Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức trong chương trình Vật lí 7

II. Dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tiếp cận và tự phát hiện kiến thức mới.

 Ta có thể đặt câu hỏi theo 6 mức độ nhận thức tăng dần:

1. Câu hỏi “Biết”.

+ Mục tiêu : Kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ kiện , số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm vv.

+ Tác dụng : Giúp học sinh ôn lại những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua.

+ Cách đặt câu hỏi : Các từ để hỏi thường dùng là : “cái gì”, “bao nhiêu”, “hãy định nghĩa”, “em biết những gì về”, “khi nào”, “hãy mô tả”.vv.

 Ví dụ : - Hãy mô tả cách đo số dao động của con lắc.

 - Hãy liệt kê một số dụng cụ dùng để đo độ to của âm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức trong chương trình Vật lí 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CHIẾM LĨNH KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 7
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
	Với tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, đặc biệt hơn nữa đối với chương trình vật lí 7 học sinh được làm quen phân mônmới như : quang học , điện học, âm học là những phân môn tương đối khó , học sinh phải tập trung chú ý nhiều hơn . Do đó việc tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức là vấn đề cần thiết.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
	Việc tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức có thể theo các tiêu chí sau :
I.Lựa chọn nội dung để tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức.
1.Thu thập thông tin : 
- Tìm được những thông tin cần thiết từ sách báo.
- Lập kế hoạch khám phá( thiết kế thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ thiết bị thí nghiệm)
- Tiến hành khám phá ( Bố trí, lắp đặt dụng cụ thí nghiệm)
- Ghi các kết quả khám phá ( đọc số chỉ của các dụng đo)
2. Xử lí thông tin :
- Đọc bảng, biểu, đồ thị , phân tích dữ liệu , nêu ý nghĩa của chúng.
- Phân loại dấu hiệu giống nhau ,khác nhau nhận biết nhũng dấu hiệu bản chất của những nhóm đối tượng đã quan sát
- Tìm qui luật từ biểu, bảng đồ thị.
- So sánh , phân tích dữ liệu và rút ra kết luận.
3. Thông báo kết quả làm việc :
- Mô tả lại những thí nghiệm đã làm.
- Trình bày giải thích những việc đã làm.
- Nêu kết luận đã tìm thấy được .
II. Dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tiếp cận và tự phát hiện kiến thức mới.
	Ta có thể đặt câu hỏi theo 6 mức độ nhận thức tăng dần:
1. Câu hỏi “Biết”.
+ Mục tiêu : Kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ kiện , số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm vv..
+ Tác dụng : Giúp học sinh ôn lại những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua.
+ Cách đặt câu hỏi : Các từ để hỏi thường dùng là : “cái gì”, “bao nhiêu”, “hãy định nghĩa”, “em biết những gì về”, “khi nào”, “hãy mô tả”...vv.
	Ví dụ : - Hãy mô tả cách đo số dao động của con lắc.
	- Hãy liệt kê một số dụng cụ dùng để đo độ to của âm.
2. Câu hỏi “Hiểu”.
+ Mục tiêu : Kiểm tra cách học sinh liên hệ, kết nối các dữ kiện , số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm vv..
+ Tác dụng : Cho thấy học sinh có khả năng diển tả bằng lời nói, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học.
+ Cách đặt câu hỏi : cụm từ để hỏi thường dùng là : “tại sao”, “hãy phân tích”, “hãy so sánh”, “hãy liên hệ”, ..vv.
	Ví dụ : - Hãy xác định giới hạn đo của ampe kế và vôn kế.
	- Hãy tính góc phản xạ khi biết góc tới.
3. Câu hỏi “vận dụng”.
+ Mục tiêu : Kiểm tra khả năng áp dụng các dữ kiện,các khái niệm, các qui luật , các phương phápvào hoàn cảnh và điều kiện mới.
+ Tác dụng : Cho thấyhọc sinh có khả năng hiểu được các qui luật, các khái niệmlựa chọn phương án đễ giải quyết vấn đề, vận dụng phương án này vào thực tiễn.
+ Cách đặt câu hỏi : Cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài, và sử dụng cụm từ như : “Làm thế nào”, “hãy tính sự chênh lệch giữa”, “em có thể giải quyết khó khăn về như thế nào ?”.
	Ví dụ : - Làm thế nào để sử dụng nam châm khi mất kí hiệu.
	- Hãy tính góc phản xạ khi biết góc tới bằng 300.
4. Câu hỏi “Phân tích”.
+ Mục tiêu : Kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận hoặc tìm ra mối quan hệ chứng minh một luận điểm.
+ Tác dụng : Cho thấy học sinh có khả năng tìm ra các mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận
+ Cách đặt câu hỏi : việc đặt các câu hỏi phân tích đòi hỏi học sinh phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế : “tại sao ?”, đi đến kết luận : “Em có nhận xét gì về”, “hãy chứng minh(một luận điểm nào đó)”vv..
	Ví dụ : - Từ kết quả thí nghiệm,hãynhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của góc phản xạ và góc tới.
	- Hãy chứng minh có sự nhiễm điện của vật.
5. Câu hỏi “Tổng hợp”.
+ Mục tiêu : Kiểm tra xem học sinh có thể đưa ra những dự đoán, giải quyết một vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
+ Tác dụng : Thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, học sinh phải tìm ra những nhân tố và những ý tưởng mới đễ có thể bổ xung cho nội dung.
+ Cách đặt câu hỏi : Khiến học sinh phải : đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra các câu hỏi trả lời sáng tạo. Các câu hỏi này đòi hỏi một thời gian chuẩn bị khá dài , vì vậy phải để cho học sinh có đủ thời gian tìm ra câu trả lời.
	Ví dụ : - Hãy tìm cách xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
	- Hãy tìm cách xác định độ sâu của biển.
6. Câu hỏi “đánh giá”.
+ Mục tiêu : Kiểm tra xemhọc sinh có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng , giải phápdựa vào những tiêu chuẩn đã đềra.
+ Tác dụng : Giúp học sinh tự đánh giá các ý kiến của mình.
+ Cách đặt câu hỏi : Cụm từ để hỏi thường dùng là : “theo em”...vv.
	Ví dụ : - Theo em trong hai phương pháp đo cường độ dòng điện bằng ampe kế và đo bằng đồng hồ vạn năng , phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn.
III. Tổ chức hoật động của học sinh theo những hình thức học tập khác nhau ( toàn lớp, nhóm hoặc cá nhân)
1.Hình thức học tập cá nhân :
Theo các bước sau :
+Giáo viên làm việc chung với cả lớp : GIÁO VIÊN nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức và hướng dẫn học sinh làm việc.
+ Học sinh làm việc ca ùnhân :Ghi kết quả ra vở hoặc trả lời vào phiếu học tập.
+ Giáo viên làm việc chung với cả lớp :Giáo viên chỉ định một vài học sinh báo cáo kết quả. Các học sinh khác theo dõi, gợi ý và bổ sung .
2. Hình thức học tập theo nhóm: 
Theo các bước sau :
+Giáo viên làm việc chung với cả lớp : GIÁO VIÊN nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức , giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm,hướng dẫn gợi ý 
+Làm việc theo nhóm: phân công trong nhóm.từng Châu Á nhân làm việc độc lập, trao đổi thảo luận trong nhóm và cùngnhau hoàn thành nhiệm vụ trong nhóm. Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
+ Giáo viên làm việc chung với cả lớp : các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. Giáo viên hướng dẫn thảo luận chung, giáo viên tổng kết và chuẩn xác kiến thức.
C.KẾT LUẬN :
	Trên đây là những suy nghĩ cá nhân về phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức,chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý.
	Long khánh, ngàythángnăm 200
	Người viết
	Nguyễn ngọc Cảnh

File đính kèm:

  • docSKKNcanh.doc