Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng xác định, phân loại từ xét theo cấu tạo cho học sinh lớp 5

1.Tên sáng kiến : “ Rèn kỹ năng xác định, phân loại từ xét theo cấu tạo cho học sinh lớp 5 ( phần từ đơn, từ ghép )”

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Rèn kĩ năng xác định phân loại từ xét theo cấu tạo cho học sinh Tiểu học.

3.Tác giả :

 Họ và tên : Bùi Thị Huệ Nam ( nữ): Nữ

 Ngày tháng năm sinh : 05/09/1991

 Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm Tiểu học

 Chức vụ, đơn vị công tác : Giáo viên Trường Tiểu học Lê Ninh

 Điện thoại : 01652517013

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh

Địa chỉ: Lê Ninh – Kinh Môn- Hải Dương - ĐT: 03203. 823.181

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường Tiểu học Lê Ninh

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: GV đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; nắm chắc kiến thức cơ bản về từ đơn , từ ghép.

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2016 - 2017

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng xác định, phân loại từ xét theo cấu tạo cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hướng dẫn giảng dạy để khắc phục thực trạng trên nhằm rèn kỹ năng xác định, phân loại từ theo cấu tạo cho học sinh tốt.
Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Từ những mâu thuẫn giữa yêu cầu của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của giáo viên, việc học của học sinh, đồng thời để củng cố nâng cao kiến thức, kỹ năng phân loại từ theo cấu tạo, trước hết tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau:
 + Đọc thật kỹ đề bài. 
 + Nắm chắc yêu cầu của đề bài: Đề bài yêu cầu phải làm gì? Đề có mấy yêu cầu, là những yêu cầu nào?
 + Vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của đề bài.
 + Kiểm tra, đánh giá.
 Đồng thời tôi mạnh dạn từng bước hướng dẫn các phương pháp và rèn kỹ năng phân loại từ theo cấu tạo cho học sinh.
 Như đã nói ở trên, muốn học sinh phân biệt từ theo cấu tạo chính xác ( kể cả các từ loại) thì trước hết các em phải nắm chắc khái niệm "từ" và có kỹ năng phân cắt từ chính xác. Do đó, khi dạy học sinh lớp 5 về từ đơn, từ ghép tôi đã tiến hành theo các bước sau: 
 4.1. Củng cố, khắc sâu, mở rộng khái niệm "từ" và rèn cho học sinh phân cắt từ trong chuỗi lời nói: 
 4.1.1. Cho học sinh tự tìm một câu văn hoặc một câu thơ 
 - Giáo viên ghi lên bảng câu đó, chẳng hạn: " Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp".
 - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm số tiếng, số từ trong câu đó. Muốn tìm số từ trong câu đó tôi đã hướng dẫn học sinh dùng dấu ( / ) để vạch ranh giới các từ trong câu trên.
 Học sinh đã vạch như sau: Tiếng/cô giáo/trang nghiêm/ mà/ ấm áp/ ".
 - Tiếng khác từ như thế nào?
 - Từ trên có nghĩa hay không? ( vài học sinh nói nghĩa của các từ đó).
 - Từ trên gồm mấy tiếng? Có từ gồm 3, 4 tiếng không?
 Từ dùng để làm gì?
 + Giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận:
 * Từ bao giờ cũng có nghĩa. Có từ một tiếng, có từ nhiều tiếng ( 2, 3, 4 tiếng). Từ dùng để đặt câu.
 + Giáo viên khắc sâu, nhấn mạnh thêm: "Từ thì phải có nghĩa, nếu không có nghĩa thì đó không phải là từ". Giáo viên đưa ra một số tiếng: đẽ, biêng, lẽo, qué....
 - Học sinh nhận xét xem đó có phải là từ không? Vì sao?
Học sinh đều trả lời được đó không phải là từ, vì từng tiếng đó không có nghĩa.
 Giáo viên: Đó là đặc điểm thứ nhất của từ, có thể dùng đặc điểm đó để nhận biết từ. 
 Vài học sinh nhắc lại đặc điểm thứ nhất của từ - giáo viên ghi lên bảng đặc điểm đó 
 * Từ là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu: Giáo viên đưa ra một số tổ hợp: Tiếng sơn ca, cơm chín, sông dài... rồi yêu cầu học sinh nhận xét xem đó có phải là từ không?
 Nhiều học sinh cho rằng từng tổ hợp đó là một từ. Khi đó tôi đã hướng dẫn học sinh như sau:
 Tổ hợp " Tiếng sơn ca" chưa phải là đơn vị nhỏ nhất, vẫn có thể phân thành đơn vị nhỏ hơn, có nghĩa và đặt câu một cách dễ dàng, đó là "tiếng" và "sơn ca"...
 Tôi lại đưa tiếp một số từ: xà phòng, ti vi, cà phê, 
 - Yêu cầu học sinh nhận xét thì nhiều em cho rằng từng từ đó là gồm hai từ một tiếng. Lúc đó tôi lại hướng dẫn học sinh: " Xà phòng" là một từ gồm hai tiếng vì muốn đặt câu phải dùng cả hai tiếng đó...
 Giáo viên chốt đặc điểm thứ hai của từ : "Từ là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu".
 Vài học sinh nêu đặc điểm thứ hai của từ. Giáo viên ghi lên bảng đặc điểm đó. Sau đó giáo viên khắc sâu: Khi phân cắt từ mà thành đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, dùng đặt câu được thì đó là từ. Còn khi phân ranh giới từ mà thấy có những tổ hợp còn có thể phân cắt được nữa thành đơn vị nhỏ hơn, có nghĩa vẫn dùng để đặt câu một cách dễ dàng thì phải phân cắt tiếp.
 Giáo viên lấy ví dụ vài câu cho học sinh luyện phân cắt từ.
 Ví dụ 1: 
Rung rinh chùm quả mùa xuân
Nhìn xa thì ấm, nhìn gần thì no.
 ( Tạ Hữu Yên )
 a, Dùng gạch chéo (/) vạch ranh giới giữa các từ trong hai dòng thơ trên.
 b,Trong các từ đó, từ nào là từ một tiếng, từ nào là từ hai tiếng.
 Ví dụ 2: Trong câu sau, có bao nhiêu tiếng? Bao nhiêu từ?
Sông Rừng tức Bạch Đằng Giang là một khúc sông rất rộng, sách xưa đều ghi là sông Vân Cừ
 Muốn tìm được số từ, tôi đã hướng dẫn học sinh trước hết phải vạch ranh giới các từ trong từng câu như sau:
 Sông / Rừng / tức / Bạch Đằng Giang / là / một / khúc / sông / rất / rộng/, sách / xưa / đều / ghi / là / sông / Vân Cừ /.
 Qua theo dõi học sinh thực hành, tôi thấy hầu như các em đều tìm được:
Câu trên gồm 20 tiếng, 17 từ.
Tôi yêu cầu học sinh giải thích.
 Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn học sinh phân cắt từ dựa vào tính hoàn chỉnh và về nghĩa của từ
 * Dùng thao tác chêm xen để thử.
 Ví dụ: Tổ hợp " bánh dẻo", khi nó là hai từ nói về một thứ bánh bất kỳ nào đó có tính chất dẻo nên có thể thêm yếu tố " rất" thành " bánh rất dẻo". Khi nó là một từ " bánh dẻo" là tên một loại bánh. Lúc này nó có kết cấu chặt chẽ, không thể thêm yếu tố vào giữa " bánh " và " dẻo".
 Khi vạch ranh giới giữa các từ trong văn bản ( đoạn văn, đoạn thơ...) ta thường gặp những tổ hợp mà khó có thể khẳng định được rằng tổ hợp đó là từ ghép hay tổ hợp gồm hai từ đơn. Vì vây, việc nhận biết, nhận diện từ ghép trong chuỗi lời nói không phải bao giờ cũng dễ dàng. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được những tiêu chí dùng làm cơ sở để phân biệt từ ghép với cụm từ tự do ( tổ hợp gồm hai hoặc hơn hai từ đơn).
 Vậy muốn biết một tổ hợp nào đó là một từ ghép hay kết hợp hai từ đơn, ta lần lượt xem xét tổ hợp về hai phương diện: Kết cấu và nghĩa.
 + Về kết cấu: Nếu quan hệ giữa các yếu tố trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm xen một yếu tố khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản không thay đổi thì tổ hợp ấy là hai từ đơn. Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các yếu tố trong tổ hợp chặt chẽ, khó có thể tách rời, tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định, ổn định... thì tổ hợp ấy là một từ ghép.
 + Về mặt nghĩa: Nếu tổ hợp đó gọi tên, định danh một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, biểu đạt một khái niệm ( về sự vật, hiện tượng)...
thì tổ hợp ấy là một từ ghép. Ngược lại, nếu tổ hợp ấy gọi tên định danh nhiều sự vật, hiện tượng, biểu đạt nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) thì tổ hợp ấy là sự kết hợp của hai hoặc hơn hai từ đơn. Ví dụ: Về mặt nghĩa, các tổ hợp: chuồn chuồn nước, mặt hồ, lặng sóng mang nhiều đặc trưng của một từ - từ ghép ( mỗi tổ hợp có một nghĩa chung, thống nhất, là " tên gọi" của một sự vật, hiện tượng ) còn các tổ hợp: tung cánh, lướt nhanh, trải rộng mang nhiều đặc trưng của kết hợp hai từ đơn.
 Sau đó giáo viên cho học sinh luyện tập một số ví dụ:
 Chẳng hạn: gạch một gạch dưới các từ ghép trong các từ và kết hợp từ dưới đây:
 Bánh cốm, bánh nướng, nướng bánh, nướng chả, bánh rán, rán bánh, rán cá, đạp xe, xe đạp, xe máy.
 Qua theo dõi, tôi thấy hầu như học sinh đều tìm được các từ ghép trong đó là: Bánh cốm, bánh nướng, bánh rán, xe đạp, xe máy.
 Tôi yêu cầu các em giải thích tại sao em cho đó là từ ghép thì rất nhiều em đã giải thích được: "Vì quan hệ giữa các tiếng trong từ đó chặt chẽ, khó có thể tách rời, tạo thành khối vững chắc. Còn các trường hợp còn lại giữa các tiếng trong mỗi trường hợp đó đều có quan hệ lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm xen một yếu tố khác của bên ngoài vào.
 Ví dụ: Rán cá có thể thêm yếu tố "con" vào giữa thành "rán con cá".
 * Dựa vào việc xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không?
 Ví dụ: Bánh dày ( tên 1 loại bánh), áo dài ( tên 1 loại áo) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa chỉ còn là tên gọi của một loại bánh, một loại áo. Chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành một từ.
 - Khả năng có thể dùng một yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác nhận tư cách từ của các tổ hợp như: tay người ( để chỉ cả người), cánh én ( để chỉ con chim én), ...
 Đưa một số ví dụ cho học sinh luyện tập, chẳng hạn:
 Hãy xác định phần in nghiêng trong các câu sau, đâu là một từ ghép, đâu là hai từ đơn.
 a, Cánh én dài hơn cánh chim sẻ.
 - Mùa xuân, những cánh én lại bay về.
 - Những cánh bướm bên bờ sông thật đẹp.
 - Nó thích ăn đầu gà, cánh gà.
 - Một chị đứng lấp ló sau cánh gà.
 b, Tay người có ngón dài, ngón ngắn.
 - Những vùng đất hoang vu đang chờ tay người đến khai phá.
 Học sinh đã xác định những từ ghép là: Cánh én (câu thứ hai), cánh bướm, cánh gà ( câu thứ hai), tay người ( câu thứ hai).
 Trên đây là một số biện pháp cần sử dụng khi xác định tư cách từ cho một tổ hợp. Chúng có hiệu quả trong rất nhiều trường hợp, tuy vậy cũng không phải là những thủ pháp vạn năng để có thể xác định một cách rạch ròi một tổ hợp bất kỳ là một từ hay hai từ.
 Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa là nó mang đặc điểm của cả hai loại ( từ ghép và cụm từ tự do). Lại có những tổ hợp mang nhiều đặc điểm của loại này, nghiêng về, thiên về loại này mà ít mang đặc điểm của loại khác. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, ta sẽ có kết luận tổ hợp này hoặc tổ hợp kia thiên về từ ghép ( một từ ) hay thiên về cụm từ tự do ( nhiều từ).
 Môn Tiếng Việt ở tiểu học là một môn học thực hành. Có thể nói tính chất thực hành là đặc trưng nổi bật nhất của môn học này. Thông qua hệ thống bài tập, giáo viên giúp học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng lĩnh hội và tạo lập ngôn bản ( nghe, đọc – nói, viết). Vì vậy, sau khi bằng ngữ liệu đưa ra để củng cố, khắc sâu lý thuyết về từ và cung cấp cho học sinh các "mẹo" xác định từng từ trong chuỗi lời nói ở trên, tôi đã hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành bằng hệ thống bài tập nhằm mục đích rèn kỹ năng phân cắt từ cho học sinh và gây hứng thú học tập bằng các bài tập được nâng dần từ dễ đến khó, giúp học sinh biết vận dụng các phương pháp, các thao tác đã được hướng dẫn ở trên vào việc xác định đúng đường ranh giới từ trong các bài tập.
4.1.2. Bài tập thực hành 
* Phân biệt đâu là một từ, đâu là hai từ: Ca nô, thằn lằn, chuối chín, vở mới, băn khoăn, róc rách, bàn đẹp, núi cao, nòng nọc.
 + Qua theo dõi học sinh thực hành, tôi thấy ở bài tập này hầu như các em nhận diện và giải thích được:
 Những cách nói là một từ: Ca nô, thằn lằn, băn khoăn, róc rách, nòng nọc.
 Vì muốn đặt câu phải dùng cả hai tiếng. Còn những trường hợp còn lại mỗi trường hợp gồm hai từ. Vì từng tiếng tách ra có nghĩa và có thể đem ra đặt câu rõ ràng.
 *Tìm từ trong các câu sau:
 - Nụ hoa xanh màu ngọc bích.
 - Đồng lúa rộng mênh mông.
 -Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.
 + Với mỗi bài tập, trước khi đưa ra tôi đều nghiên cứu dự đoán những trường
hợp học sinh có thể dễ mắc để chuẩn bị phương án giải quyết cho phù hợp.
 Khi đưa ra bài tập trên cho học sinh thực hành, tôi dự đoán có thể sẽ có hai trường hợp xảy ra:
 - Có thể học sinh sẽ cho " nụ hoa" là một từ.
 - Có thể học sinh sẽ cho "đồng lúa" là hai từ. 
 Và tôi đã chuẩn bị phương án hướng dẫn học sinh: " nụ hoa" nên xác định là hai từ còn " đồng lúa" là một từ.
 * Gạch một gạch dưới những từ một tiếng, gạch hai gạch dưới những từ hai tiếng trong đoạn văn sau:
 Đêm ấy trời mưa phùn. Đêm hôm sau lại mưa tiếp...cỏ mọc tua tủa. Một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
 Học sinh đã gạch hai gạch dưới các từ ghép sau: mưa phùn, xanh non, thơm mát, sườn đồi.
 Gạch một gạch dưới các từ đơn: gồm các từ còn lại, trừ các từ láy ( tua tủa, ngọt ngào, mênh mông ).
 * Tìm 5 từ một tiếng, 2 từ hai tiếng trong đoạn văn sau đây và chép lại thành bảng ( theo mẫu).
 a, Đoạn văn: Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi. Trời đầy sao. Gió động trên những ngọn cây cao nhưng trong rừng thì hoàn toàn yên tĩnh.
 b, Mẫu:
Từ một tiếng
........................................................
........................................................
Từ hai tiếng
...........................................................
..........................................................
 Ở đoạn văn trên những trường hợp có hai khả năng là một từ hai tiếng hoặc là hai từ một tiếng là: Cuối tháng, ngà non, ló ra, đỉnh núi, ngọn cây.
 Vì vậy, tôi đã hướng dẫn học sinh cần chọn 5 từ chắc chắn là từ một tiếng và hai từ chắc chắn là từ hai tiếng sau khi vạch được ranh giới giữa các từ, không nên chọn vào bảng những từ có hai khả năng. Làm như vậy cũng vừa rèn được cả kỹ năng xác định từ cho học sinh.
 Sau khi hướng dẫn học sinh kỹ năng phân cắt từ trong chuỗi lời nói tốt, tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện bước 2. 
 4.2. Củng cố, khắc sâu, mở rộng khái niệm "từ đơn", "từ ghép" và rèn luyện kỹ năng xác định từ đơn, từ ghép trong 1 câu, 1 đoạn văn...
 4.2.1. Giáo viên cho học sinh tự lấy ví dụ một câu văn tuỳ ý.
 - Giáo viên ghi lên bảng, chẳng hạn: 
" Trên quảng trường Ba Đình lịch sử lăng Bác uy nghi và gần gũi ". 
 - Giáo viên yêu cầu học sinh dùng dấu ( / ) để vạch ranh giới giữa các từ trong câu văn trên.
 - Những từ nào gồm một tiếng? ( trên, lăng, Bác, và ... )
 - Những từ nào gồm nhiều tiếng? ( Quảng trường, Ba Đình...)
 - Từ gồm một tiếng như thế gọi là từ gì? ( từ đơn)
 - Từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng gọi là từ gì? ( từ ghép)
 *Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét và rút ra kết luận: Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành. Từ ghép là từ do hai, ba, bốn tiếng ghép lại có một ý nghĩa chung. Giáo viên cho vài học sinh nêu lại.
 Sau đó tôi cho nhiều học sinh lấy ví dụ về từ đơn, từ ghép. Rồi yêu cầu học sinh nhận xét từ đơn khác từ ghép như thế nào? Có mấy kiểu từ ghép? Những kiểu nào? Lấy ví dụ.
 - Giáo viên mở rộng, bổ sung kiến thức về từ đơn, từ ghép. 
 * Đối với từ đơn: Trong định nghĩa về từ đơn, cần chú ý khái niệm" nghĩa"
 - Nghĩa từ vựng:
 Ví dụ: Nghĩa của các từ đơn: bàn, ghế, chạy....
 - Nghĩa ngữ pháp:
 Ví dụ: Nghĩa của các từ đơn: và, với, cùng, hay....
 - Nghĩa tình thái:
 Ví dụ: Nghĩa của các từ đơn: ối, ồ, ôi, ơi, ái.....
 Trong thực tế dạy học, tôi thấy khi dẫn ví dụ về từ đơn, giáo viên thường dẫn ra các từ đơn có nghĩa từ vựng . Những từ đơn mang nghĩa ngữ pháp, nghĩa tình thái ít hoặc chưa được giáo viên chú ý.
 * Đối với từ ghép:
 - Quan hệ giữa các tiếng là quan hệ về nghĩa.
 - Một số từ ghép trong đó có các tiếng mang nghĩa không rõ ràng như:
" biếc" trong từ" tím biếc" hoặc có các tiếng hiện nay không còn rõ nghĩa như: " qué" trong từ " gà qué", " cộ" trong từ: " xe cộ"....
 - Nghĩa của các từ ghép có tính chất mới: nghĩa của từ ghép không phải là phép cộng đơn thuần nghĩa của các tiếng cấu thành mà có khả năng gọi tên sự vật, hiện tượng mới, biểu thị khái niệm mới.
 Ví dụ: Nghĩa của từ ghép "nhà đá" không phải là nghĩa của "nhà" +"đá"
( nhà bằng đá) mà nó chỉ nhà tù...
 * Phân loại từ ghép:
 - Từ ghép có nghĩa phân loại ( còn gọi là từ ghép chính phụ, hay từ ghép phân nghĩa), nghĩa là trong kiểu từ ghép này, tiếng chính đứng trước chỉ loại sự vật chung (chỉ loại lớn), tiếng phụ đứng sau có tác dụng phân loại sự vật lớn đó thành những loại sự vật nhỏ hơn.
 Ví dụ: Xe đạp, xe máy, xe bò....
 - Từ ghép có nghĩa tổng hợp ( còn gọi là từ ghép hợp nghĩa, từ ghép đẳng lập, từ ghép song song), nghĩa của từ ghép này chung hơn, khái quát hơn, tổng hợp hơn so với nghĩa của từng tiếng. Quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép kiểu này là quan hệ đẳng lập, quan hệ song song.
 Ví dụ: Hoa quả, sách vở, nhà cửa...
- Ngoài ra còn một số từ: cà phê, xà phòng, mô tả, mà cả.... có hai tiếng nhưng từng tiếng " cà", " phê", " xà", " phòng",... thì lại không có nghĩa mà phải gộp lại mới có nghĩa. Có thể cho trong trường hợp này là từ đơn đa âm (để phân biệt với từ đơn đơn âm, tức là từ ghép chỉ có một âm tiết như: lợn. gà...)
 Với học sinh tiểu học, trường hợp này nên được hướng dẫn hiểu là từ ghép cho thống nhất với định nghĩa, nhưng phải coi đó là từ ghép đặc biệt vì từng tiếng trong từ nếu tách rời ra thì không có nghĩa.
 Trên thực tế, tôi thấy nhiều học sinh lớp 5 thường hay nhầm lẫn từ xét theo cấu tạo với từ loại.
 Ví dụ bài tập: Em hãy xác định từ xét theo cấu tạo có trong đoạn văn sau: "... mùa xuân phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e, dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy... " 
 Học sinh đã đi xác định danh từ, động từ, tính từ và ngược lại. Chính vì vậy tôi đã giúp học sinh khắc phục tình trạng đó như sau:
 - Hỏi học sinh: Dựa vào đâu người ta đã phân từ thành từ đơn, từ ghép? 
( Dựa vào số lượng tiếng của từng từ).
 Giáo viên nhấn mạnh thêm: Dựa vào số lượng tiếng của mỗi từ, tức là từ đơn được cấu tạo bởi một tiếng có nghĩa, từ ghép được cấu tạo bởi hai, ba, bốn tiếng kết hợp lại với nhau có nghĩa chung. Vì thế người ta gọi từ đơn, từ ghép, từ láy là từ xét theo cấu tạo. Việc làm này đã giúp cho học sinh không bị nhầm lẫn từ xét theo cấu tạo ( từ đơn, từ ghép, từ láy... ) với từ loại ( danh từ, động từ, tính từ).
 4.2.2. Bài tập thực hành:
 Khi hướng dẫn học sinh thực hành, tôi đã phân bài tập thành các dạng và hướng dẫn học sinh luyện tập, rèn kỹ năng xác định, phân loại từ theo các dạng bài tập đó như sau:
 Dạng 1: Cho sẵn các từ rời, yêu cầu phân loại từ theo cấu tạo:
 * Bài tập 1: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ đơn ( gạch dưới một gạch) từ nào là từ ghép ( gạch dưới hai gạch).
 Học sinh, khai trường, vui, thầy giáo,đứng, ngồi, siêng năng, thấy, chờ đợi, trông nom, gặp, chào, tốt đẹp, kết quả.
 Với bài tập này tôi thấy học sinh đã biết dựa vào khái niệm từ đơn và từ ghép để phân loại chính xác.
 * Bài tập 2: Trong các từ sau đây, từ nào là từ ghép?
 Thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.
 - Bài tập này có khó hơn bài tập trước vì đã gài 3 trường hợp có thể đánh lừa học sinh là: bạn bè, san sẻ, hư hỏng. Qua theo dõi học sinh thực hành, tôi thấy các em có kết quả đúng như tôi dự đoán đó là các em đã xác định: không cho 2 từ " san sẻ"," hư hỏng" là từ ghép và các em cho đó là 2 từ láy. Hỏi vì sao thì hầu như học sinh trả lời " Vì hai tiếng trong từ có phụ âm đầu giống nhau". Lúc này tôi đã hướng dẫn học sinh như sau:
 + Cả "hư" và "hỏng", " san " và " sẻ " đều có nghĩa nên chúng là từ ghép.
 + Trường hợp " bạn bè " nếu xem " bè " có nghĩa và nghĩa này cũng là nghĩa của" bè " trong bè phái, bè đẳng, kéo bè kéo cánh thì " bạn bè " là từ ghép.
 Nếu không nhận ra nghĩa của bè, xem bè không mang nghĩa và chỉ láy lại phụ âm đầu của bạn thì bạn bè là từ láy.
 Đối với những trường hợp như thế, tôi đã rèn cho học sinh tư duy mềm dẻo, biết biện luận trong những trường hợp tự thấy còn nghi ngờ, khó lòng xếp dứt khoát vào một loại nào cụ thể. Đối với trường hợp này, các em cần phải trả lời được: Nếu "bè" có nghĩa như trong" bè cánh ", " bè phái " thì em xếp " bạn bè " là từ ghép. Nếu " bè " không có nghĩa và chỉ láy lại phụ âm đầu của " bạn " thì em xếp " bạn bè" vào từ láy, trả lời được như vậy các em mới được điểm tối đa. Vì vấn đề ở đây không phải là ở chỗ xếp được một từ cụ thể vào loại nào mà là nắm được phương pháp làm việc, nắm được từ ghép, từ láy.
 Dạng 2: Cho sẵn một đoạn, một câu yêu cầu học sinh tìm một số kiểu từ theo cấu tạo có trong đoạn, trong câu đó.
 Khi thực hiện các bài tập ở dạng này, trước khi phân loại từ theo cấu tạo, học sinh phải vạch được đúng ranh giới từ. Nếu phân cắt từ sai thì sẽ phân loại sai. 
 Một từ ghép thành hai từ đơn hoặc ngược lại, cũng có thể xác định một cụm từ là từ ghép...
 Bài tập 1: Xác định và phân loại từ ghép có trong câu ca dao sau: 
 Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
 Ở bài tập này khi hướng dẫn học sinh thực hiện tôi đã yêu cầu học sinh đọc kỹ yêu cầu của đề bài rồi xem đề có mấy yêu cầu, là những yêu cầu nào? ( 2 yêu cầu là: tìm từ ghép và phân loại từ ghép... )
 Muốn thực hiện yêu cầu thứ nhất trước hết phải làm gì? ( Dùng dấu/ để phân cắt từ). Sau đó tôi hướng dẫn học sinh dựa vào khái niệm từ ghép để thực hiện yêu cầu thứ nhất của đề bài rồi dựa vào các kiểu từ ghép để thực hiện yêu cầu thứ hai của đề bài.
 Các bài tập sau tôi đều hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước như vậy.
 Bài tập 2: Gạch một gạch dưới từ đơn, 2 gạch dưới từ ghép trong đoạn văn sau:
 " Trong năm học tới đây, các cháu hãy cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, đua bạn. Sau tám mươi năm trời nô lệ làm cho nước nhà yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_xac_dinh_phan_loai_tu_xet.doc
Giáo án liên quan