Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập tự thụ phấn và tự do giao phấn

Trong chương trình sinh học 9 phần kiến thức di truyền được giảng dạy ở đầu năm học. Đây là một phần kiến thức tương đối khó không chỉ về phần bài tập mà đặc biệt là các dạng bài tập có liên quan trong đó có dạng bài tập tự thụ phấn và tự do giao phấn. Trong phân phối chương trình không có tiết dành cho học sinh ôn tập các dạng bài tập di truyền cơ bản cũng như các dạng bài tập nâng cao. Nhà trường cũng không tổ chức học ôn giống như ở các môn toán, văn, anh nên học sinh lại càng không có thời gian củng cố kiến thức học trên lớp chính vì vậy khả năng làm các bài tập di truyền là rất hạn chế. Dù các học sinh thuộc đội tuyển học sinh giỏi đều là những học sinh có học lực khá, giỏi có khả năng tiếp thu nhanh nhưng do thời gian giảng dạy ở lớp không nhiều nên khi tiếp cận với dạng bài tập tự thụ phấn và tự do giao phấn thì các em gặp rất nhiều bỡ ngỡ.

 Dạng bài tập tự thụ phấn và tự do giao phấn thuộc phần kiến thức sinh học 9 nâng cao được giảng dạy chính thức trong chương trình sinh học 12, đây là dạng bài tập thường gặp trong các đề thi học sinh giỏi huyện, tỉnh cấp THCS củng như đề thi cao đẳng, đại học.

 

docx23 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập tự thụ phấn và tự do giao phấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p giải thông qua các dạng bài toán cụ thể từ đó khái quát hóa chúng.
	- Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả và tính đúng đắn của phương pháp, thông qua kiểm định kết quả của các bài thi thử qua 3 năm ôn thi học sinh giỏi 2018 - 2019, 2019 - 2020 và 2020 - 2021.
7. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
	Phương pháp giải bài tập sinh học trình bày trong đề tài gắn với học sinh ôn thi học sinh giỏi môn sinh học 9.
8. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
	Đề tài này được thực hiện trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi qua 3 năm học 2018 - 2019, 2019 - 2020 và 2020 - 2021.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Tự thụ phấn là phép lai như thế nào?
	Tự thụ phấn là khi phấn hoa từ cùng một cây rơi vào đầu nhụy (đối với thực vật có hoa) hoặc vào noãn (đối với thực vật hạt trần) của chính hoa đó. Có hai loại tự thụ phấn: trong trường hợp tự phối, phấn được chuyển tới đầu nhụy của cùng một bông hoa; trong trường hợp thụ phấn khác hoa cùng gốc, phấn hoa được chuyển từ bao phấn của một bông hoa tới đầu nhụy của một bông hoa khác trên cùng một cây hoa, hoặc từ túi bào tử đực tới noãn trong cùng một cây thực vật hạt trần (lưỡng tính).
Ví dụ về phép lai tự thụ phấn:
Cho cây cà chua hoa đỏ có kiểu gen AA tự thụ phấn.
P: Hoa đỏ X Hoa đỏ
 AA AA 
F1: AA ( Hoa đỏ)
1.2. Tự do giao phấn là gì?
- Giao phấn là hoa của cây này thụ phấn cho hoa của cây khác.
- Ví dụ: Cho cây cà chua hoa đỏ có kiểu gen AA giao phấn với cây cà chua có hoa trắng có kiểu gen aa.
P: Hoa đỏ X Hoa trắng
 AA aa
 F1: Aa ( Hoa đỏ)
1.3. Bài tập tự thụ phấn và tự do giao phấn là dạng bài tập như thế nào? 
Bài tập tự thụ phấn và giao phấn tự do: Là dạng bài tập cho thế hệ lai tự thụ phấn qua nhiều thế hệ khác nhau. Yêu cầu tìm tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ con lai cuối cùng. Hoặc là cho tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen ở thế hệ con lai, yêu cầu đi tìm ngược lại tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ xuất phát hoặc ở một thế hệ nào đó.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng giảng dạy phần bài tập tự thụ phấn và tự do giao phấn
	Trong chương trình sinh học 9 phần kiến thức di truyền được giảng dạy ở đầu năm học. Đây là một phần kiến thức tương đối khó không chỉ về phần bài tập mà đặc biệt là các dạng bài tập có liên quan trong đó có dạng bài tập tự thụ phấn và tự do giao phấn. Trong phân phối chương trình không có tiết dành cho học sinh ôn tập các dạng bài tập di truyền cơ bản cũng như các dạng bài tập nâng cao. Nhà trường cũng không tổ chức học ôn giống như ở các môn toán, văn, anh nên học sinh lại càng không có thời gian củng cố kiến thức học trên lớp chính vì vậy khả năng làm các bài tập di truyền là rất hạn chế. Dù các học sinh thuộc đội tuyển học sinh giỏi đều là những học sinh có học lực khá, giỏi có khả năng tiếp thu nhanh nhưng do thời gian giảng dạy ở lớp không nhiều nên khi tiếp cận với dạng bài tập tự thụ phấn và tự do giao phấn thì các em gặp rất nhiều bỡ ngỡ. 
	Dạng bài tập tự thụ phấn và tự do giao phấn thuộc phần kiến thức sinh học 9 nâng cao được giảng dạy chính thức trong chương trình sinh học 12, đây là dạng bài tập thường gặp trong các đề thi học sinh giỏi huyện, tỉnh cấp THCS củng như đề thi cao đẳng, đại học.
2.2. Những khó khăn gặp phải khi giải dạng bài tập tự thụ phấn và tự do giao phấn
	- Học sinh không nắm vững các khái niệm về tự thụ phấn và tự do giao phấn.
	- Học sinh vẫn có tình trạng nhầm lẫn giưa phép lai tự thụ phấn và phép lai tự do giao phấn.
	- Học sinh khá khó khăn khi xác định tỉ lệ giao tử trong phép lai tự do giao phấn, đặc biệt là đối với phép lai hai cặp tính trạng.
	- Học sinh thường chỉ biết giải khi gặp các bài toán thuận. Khi gặp các bài toán nghịch học sinh khá lúng túng và thường không xác định đúng dạng bài toán.	
- Giáo viên thường gặp khó khăn trong xác định dạy cho học sinh dạng bài tập này ở mức độ nào khi thi ở cấp huyện.
3. PHƯƠNG PHÁP GIẢI DẠNG BÀI TẬP TỰ THỤ PHẤN VÀ TỰ DO GIAO 
 PHẤN
Cách giải bài tập tự thụ phấn và tự do giao phấn
- Tự thụ phấn: Khi bố mẹ có nhiều phép lai khác nhau thì phải tiến hành từng phép lai, sau đó cộng lại và tính giá trị trung bình để được tỉ lệ kiểu hình.
- Giao phấn tự do: Khi giao phấn ngẫu nhiên mà bố mẹ có nhiều kiểu gen khác nhau thì phải tiến hành tìm giao tử của các cá thể bố mẹ, sau đó lập bảng hoặc nhân tỉ lệ các giao tử để được tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình.
4. MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIẢI DẠNG BÀI TẬP TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO 
 PHẤN TỰ DO
- Lưu ý 1: Học sinh phải nhớ được các phép lai cơ bản sau:
P: AA X AA F1: 100% AA 
P: AA X Aa F1: 1/2AA:1/2Aa
P: AA X aa F1: 100% Aa
P: Aa X aa F1: 1/2Aa:1/2aa 	
P: Aa X Aa F1: 1/4AA:1/2Aa:1/4aa
P: aa X aa F1: 100%aa 
Nếu kí hiệu của các kiểu gen không phải là A mà là B,C,Dthì ta cũng áp dụng giống như trên. 
- Lưu ý 2: Học sinh biết cách phân biệt bài toán giải theo tự thụ phấn hay tự do giao phấn.
Trong đề sẽ ghi rất rõ và các em cần phân biệt được bài nào là giải theo tự thụ phấn, bài nào giải theo tự do giao phấn.
Ở một số bài người ra đề sẽ đưa ra thông tin gây nhiễu là đưa cả 2 phép lai tự thụ phấn và tự do giao phấn vào trong một bài . Giáo viên cần lưu ý học sinh để tránh nhầm lẫn.
- Lưu ý 3: Đối với phép lai tự thụ phấn khi bố mẹ có tỉ lệ kiểu gen khác nhau thì phải nhân với tỉ lệ kiểu gen ban đầu rồi mới cộng lại để tính ra kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ con.
VD: Cho thế hệ xuất phát 100% hoa đỏ ( Aa) tự thụ phấn qua 2 thế hệ. Tính tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ thứ 2?
Vậy F1: 1/4 AA: 1/2Aa: 1/4aa
F1 tự thụ phấn thì đến F2 ta phải nhân với tỉ lệ ở F1.
Cụ thể: 
F1: 1/4( AA X AA) F2: 1/4 AA 
F1: 1/2( Aa X Aa) F2: 1/2( 1/4 AA: 1/2 Aa: 1/4 aa)
F1: 1/4( aa X aa) F2: 1/4 aa
Vậy ở F2 có: (1/4 + 1/8 )AA + 1/4Aa = 5/8=62,5% hoa đỏ
1/8aa + 1/4aa = 3/8= 37,5% hoa trắng.
- Lưu ý 4: Đối với phép lai tự do giao phấn quan trọng nhất là xác định đúng tỉ lệ giao tử.
VD1: Cho thế hệ xuất phát 100% hoa đỏ ( Aa) tự thụ phấn được F1. Cho F1 giao phấn tự do, xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 
Vậy: P: Aa X Aa F1 : 1/4 AA: 1/2Aa: 1/4aa
Ta có: 1/4AA cho 1/4 giao tử A
1/4 aa cho 1/4 giao tử a
1/2Aa cho 2 giao tử a và A với tỉ lệ 1/2(1/2 A: 1/2a) = 1/4A:1/4a
Vậy tỉ lệ giao tử trong phép lai này là: (1/4+1/4)A = 1/2A
( 1/4+1/4)a = 1/2a
VD2: P: ( 1/2Aa: 1/2aa) giao phấn tự do?
1/2Aa cho 2 giao tử: 1/2(1/2A:1/2a) = 1/4A: 1/4a
1/2aa cho giao tử a với tỉ lệ 1/2
Vậy tỉ lệ giao tử là: 1/4A và (1/4+1/2)a = 3/4a
VD3: P: ( 1/2Aabb : 1/2aabb) tự do giao phấn?
1/2Aabb cho 2 giao tử 1/2(1/2Ab:1/2ab) = 1/4Ab: 1/4ab 
1/2aabb cho giao tử ab với tỉ lệ 1/2.
Vậy tỉ lệ giao tử của phép lai là 1/4Ab: 3/4ab
VD4: P: ( 2/3Aabb: 1/3aabb) giao phấn tự do?
2/3Aabb cho 2 giao tử 2/3(1/2Ab:1/2ab) = 1/3Ab: 1/3ab
1/3 aabb cho giao tử ab với tỉ lệ 1/3.
Vậy tỉ lệ giao tử của phép lai là: 1/3Ab:2/3ab
5. MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ THỤ PHẤN VÀ TỰ DO GIAO PHẤN CƠ BẢN
5.1. Bài tập tự thụ phấn
5.1.1. Bài toán thuận
Cho biết thông tin thế hệ bố mẹ, yêu cầu xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con lai qua một hoặc nhiều thế hệ tự thụ phấn.
Bài tập 1 
Cho biết A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với a quy định hạt xanh. Cho cây hạt vàng không thuần chủng lai với cây hạt xanh được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.
Giải: 
Cây hạt vàng không thuần chủng có kiểu gen là Aa.
Cây hạt xanh có kiểu gen là aa.
Sơ đồ lai: P: Aa X aa F1: 1/2Aa:1/2aa
F1 tự thụ phấn ta có sơ đồ lai sau:
F1: 1/2(Aa X Aa) F2: 1/2(1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa) 
F1: 1/2(aa X aa) F2: 1/2aa)
Tỉ lệ kiều ken ở đời con là: 1/8AA: 2/8 Aa: 5/8aa
Tỉ lệ kiểu hình ở đời con:
Hạt vàng = 1/8 + 2/8 = 3/8 = 37,5%
Hạt xanh = 5/8 = 62,5%
Nhận xét: Đây là bài tương đối đơn giản, bài tập tự thụ phấn của phép lai một cặp tính trạng là phép lai 2 cặp tính trạng, giáo viên hướng dẫn để học sinh làm quen. Giáo viên lưu ý bài này là khi F1 tự thụ phấn thì ở F2 phải nhân với tỉ lệ của kiểu gen ở F1. Sau đó cộng các kết quả lại sẽ cho ra tỉ lệ kiểu hình ở F2.
Bài tập 2
Cho biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ không thuần chủng tự thụ phấn qua 2 thế hệ. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.
Giải: 
Cây hoa đỏ không thuần chủng có kiểu gen là Aa.
Sơ đồ lai: P: Aa X Aa F1: 1/4AA: 1/2Aa:1/4aa
F1 tự thụ phấn ta có sơ đồ lai sau: 
F1: 1/4(AA X AA) F2: 1/4AA
F1: 1/2(Aa X Aa) F2: 1/2(1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa) 
F1: 1/4(aa X aa) F2: 1/2aa
Tỉ lệ kiều ken ở đời con là: 3/8AA: 2/8 Aa: 3/8aa
Tỉ lệ kiểu hình ở đời F2:
Hoa đỏ = 3/8 + 2/8 = 5/8 = 62,5,5%
Hoa trắng = 3/8 = 37,5%
Nhận xét: Bài này tương tự với bài 1, giáo viên đưa ra nhằm mục đích học sinh rèn luyện khả năng làm bài tập dạng này. Ở bài này chỉ khác là P tự thụ phấn liên tục qua 2 thế hệ. Giáo viên cần xác định rõ cho học sinh là thế hệ con sẽ là F2. Nếu tự thụ phấn qua 3 thế hệ thì sẽ là F2.
Bài tập 3
Cho biết A quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với a quy định hạt nhăn. Cho cây hạt trơn thuần chủng tự thụ phấn qua 2 thế hệ. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.
Giải: 
Cây hạt trơn thuần chủng có kiểu gen là AA.
Sơ đồ lai: P: AA X AA F1: AA( 100% hạt trơn)
F1 tự thụ phấn ta có sơ đồ lai sau: 
F1: AA X AA F2: AA( 100% hạt trơn)
Tỉ lệ kiểu hình ở đời F2: 100% hạt trơn.
Nhận xét: Bài này tương tự với bài trên, giáo viên đưa ra nhằm mục đích học sinh rèn luyện khả năng làm bài tập dạng này.Ở bài này chỉ khác là P thuần chủng thì tự thụ phấn qua bao nhiêu thế hệ đều có tỉ lệ hình giống tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ xuất phát..
Bài tập 4	
Ở đạu hà lan hạt vàng do gen A quy định trội hoàn toàn so với hạt xanh do gen a quy định. Hạt trơn do gen B quy định là trội hoàn toàn so với hạt nhăn do gen b quy định. Ở thế hệ bố mẹ cho đậu hạt vàng, trơn có kiểu gen AABb lai với đậu vàng, nhăn thuần chủng được F1 .cho F1 tự thụ phấn được F2. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.
Giải: 
Cây đậu hạt vàng, trơn thuần chủng có kiểu gen: Aabb
Sơ đồ lai: P: AABb X AAbb F1: 1/2AABb: 1/2AAbb
F1 tự thụ phấn ta có sơ đồ lai sau: 
F1: 1/2(AABb X AABb) F2: 1/8AABB: 1/4AABb: 1/8AAbb
F1: 1/2(AAbb X AAbb) F2: 1/2Aabb
Tỉ lệ kiều ken ở đời con là: 1/8AABB: 2/8 AABb: 5/8AAbb
Tỉ lệ kiểu hình ở đời F2:
Hạt vàng, trơn = 1/8 + 2/8 = 3/8 = 37,5%
Hoa vàng nhăn = 5/8 = 62,5 % 
Nhận xét: Bài này khác với các bài trên là tự thụ phấn của phép lai 2 cặp tính trạng. Mức độ khó có tăng lên. Trong quá trình làm bài giáo viên nhắc học sinh làm cẩn thận ra giấy nháp tránh những sai sót đáng tiếc. Bài này chỉ nên hướng dẫn thêm cho những học sinh khá hơn có khả năng tham dự đội tuyển học sinh giỏi tỉnh, những em năng lực yếu hơn không nên hướng dẫn làm bài này.
5.1.2. Bài toán nghịch
Ở dạng bài này người ta thường cho P tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, biết tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen ở đời con. Yêu cầu xác định tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen ở thế hệ bố mẹ.
Bài tập 5
Ở đậu Hà Lan,tính trạng màu sắc hạt do một gen quy định. Đem gieo các hạt đậu Hà Lan màu vàng thu được các cây P. Cho các cây P tự thụ phấn nghiêm ngặt, thê hệ F1 thu được 99% hạt màu vàng và 1% hạt xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra và tính trạng màu sắc ở hạt đậu Hà Lan không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
a. Hãy xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P.
b. Cho các cây hạt vàng thế hệ F1 tự thụ phấn nghiêm ngặt thu được đời F2. Theo lý thuyết, cây hạt vàng thuần chủng ở đời F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Giải: 
a. Xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P.
- Cho các cây hạt vàng tự thụ phấn, đời F1xuất hiện cả hạt vàng và hạt xanh.
Chứng tỏ hạt vàng là trội so với hạt xanh.
- Quy ước: Hạt vàng: A Hạt xanh: a
Vậy cây hạt vàng ở thế hệ P có 2 kiểu gen là AA và Aa.
Ở thế hệ P, gọi tỉ lệ kiểu gen AA là x.
Vậy tỉ lệ kiểu gen Aa là: 1 - x 
Khi cho các cây P tự thụ phấn, đời F1 thu được 1% hạt xanh có kiểu gen aa.
Tỉ lệ kiểu gen aa ở đời F1 là: (1 – x)/4 = 0,01
Vậy x = 0,96
Ở thế hệ P, tỉ lệ kiểu gen AA là 0,96( 96%), tỉ lệ kiểu gen Aa là 0,04( 4%).
b. Ở đời F1, tỉ lệ kiểu gen như sau: 0,97 AA: 0,02Aa: 0,01aa
Trong số các cây hạt vàng ở đời F1, tỉ lệ kiểu gen AA và Aa là như sau: 
97/99AA: 2/99Aa
Vì chỉ có các cây hạt vàng ở đời F1 tự thụ phấn. Ở đời F2, tỉ lệ cây hạt vàng thuần chủng AA chiếm tỉ lệ là: 97/99 + 2/99 X (1-1/2)/2 = 97/99 + 1/198 = 195/198.
 Nhận xét: Bài này là bài toán nghịch. Cho biết tỉ lệ kiểu hình ở đời con, đi tìm tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen ở thế hệ P. Bài này ở mức độ khó. Chỉ dạy cho học sinh có năng lực tiếp thu kiến thức tốt, có khả năng tham dự đội tuyển tỉnh. Những học sinh có năng lực yếu hơn không nên dạt bài này. Để dạy bài này còn có thể sử dụng cách khác để giải. Đó là dựa vào kiến thức của phần quần thể. Nhưng phần kiến thức này học sinh chưa học đến nên không nên dạy theo cách này.
Bài tập 6
Ở đậu Hà Lan,tính trạng màu sắc hạt do một gen quy định. Đem gieo các hạt đậu Hà Lan màu vàng thu được các cây P. Cho các cây P tự thụ phấn nghiêm ngặt, thê hệ F1 thu được 96% hạt màu vàng và 4% hạt xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra và tính trạng màu sắc ở hạt đậu Hà Lan không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
a. Hãy xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P.
b. Cho các cây hạt vàng thế hệ F1 tự thụ phấn nghiêm ngặt thu được đời F2. Theo lý thuyết, cây hạt vàng thuần chủng ở đời F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Giải: 
a. Xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P.
- Cho các cây hạt vàng tự thụ phấn, đời F1xuất hiện cả hạt vàng và hạt xanh.
Chứng tỏ hạt vàng là trội so với hạt xanh.
- Quy ước: Hạt vàng: A Hạt xanh: a
Vậy cây hạt vàng ở thế hệ P có 2 kiểu gen là AA và Aa.
Ở thế hệ P, gọi tỉ lệ kiểu gen AA là x.
Vậy tỉ lệ kiểu gen Aa là: 1 - x 
Khi cho các cây P tự thụ phấn, đời F1 thu được 4% hạt xanh có kiểu gen aa.
Tỉ lệ kiểu gen aa ở đời F1 là: (1 – x)/4 = 0,04
Vậy x = 0,84
Ở thế hệ P, tỉ lệ kiểu gen AA là 0,84( 84%), tỉ lệ kiểu gen Aa là 0,16( 16%).
b. Ở đời F1, tỉ lệ kiểu gen như sau: 0,88 AA: 0,08Aa: 0,04aa
Trong số các cây hạt vàng ở đời F1, tỉ lệ kiểu gen AA và Aa là như sau: 
88/96AA: 8/96Aa
Vì chỉ có các cây hạt vàng ở đời F1 tự thụ phấn. Ở đời F2, tỉ lệ cây hạt vàng thuần chủng AA chiếm tỉ lệ là: 88/96 + 8/96 X (1-1/2)/2 = 88/96 + 2/96 = 90/96.
 Nhận xét: Bài này cũng giống như bài 5. Chỉ thay đổi số liệu để học sinh rèn luyện cách giải một bài toán nghịch.
5.2. Bài tập tự do giao phấn
Bài tập 7
Cho biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ dị hợp lai với cây hoa trắng được F1. Cho các cây F1 giao phấn tự do được F2. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.
Giải: 
Cây hoa đỏ dị hợp có kiểu gen Aa. 
Cây hoa trắng có kiểu gen aa.
Sơ đồ lai: P: Aa X aa F1: 1/2Aa: 1/2aa
F1 giao phấn tự do:
Giao tử của F1 gồm có.
1/2Aa cho 2 giao tử với tỉ lệ: 1/4A: 1/4a
1/2aa cho 1 loại giao tử với tỉ lệ: 1/2a
Ta có tỉ lệ giao tử của F1 là: 1/4A: 3/4a
Ta có sơ đồ lai:
 F1 X F1: ( 1/2Aa:1/2aa) X (1/2Aa:1/2aa)
G: 1/4A:3/4a 1/4A: 3/4a
F2: 1/16AA: 6/16Aa: 9/16aa
 ( 7 cây hoa đỏ: 9 cây hoa trắng)
Nhận xét: Bài này là bài tập giao phấn tự do khá đơn giản. Giáo viên cần lưu ý cách xác định tỉ lệ các giao tử của F1.
Bài tập 8
Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Ở thế hệ P có 100% là cây thân cao dị hợp. Cho P tự thụ phấn được được F1. Cho các cây F1 giao phấn tự do được F2. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.
Giải: 
Cây thân cao dị hợp có kiểu gen Aa. P tự thụ phấn ta có:
Sơ đồ lai: P: Aa X Aa F1: 1/4AA:1/2Aa: 1/4aa
F1 giao phấn tự do:
Giao tử của F1 gồm có.
1/4AA cho 1 loại giao tử với tỉ lệ: 1/4A
1/2Aa cho 2 giao tử với tỉ lệ: 1/4A: 1/4a
1/4aa cho 1 loại giao tử với tỉ lệ: 1/4a
Ta có tỉ lệ giao tử của F1 là: 1/2A: 1/2a
Ta có sơ đồ lai:
 F1 X F1: ( 1/4AA:1/2Aa:1/4aa) X (1/4AA:1/2Aa:1/4aa)
G: 1/2A:1/2a 1/2A: 1/2a
F2: 1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa
 ( 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp)
Nhận xét: Bài này là bài tập giao phấn tự do khá đơn giản. Giáo viên cần lưu ý cách xác định tỉ lệ các giao tử của F1. 
Bài tập 9 
Cho biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Ở thế hệ P có 100 cây hoa đỏ thuần chủng và 50 cây hoa trắng. Cho P tự do giao phấn được F1. 
Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1.
Giải: 
Cây hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen AA.
Cây hoa trắng có kiểu gen: aa
Vì P có 100 cây hoa đỏ thuần chủng và 50 cây hoa trắng nên ta có tỉ lệ kiểu gen ở F1 là: 2/3AA: 1/3aa
Giao tử của F1 gồm có.
2/3AA cho 1 loại giao tử với tỉ lệ: 2/3A
1/3aa cho 1 loại giao tử với tỉ lệ: 1/3a
Ta có tỉ lệ giao tử của F1 là: 2/3A: 1/3a
Ta có sơ đồ lai:
P: ( 2/3AA:1/3aa) X (2/3AA:1/3aa)
G: 2/3A:1/3a 2/3A: 1/3a
F2: 4/9AA: 4/9Aa: 1/9aa
 ( 8 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng)
Nhận xét: Bài này giáo viên cần lưu ý học sinh trước khi giải phải rút gọn tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen ở thế hệ P.
Bài tập 10 
Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Ở thế hệ P có 100 cây thân cao thuần chủng, 50 cây thân cao không thuần chủng và 50 cây thân thấp. Cho P tự do giao phấn được F1. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1.
Giải: 
Cây thân cao thuần chủng có kiểu gen AA.
Cây thân cao không thuần chủng có kiểu gen Aa.
Cây thân thấp có kiểu gen: aa
Vì P có 100 cây thân cao thuần chủng, 50 cây thân cao không thuần chủng và 50 cây thân thấp nên ta có tỉ lệ kiểu gen ở F1 là: 1/2AA:1/4Aa 1/4aa
Giao tử của F1 gồm có.
1/2AA cho 1 loại giao tử với tỉ lệ: 1/2A
1/4Aa cho 2 loại giao tử với tỉ lệ: 1/8A: 1/8a
1/4aa cho 1 loại giao tử với tỉ lệ: 1/4a
Ta có tỉ lệ giao tử của F1 là: 5/8A: 3/8a
Ta có sơ đồ lai:
P: ( 1/2AA:1/4Aa:1/4aa) X (1/2AA:1/4Aa:1/4aa)
G: 5/8A:3/8a 5/8A: 3/8a
F2: 25/64AA: 30/64Aa: 9/64aa
 ( 55 cây thân cao: 9 cây thân thấp)
Nhận xét: Bài này giống bài 9. Học sinh rèn luyện cách giải.
Bài tập 11
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ, alen b quy định hoa trắng. Cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn thu được F1, cho các cây thân cao, hoa trắng ở F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F1. Xác định tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng ở F1 ?
Giải
Sơ đồ lai từ P đến  F1:
P: AaBb X AaBb
G p: 1/4AB : 1/4Ab : 1/4aB : 1/4ab 1/4AB : 1/4Ab : 1/4aB : 1/4ab
F1: 1/16AABB : 2/16AABb : 1/16Aabb : 2/16AaBB : 4/16AaBb : 
 2/16Aabb : 1/16aaBB : 2/16aaBb : 1/16aabb
Kiểu hình: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
( 9 cao, đỏ : 3 cao, trắng : 3 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng)
Tỉ lệ kiểu gen các cây thân cao, hoa trắng ở F1 là: 1/3 AAbb : 2/3Aabb
Cho các cây thân cao, hoa trắng ở F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau.
Ta có sơ đồ lai:
F1: ( 1/3AAbb : 2/3Aabb) X ( 1/3AAbb : 2/3 Aabb)
G F1: 2/3Ab : 1/3ab 2/3Ab : 1/3ab
 F2: 4/9 AAbb : 4/9 Aabb : 1/9 aabb
Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 9 cao trắng : 1 thấp trắng
Tỉ lệ kiểu hình thân thấp hoa trắng ở F2: 1/9
Nhận xét: Bài này là bài toán tự do giao phấn của lai 2 cặp tính trạng. Mức độ khó được nâng lên. Phần này chỉ nên dạy cho học sinh có khả năng tham gia đội tuyển tỉnh.
C. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
	Đây là chuyên đề khá mới mẻ đối với học sinh lớp 9 và hầu như được khai thác ít trong các tài liệu. Nội dung các bài giảng liên quan đến đề tài đã có sự tham gia góp ý của đồng nghiệp, vận dụng đề tài vào giảng dạy và thu được một số kết quả nhất định như sau.
	- Học sinh tỏ ra rất hào hứng và chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và tích cực.
	- Học sinh nắm vững được phương pháp và biết vận dụng ở các bài tập cơ bản.
	- Một số đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh học sinh đã chọn sử dụng phương pháp trình bày trong đề tài để giải bài tập.
	- Với hệ thống bài tập có khoảng 75% số học sinh giải quyết được từ 3 đến 4 câu và cho kết quả rất khả quan.
	Cụ thể chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm trong tiết kiểm tra kiến thức ôn thi học sinh giỏi cho học sinh, với đề kiểm tra như sau:
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
Bài 1. Cho biết A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với a quy định hạt xanh. Cho cây hạt vàng không thuần chủng lai với cây hạt xanh được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.
Bài 2. Ở đậu Hà Lan,tính trạng màu sắc hạt do một gen quy định. Đem gieo các hạt đậu Hà Lan màu vàng thu được các cây P. Cho các cây P tự thụ phấn nghiêm ngặt, thê hệ F1 thu được 96% hạt màu vàng và 4% hạt xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra và tính trạng màu sắc ở hạt đậu Hà Lan không phụ thuộc vào điều kiện môi trườ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_bai_tap_tu_thu_phan_v.docx
Giáo án liên quan