Giáo án theo chủ đề môn Sinh học Lớp 9 - Chủ đề: Ô nhiễm môi trường

I. Mục tiêu của chủ đề

1.Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường.

- Tìm được nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.

- Nêu được tác hại một số chất gây ô nhiễm môi trường: các khí công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ các tác nhân gây đột biến.

- Nêu được hậu quả của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe và gây bệnh tật cho con người và sinh vật.

- Nêu được những biện pháp chính để hạn chế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương

b. Kĩ năng

- Bước đầu hình thành được một số kỹ năng: Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, đánh giá, giao tiếp, phỏng vấn, điều tra, tổng hợp và báo cáo

- Kết hợp học tập cá nhân với học tập hợp tác có hiệu quả,

- Vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

a. Các phẩm chất

Có ý thức giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, ý thức tuyên truyền tới mọi người dân cùng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, vệ sinh nơi công cộng, thu gon rác thải, tham gia nghiên cứu khoa học tìm giải pháp phù hợp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

Bộc lộ quan điểm đúng đắn trước những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, đấu tranh chống các hành vi, hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Sinh học Lớp 9 - Chủ đề: Ô nhiễm môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Xác định tên chủ đề: Ô nhiễm môi trường
Lí do xây dựng chủ đề
 Kiến thức 4 bài sgk viết rời rạc mạch kiến thức chưa sát thực với tình trạng môi trường địa phương, các kiến thức về thái độ, kĩ năng sống qua bài còn chưa sâu
	Hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện nay là vấn đề vô cùng chầm trọng, đã gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác mà nguyên nhân chủ yếu là do chính các hoạt động của con người, hoạt động của tự nhiên gây nên. Con người cần phải bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của nhân loại.
	Học sinh cần hiểu rõ vấn đề ô nhiễm môi trường từ khái niệm, nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm môi trường tới đời sống con người và các sinh vật thông qua thực tế của cuộc sống hiện nay và qua các tài liệu, thông tin khác. Học sinh biết tìm hiểu các biện pháp hạn chế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ đó liên hệ vào thực tế để nêu lên được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương đang sinh sống, nâng cao ý thức chách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường và tuyên truyền việc bảo vệ môi trường tới mọi người dân.
II. Mục tiêu của chủ đề
 1.Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
- Tìm được nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.
- Nêu được tác hại một số chất gây ô nhiễm môi trường: các khí công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ các tác nhân gây đột biến.
- Nêu được hậu quả của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe và gây bệnh tật cho con người và sinh vật.
- Nêu được những biện pháp chính để hạn chế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương
b. Kĩ năng
- Bước đầu hình thành được một số kỹ năng: Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, đánh giá, giao tiếp, phỏng vấn, điều tra, tổng hợp và báo cáo
- Kết hợp học tập cá nhân với học tập hợp tác có hiệu quả,
- Vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
Có ý thức giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, ý thức tuyên truyền tới mọi người dân cùng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, vệ sinh nơi công cộng, thu gon rác thải, tham gia nghiên cứu khoa học tìm giải pháp phù hợp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
Bộc lộ quan điểm đúng đắn trước những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, đấu tranh chống các hành vi, hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường
b. Năng lực chung
- Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về ô nhiễm môi trường.
- Thu nhận và sử lý thông tin: Tìm kiếm thu nhận thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường từ các nguồn khác nhau. Đánh giá và lựa chọn thông tin cần thiết diễn đạt và sử dụng thông tin.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Có ý thức giữ gìn môi trường sống, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên yêu đất nước.
- Năng lực ngôn ngữ: Diễn đạt, bày tỏ chính kiến trước hiện tượng thực tế cần được giải quyết.
c. Năng lực chuyên biệt
* Các kĩ năng khoa học
- Nhận biết được biểu hiện của ô nhiễm môi trường
- Sử lí và trình bày mức độ môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí bị ô nhiễm
- Đưa ra các tiên đoán nhận định:
Với những hậu quả do ô nhiễm môi trường, với các biện pháp phòng và bảo vệ, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
III. Xây dựng nội dung chuyên đề
1. Ô nhiễm môi trường
a. khái niệm”ô nhiễm môi trường”.
b. Ô nhiễm do các chất khí thải 
c. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học, chất phóng xạ.
d. Ô nhiễm do chất thải rắn, vi sinh vật gây bệnh.
2. Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
- Điều tra các hoạt động của người dân địa phương gây ô nhiễm môi trường
- Đề xuất biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
- Tuyên truyền, thực hiện hạn chế, khắc phục ô nhiễm môi trường tới mọi người.
IV. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1.Ô nhiễm môi trường
2.Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường 
- Biết được các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là chất khí thải, hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học, chất phóng xạ, chất thải rắn, vi sinh vật và những hoạt động của con người, của tự nhiên đã sinh ra các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Biết được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người và sinh vật
- Biết điều tra mức độ ô nhiễm môi trường tại chuồng trại chăn nuôi của khu Liên Chung xã Yên sơn
Hiểu được nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí , nước, đất 
 - Hiểu rõ tác hại của chất khí độc hại đối với hô hấp của người và sinh vật
- Mô tả được con đường phát tán của thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hóa học bằng ngôn ngữ theo cách hiểu của mình
- Hiểu tác hại của chất phóng xạ gây bệnh tật di truyền ở người và con đường mà chất phóng xạ từ môi trường vào tế bào cơ thể người
- Chỉ ra những hoạt động của con người đã sinh ra những chất thải rắn, vi sinh vật gây ô nhiễm môi trường
- Hiểu rõ hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây bệnh tật cho con người và sinh vật 
- Chỉ ra được những hạn chế trong quy mô chuồng trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường 
Nêu được một số biện pháp cơ bản nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường 
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí.
- Biện pháp chủ yếu để hạn chế ô nhiễm nguồn nước 
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn 
- Biện pháp kĩ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật 
- Đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.
Nêu được những hành động, việc làm cụ thể của con người nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 
- Không vứt rác bừa bãi 
- Tích cực trồng cây xanh 
- Tăng cường sử dụng các biện pháp đấu tranh sinh học trong trồng trọt 
- Xây dựng hệ thống bioga trong chăn nuôi gia súc 
- Nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường 
-Tuyên truyền vận động người chăn nuôi ý thức trách nhiệm khắc phục ô nhiễm môi trường
V. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập
1.Ô nhiễm môi trường.
a, ? Thế nào là ô nhiễm môi trường?
b, Ô nhiễm do chất khí thải.
? Kể tên các khí thải độc hại cho con người và sinh vật?
? Những hoạt động nào đã sinh ra các khí thải độc hại kể trên? Kể tên những hoạt động ở gia đình em, hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí?
? Hậu quả của ô nhiễm không khí là gì?
? Em hãy nêu các biện pháp chủ yếu dể hạn chế ô nhiễm không khí?
c. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học, chất phóng xạ.
? Kể tên các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất độc hóa học mà em biết? Những chất này có từ những hoạt động nào?
? Mô tả con đường phát tán các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học trong tự nhiên
? Theo các em hậu quả của ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học là gì?
?Cần phải có những biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hóa học?
? Chất phóng xạ có từ những hoạt động nào? Chất phóng xạ sẽ nhiễm vào những thành phần nào của môi trường?
? Chất phóng xạ có thể nhiễm vào cơ thể người bằng những con đường nào?
? Hậu quả của ô nhiễm môi trường do các chất phóng xạ là gì?
d. Ô nhiễm do chất thải rắn, vi sinh vật gây bệnh.
(?) Kể tên các chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường?
? Những hoạt động nào đã sinh ra chất thải rắn?
? Hậu quả của ô nhiễm do chất thải rắn?
? làm thế nào để hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn
? Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu
? Những thói quen sinh hoạt nào của nhiều người thường mắc sinh vật gây bệnh
2. Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
- Điều tra các hoạt động của người dân địa phương gây ô nhiễm môi trường
- Đề xuất biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
- Tuyên truyền, thực hiện hạn chế, khắc phục ô nhiễm môi trường tới mọi người.
CHỦ ĐỀ: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Tiết 56, 57, 58, 59)
Thời gian dự kiến: (4 tiết, mỗi tiết 45 phút)
I. Mục tiêu của chủ đề
1.Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
- Tìm được nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.
- Nêu được tác hại một số chất gây ô nhiễm môi trường: các khí công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ các tác nhân gây đột biến.
- Nêu được hậu quả của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe và gây bệnh tật cho con người và sinh vật.
- Nêu được những biện pháp chính để hạn chế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương
b. Kĩ năng
- Bước đầu hình thành được một số kỹ năng: Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, đánh giá, giao tiếp, phỏng vấn, điều tra, tổng hợp và báo cáo
- Kết hợp học tập cá nhân với học tập hợp tác có hiệu quả,
- Vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
Có ý thức giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, ý thức tuyên truyền tới mọi người dân cùng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, vệ sinh nơi công cộng, thu gon rác thải, tham gia nghiên cứu khoa học tìm giải pháp phù hợp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
Bộc lộ quan điểm đúng đắn trước những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, đấu tranh chống các hành vi, hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường
b. Năng lực chung
- Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về ô nhiễm môi trường.
- Thu nhận và sử lý thông tin: Tìm kiếm thu nhận thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường từ các nguồn khác nhau. Đánh giá và lựa chọn thông tin cần thiết diễn đạt và sử dụng thông tin.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Có ý thức giữ gìn môi trường sống, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên yêu đất nước.
- Năng lực ngôn ngữ: Diễn đạt, bày tỏ chính kiến trước hiện tượng thực tế cần được giải quyết.
c. Năng lực chuyên biệt
* Các kĩ năng khoa học
- Nhận biết được biểu hiện của ô nhiễm môi trường
- Sử lí và trình bày mức độ môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí bị ô nhiễm
- Đưa ra các tiên đoán nhận định:
Với những hậu quả do ô nhiễm môi trường, với các biện pháp phòng và bảo vệ, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
II. Hình thức, phương pháp kĩ thuật dậy học cho chủ đề
Hình thức tổ chức dạy học trên lớp, ở nhà
Phương pháp dạy học nhóm
Kĩ thuật dạy học: Thảo luận viết. công não
III. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
1. Giáo viên
- Máy chiếu
- Phiếu học tập cho các nhóm học sinh
- Bút dạ
2. Học sinh 
- Tìm hiểu trước về ô nhiễm môi trường, ôn lại khái niệm về hiệu ứng nhà kính, tác hại của hiệu ứng nhà kính (Địa lí 7), Các biện pháp đấu tranh sinh học (sinh học 7) 
- Tài liệu: sgk, 
VI. Tiến trình bài dạy
A. Hoạt động khởi động: GV. Chiếu hình ảnh người trồng cây, thu gom rác. Hình ảnh ống khói nhà máy..
-> Y/c hs xác định những hình ảnh nói lên tác động của con người gây ảnh hưởng xấu tới môi trường
? Hình ảnh nào cho thấy môi trường ở địa phương chúng ta đang bị ô nhiễm.
ĐVĐ: Ô nhiễm môi trường là gì? Những nguyên nhân nào, tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Ô nhiễm môi trường gây tác hại như thế nào đến chính đời sống của chúng ta và các sinh vật khác? Cần phải có những biện pháp nào để hạn chế ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới nói chung và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương nói riêng.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Tiết 1
Ngày soạn:
18/3/2019
Dạy
Lớp
9A4
9A5
Tiết
Ngày
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Chiếu một số hình ảnh môi trường ô nhiễm
? Các em có nhận xét gì về môi trường tự nhiên trong hình ảnh trên “bị bẩn”
? Các em có nhận xét gì về màu nước ở đây, động vật ở đây?
->màu nước thay đổi cho thấy tính chất vật lí của môi trường thay đổi, cá chết cho thấy tính chất sinh học, hóa học của môi trường thay đổi -> ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người và sinh vật
? Ô nhiễm môi trường là gì?
? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến môi trường bị ô nhiễm là gì?
- Chiếu hình ảnh hoạt động của con người và hoạt động của tự nhiên.
? Kể tên những tác nhân gây ô nhiễm môi trường ? (3 hs phát biểu) 
- Có rất nhiều tác nhân gây ô nhiễm MT-> chia thành 5 nhóm
-Chia lớp thành 3nhóm, ba dãy, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, một thư kí, - Phát dụng cụ cho các nhóm (giấy cho cả nhóm- viết câu hỏi, giấy cho cá nhân- không viết câu hỏi, bút dạ)
GV- Giao nhiệm vụ 
 Cá nhân viết câu trả lời trong thời gian 3 phút
Nnhóm thảo luận trong thời gian 3 phút đưa ra câu trả lời của cả nhóm
Nhóm 1: về ô nhiễm khí thải
+ (?) Kể tên các khí thải độc hại cho người và sinh vật ? Nêu những hoạt động sinh ra các khí thải độc hại?
+ (?) Nêu những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và ở khu xóm có thể gây ô nhiễm không khí?
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
 Chiếu hình 54.1 sgk
y/c hs quan sát hình kết hợp thông tin sgk mục 1 T161 và những hiểu biết thực tế trong đời sống trả lời câu hỏi trên
? Ô nhiễm không khí gây hậu quả như thế nào đối với đời sống của chúng ta? 
- Chiếu hình ảnh mưa a xít
(mưa ãits là hậu quả của sự hòa tan so2 trong không khí vào nước mưa khi rơi xuống đát gây tác hại cho người, sinh vật, công trình xây dựng )
- Chiếu hình ảnh hiệu ứng nhà kính
? Các em hãy giải thích tác hại của hiệu ứng nhà kính?
( làm cho trái đất nóng lên, sinh thái biến đổi lớn. Băng tan, mực nước biển dâng lên, khu vực ven biển bị thiên tai đe dọa khủng khiếp, tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng – Cả thế giới quan tâm)
- Chiếu hình ảnh: bệnh hô hấp
Bản thân em đã bao giờ mắc bênh về hô hấp chưa? Thường mắc bệnh gì về hô hấp?
? Các em hãy nêu các biện pháp chủ yếu hạn chế ô nhiễm không khí?
- Chiếu hình 55.1sgk- giới thiệu 
? Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí?
Nhóm 2. Về ô nhiễm chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học, các chất phóng xạ
? Kể tên các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất độc hóa học mà em biết? Những chất này có từ những hoạt động nào?
? Mô tả con đường phát tán các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học trong tự nhiên
? Theo các em tác hại của ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học là gì?
- Chiếu các hình ảnh sử dụng biện pháp sinh học bảo vệ thực vật
? Cần phải có những biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hóa học?
? Chất phóng xạ có từ những hoạt động nào? Chất phóng xạ sẽ nhiễm vào những thành phần nào của môi trường?
- Chiếu hình 54.4 sgkT163
? Chất phóng xạ có thể nhiễm vào cơ thể người bằng những con đường nào?
? Tác hại của ô nhiễm môi trường do các chất phóng xạ là gì?
Nhóm 3. Về ô nhiễm chất thải rắn và vi sinh vật gây bệnh.
(?) Kể tên các chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường?
? Những hoạt động nào đã sinh ra chất thải rắn?
? Tác hại của ô nhiễm do chất thải rắn?
- Chiếu hình 55.4
? Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn
? Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu
? Những thói quen sinh hoạt nào của nhiều người thường mắc sinh vật gây bệnh
- Y/c các nhóm hs làm bài tập
- Y/c nhóm 1,2 đổi phiếu cho nhóm 3,4
HD chấm điểm: Tổng điểm (Đúng cả 2 bài) là 10- Mỗi ý sai hoặc thiếu trừ 0,5 điểm – Điểm còn lại = tổng điểm trừ đi tổng điểm trừ.
GV Thu kết quả của các nhóm công bố điểm tứng nhóm trước lớp, đề nghị cả lớp thưởng cho nhóm có điểm 10 một tràng pháo tay.
Các nhóm báo cáo, nhận xét, đánh giá nhau
I. Ô nhiễm môi trường
1. Ô nhiễm môi trường là gì?
HS nhận xét: môi trường bị bẩn
 Màu nước thay đổi(đen, đỏ, đục)
HS phát biểu KN
* KN
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn đồng thời tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
HS nêu một số hoạt động của con người
* Nguyên nhân
- Hoạt động của con người
- Hoạt động tự nhiên: núi lửa, lũ lụt
3 học sinh kể tên các tác nhân
2. Ô nhiễm do chất khí thải.
a. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi
+ mỗi cá nhân: Viết câu trả lời của mình ra giấy riêng trong thời gian 3 phút
 + sau 3 phút cả nhóm duyệt kết quả cuả các cá nhân rồi lựa chọn câu trả lời hoàn chỉnh nhất, thư kí viết vào giấy ghi tên nhóm để nhóm trưởng báo cáo kết quả
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn.
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
Tiết 2, 3: Hoạt động trải nghiệm của HS
Ngày soạn:
18/3/2019
Dạy
Lớp
9A4
9A5
Tiết
Ngày
Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương em đang sống.
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MÔI TRƯƠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
- Địa điểm điều tra
- Tình trạng và thành phần của môi trường bị ô nhiễm
- Tác nhân gây ô nhiễm, nguồn gốc sinh ra các tác nhân đó từ những hoạt động nào của người dân địa phương em.
- Những khó khăn trong cuộc sống của người đân địa phương khi phải sống ở môi trường đó như thế nào ( hậu quả của ô nhiễm )
- Em hãy đề xuất ý kiến nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em
Tiết 4
Ngày soạn:
18/3/2019
Dạy
Lớp
9A4
9A5
Tiết
Ngày
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu đại diện nhóm của các nhóm báo cáo kết quả làm bài tập về nhà “điều tra tình hình nhiễm môi trường’’ theo những nôi dung sau 
- Địa điểm điều tra môi trường bị ô nhiễm
- Tình trạng và thành phần của môi trường bị ô nhiễm
- Tác nhân gây ô nhiễm, nguồn gốc sinh ra các tác nhân đó từ những hoạt động nào của người dân địa phương em.
- Những khó khăn trong cuộc sống của người đân địa phương khi phải sống ở môi trường đó như thế nào ( tác hại của ô nhiễm )
- Em hãy đề xuất ý kiến nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm ở địa phương
Y/c học sinh thảo luận các câu hỏi sau:
(?) Môi trường mà em điều tra có nhân tố nào bị ô nhiễm ở mức nặng nhất? biểu hiện của sư ô nhiễm đó như thế nào?
(?) Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường đó là những gì? Do hoạt động nào gây ra?
(?) Em có nx gì về ý thức của những người dân địa phương trong việc trống ô nhiễm môi trường?
(?) Em sẽ làm gì để góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường địa phương? 
- Đại diện nhóm của các nhóm lần lượt báo cáo 
HS Có thể đưa ra được một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm ở do chất thải của các chuồng nuôi gia súc của các hộ gia đình như:
+ Xây dựng hệ thống hầm Bioga cho các chuồng nuôi
+ Tổ chức đoàn thanh niên thực hiện buổi thu gom rác thải ven đường
+ Đề xuất với các cấp có thẩm quyền xây dựng hệ thống cống rãnh, bể lắng lọc nước thải sinh hoạt trước khi đổ ra suối 
+ Tuyên truyền những hiểu biết về ô nhiễm môi trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường đến mọi người dân khu xóm – Yên Sơn, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ môi trường 
+ Tích cực tham gia trồng cây xanh 
+ Không vứt rác bừa bãi
C. Hoạt động luyện tập
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm trả lời 4 câu hỏi sau:
1. Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường bị ô nhiễm?
2. Có những nhóm tác nhân chủ yếu nào gây ô nhiễm môi trường? Đó à những nhóm nào
3. Nêu những tác hại của ô nhiễm môi trường
4. Nêu các biện pháp chủ yếu hạn chế ô nhiễm môi trường?
- Các nhóm báo cáo kết quả
- GV: đánh giá kết quả luyên tập của từng nhóm
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (dành cho học sinh khá, giỏi)
Tìm hiểu tác nhân, hoạt động, tác hại, biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước? Cách khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở địa phương em?
- Ôn lại các kiến thức đã tiếp thu được qua học chủ đề
- Nghiên cứu trước bài 58 sgk T173 “ sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên”

File đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_lop_9_chu_de_o_nhiem_moi_tr.doc