Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng Đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh lớp 5 Đổi đơn vị đo diện tích

- Điều 2 của luật phổ cập giáo dục tiểu học đã xác định: Bậc tiểu học là

bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc tiểu học

đã tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học

các bậc học trên. Nội dung giảng dạy của tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn,

phục vụ thiết thực cho cuộc sống, không chỉ thế mà mỗi môn học ở tiểu học đều

góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

pdf35 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng Đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh lớp 5 Đổi đơn vị đo diện tích, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu vi bằng diện tích. 
- Sau khi tổ chức cho học sinh được tự do trao đổi, tranh luận tôi chỉ rõ cho 
các em thấy chu vi là đại lượng độ dài, còn diện tích là đại lượng diện tích, 
hai đại lượng này không thể so sánh được với nhau để giúp các em nhận ra 
phát biểu đó là sai. 
- Mặt khác, tôi cũng giúp các em hiểu rõ phép đo mỗi đại lượng. 
- Để đo chu vi hình vuông này, ta lấy đơn vị đo độ dài 1cm (đoạn thẳng có 
độ dài 1cm) và đặt dọc theo một cạnh, được 4 đơn vị độ dài ; vì hình 
vuông có 4 cạnh bằng nhau nên tổng độ dài của 4 cạnh xác định bằng phép 
1dm2 = 100cm2 
12 
tính: 4 x 4. 
- Vậy chu vi hình vuông là 16 cm. 
- Để đo diện tích hình vuông này, ta lấy đơn vị đo diện tích 1 cm2 (hình 
vuông có cạnh 1cm) và đặt dọc theo 1 cạnh được 4 đơn vị diện tích: Vì 
hình vuông có 4 cạnh bằng nhau nên đặt được 4 hàng như thế, tổng diện 
tích của hình vuông được xác định bằng phép tính: 4 x 4 = 16 . 
- Vậy diện tích của hình vuông là 16cm2. 
Vì thế không thể nói hình vuông trên đây có chu vi và diện tích bằng nhau. 
* Giúp học sinh khắc phục những sai lầm trong suy luận: 
- Tôi đố các em : Trong lập luận sau đây của 2 bạn học sinh, ai nói đúng, ai 
nói sai và giải thích tại sao ? 
- Học sinh A nói: Hai hình có diện tích bằng nhau thì bằng nhau. 
- Học sinh B nói: Hai hình bằng nhau thì có diện tích bằng nhau. 
- Do nguyên nhân học sinh chưa hiểu bản chất khái niệm đại lượng và phép 
đo đại lượng, nhận thức còn cảm tính nên sẽ rất khó khăn, lúng túng trong cách 
nhận ra bạn nào nói đúng, bạn nào nói sai. 
- Để giúp đỡ các em, tôi đưa ra ví dụ rồi cho học sinh thực hành đo hoặc 
tính trực tiếp để các em tự đưa ra kết luận. 
 Chẳng hạn, tôi dùng đồ dùng trực quan là các viên gạch men hình vuông 
có cạnh là 30cm để lần lượt ghép thành các hình a, hình b như các minh họa 
dưới đây rồi tổ chức cho hoc sinh tự đo, tự tính chu vi và diện tích của các hình 
sau để giúp các em nhận ra rằng: HS A sai, HS B đúng thông qua kiểm chứng: 
- 2 hình có diện tích bằng nhau nhưng chu vi lại khác nhau: 
- 2 hình có chu vi bằng nhau nhưng diện tích lại khác nhau. 
13 
- Thậm chí, ngay cả khi 2 hình có cả chu vi và diện tích bằng nhau chưa chắc đã 
là 2 hình bằng nhau. 
- Từ đó tôi giúp học sinh nắm chắc khái niệm về 2 hình bằng nhau: 
+ 2 hình bằng nhau phải giống hệt nhau về hình dạng và bằng nhau về các 
kích thước. 
 + 2 hình bằng nhau thì chắc chắn có chu vi bằng nhau và diện tích bằng 
nhau. 
Với cách tiến hành như trên, người GV sẽ giúp HS khắc phục được những 
sai lầm trong suy luận. Từ đó, học sinh dễ dàng phân biệt được chu vi với diện 
tích và nắm chắc cách tính dựa vào quy tắc và kết cấu hình chứ không phải bằng 
cảm quan. 
* Tập cho HS thói quen ước lượng về độ dài, diện tích : 
 GV có thể gắn việc rèn kĩ năng này vào trong các giờ học trên lớp hoặc 
trong các giờ ngoại khoá: Ví dụ: HS dùng gang tay, sải tay để ước lượng chiều 
rộng, chiều dài cái bàn học, cái bảng, chiều cao của cái cây, dùng bước chân để 
ước lượng chiều dài của căn phòng, dùng diện tích của viên gạch men ước lượng 
diện tích của mặt bàn học, cái bảng lớp, nền phòng học, bồn hoa. Sau đó, cho 
HS đo đạc, tính toán để kiểm tra độ chính xác của ước lượng. Qua đây, HS thấy 
được việc học Đổi đơn vị đo diện tích chính là để phục vụ việc đo đạc, tính toán 
về diện tích phục vụ cho cuộc sống của các em. 
2- Hướng dẫn HS các kĩ năng đổi Đơn vị đo diện tích trên cơ 
sở vận dụng dạy học phân hoá để phù hợp với mức độ tiếp thu 
của từng đối tượng học sinh : 
Sau khi đã tạo được hứng thú học tập cho HS và giúp các em được củng 
cố lại các kiến thức nền tảng liên quan, tôi lần lượt hướng dẫn HS các kĩ năng 
đổi Đơn vị đo diện tích. Trong đó, đặc biệt vận dụng dạy học phân hoá đảm bảo 
14 
phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh, tránh việc học sinh yếu thấy khó rồi 
sợ học Toán còn học sinh giỏi lại thấy quá dễ, cảm thấy nhàm chán. 
Như chúng ta đã biết, các dạng bài tập về đơn vị đo lường ở lớp 5được 
sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng đổi Đơn vị 
đo diện tích học sinh trước hết giáo viên phải giúp trẻ nắm vững được các kiến 
thức và kĩ năng cơ bản sau : 
- Nắm vững tên đơn vị đo, thứ tự của các đơn vị đo diện tích trong bảng. 
- Nắm vững mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề và giữa các đơn vị đo 
không liền kề nhau. 
- Luôn nhớ: Mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số. 
- Khi chuyển đổi đơn vị đo cần nhớ: Chữ số hàng đơn vị bao giờ cũng 
gắn liền với tên đơn vị mà số đó mang. 
- Xác định được dạng bài và khi đã xác định được dạng thì biết tìm cách 
làm tương ứng để vận dụng vào làm bài. 
 Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải phải căn cứ vào đặc điểm nhận 
thức của HS tiểu học, dự kiến được những khó khăn, sai lầm của các em để lựa 
chọn phương pháp hướng dẫn phù hợp với nội dung và từng đối tượng học sinh, 
giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức, năng động, linh hoạt trong việc luyện 
tập đổi đơn vị đo. 
 Khi hướng dẫn các kĩ năng đổi đơn vị đo, người giáo viên phải thiết kế 
được các hình thức dạy-học khác nhau để tạo cho học sinh cơ hội được tự mình 
trải nghiệm, tự mình thao tác với các đồ dùng trực quan và được tự mình kiểm 
nghiệm lại tính đúng đắn của kiến thức đó trong thực tế. Việc học thông qua làm 
đã giúp các em phấn khởi, mạnh dạn, tự tin giải quyết vấn đề và có nhiều sáng 
tạo mới trong học tập. Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, biết 
chia sẻ kiến thức đó với bạn và với mọi người xung quanh 
B - NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ: 
Qua nhiều năm công tác và tìm hiểu, tôi nhận thấy: với mỗi một loại bài 
tập đổi đơn vi đo diện tích thì đều có nhiều cách đổi khác nhau, trong đó tôi tìm 
ra và lựa chọn được những cách đổi hết sức đơn giản mà lại mang lại hiệu quả 
cao. 
Trong quá trình dẫn dắt học sinh, bằng các phương pháp và hình thức hợp 
lí tôi từng bước giúp học sinh tiếp cận và thực hành thành thạo tất cả các cách 
đổi và đặc biệt tôi vận dụng dạy học phân hoá, quan tâm tới từng đối tượng cụ 
15 
thể (học sinh khá giỏi, trung bình, yếu kém). Thông qua các cách làm này học 
sinh khá giỏi có thể đổi bằng nhiều cách khác nhau, phát huy được khả năng tư 
duy, các em sẽ có kĩ năng và thậm chí trở thành kĩ xảo; còn học sinh trung bình, 
yếu kém thì sẽ lựa chọn cho mình cách đổi phù hợp và đơn giản nhất đối với 
mình và dần dần có kĩ năng làm bài giúp các em thêm tự tin vào bản thân và tiến 
bộ trong học tập. 
Để giúp học sinh nhớ lâu và và thực hành tốt các bài tập cơ bản có liên 
quan đến đổi đơn vi đo diện tích tôi đã làm như sau: 
1- Giúp HS thuộc tên và mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền 
kề: 
 Giáo viên giúp học sinh bằng cách yêu cầu các em: 
- Ghi tên các đơn vị đo độ dài và diện tích trong bảng theo tứ tự từ lớn đến 
bé vào vở đồ dùng mà tôi quy định: Sổ tổng hợp các công thức và cách giải: 
- Ghi chỉ số mối quan hệ trên các khoảng cách giữa 2 đơn vị đo độ dài và 
diện tích liền kề( để tránh nhấm lẫn giữa đơn vị đo diện tích với đơn vị đo độ 
dài) 
*Bảng đơn vị đo độ dài: 
 x10 x10 x10 x10 x10 x10 
*Bảng đơn vị đo điện tích: 
 x100 x100 x100 x100 x100 x100 
 Có thể coi đây là loại đồ dùng trực quan đắc lực cho HS khi vận dụng 
vào việc chuyển đổi đơn vi đo diện tích. Đặc biệt là đối với HS có khả năng 
nhận thức chậm thì đây quả là một thượng sách. Trong tất cả giờ học có nội 
dung liên quan, tôi đều yêu cầu em nào cũng phải đưa đồ dùng trên ra nháp hoặc 
sử dụng đồ dụng học Toán tự làm để vận dụng. Trong thời gian đầu, các em coi 
đây là vật “bất li thân” khi học về đổi đơn vị đo diện tích. 
 Sau đó, vì được nhìn nhiều, áp dụng nhiều nên các em dần thoát li khỏi 
vở nháp hoặc đồ dùng học tập và từng bước hình thành kĩ năng đổi trong trí não. 
Có nghĩa là: trong thời gian đầu, khi làm bài tập, học sinh nhận thức chậm luôn 
 km hm dam m dm cm mm 
km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2 
16 
luôn phải mở đồ dùng có ghi những nội dung trên để nhìn trực tiếp và làm bài 
vào vở. Thậm chí, khi kiểm tra học sinh làm bài, nếu thấy em nào không sử 
dụng đồ dùng trên, tôi nhắc nhở các em ngay (trừ HS đã đổi thành thạo). Làm 
như vậy để học sinh dễ nhớ và nhớ lâu. Dần dần, các nội dung ghi nhớ ấy như in 
sâu vào trong trí nhớ của các em thì không cần nhìn vào bảng đó cũng làm bài 
đúng. Khi lựa chọn cách này tôi đã dựa trên cơ sở đặc điểm tâm lí của học sinh 
tiểu học và đặc biệt là với học sinh yếu kém, đây là cách tốt nhất để giúp các em 
hiểu bài và giải quyết được các khó khăn khi chuyển đổi các đơn vị đo. 
Học sinh minh hoạ mối quan hệ giữa các đơn vị đo 
2- Giúp HS không lẫn lộn giữa đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện 
tích: 
 Tôi đã vận dụng cách “nói bằng lời lẽ thực tế” dễ hiểu để giúp học sinh 
ghi nhớ: mỗi đơn vị đo độ dài ứng với 1 chữ số; mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 
2 chữ số, bằng cách nhìn vào kí hiệu của từng đơn vị đo. Cụ thể là: 
 - Các đơn vị đo độ dài, “trên đầu” không có chữ số nào nên mỗi đơn vị 
đo chỉ ứng với 1 chữ số (ví dụ: m, cm). 
 - Các đơn vị diện tích, “trên đầu” có chữ số 2 nên mỗi đơn vị đo phải 
ứng với 2 chữ số (ví dụ: m2, dm2 ). 
 Trong quá trình rèn kĩ năng cho học sinh, tôi hướng dẫn các em dùng 
cách nói khoảng cách để thay thế cho đơn vị đo (mỗi khoảng cách tương ứng 
với 1 đơn vị đo). Có nghĩa là: cứ mỗi khoảng cách giữa 2 đơn vị đo độ dài liền 
kề nhau thì tương ứng với 1 chữ số, còn cứ mỗi khoảng cách giữa 2 đơn vị đo 
17 
diện tích liền kề nhau thì tương ứng với 2 chữ số. 
 Mặt khác, để học sinh vận dụng tốt trong từng giờ học có liên quan, nếu 
học sinh làm sai tôi dùng câu hỏi đàm thoại để khắc sâu cho các em: 
 Kí hiệu của đơn vị đo diện tích có gì khác so với đơn vị đo độ dài? 
 Vậy mỗi đơn vị đo diện tích ứng với mấy chữ số? 
 Sau khi HS phân biệt được kí hiệu của đơn vị đo diện tích có chữ số 2 ở 
góc trên bên phải (VD: m2) thì học sinh sẽ biết là mỗi đơn vị đo diện tích tương 
ứng với 2 chữ số. Thường xuyên được củng cố như vậy nên dần dần các em rất 
ít sai về lỗi này. 
 3- Giúp HS không nhầm lẫn cách đổi giữa các dạng bài: 
 Trong quá trình dạy tôi gợi ý học sinh nhận dạng của bài và tìm ra cách 
làm của từng dạng bài này. Tôi giúp các em tổng hợp và ghi nhớ được: 
 - Đổi lớn ra bé: thường có các cách như: nhân, thêm các chữ số 0, điền 
chữ số vào vị trí tương ứng, dịch chuyển dấu phẩy sang phải (nếu số đã cho là số 
thập phân) 
 - Đổi bé ra lớn: thường có các cách như: chia, xoá các chữ số 0, điền chữ 
số vào các vị trí tương ứng, dịch chuyển dấu phẩy sang trái (nếu số đã cho là số 
thập phân) 
 Đối với học sinh tiếp thu chậm thì đây cũng được coi là 1 cách tối ưu nhất 
mà không thể thiếu trong khi làm các bài tập có liên quan. 
 Một điều quan trọng nữa là, trong các cách làm thì cách làm nào dễ nhất tôi 
dành riêng cho nhóm học sinh tiếp thu yếu nhất và yêu cầu các em khi làm bài 
sẽ thực hành theo cách đó để tránh sai sót, sau đó mới khuyến khích các em làm 
theo các cách khác. 
Các biện pháp mà tôi vừa trình bày ở trên đã góp phần rất lớn giúp tôi 
thành công trong việc Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh trong 
những năm qua. Có thể nói, nó chiếm tới 75% trong việc tạo nên thành công của 
tôi. 
4- Hướng dẫn học sinh các kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích 
ứng với từng dạng bài cụ thể: 
 Khi hướng dẫn học sinh đổi đơn vị đo diện tích, giáo viên chỉ cần lưu ý 
học sinh về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích : Hai đơn vị đo liền kề thì 
hơn kém nhau 100 lần và mỗi đơn vị đo diện tích (mỗi khoảng cách giữa 2 đơn 
vị đo liền kề) ứng với 2 chữ số. 
18 
 Vì 2 đơn vị liền nhau hơn kém nhau 100 lần nên khi đổi, ứng với mỗi 
khoảng cách thì viết thêm hay xóa bớt 2 chữ số 0 (đối với số tự nhiên) hoặc dịch 
chuyển dấu phẩy sang phải hay sang trái 2 hàng ứng với mỗi khoảng cách (đối 
với số thập phân). Hoặc khi xác định các chữ số tương ứng với từng đơn vị thì 
nhớ là mỗi đơn vị phải có đủ 2 chữ số. 
**Sau đây là các bước hướng dẫn chi tiết mà tôi đã áp dụng 
để hướng dẫn học sinh trong từng dạng bài cụ thể: 
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: 
 Gồm có các tiểu dạng sau: 
 1. 41 m2 = ......... cm2 2. 
2
1
 m2 = ......... cm2 
 3. 4,1658 m2 = ......... cm2 4. 4,3 m2 = ......... cm2 
 Dạng 1.1 : 1. 41 m2 = ......... cm2 
Cách 1: Lập bảng: (Nhốt vào chuồng) 
 (Dành cho HS nhận thức chậm) 
* Viết tên các đơn vị đo có liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng 
* Xếp các chữ số đã cho vào dưới tên đơn vị tương ứng. 
* Đếm từ trái sang phải, mỗi đơn vị với ứng 2 chữ số, nếu đơn vị nào thiếu thì 
viết thêm các chữ số 0. 
Ví dụ: 
*Kết luận: - Đây là cách nhanh nhất và dễ áp dụng nhất. 
 - Câu hỏi để khắc sâu cho HS nhớ cách làm: Vì sao mỗi khoảng cách 
phải được thêm 2 chữ số 0? (Vì mỗi đơn vị đo diện tích phải ứng với 2 chữ số). 
Đối với việc dùng bảng giáo viên cần hướng dẫn học sinh: 
 + Xác định khung các đơn vị đổi của toàn bộ bài tập. 
 + Xác định yêu cầu bài tập cần đổi ra đơn vị nào (mỗi đơn vị diện tích ứng 
với 2 hàng, cứ 2 chữ số hàng tiếp theo gắn với 1 đơn vị liền sau nó), nếu thiếu 
chữ số thì tiếp tục viết các chữ số 0 cho đến đơn vị cần. 
Đề bài m2 dm2 cm2 Kết quả 
41 m2 = ......... cm2 41 00 00 41m2 = 410000cm2 
16m2 8dm2 = .dm2 16 08 16 m2 8dm2 = 1608dm2 
19 
Học sinh đổi đơn vị đo diện tích bằng cách kẻ bảng 
 Cách 2: (Nhân liên tiếp với 100) 
 (Dành cho HS nhận thức chậm) 
 *Viết tên các đơn vị đo liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé có dạng: 
 x100 x100 x100 x100 x100 x100 
 * Xác định số khoảng cách tới đơn vị đã cho tới đơn vị cần đổi. 
 * Xác định mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề 
 * Viết số đã cho vào dưới tên đơn vị tương ứng. 
 * Dựa vào mối quan hệ trên để lập các phép nhân với 100. (cứ mỗi 
khoảng cách nhân với một số 100) 
Ví dụ: 41 m2 = ......... cm2 
* Viết tên đơn vị có liên quan: 
* Xác định từ m2 cm2 có 2 khoảng cách. 
* Viết số 41 vào dưới tên đơn vị tương ứng: 
 x100 x100 
 41 m2 dm2 cm2 
 * Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo và lập đơn vị đo như sau: 
 m2 dm2 cm2 
 41 x 100 x 100 
 Vậy 41 m2 = 410000 cm2 
km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2 
m2 dm2 cm2 
20 
 Cách làm này rất thuận tiện cho những học sinh không nắm vững mối 
quan hệ giữa các đơn vị đo không liền kề nhau. 
Học sinh vận dụng đổi các đơn vị đo một cách dễ dàng 
Cách 3: (Nhân tương ứng với 100, 10000, 1000000) 
* Xác định mối quan hệ giữa đơn vị đã cho và đơn vị cần đổi. 
* Dựa vào mối quan hệ trên để lập phép nhân với 100,10000,1000000,.... 
 Ví dụ: 41 m2 = ......... cm2 
* m2 và cm2 hơn kém nhau 10000 lần: 1 m2 = 10000 cm2 
* Học sinh dựa vào mối quan hệ đó và lập phép nhân tương ứng. 
 41 x10000 = 410000 
 Vậy 41 m2 = 410000 cm2 
  Cách 4: Nhẩm đếm theo đơn vị: 
Ví dụ : 41m2 = ......... cm2. 
* Đọc 41 m2, viết 41 chỗ chấm. 
* Liền sau m2 là dm2 nên viết thêm 2 chữ số 0 vào sau 41. (Vì mỗi đơn vị 
đo ứng với 2 chữ số). 
* Liền sau dm2 là cm2, viết thêm tiếp 2 chữ số 0 vào sau 4100. Ta có 
 41m2 = 410000 cm2 
Lưu ý: Câu hỏi khắc sâu kiến thức: Vì sao ta viết 2 chữ số 0 vào mỗi đơn vị dm2 
và cm2 ? 
Dạng 1.2: 
2
1
 m2 = ......... cm2. 
21 
 Cách 1: (Nhân liên tiếp với 100) 
 (Dành cho HS nhận thức chậm) 
 *Viết tên các đơn vị đo liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé có dạng: 
 x100 x100 x100 x100 x100 x100 
 * Xác định số khoảng cách tới đơn vị đã cho tới đơn vị cần đổi. 
 * Xác định mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề 
 * Viết số đã cho vào dưới tên đơn vị tương ứng. 
 * Dựa vào mối quan hệ trên để lập các phép nhân với 100. (cứ mỗi 
khoảng cách nhân với một số 100) 
- HS đặt phép tính: 
2
1
 x 100 x 100= 
2
1001001 xx
 = 5000 
 Vậy : 
2
1
 m2 = 5000 cm2. 
 Cách 2 : (Dựa vào ý nghĩa của phân số) 
* Dựa vào mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liên quan để đổi 1 đơn vị đo đã 
cho bằng bao nhiêu đơn vị mới. 
 * Lấy số đo mới chia cho mẫu số rồi nhân với tử số của phân số đã cho. 
 Ví dụ: 
2
1
 m2 = ......... cm2. 
 Đổi 1m2 = 10000 cm2. ; Lấy 10000 : 2 x 1 = 5000 
 Vậy : 
2
1
 m2 = 5000 cm2. 
 Cách 3: (Viết phân số thành số thập phân rồi đổi dịch chuyển dấu 
phẩy) 
 * Chuyển 
2
1
= 0,5 nên 
2
1
 m2 = 0,5 m2 
 * Dựa vào số khoảng cách để dịch chuyển dấu phẩy sang phải 4 chữ số và 
ta có: 
2
1
 m2 = 5000 cm2. 
 Lưu ý: Đây cũng là dạng đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé nhưng không áp 
dụng được cách 3 và 4 như số tự nhiên ở dạng 1.1 
 Dạng 1.3: 4,1658 m2 = ......... cm2 
 4,3 m2 = ......... cm2 
km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2 
22 
 Cách 1: (Nhân liên tiếp với 100) 
 Cách 2:(Nhân tương ứng với 100 ,10000,1000000) 
  Cách 3: Dịch chuyển dấu phẩy: ( dựa theo số khoảng cách) 
 (Dành cho HS nhận thức chậm) 
 Ví dụ: 4,1658 m2 = ......... cm2. 
 100 100 
 * Viết tên các đơn vị có liên quan: m2 dm2 cm2 
 * Từ m2 cm2 có 2 khoảng cách . 
 * Dịch chuyển dấu phẩy của số thập phân sang bên phải 4 chữ số. (Vì có 2 
khoảng cách mỗi khoảng cách ứng với 2 chữ số). 
 Vậy: 4,1658 m2 = 41658, cm2 
 ( Lưu ý hs : Phần thập phân bằng 0 nên ta viết gọn là 41658) 
Lưu ý: Câu hỏi khắc sâu kiến thức: Vì sao ta dịch chuyển dấu phẩy sang phải 4 
chữ số? Vì sao chỉ được dịch chuyển dấu phẩy sang phải chứ không được dịch 
chuyển sang trái? 
  Cách 4: Dịch chuyển dấu phẩy bằng cách nhẩm đếm: 
 (Dành cho HS nhận thức khá nhanh, HS nhận thức chậm) 
 Ví dụ: 4,1658 m2 = ......... cm2. 
 Từ m2 đến cm2 có 2 khoảng cách nên dịch chuyển dấu phẩy sang phải 4 
chữ số bằng cách: 
* Chỉ vào chữ số 1 đếm 1 chỉ vào chữ số 6 đếm 2 chỉ vào chữ số 5 đếm 3 
chỉ vào chữ số 8 đếm 4, nói phẩy viết dấu phẩy. Tức là vừa chỉ vừa đếm: một, 
hai, ba, bốn, phẩy. Sau đó viết kết quả. 
 ( Xem minh họa dưới đây). 
 4,1 6 5 8 m2 
 1 2 3 4 , 4165 8, 
 Vậy : 4,1658 m2 = 4165 8 cm2 
Lưu ý : 
- Sau khi đếm đủ 4 chữ số thì dấu phẩy được chuyển ra sau chữ số 8. 
- Phần thập phân bằng 0 nên ta viết gọn là 41658. 
(giống như ở dạng 1.1) 
23 
- Câu hỏi khắc sâu kiến thức: Vì sao phải đếm đủ 4 chữ số rồi mới dịch 
chuyển dấu phẩy? Vì sao ta dịch chuyển dấu phẩy sang phải 4 chữ số? Vì sao 
chỉ được dịch chuyển dấu phẩy sang phải chứ không phải là dịch sang trái ? 
Ví dụ 2: 4,3 m2 = ......... dm2 
* Từ m2 đến dm2 có 1 khoảng cách nên dịch chuyển dấu phẩy sang phải 2 
chữ số bằng cách chỉ vào chữ số 3 đếm 1. 
* Vì đang còn thiếu 1 chữ số nữa mới đủ 2 chữ số để dịch chuyển dấu 
phẩy nên ta dùng dấu chấm biểu thị chữ số đó và viết 1 chữ số 0 vào dấu chấm. 
 4 , 3 . m2 4 , 3 0 m2 
 (1) (2) 
 Vậy : 4, 3 m2 = 430 dm2 
Lưu ý: - Câu hỏi khắc sâu kiến thức: Vì sao phải viết thêm 1 chữ số 0 rồi mới 
dịch chuyển dấu phẩy? 
 Kết luận: Đối với dạng 1.3 
 * Học sinh cần xác định đúng là phải dịch chuyển dấu phẩy sang phải hay sang 
trái bao nhiêu hàng. 
Dạng 2: Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: 
Có các tiểu dạng : 
 1. 73 cm2 = ... dm2 
 2. 285 m2 = ... hm2 
 3. 410000 m2 = ... dam2 
Dạng 2.1: 73 cm2 = ... dm2 
  Cách 1: Lập bảng: 
 (Dành cho HS nhận thức chậm) 
 Ví dụ: 285 m2 = ... hm2. 
* Viết tên các đơn vị có liên quan: 
* Viết các chữ số 2 ; 8 ; 5 vào dưới tên đơn vị tương ứng rồi viết các chữ 
số 0 vào các vị trí còn thiếu . 
* Điền dấu phẩy vào sau đơn vị cần đổi là hm2 , ta có : 
24 
Đề bài hm2 dam2 m2 Kết quả 
285 m2 = ......... hm2 00 , 02 85 285 m2 = 0,0285 hm2 
 Vậy : 285 m2 = 0,0285 hm2 
 Lưu ý: Câu hỏi khắc sâu kiến thức: 
 ? Vì sao cả chữ số 5 và 8 đều thuộc đơn vị m2 ? 
 ? Vì sao phải viết thêm 1 chữ số 0 vào bên trái chữ số 2? Tại sao không 
viết thêm vào bên phải ? 
 ? Vì sao phải viết 2 chữ số 0 vào đơn vị hm2? Tại sao viết dấu phẩy ở sau 
2 chữ số 0 thuộc hm2? 
  Cách 2: Chia liên tiếp cho 100 
 (Dành cho HS nhận thức chậm) 
* Viết tên các đơn vị đo có liên quan theo thứ tự từ lớn đến bé có dạng: 
:100 :100 :100 :100 :100 :100 
* Xác định số khoảng cách từ đơn vị đã cho đến đơn vị cần đổi. 
* Dựa vào mối quan hệ trên để lập phép chia cho 100. (Cứ mỗi khoảng 
cách ta chia cho 100). 
 Ví dụ : 285 m2 = ... hm2 
* Viết tên các đơn vị có liên quan 
 :100 :100 
* Xác định từ hm2 m2 có 2 khoảng cách . Ta có : Lấy 285 : 100 : 100 
 Vậy : 285 m2 = 0,028

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doi_don_vi_do_dien_tich_ch.pdf
Giáo án liên quan