Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học các yếu tố hình học lớp 2 - Hoàng Thị Phượng

1. Tên sáng kiến: Phương pháp dạy học các yếu tố hình học lớp 2

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Các bài toán có yếu tố hình học lớp 2

3. Tác giả:

Họ và tên: Hoàng Thị Phượng

Ngày tháng/năm sinh: 28/02/1985

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Lê Ninh

Điện thoại: 03203 823 181

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường Tiểu học Lê Ninh - huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương

 Điện thoại: 03203 823 181

 

doc41 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học các yếu tố hình học lớp 2 - Hoàng Thị Phượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p nội dung đảm bảo tính khoa học. Các mạch kiến thức được đưa ra dần dần, từ kiến thức quen thuộc học sinh gặp trong cuộc sống đến kiến thức nâng cao, trừu tượng và tổng 
quát hơn.
Riêng các bài tập cũng được sắp xếp theo hướng tăng dần độ khó, đó cũng là điều dễ hiểu khi mục đích của từng bài là không chỉ giúp học sinh nhận thức kiến thức mới mà còn hình thành kĩ năng, kĩ xảo.
3.3. Thực trạng việc dạy học các yếu tố hình học lớp 2 của giáo viên
 Vì các kiến thức về hình học lớp 2 chưa nhiều, các bài lại được phân bố không liền nhau, kiến thức khá đơn giản nên trong quá trình giảng dạy giáo viên còn chưa quan tâm nhiều đến việc dạy các yếu tố hình học. Đa số giáo viên chỉ dạy các bài về hình học trong tiết đó, ít khi cho học sinh ôn lại kiến thức cũ khi chưa có bài về hình học tiếp theo. Chính vì vậy mà học sinh nhớ bài cũ chưa tốt. Bên cạnh đó, giáo viên chưa tích cực áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, tối ưu, có hiệu quả cao khi dạy các yếu tố hình học lớp 2, dẫn tới việc tiết dạy khô khan, không gây hứng thú học tập cho học sinh.
3.4. Thực trạng việc học các yếu tố hình học của học sinh lớp 2
 Trong các tiết học về hình học, đa số các em học sinh còn thụ động tiếp thu kiến thức. Một số học sinh còn coi hình học là một phần phụ của môn Toán nên ít để ý tới việc học hình học. Các em thấy tiết học về hình học không hứng thú. Chính vì vậy mà các em tiếp thu bài chưa tốt, hay quên kiến thức cũ. 
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Các phương pháp dạy học toán học ở Tiểu học và áp dụng vào dạy học yếu tố hình học lớp 2
 - Đối với yêu cầu của ngành giáo dục của đất nước ta hiện nay, để thực hiện được mục tiêu đào tạo thì người giáo viên phải phát huy tính tích cực trong phương pháp dạy học. Sau đây là một số phương pháp được sử dụng rộng rãi và thích hợp với việc dạy học yếu tố hình học lớp 2.
4.1.1. Phương pháp thuyết trình
	a. Khái niệm chung và ý nghĩa
	* Thuyết trình là hình thức độc thoại của dạy học. Ý nghĩa của thuyết trình về mặt lý luận dạy học ở chỗ là bằng phương pháp này người ta truyền đạt, thông báo bày tỏ cho học sinh biết những tri thức khoa học đã được khái quát hoá mà loài người đã thu lượm được, cho học sinh xem những mẫu mực 
hoạt động, còn học sinh phải ghi nhớ những điều đã lĩnh hội đó.
- Với phương pháp này, phương tiện chủ yêu truyền thụ tri thức cho học sinh là lời nói sinh động của giáo viên. Ở bộ môn Toán ở Tiểu học, lời nói luôn luôn được kết hợp với phương tiện, đồ dùng dạy học hay một hoạt động cụ thể nào đó của giáo viên.
b. Áp dụng phương pháp thuyết trình vào việc dạy học yếu tố hình học ở lớp 2
- Ví dụ : Khi dạy bài “đường thẳng” {trang 73 - SGK Toán 2}
 A B
 A C B
Khi đi kèm về các đường thẳng trên bảng, giáo viên thuyết trình: “Có hai điểm A, B. Nối hai điểm A và điểm B ta được đoạn thẳng AB" (giáo viên thao tác và viết đường thẳng A, B). Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB.
Giáo viên chấm ba điểm A, B, C trên bảng (chú ý sao cho 3 điểm này thẳng hàng. Sau đó trần thuật : “Có 3 điểm A, B, C như trên bảng. Kẻ một đường thẳng đi qua ba điểm A, B, C ta được ba điểm A, B, C thẳng hàng. Ta nói ba điểm A, B, C là ba điểm thẳng hàng ”.
- Ngoài ví dụ trên khi dạy bài “Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc”, “Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác” đều sử dụng phương pháp trần thuật để diễn giải hay tái hiện sinh động các hoạt động, hình ảnh sinh động của bài học.
4.1.2. Phương pháp đàm thoại
	a. Khái niệm và ý nghĩa
- Đàm thoại là hình thức đối thoại của dạy học. Về mặt dạy học, đàm thoại tạo khả năng để giáo viên hiểu biết học sinh, gần gũi học sinh, rèn luyện cho học sinh tính độc lập, tổ chức cho học sinh trong lớp cùng nhau nghiên cứu các yêu cầu học tập.
- Đàm thoại ở Tiểu học được tiến hành dưới nhiều hình thức, từ thấp đến cao.
	+ Hình thức giáo viên đặt câu hỏi học sinh trả lời.
	+ Hình thức học sinh tham gia trao đổi, thảo luận về những câu trả lời 
cho cùng một câu hỏi.
	- Các dạng đàm thoại chủ yếu trong dạy học Toán ở Tiểu học là: Đàm thoại mở đầu, đàm thoại ôn tập và đàm thoại thông báo.
 b. Áp dụng phương pháp đàm thoại vào việc dạy học yếu tố hình học ở lớp 2
Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn tập về hình học” (trang 176 - SGK Toán 2).
Bài tập số 1 nên ra yêu cầu: “Mỗi hình sau ứng với tên gọi nào?” 
 A B
 A B
 P R
 O Q
 A
 B C
Đoạn thẳng AB
Đường thẳng AB
Đường gấp khúc OPQR
Hình tam giác ABC
Hình tứ giác ABCD
Hình vuông MNPQ
Hình chữ nhật GHIK
 M N
 Q P
 G H
 K I
 A B
 D C
Để trả lời các câu hỏi này, học sinh phải tìm hiểu sâu tài liệu, kiến thức đã học sau đó khái quát hệ thống chúng để giải quyết yêu cầu bài tập đặt ra. Đồng thời ở đây giáo viên có thể kiểm tra xem học sinh nắm tài liệc có chắc không ? hiểu bài như thế nào ?...
Đàm thoại này giúp học sinh củng cố và tìm hiểu sâu hơn tài liệu và kiến thức đã học.
4.1.3. Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ
	a. Khái niệm, ý nghĩa và cách thức tổ chức
	- Tổ chức dạy học Toán theo nhóm nhỏ là tổ chức dạy học Toán trong 
các nhóm (lớp được chia thành nhiều nhóm, tuỳ từng nội dung hoạt động học tập mà chia nhóm).
- Trong nhóm, các cá nhân đều phải hoạt động, không ỷ lại vào người khác và 
các thành viên khác giúp đỡ nhau, đóng góp tìm hiểu và giải quyết vấn đề đặt 
ra.
- Dạy học theo nhóm góp phần tạo ý thức chủ động, độc lập của học sinh, tạo cơ hội để học sinh hoà nhập cộng đồng, tập lắng nghe ý kiến của người khác, tập thể hiện quan điểm của mình. Đồng thời, dạy học theo nhóm nhỏ giúp học sinh nâng cao năng lực hợp tác, biết đánh giá ý kiến của bạn, xác định trách nhiệm cá nhân trong tập thể và đặc biệt là nhận thức rõ được trình độ hiểu biết của bản thân, thấy được mình cần học hỏi điều gì.
*/ Các bước tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ
	+ Bước 1 : Chia nhóm.
	Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của nội dung hoạt động học tập mà chia nhóm, tối thiểu là 2 học sinh, tối đa là 6 học sinh 1 nhóm.
	Phân công nhóm trưởng và thư kí nhóm,
	+ Bước 2 : Đưa ra yêu cầu thảo luận nhóm.
	Có hai cách: - Đưa ra yêu cầu chung cho tất cả các nhóm.
	 - Mỗi nhóm nhận một yêu cầu học tập riêng.
	+ Bước 3 : Tiến hành thảo luận.
	Các nhóm tiến hành thảo luận trong thời gian nhất định về yêu cầu học tập. Mỗi cá nhân trong một nhóm đều phải hoạt động đóng góp ý kiến của mình và thư kí ghi kết quả.
	+ Bước 4 : Trình bày kết quả thảo luận
	Nhóm trưởng đại diện cho nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
	+ Bước 5 : Nhận xét, tổng kết, đánh giá.
	Giáo viên cho các nhóm nhận xét, bổ sung kết quả thảo luận và sau đó thảo luận các kết quả, rút ra các kết luận chung nhất.
b. Áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ vào việc dạy học yếu tố hình học ở lớp 2
	- Ví dụ Bài: “Hình chữ nhật - Hình tứ giác”	 (trang 23 - SGK Toán 2)
	- Yêu cầu của bài tập 2: Trong mỗi hình dưới đây có mấy hình tứ giác ?
a. 
b.
 c.
	Để giờ học thêm sinh động và lý thú, giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3 học sinh, sau đó đưa ra yêu cầu bài tập : Giáo viên yêu cầu ít nhất mỗi học sinh phải tìm được số hình tứ giác trong một phần a hoặc b hoặc c. Sau đó cả nhóm đưa ra kết quả giải quyết vấn đề.
	Nói chung phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ có rất nhiều ưu điểm trong việc phát huy tính tích cực của học sinh. Chính vì vậy nó được áp dụng khá rộng rãi trong các bài dạy học Toán nói chung và dạy học yếu tố hình học 2 nói riêng.
4.1.4. Phương pháp quan sát
	a. Khái niệm, ý nghĩa và cách tiến hành
	- Quan sát là phương pháp mà học sinh huy động các giác quan của mình để tri giác sự vật hiện tượng. Qua quan sát, các sự vật hiện tượng được hình hành trong tư duy của học sinh một cách chuẩn xác và khách quan nhất.
	- Quan sát là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong việc dạy học ở Tiểu học, đơn giản bởi vì quan sát có một số ưu điểm vượt trội với các phương pháp khác. Cụ thể :
	+ Qua quan sát các khái niệm trừu tượng được phản ánh một cách cụ thể, rõ ràng, sinh động. Các biểu tượng về Toán học được hình thành một cách chính xác.
	+ Quan sát tạo cho các em hứng thú học tập, sự ham hiểu biết, lòng muốn khám phá sự vật, hiện tượng. Các em không thể đón nhận tri thức một cách “chết cứng” qua lời dạy của giáo viên, bởi khả năng nhận thức lý tính của các em chưa cao.
	*/ Cách tiến hành quan sát:
	+ Giáo viên đưa ra mẫu vật, đồ dùng, phương tiện để học sinh quan sát.
	+ Giáo viên vừa cho học sinh quan sát vừa phân tích, thuyết trình để học sinh nắm rõ vấn đề.
	+ Giáo viên đưa ra câu hỏi để học sinh hiểu đối tượng quan sát. 
	+ Rút ra kết luận về đối tượng quan sát.
	b. Áp dụng phương pháp quan sát vào việc dạy học yếu tố hình học ở lớp 2
	- Trong bài : “Hình chữ nhật - Hình tứ giác”, học sinh được quan sát phần bài học.
 A B M N
 E G
 D C Q P I H 
 Hình chữ nhật ABCD Hình chữ nhật MNPQ Hình chữ nhật EGHI
 D
 P Q K M
 C E
	 S R H 
 G N 
 Hình tứ giác CDEG	 Hình tứ giác PQRS	 Hình tứ giác KMNH
	Chỉ khi được quan sát học sinh mới có thể có biểu tượng đúng về hình chữ nhật và hình tứ giác.
	Hay như bài “Đường thẳng”, “Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc” cũng vậy, giáo viên vừa thao tác vừa thuyết trình để học sinh quan sát.
	Hay như bài “Ôn tập hình học” (trang 177) bài tập 4 đưa ra yêu cầu: trong hình vẽ bên có :
Mấy hình tam giác ?
Mấy hình chữ nhật ?
Nếu học sinh không quan sát thì thử hỏi học sinh sẽ trả lời câu hỏi của bài tập 4 như thế nào ?
4.1.5. Phương pháp trò chơi học tập
a. Khái niệm, ý nghĩa và cách tiến hành :
- Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với những kiến thức kĩ năng có được trong các hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học của học sinh, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi.
- Trò chơi học tập có các tác dụng chính :
+ Làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng, hứng thú của quá trình chơi.
+ Rèn luyện kĩ năng kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở lên vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
+ Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức tích cực và tự giác. Đối với học sinh Tiểu học, không có phương pháp nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập. Qua chơi, các em học tính tự kiềm chế, được tham gia hoạt động tích cực.
* Cách tiến hành một trò chơi học tập :
+ Giới thiệu trò chơi :
	- Nêu tên trò chơi
	- Hướng dẫn cách chơi
+ Chơi thử : Nhấn mạnh luật chơi nhất là những lỗi thường gặp trong khi chơi.
+ Chơi thật : Xử phạt những người phạm luật chơi.
+ Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự.
b. Áp dụng phương pháp trò chơi học tập vào việc dạy học các yếu tố hình học ở lớp 2 :
- Trò chơi : “ Thi tính chu vi”
Giáo viên chuẩn bị một số hình vẽ hình tam giác, tứ giác có ghi các số đo các cạnh. Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để chọn hình theo nguyên tắc, chọn hình có chu vi lớn nhất. Mỗi nhóm được chọn 3 hình vẽ sau đó tính chu vi của các hình này. Nhóm nào có tổng chu vi lớn nhất là nhóm đó thắng cuộc.
- Trò chơi có rất nhiều dạng. Do khuôn khổ của sáng kiến, tôi không nêu hết được các trò chơi học tập thú vị, tôi xin nêu tên một số trò chơi :
+ Trò chơi: “Tiếp sức”
+ Trò chơi: “ Ai nhanh hơn, ai đúng hơn”
+ Trò chơi: “ Phe nào thắng”
Nói tóm lại: Trên cơ sở quán triệt tầm quan trọng của việc lựa chọn phương pháp dạy học, khi lựa chọn phương pháp dạy học cần chú ý rằng mỗi phương pháp dạy học có những đặc điểm riêng, những chỗ mạnh và chỗ yếu của nó. Vì vậy, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Mặt khác, muốn lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học đúng đắn cần phải học. Học qua sách, qua kinh nghiệm bản thân, qua trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia. Đồng thời trong một tiết học phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Điều này giúp cho bài dạy thêm sinh động, linh hoạt và nhất là các phương pháp ấy hạn chế được khuyết điểm, bổ sung và phát huy tối đa các ưu điểm của từng phương pháp đảm bảo cho việc dạy và học đạt được hiệu quả cao nhất.
4.2. Các phương pháp tối ưu để hình thành biểu tượng hình học và cách tính độ dài, chu vi ở lớp 2
4.2.1. Mục tiêu dạy học các yếu tố hình học lớp 2
- Để lựa chọn các phương pháp tối ưu để hình thành biểu tượng hình học, cách tính độ dài và chu vi của yếu tố hình học lớp 2, chúng ta cần nhận thấy mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học.
Mục tiêu dạy học chỉ được thực hiện khi sử dụng phương pháp dạy học thích ứng. Riêng về mục tiêu nhận thức, có bốn trình độ lĩnh hội kiến thức : tìm hiểu, tái hiện, kĩ năng kĩ xảo và trình độ sáng tạo. Lĩnh vực dạy học đã chứng minh rằng mục tiêu dạy học và phương pháp dạy học có mối quan hệ tác động 
hai chiều, hữu cơ với nhau.
- Mục tiêu dạy học yếu tố hình hình học 2 :
+ Về kiến thức : Giúp học sinh nhận dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc.
+ Về kĩ năng : Học sinh biết tính độ dài đường gấp khúc khi cho sẵn độ dài các đoạn thẳng của nó ; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài các cạnh của nó.
+ Thái độ : Tự phát hiện, tìm tòi và tự chiếm lĩnh kiến thức. Áp dụng tri thức vào thực tế cuộc sống. Mặt khác, giáo dục lòng ham hiểu biết, yêu thích bộ môn, chăm chỉ tự tin, hứng thú trong học tập.
4.2.2. Phương pháp tối ưu dạy học các yếu tố hình học 2
4.2.2.1. Quy trình hình thành biểu tượng hình học
a. Hình thành biểu tượng hình học :
- Trong yếu tố hình học lớp 2 có các biểu tượng hình học cần được hình thành, đó là : Hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc. Quy trình hình thành biểu tượng hình học bao gồm 2 giai đoạn :
+ Hình thành biểu tượng hình học.
 	+ Vận dụng thực hành.
- Cụ thể :
* Giới thiệu hình chữ nhật
+ Giáo viên đưa ra một số hình trực quan có dạng hình chữ nhật rồi giới thiệu: “ đây là hình chữ nhật”.
+ Vẽ hình chữ nhật lên bảng, ghi tên hình và đọc: “Hình chữ nhật ABCD, hình chữ nhật MNPQ".
+ Học sinh tự ghi tên vào hình thứ 3 rồi đọc (ví dụ: hình chữ nhật EGHI)
* Giới thiệu hình tứ giác
+ Tiến hành tương tự như giới thiệu hình chữ nhật.
* Giới thiệu đường thẳng
+ Học sinh vẽ đoạn thẳng AB (Giáo viên vẽ lên bảng, học sinh vẽ vào vở nháp) : Chấm hai điểm A, B ; dùng thước thẳng và bút chì nối hai điểm, từ điểm A đến điểm B ta được đoạn thẳng. Ta gọi tên đoạn thẳng đó là :“đoạn thẳng AB”. Kéo dài đoạn thẳng AB về hai đầu, ta được đường thẳng AB.
* Giới thiệu 3 điểm thẳng hàng
+ Giáo viên giới thiệu về 3 điểm thẳng hàng : Giáo viên chấm sẵn 3 điểm A, B, C trên bảng. Giáo viên nên “ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng, ta nói A, B, C là ba điểm thẳng hàng”. Giáo viên có thể chấm một điểm D ở ngoài đường thẳng AB vừa vẽ và hướng dẫn học sinh nhận xét: “Ba điểm A, B, D không cùng nằm trên một đường thẳng nên 3 điểm A, B, D không thẳng hàng.
* Giới thiệu đường gấp khúc ABCD
+ Giáo viên chấm sẵn 4 điểm A, B, C, D trên bảng. Nối lần lượt từng điểm A, B, C, D, sau đó giới thiệu “Đây là đường gấp khúc ABCD”.
+ Học sinh quan sát, rút ra nhận xét về đường gấp khúc.
b. Giới thiệu cách tính và thực hiện phép tính
- Đối với đường gấp khúc :
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát vào hình vẽ và nhận ra được : đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng : đoạn AB dài 2dm, đoạn BC dài 4dm, đoạn CD dài 3dm.
+ Từ đó học sinh liên hệ sang độ dài của đường gấp khúc để biết được : “Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD”.
+ Vài học sinh nhắc lại và thực hiện phép tính :
	2dm + 3dm + 4dm = 9dm
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 9dm. 
- Chu vi hành tam giác :
+ Học sinh nhận dạng hình tam giác ABC gồm 3 cạnh là AB, BC, AC. Sau đó căn cứ vào hình vẽ trên bảng để nêu độ dài của từng cạnh :
	Độ dài cạnh AB là 3dm
	Độ dài cạnh BC là 5dm
	Độ dài cạnh CA là 4dm
+ Học sinh tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác :
	3dm + 5dm + 4dm = 12dm
+ Giáo viên giới thiệu : “Chu vi hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của tam giác đó. Như vậy chu vi hình tam giác ABC là 12dm.
+ Học sinh nhắc lại : “Tổng độ dài các cạnh là chu vi của hình tam giác đó”.
- Chu vi hình tứ giác :
Tương tự như quy trình hình thành chu vi hành tam giác : Học sinh biết cạnh của hình tứ giác DEGH, tự tính độ dài các cạnh (3dm + 2dm + 4dm + 6dm = 15dm)
c. Vận dụng thực hành :
- Học sinh vận dụng các kiến thức vừa học qua các bài tập.
4.2.2.2. Quy trình hình thành cách tính độ dài, chu vi
Gồm : 
+ Chọn đường gấp khúc, hình tam giác, hình tứ giác thích hợp.
+ Giới thiệu cách tính và cách thực hiện phép tính.
+ Ghi nhớ cách tính.
+ Thực hành cách tính.
4.3. Các dạng bài nhận dạng hình, vẽ hình, tô màu cho hình trong sách giáo khoa toán 2
- Các dạng bài chính là :
+ Nối các điểm để có hình vuông (hình chữ nhật, hình tam giác, hình mẫu), sắp xếp các hình để thực hiện mẫu.
+ Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình theo yêu cầu, đếm số hình tam giác (hình chữ nhật, hình tứ giác, hình vuông) trong một số hình cho trước.
+ Vẽ hình theo mẫu.
- Các dạng bài này với mục đích đã nêu chủ yếu ở trên nên phương pháp dạy học không có gì đặc biệt, chủ yếu là phương pháp quan sát và thực hành luyện tập.
4.4. Ứng dụng phần mềm tin học Power Point vào việc đổi mới các phương 
pháp dạy học các yếu tố hình học lớp 2 
4.4.1. Phần mềm tin học Power Point
a. Xét về bản chất phần mềm tin học Power Point được ứng dụng vào quá trình giáo dục ở nước ta với vai trò như một đồ dùng - phương tiện dạy học.
b. Phần mềm tin học Power Point thực chất là một phần mềm được cải thiện từ tin học văn phòng. Tuy nhiên phần mềm có chứa một số yếu tố đa năng, đó là các hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng phông chữ và đặc biệt là có thể trình chiếu được, thậm chí nó còn có cả hình ảnh động rất sinh động, chân thực và lôi cuốn.
	Phần mềm này được cài sẵn trong máy vi tính. Mỗi một hay một vài hiệu ứng được trình bày trên một trang - và được gọi là slide.
	c. Phần mềm công nghệ Power Poin được áp dụng một cách hiệu quả nhất khi dạy các bài trong bộ môn Tự nhiên xã hội. Đối với môn Tiếng Việt được áp dụng hiệu quả khi dạy các bài luyện từ và câu.
	Đối với môn Toán ở Tiểu học, công nghệ phần mềm này được ứng dụng rất thiết thực khi dạy các yếu tố hình học. Trong chương trình Toán 2, mục tiêu chính của việc dạy học các yếu tố hình học là nhận dạng hình. Vì vậy bằng công nghệ phần mềm này, các hình được xuất hiện một cách sinh động, bất ngờ sẽ tạo hứng thú cao độ cho các em, giúp các em hình thành một cách đúng đắn các biểu tượng hình học. Việc ứng dụng phần mềm công nghệ Power Poin khi dạy các yếu tố hình học sẽ giúp các em có được những biểu tượng đúng đắn và chuẩn xác về các hình, từ đó nâng cao tư duy, trí tưởng tượng ở các em.
4.4.2. Ứng dụng công nghệ Power Point vào việc đổi mới các phương pháp dạy học các yếu tố hình học lớp 2 
 a. Phần mềm tin học Power Point được ứng dụng chủ yếu vào dạng bài hình học ở lớp 2. Bởi vì ở đó có các kiến thức mới cần giới thiệu, cần để các em nhận thức chính xác, có khoa học.
 Khi dạy học với phần mềm Power Point, giáo viên có thể sử dụng rất 
nhiều phương pháp tích cực để dạy học. Đó là các phương pháp quan sát, 
thuyết trình với nhiều hình ảnh sinh động, phương pháp và trò chơi học tập, 
phương pháp thảo luận nhóm,...
b. Phần mềm Power point đòi hỏi phải được quan sát trực tiếp, thể hiện thành một tiết dạy hoàn chỉnh mới thấy rõ được ứng dụng tối ưu của nó trong việc giảng dạy. 
5. Kết quả đạt được
 Việc áp dụng sáng kiến "Phương pháp dạy học các yếu tố hình học lớp 2" đã đạt được mục tiêu đề ra đó là góp phần vào vốn kinh nghiệm chung của giáo viên để tìm ra phương pháp dạy học yếu tố hình học lớp 2 sao cho có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu của ngành giáo dục về chương trình Toán 2. Giáo viên đã chú ý hơn tới việc vận dụng các phương pháp dạy học hiệu quả nhất khi dạy các yếu tố hình học lớp 2. Từ đó giúp cho tiết học sinh động hơn, sôi nổi hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
 Bên cạnh đó, việc áp dụng sáng kiến "Phương pháp dạy học các yếu tố hình học lớp 2" trong các tiết học về hình học giúp các em học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Các em rất hứng thú trong các tiết học về hình học. Chính vì vậy mà các em tiếp thu bài tốt, 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_cac_yeu_to_hinh_ho.doc
Giáo án liên quan