp số
iv. kết quả thực hiện so sánh đối chứng
Sau một năm thực hiện đề tài "Rèn kỹ năng học môn Toán ở lớp 1" tôi thấy học sinh đạt được những kết quả rõ rệt: học sinh đã biết được các biểu tượng ban đầu, nhận biết được các hình, biết điền số, điền dấu, biết tính toán và biết giải toán có lời văn.
Cuối năm học, lớp 1E đã đạt được kết quả môn Toán như sau:
- Giỏi	:14 em - đạt 48%
- Khá	: 9 em - đạt 31%
- Trung bình	: 6 em - đạt 21%
- Yếu	: không 
Có đạt được kết quả ở trên, tôi thấy rằng: người giáo viên phải sử dụng linh hoạt các biện pháp trong giảng dạy nhằm thu hút và truyền tải những kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng và có hiệu quả cao trong học tập.
v. những kiến nghị và đề xuất sau quá trình thực hiện đề tài:
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã tìm ra để giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán và có triển vọng học tốt lên các lớp trên.
Vậy tôi kính mong các cấp các ngành xét duyệt và bổ xung cho đề tài của tôi được hoàn hảo hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của hội đồng cơ sở.
Chủ tịch hội đồng
(Ký và đóng dấu)

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_ky_nang_mon_toan_lop_1.doc