Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hiện tốt bài tập đọc nhạc

1. Tên sáng kiến: “Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hiện tốt bài tập đọc nhạc".

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Khối 4 trường TH Lê Ninh

3. Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tuyền Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 28 - 8 - 1985

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm âm nhạc

Chức vụ, đơn vị công tác:Giáo viên- trường TH Lê Ninh

Điện thoại: 0973147582

4. Đồng tác giả (nếu có)

Họ và tên;

Ngày tháng/năm sinh;

Trình độ chuyên môn:

Chức vụ, đơn vị công tác;

Điện thoại:

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hiện tốt bài tập đọc nhạc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa mẹ nuôi dưỡng thế giới tinh thần giúp các em cảm nhận những vẻ đẹp trong tâm hồn, trong thiên nhiên, của cuộc sống . Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt. Tuổi thơ hiếu động sống bằng tình cảm nên rất dễ tiếp cận với Âm nhạc. Một bài hát hay với nội dung giáo dục tốt chắc chắn sẽ được các em tiếp thu dễ dàng hơn, chính vì vậy mà các em cần được giáo dục Âm nhạc càng sớm càng tốt. Học Âm nhạc các em yêu thích bộ môn nghệ thuật này cảm thụ và cảm nhận được cái hay cái đẹp của âm thanh qua các bài hát các bài tập đọc nhạc mà các em được học trực tiếp làm cho các em thêm 
yêu quý và trân trọng các sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông để lại như các bài hát bài dân ca bài đồng dao.
 1.2. Ở lớp 1, 2, 3 Âm nhạc là một phần của môn nghệ thuật (gồm cả mĩ thuật 
và thủ công). Phương pháp dạy học Âm nhạc ở lớp 1, 2, 3 tương đối giống nhau và chỉ 2 phân môn là học hát và phát triển khả năng nghe nhạc. Sang đến lớp 4 Âm nhạc là môn học riêng có sách giáo khoa cho học sinh và sách hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên. Ở lớp 4 các em bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, ngoài học hát các em còn có thêm phân môn là tập đọc nhạc học hát và học những ký hiệu ghi chép nhạc và đọc được bài tập đọc nhạc. 
 1.3. Khi tập đọc nhạc tốt nó sẽ giúp các em học sinh dễ dàng cảm nhận giai điệu và ghép lời ca một cách chính xác hơn giúp các em thêm tự tin khi học hát. Tập đọc nhạc giúp các em hiểu biết nhiều hơn về nghệ thuật Âm nhạc thông qua việc ghi nhớ các nốt nhạc, ký hiệu Âm nhạc. Học sinh biết thêm nhiều bản nhạc hay ngoài ra tập đọc nhạc còn phát triển khả năng nghe sự cảm thụ Âm nhạc và năng khiếu Âm nhạc cho học sinh, giúp các em có một kiến thức cơ bản vững chắc về nhạc lý để làm nền tảng cho các em học tốt hơn chương trình Âm nhạc các lớp sau tốt hơn.
 1.4. Bản thân là giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc qua thời gian giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nổ lực học hỏi của mình tôi nhận thấy các em rất yêu thích môn học này, và ở lớp 4 có phân môn tập đọc nhạc, ghi chép nhạc là một phân môn mới mà các em mới được làm quen nên để các em thực hiện tốt yêu cầu của bài học người giáo viên cần có những phương pháp truyền đạt khoa học, hướng dẫn thật tốt và hiệu quả giúp các em nắm được mục tiêu bài học. Trong thực tại việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ môn Âm nhạc ở tiểu học có rất nhiều ý kiến khác nhau. Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này do giáo viên đứng lớp giảng dạy chưa có giáo viên bộ môn riêng, bên cạnh đó là sự thiếu hụt về phương tiện dạy học như là nhạc cụ cùng với phương pháp giảng dạy củ kỹ chủ yếu là dạy hát dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng. Do đó kết quả đạt chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức bộ môn. Từ thực tế đó tôi đã mạnh dạn đưa ra vài ý về phương pháp giảng dạy hướng dẫn học sinh thực hiện tốt bài tập đọc nhạc. 
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
 2.1. Âm nhạc là môn học môn học mang tính nghệ thuật cao, nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, đam mê và một chút năng khiếu mà điều này không phải học sinh nào cũng có được. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh ở 
lứa tuổi tiểu học để các em có thể học tốt và đạt kết quả tốt hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoay vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền đạt của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập các em cùng với sự quan tâm và chăm sóc tạo điều kiện của gia đình và xã hội. Bởi vậy việc dạy Âm nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hóa Âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật Âm nhạc, bước đầu giúp các em làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúng. Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát nghe ca nhạc giáo dục năng lực cảm thụ Âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, góp phần làm thư giản đầu óc trẻ em làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học. Vậy làm thế nào để các em hát đúng giai điệu đúng tính chất các bài hát đọc đúng độ cao, trường độ, tiết tấu các nốt nhạc trong một bài tập đọc nhạc.Giáo viên phải biết xácđịnh tầm cử giọng cho phù hợp lứa tuổi học sinh ,giúp các em có một chút kiến thức về nhạc lý các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn hình nốt như nốt móc đơn nốt đen, nốt trắngtốc độ thể hiện khác nhau để phát triển năng lực nghe nhạc và cảm thụ Âm nhạc.Ngoài ra người giáo viên phải biết tạo cho các em một tâm thế thoải mái ,tự tin một hứng thú tràn đầy khi học Âm nhạc.
 2.2. Là một giáo viên qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nổ lực học hỏi của mình, bản thân ít nhiều đã rút ra được những kinh nghiệm trong công tác. Tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức môn học đặc biệt là kiến thức đọc và chép nhạc của các em là chưa cao nhiều em còn rất lúng túng vì các em mới được làm quen với phân môn tập đọc nhạc. Đứng trước những hạn chế thực tế tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em về phương pháp tập đọc nhạc để các em thực hiện phân môn tập đọc nhạc tốt hơn làm nền tảng các em học tốt ở chương trình Âm nhạc lớp 5 và các cấp học tiếp theo.
3. Thực trạng của vấn đề.
 3.1. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho thầy trò, Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên giáo viên có nhiều sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học phục vụ tốt cho bộ môn giảng dạy. Giáo viên luôn tham khảo chương trình Âm nhạc trước khi lên lớp, điều 
chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp áp dụng phương pháp dạy học tích cực gây được hứng thú cho học sinh. Học sinh rất yêu
thích bộ môn Âm nhạc thích hát thích được biểu diễn. Khi lên lớp có đầy đủ nhạc cụ như đàn, thanh phách, song loan, mõ, trống con, băng nhạc máy nghe.
Các trường học thuộc vùng nông thôn nên đa số phụ huynh phải vất vả suốt ngày nơi đồng án các nhà máy xí nghiệp ít có thời gian quan tâm con cái, chưa đánh giá tầm quan trọng đối với các hoạt động nghệ thuật trong sự phát triển của học sinh. Hoạt động Âm nhạc còn thực hiện trên lớp chưa có điều kiện có phòng học Âm nhạc riêng. Một số học sinh chưa nắm chắc vị trí nốt nhạc, hình nốt tên nốt nhạc trên khuông, chưa thể hiện được cao độ, trường độ bài tập đọc nhạc theo yêu cầu và ghép lời ca chưa đồng đều.
 3.2. Số liệu thống kê đầu năm. 
Lớp
Số học sinh
Hoàn thành
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
4A
30
3 HS = 10 %
27 HS = 90 %
4B
30
4 HS = 13.3 %
 26 HS = 86,7%
 Phần tập đọc nhạc khoảng 60 % học sinh hoàn thành.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
 4.1. Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả gây được hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Ở các lớp dưới các em được làm quen với kỹ năng ca hát, phát âm quan sát nghe và cảm thụ bài hát và tập hát truyền cảm và tập gỏ đệm các kiểu cho đúng và nhịp nhàng. Sang lớp 4 các kỹ thuật đó vẫn được duy trì nhưng được nâng cao hơn. Ở lớp 4 các em được làm quen với một phân môn mới trong học Âm nhạc đó là phân môn tập đọc nhạc, các em sẽ tiếp nhận ra âm thanh cao thấp tương ứng các vị trí nốt nhạc trên khuông từ 2 đến 3 âm 4 - 5 âm trong phạm vi quãng 8 và tập đọc một bài nhạc vì vậy giáo viên phải nắm vững phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em học sinh một cách tốt nhất.
 4.2. Để thực hiện tốt bài tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ta cần giải quyết các vấn đề sau.
 + Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết nhạc:
 Ở lớp 3 các em đã được học cơ bản về nhạc lý như khuông nhạc, khóa son, dòng kẻ, khe nhạc, các hình nốt nhạc.Để có thể học tập đọc nhạc tốt phải nắm 
rõ các kiến thức cơ bản về nhạc lý khi nhìn vào bài tập đọc nhạc các em mới đọc nhạc tốt được.
 Giáo viên cần ôn tập lại kiến thức cũ cho học sinh.Cho học sinh nhận biết lại các hình nốt nhạc như nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn..dấu lặng đen, lặng đơn. Có thể ôn tập với nhiều hình thức thông qua trò chơi nhận biết các nốt nhạc và tên nốt nhạc như (Đô, rê, mi, pha, son, la, si) hoặc cho học sinh đọc tên nốt nhạc bằng trò chơi khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3.
 Cho học sinh lên bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ: giáo viên nói son đen, la trắng, mi móc đơn học sinh đính nốt nhạc bằng bảng nam châm đính nốt nhạc vào khuông nhạc đúng vị trí từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em. Hoặc cho các em nhớ lại vị trí các nốt nhạc bằng khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3.
 Giáo viên giới thiệu về cách đánh nhịp, vạch nhịp, vạch kết thúc bài về dấu luyến, dấu quay lại
 + Thực hiện đúng cao độ và trường độ.
 học sinh tiểu học chưa có kiến thức về nhạc lý nhiều nên việc dạy bài tập đọc nhạc tránh nhồi nhét cho học sinh những kiến thức trừu tượng mà phải chú ý đến thực hành.
 Thông thường người ta tách ra 2 yếu tố độ cao, độ dài âm thanh để luyện riêng khi thuần thục mới ghép lại độ cao và độ dài cho học sinh.
*Luyện tập về cao độ.
 Học sinh tiểu học chưa quen với độ cao các nốt nhạc nên luyện tập về cao độ là rất khó đối với các em. Giáo viên dùng đàn organ đánh giai điệu một lần cho học sinh nghe sau đó đàn từng câu học sinh nghe nhìn từng nốt nhạc để đọc.Với các em phải tiến hành từ những âm dễ đọc nhất phù hợp tầm cử giọng các em rồi mới mở rộng thành 5 âm, 6 âm. Trước hết tập những vần ít âm với âm son làm trung tâm như (mi son la son đô) đến quãng 5 (Rê mi pha son la hay Đô rê mi pha son). Sau khi hình thành thang 5 âm ta dạy tiếp quãng 6 ghép lại (Đô rê mi pha son la) và tùy vào từng bài tập đọc nhạc mà ta luyện cao độ cho phù hợp.
 Giáo viên ghi chữ theo tên nốt ví dụ : Đô là Đ, son là S, mi là Mcho học sinh dễ nhìn và nhớ đọc khi chưa quen.
 Giáo viên ghi thang âm của bài tập đọc nhạc vào bảng phụ sau đó đàn một lần cho học sinh nghe cho học sinh đọc từng nốt của thang âm theo đàn khi học sinh đọc tốt rồi giáo viên có thể cho học sinh đọc cao độ của bài tập đọc nhạc, cho học sinh đọc theo cao độ từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, hoặc cho đọc theo cặp 2 nốt trong phạm vi quãng tám. Quan trọng nhất là tập cao độ trên nền 
giai điệu của bài tập đọc nhạc sẽ học để các em dễ dàng bắt vào cao độ của bài tập đọc nhạc.
*Luyện tập về trường độ. 
 Học sinh tiểu học nếu kết hợp đọc cao độ và tiết tấu ngay cùng một lúc sẽ làm cho học sinh lúng túng nhất là đối với những học sinh không có năng khiếu. Để học sinh tiếp thu một cách dễ dàng, giáo viên dạy luyện tập trường độ riêng bằng cách gõ tiết tấu lấy đơn vị phách làm cơ sở có thể vỗ tay theo phách hoặc theo tiết tấu.
 Giáo viên ghi tiết tấu của bài tập đọc nhạc vào bảng phụ cho học sinh luyện tập tiết tấu của bài. Có thể cho học sinh vỗ tay hoặc dùng thanh phách nhạc cụ để gõ. Để học sinh thích thú tạo không khí sinh động giáo viên có thể cho các em gõ tiết tấu và đọc bằng các tiếng tượng thanh ví dụ như: rinh, tùng, cắc, ếch, ộp. Hoặc đọc các âm với những tên gần gũi với ký hiệu Âm nhạc như nốt đen đọc là “đen”, nốt móc đơn đọc là “đơn”, dấu lặng đọc là “lặng”, nốt trắng đọc là “trắng”.
 Luyện tập tiết tấu giúp các em biết độ dài các nốt nhạc, luyện tập tiết tấu dựa vào từng bài tập đọc nhạc.
 Luyện tập đọc tiết tấu bằng âm tượng thanh kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm bằng nhạc cụ làm cho lớp học sinh động học sinh khắc sâu kiến thức.
 Khi học sinh luyện tập tiết tấu tốt thì học sinh sẽ áp dụng vào bài tập đọc nhạc tốt hơn.
 Trong quá trình giảng dạy thực hành luyện tập tiết tấu giáo viên phải vận dụng các phương pháp linh hoạt hoặc dưới dạng trò chơi tổ chức nhóm, tổ, bàn học sinh luyện tập phù hợp với từng bài.
Ví dụ:
 Đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn trắng
 Rinh rinh tùng rinh rinh tùng rinh rinh rinhrinh tùng
 Phải nói là có rất nhiều cách cho học sinh tiếp cận với các hình nốt và tập thể hiện đúng mối quan hệ trường độ của các âm thanh trong một tiết tấu cụ thể. 
 Điều đó người giáo viên có sự suy nghĩ và sáng tạo thêm các biện pháp mới nhằm giúp học sinh tiếp thu nhanh luyện tập tiết tấu tốt nhất.
 Muốn thực hiện tốt bài tập đọc nhạc ta cần phải thực hiện đúng quy trình bài tập đọc nhạc.
 + Thực hiện đúng quy trình khi dạy bài tập đọc nhạc.
 Việc giúp học sinh tập đọc một bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả tốt cũng phải được thực hiện đúng các bước theo trình tự nhất định .
 Ở lớp 4 có tổng cộng 8 bài tập đọc nhạc từ bài tập đọc nhạc số 1 đến bài tập đọc nhạc số 8 các bài tập đọc nhạc đều có lời ca dài không quá 16 ô nhịp tất cả đều viết ở nhịp 2/4.Vì mới tiếp cận nên giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành các bài tập đọc nhạc riêng cho từng bài về cao độ, tiết tấu và phải thực hành đúng quy trình bài tập nhạc.
 - Trước khi vào bài tập đọc nhạc giáo viên giới thiệu bài tập đọc nhạc.
 - Học sinh xác định âm cao, thấp, trung bình và tập nói tên nốt nhạc ví dụ như son đen, la trắng (chưa đọc cao độ các nốt).
 - Luyện tập tiết tấu:
 Tùy theo từng bài tập đọc nhạc mà tập các hình tiết tấu khác nhau
Ví dụ: Bài Son la son thì hình tiết tấu phải tập là:
2
4
 Đen đen trắng đen đen trắng
 Bài :Đồng lúa bên sông hình tiết tấu là:
 Đen đơn đơn trắng đen đơn đơn trắng 
 Giáo viên gõ tiết tấu trong bài tập đọc nhạc học sinh nghe và thực hiện lại, miệng đọc tay gõ theo tiết tấu..
 Nói tên nốt theo tiết tấu học sinh nói tên các nốt nhạc có trong bài tập đọc nhạc theo tiết tấu kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- Luyện đọc cao độ: 
 Giáo viên đàn cao độ các nốt có trong bài tập đọc nhạc, hoc sinh nghe và
đọc theo (đọc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp hoặc đọc theo cặp 2 nốt), hoạt động này có thể thay thế cho luyện thanh.
 Giáo viên đàn giai điệu từng chuỗi âm thanh ngắn khoảng 2 đến 3 lần học sinh lắng nghe và đọc nhẩm. Học sinh đọc cao độ theo thang âm lên và thang âm xuống.
 Học sinh đọc nhạc từng câu ngắn giáo viên đàn từng chuỗi âm thanh ngắn khoảng 2 đến 3 lần học sinh lắng nghe và nhẩm theo. Khi giáo viên bắt nhịp thì học sinh hòa giọng vào với đàn. Với cách làm như vậy giáo viên không phải đọc mẩu mà tự học sinh lắng nghe âm thanh và tự đọc bài theo những gì các em cảm nhận được. Các em sẽ rất thích thú vì tự mình khám phá giai điệu của bài tập đọc nhạc và tự ghép được lời ca và sẽ thích thú hơn nữa khi các em được nghe trọn vẹn bài hát có đoạn trích là bài tập đọc nhạc mà các em vừa học, giáo viên nghe và nhận xét sửa sai nếu học sinh đọc chưa đúng yêu cầu.
 Giáo viên đàn giai điệu cả bài tập đọc nhạc để học sinh tự đọc nhạc hòa với tiếng đàn, vừa đọc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
 Khi học sinh đọc nhạc cả bài lần nữa giáo viên không sử dụng nhạc cụ mà lắng nghe học sinh đọc để phát hiện chỗ sai hướng dẫn các em sữa sai.
 Khi học sinh ghép lời ca, giáo viên đàn giai điệu cả bài tập đọc nhạc để học sinh tự đọc nhạc và hát lời có thể chia một dãy đọc nhạc một dãy hát lời hoặc cho các tổ luân phiên nhau.
 Đọc nhạc và gõ đệm, học sinh đọc nhạc và hát lời bài tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách nhịp nhàng bằng các loại nhạc cụ sẳn có quen thuộc (Đến đây không gõ theo tiết tấu nữa mà chuyển sang gõ phách, vì phách là đơn vị cơ bản của trường độ).
 Củng cố kiểm tra giáo viên cho tổ nhóm hay chỉ định các cá nhân trình bày bài tập đọc nhạc, giáo viên nhận xét khen học sinh thực hiện tốt và nhẹ nhàng động viên sửa sai học sinh thực hiện chưa đúng yêu cầu.
 Để thực hiên được điều này giáo viên cần:
 - Chuẩn xác về cao độ, không được chênh phô, tiết tấu phải chính xác.
 - Kết hợp âm thanh trên đàn để kiểm tra chính xác cao độ của học sinh khi đọc bài tập đọc nhạc.
 - Kết hợp trò chơi như đọc tiết tấu theo âm thanh của các nhạc cụ thi đua đọc nhạc theo tổ để tạo không khí sôi nổi trong lớp học. 
 Củng cố kiểm tra giáo viên chỉ định tổ nhóm cá nhân tập đọc nhạc giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng và sửa sai học sinh đọc chưa đạt.
 Cần lưu ý khi dạy bài tập đọc nhạc học sinh tự lắng nghe tiếng đàn mẫu của giáo viên để cảm âm từ đó vận dụng để tập đọc nhạc, giáo viên đừng bao giờ dạy một cách truyền khẩu hát nốt nhạc ngoại trừ những học sinh chậm và không có năng khiếu và tuyệt đối không được để học sinh đó đứng ngoài tiết học.
 + Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và ghép lời ca đều giọng, diễn cảm rõ lời.Các em đọc nhạc và ghép lời ca không đều do các em không tập trung lắng nghe khi 
giáo viên bắt giọng và các em bị cuốn nhịp không đọc đúng nhịp không giữ được nhịp độ ban đầu và có xu hướng nhanh dần lên.
 Muốn học sinh đọc đúng nhạc hát lời ca đều giọng diễn cảm giáo viên phải chú ý bắt giọng tạo được sự chú ý của học sinh.
 Dạy học sinh chính xác về cao độ và trường độ, cho học sinh đọc nhạc và hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca đều chính xác sẽ giúp học sinh hát lời chính xác và đúng nhịp.Kết hợp với âm thanh trên đàn để kiểm tra chính xác cao độ của học sinh khi đọc bài.
 Học sinh nghe và nhận xét bạn giáo viên nhận xét chung sửa sai uốn nắn kịp thời động viên học sinh hát sai để giúp các em hát đúng.
 Ở một số câu đọc nhạc ở cuối câu có chỗ ngân dài 2 hoặc 3 phách thì giáo viên nên đếm phách để học sinh ngân cho đủ và kết hợp vỗ tay theo phách học sinh sẽ hát và 
ngân cho đủ, kết hợp vỗ tay theo phách học sinh sẽ hát đúng trường độ .
 Sau khi tập đọc nhạc xong muốn ghép lời ca diễn cảm và đúng trước hết các em phải thực hiện đúng cao độ, trường độ như đã nêu trên.
 Giáo viên nên giới thiệu nội dung bài tập đọc nhạc nói về gì sắc thái thể hiện ra sao vui hay êm dịuNhất là khi hát phải thể hiện được giai điệu tiết tấu của bài hát phải đưa tâm hồn của mình hòa quyện vào lời hát, phải có cảm xúc khi hát thể hiện được tâm hồn của mình vào nội dung tác phẩm như (tình bạn bè, cha mẹ, thầy cô quê hương, mái trường).
 Hướng dẫn các em phát âm rõ lời, chính xác gọn tiếng chỗ nào luyến lên hay luyến xuống phải thể hiện được.
 Trong lúc tập hát cũng như tập đọc nhạc không nên cho các em hát to quá gây ra khan tiếng mệt giọng ảnh hưởng đến giọng hát và không thể hiện nội dung bài tập.
 Giáo viên khi bắt giọng cho học sinh đọc nhạc hoặc hát giáo viên nên bắt giọng cho chuẩn xác hoặc có thể bắt giọng bằng sử dụng nhạc cụ để bắt giọng vào cho đúng và chuẩn xác như đàn organ hoặc kèn Melodion..tiếng hát sẽ không bị quá cao hoặc quá thấp.
 Về tư thế đứng hát chúng ta phải cho các em đứng đầu thẳng, hai tay buông thả tự nhiên hoặc đứng lắc người và nhún nhẹ nhàng thân người thật thoải mái.
 Tư thế ngồi hát cũng như khi đứng hát giáo viên chú ý đến các em là lưng không tựa vào phía sau, không ngồi ngã nghiêng dựa dẫm vào nhau hoặc là tỳ 
ngực vào bàn, ngồi thẳng thoải mái, hai tay để ở đùi hoặc trên bàn một cách tự nhiên để dùng tay vỗ tay hoặc gõ đệm các loại nhạc cụ cho tiếng hát.
 Trong hai tư thế đứng hát và ngồi hát nên cho các em tư thế đứng hát là tốt nhất. Nhưng lưu ý một điều là không nên cho các em đứng lâu quá nếu không sẽ làm cho các em mệt mỏi gây ảnh hưởng đến chất lượng của tiết học, nên linh động luân phiên giữa tư thế đứng hát và ngồi và phân bố thời gian cho hợp lý.
 + Ôn tập bài tập đọc nhạc. 
 Chương trình Âm nhạc ở tiểu học không tách biệt tập đọc nhạc thành 1 tiết học riêng mà thường kết hợp trong 2 nội dung trong một tiết học như ôn tập bài hát kết hợp học bài tập đọc nhạc, hoặc ôn tập bài hát với ôn tập bài tập đọc nhạc, hoặc học bài hát với phát triển khả năng nghe nhạc, kể chuyện Âm nhạc. Ở tiết ôn tập bài tập đọc nhạc cho học sinh nhớ lại tên nốt nhạc đọc đúng yêu cầu bài tập đọc nhạc đúng trường độ cao độ bài tập đọc nhạc và ghép lời ca diễn cảm có thể kết hợp mú

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_4_t.doc
Giáo án liên quan