Sáng kiến kinh nghiệm Nội dung và phương pháp dạy học số học lớp 1, 2, 3
1. Tên sáng kiến: Nội dung và phương pháp dạy học số học lớp 1, 2, 3
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Các bài toán về số học lớp 1, 2, 3
3. Tác giả:
Họ và tên: Hoàng Thị Phượng
Ngày tháng/năm sinh: 28/02/1985
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Lê Ninh
Điện thoại: 03203 823 181
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường Tiểu học Lê Ninh - huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 03203 823 181
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Các đồng chí giáo viên phải luôn tự trau rồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học sao cho có hiệu quả. Học sinh nắm vững các kiến thức trong chương trình số học lớp 1, 2, 3. Nhà trường có đủ các đồ dùng, phương tiện dạy học.
a. Giới thiệu số bị chia, số chia, thương. + Lập bảng nhân và bảng chia 2 ,3 ,4 , 5 tích khong quá 50. ở phần này HS cần thuộc bảng nhân chia 2, 3, 4, 5. + Nhân chia cá số tròn chục, tròn trăm với số có một chữ số. + Nhân với 1 và chia cho 1 + Học sinh nhận biết được mọi số nhân với 1 và chia cho 1 đều bằng chính nó. + Nhân với 0. Số bị chia là 0 + Mọi số nhân với 0 đều bằng 0. Số 0 chia cho bất cứ số nào đều bằng 0 và không bao giờ có số chia là 0. + Nhân nhẩm trong bảng tích nhân số có đến hai chữ số với số có một chữ số không nhớ. Chia số có đến hai chữ số cho số có một chữ số, các bước chia trong phạm vi các bảng tích. + Tính giá trị của biểu thức có đến hai dấu phép tính cộng, trừ và nhân chia. + Giải bài tập dạng tìm x : a x x = b x : a = b a , b là số có 1 chữ số, khác 0 ; b là số có 2 chữ số + Giới thiệ thành phần bằng nhau của đơn vị dạng 1/n . Với n là các STN khác 0 và không vượt quá 5 . + Thực hành chia một nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau. 3.2.1.3. Nội dung số học lớp 3 Kế tiếp và có phần phát triển hơn về con số. - Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 ( tiếp theo) - Củng cố bảng nhân với 2, 3, 4, 5 ( Tích không quá 50) Bổ xung cộng trừ các số có 3 chữ số có nhớ không quá 1 lần. - Lập bảng nhân với 6, 7, 8, 9 ( tích không quá 100 )và các bảng chia cho 6, 7, 8, 9, 10 ( Số bị chia không quá 100 ) - Nhân chia ngoài bảng trong phạm vi 1000 . Nhân số có 2, 3 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ không quá 1 lần ; chia số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữ số. Chia hêt và phép chia có dư. - Hoàn thiện các bảng nhân và bảng chia. - Thực hành tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính nhân nhẩm có hai, ba chữ số với số có một chữ số không nhớ. Chia nhẩm số có hai chữ số cho số có một chữ số không có dư ở từng bước chia. Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000 theo các mức độ đã xác định. - Làm quen với biểu thức số và giá trị của biểu thức. - Giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính có hoặc không có dấu ngoặc. - Giải bài tập dạng : Tìm x biết: a : x = b ( a, b là số trong phạm vi đã học) - Giới thiệu các số trong phạm vi 100 000. Giới thiệu hàng nghìn, hàng vạn, hàng chục vạn. - Phép cộng và phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần trong phạm vi 100 000. - Phép nhân số có đến 4 chữ số với số có một chữ số có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần, tích không qua 100 000. - Phép chia số có đến 5 chữ số cho số có 1 chữ số. - Tính giá trị cư biểu thức - Giới thiệ các thành phần bằng nhau - Thực hành so sánh các phần bằng nhau của đơn vị trên hình vẽ và bước đầu giới thiệu về chữ số la mã. 4. Phương pháp dạy học số tự nhiên các lớp 1, 2, 3 4.1 . Phương pháp chung Khi dạy STN, để hình thành khái niệm, biểu tượng số cho HS , giáo viên sẽ sử dngj đồ dùng trực quan ( vật thật hay mô hình ). Thông thường giới thiệu các STN theo các vòng như sau: - Các số từ 0 đến 10 - Các số từ 11 đến 99 - Các số từ 100 đến 999 - Các số từ 1000 đến 9999 - Các số từ 1000 000 trở lên. Trong qá trình thực hành giáo viên cần hướng dẫn HS theo trình tự hợp lí rồi mới thực hiện các phép tính vềcộng, trừ, nhân, chia trên các số. 4.2. Mỗi tập hợp số được hình thành theo quy trình - Dạy học hình thành số - Dạy học so sánh các số - Dạy các phép toán trên các số - Dạy hình thành bảng nhân , chia - Thực hành Chúng ta se hệ thống hoá các kiến thức nói trên bằng cách điểm qua những điểm nút quan trọng nhất trong quá trình dạy học mỗi kiến thức đóUBND 4.3. Phương pháp dạy bài hình thành số và khái niệm ban đầu về số tự nhiên 4.3.1. Khái niệm ban đầu về số tự nhiên Nhận thức được khái niệm về STN đòi hỏi học sinh phải có óc tưởng tượng và khái qát cao .nhưng học sinh tiểu học cò rất hạn chế về khả năng này .vì vậy việc kĩnh hội được khái niệm về STN và hình thành nó phải trải qua một quá trình với các mức độ và bằng nhiề cách khác nhau . Các STN là cacá đối tượng dùng để biểu thị quan hệ về số lượng theo nghĩa : Mỗi tập hợp được gắn với một số tự nhiên sao cho hai tập hợp bằng nhau về số lượng được gắn liền cùng một số, hai tập hợp khác nhau về số lượng gắn với hai số khác nhau . Thông thường người tâ chia quá trình giói thiệu các ố tự nhiên theo các vòng sốsau : Các số: từ 0 đến 10 Các số từ 11 đến 99 Các số từ 100 đến 999 Các số từ 1000 đến 999 999 Các số từ 1 000 000 trở nên. *Có thể giới thiệu các số từ 0 đến 10 một cách đơn giản như sau: - Cầm một vài que tính nói trong tay thầy có que tính. Giơ tay không và nói: Trong tay Thầy không có que tính nào. Viết 0 que tính. - Đưa ra một que tính và nói: Một que tính, viết một que tính. - Đưa ra hai que tính, đếm: Một que tính, hai que tính, viết hai que tính. - Làm tương tự đối với các số từ 3 đến 10 ( có thể thay que tính bằng các đồ vật khác). *Có thể giới thiệu các số từ 11 đến 99 theo các bước: - Cho học sinh lấy 10 que tính bó lại và nói: Mười que tính còn gọi là một chục que tính viết: 10 đơn vị bằng một chục. - Giới thiệu các số tròn chục; hai chục viết là 20, đọc là hai mươi; ba chục viết là 30, đọc là 30 - Giới thiệu các số không tròn chục, hai chục và ba đơn vị viết là 23, đọc là hai mươi ba. *Giới thiệu các số từ 100 đến 999 theo các bước: đặt 10 chục bằng một trăm (100). - Giới thiệu số tròn trăm cùng cách viết chúng: 1 trăm viết là 100; 2 trăm viết là 200; 3 trăm viết là 300. - Giới thiệu các số không tròn trăm: Số gồm 2 trăm và 31 đơn vị viết là 231 đọc là hai trăm ba mươi mốt. *Giới thiệu các số từ 1000 đến 999 999 theo các bước: - Đặt 10 trăm = 1 nghìn. - Giới thiệu các số tròn nghìn, 1 nghìn viết là 1000, 2 nghìn viết là 2000, 3 nghìn viết là 3000999 nghìn viết là 999 000. - Giới thiệu các số không tròn nghìn. Số gồm: 567 nghìn và 234 đơn vị viết là 567 234 đọc là năm trăm sáu mươi bảy nghìn hai trăm ba mươi tư. *Các số tiếp theo được giới thiệu tương tự, ví dụ giới thiệu các số từ 1 triệu đến 999 triệu. - Đặt 10 trăm nghìn = 1 triệu (hay 1000 nghìn = 1 triệu). - Giới thiệu các số tròn triệu. - Giới thiệu các số không tròn triệu. Ta nhận thấy các giới thiệu các số tứ 0 đến 10 chỉ tập chung thể hiện khái niệm chung về STN, đó là STN biểu thị quan hệ số lượng. Quan hệ số lượng được thể hiện ở chỗ STN là đối tượng gắn với tập hợp, dùng để biểu thị số lượng phần tử của tập hợp. Ta dùng 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 để viết các STN . Có 10 STN viết bằng 1 chữ số ( đó là các số từ 0 đến 99 ) có 90 STN viết bằng 2 chữ số () (đó là các số từ 10 đến 99 ) có 900 STN viết bằng 3 chữ số.. Trong một STN, các chữ số kể từ phải sang trái lần lượt được gọi là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng chục nghìn, Kể từ phải sang trái, cứ 3 hàng lập thành 1 lớp. Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm lập thành 1 lớp đơn vị. Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn lập thành lớp nghìn. Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu lập thành lớp triệu. Ba hàng tiếp theo lập thành lớp tỉ. 4.3.2. Phương pháp dạy học 4.3.2.1. Phương pháp dạy học lớp 1 - Hình thành các STN 1, 2, 3, 4, 5.Do đặc điểm của HS lớp 1 có thể nhận biết các số 1,2,3, 4, 5 một cách trực giác, các số 1, 2, 3, 4, 5 được hình thành theo quan điểm bản số, HS quan sát các nhóm đối tượng khác nhau, nhận xét rằng các nhóm đều có cùng số phần tử. GV giới thiệu số và chữ số biểu thị số đó. VD: Khi hình thành số 3 có các bước sau: GV cho HS quan sát các nhóm đồ vật khác nhau nhưng có cùng số phần tử ( có 3 phần tử) HS sẽ phát hiện rằng các nhóm đó có đặc điểm chng là đều có số lượng là 3. - GV giới thiệu: Ta dùng số 3 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó. - GV giới thiệu tiếp: Số 3 viết bằng chữ số 3. Tương tự trên cơ sở hình thành các số 1, 2, 3, 4, 5; các số tiếp theo 6, 7, 8, 9 được hình thành theo cách thêm 1. Chẳnh hạn: Có 5 em đang chơi, thêm 1 em là 6 em. Có 5 hình tròn thêm 1 hình tròn là 6 hình tròn. Số sáu được viết bằng chữ số 6. Các số 7, 8, 9 được hình thành tương tự. - Hình thành số mười (10) Số mười được hình thành như sau: Có 9 chấm tròn, thêm 1 chấm tròn được 10 chấm tròn. Như vậy cách hình thành số 10 tương tự như hình thành các số 6, 7, 8, 9 Viết số mười là 10 ( viết chữ số 1 sau dó viét chũe số 0 vào bên phải chữ số 1). GV giới thiệu cách viết mà chưa phải giải thích ý nghĩa của các chữ số 1 và chữ số 0. - Hình thành chữ số 0. Xuất phát từ một nhóm các phần tử chẳng hạn bể cá, ta bớt dần từng con cá. Số lượng cá sẽ giảm dần tới khi không còn can cá nào nữa, ta nói bể cá không có con cá nào (số lượng cá ở bể là o). Xét về bản chất toán học, số 0 được hình thành như “ bản số” của tập hợp rỗng. - Hình thành số có hai chữ số. Các số có hai chữ số được hình thành qua các giai đoạn: Số 10, một chục. Số 10 là số có hai chữ số được HS làm quen đầu tien. Việc viết số 10 bằng hai chữ số 1 và 0 là áp đặt không giải thích ngany từ đầu. - Tiếp theo HS làm qen với thuật ngữ “một chục” hiểu rằng khi gộp 10 que tính thì sẽ được 1 chục, trong đầu HS sẽ xuất hiện một “ đơn vị mới” đó là chục. Về mặt trực quan HS có bó que tính ứng vơi 1 chục. - Các số từ 11 đến 19 Thông qua các mô hình trực quan gồm một bó que tính và các que rời, HS sẽ hiểu rõ về cáh viết, cấu tạo và ý nghĩa cách viết các chữ số trong cách viết các số từ 11 đến 19. VD : Để hình thành số 13, lấy một bó que tính ( 1 chục) với 3 que rời thì được “mười ba” que tính, ghi lại bằng hai chữ số1 và 3 (chữ số 1 viết trước, sau đó viết đến chữ số 3 vào bên phải chữ số 1). Lúc này HS bước đầu làm quen với cấu tạo thập phân cả số có hai chữ số, nhận biết giá trị theo vị trí của các chữ số nhờ việc phân tích chục và đơn trong khi hình thành cách viết và đọc số. - Số 20 Lấy 2 bó ( 2 chục) thì được “hai mươi” que tính. Ghi lại hai mươi ( gồm chữ số 2 và chữ số 0) Tương tự số 20, các số tròn chục(nhỏ hơn 100) được hình thành trên cơ sở xét các bó que tính (tương ứng với các chục) + Có 3 bó (3 chục) được “ba mươi” ghi là 30 (gồm chữ số 3 và chữ số 0) + Có 4 bó que tính (4 chục)được “bốn mươi” ghi là 40 (gồm chữ số 4 và chữ số 0) - Các số có hai chữ số. Cách hình thành giống như khi hình thành số từ 11 đến 19: Đưa ra mô hình trực quan gồm cá bó que tính và các que tính rời, HS sẽ tìm cach ghi các số này và làm que với cách đọc số. 4.3.2.2. Phương pháp dạy học STN lớp 2 Ở lớp 2 HS học đến số 1000 tức là học các số có ba chữ số. - Bước đầu làm quen với cấu tạo thập phân của số. Học đến các số trong phạm vi 1000, HS được làm quen với việc phân tích các số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Biết so sánh các số trong phạm vi 1000 - Hình thành các số trong phạm vi 1000 ở Toán 2 Để hình thành các số từ 100 đến 1000 1.Hình thành các số tròn trăm. 2. Hình thành các số tròn chục từ 110 đến 200 3. Hình thành các số từ 101 đến 110 4. Hình thành các số từ 111 đến 200 5. hình thành các số có 3 chữ số(từ 200 đến 1000) Song song với hình thành số có 3 chữ số các bài tập lại tập chung vào cách đọc, cách viết các số đó. - Viết các số, đọc các số 4.3.2.3. Phương pháp dạy học lớp 3 Hình thành số có 4 chữ số, 5 chữ số trong phạm vi 10000 và 100000 Việc hình thành số có 4 chữ số. Xuất phát từ việc đếm “lượng các phần tử” (ở đây là đếm các thẻ số, hoặc đếm các ô vuông theo số trăm hoặc số chục, số đơn vị). Từ đó HS biết cách đọc, viết các số biểu thị “lượng phần tử” đã đếm được. VD: Với số 2345 GV lấy ra 2 bảng. Mỗi bảng là 10000 ô vuông. Ba bảng mỗi bảng là 100 ô vuông, bốn bảng mỗi bảng 10 ô vông. Và 5 ô lẻ. Lúc này sẽ hướng dẫn HS tìm số để điền đúng hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị. Đọc được số vừa tìm. Nghìn Trăm Chục Đơn vị Viết số Đọc số 2 3 4 5 2345 Hai nghìn ba trăm bốn mươi lăm Việc hình thành các số tròn trăm, chục, nghìn, chục nghìn tương tự như ở lớp 2. GV đưa ra các tia số và hướng dẫn HS phát hiện tìm và điền vào chỗ trống cho đúng. 4.4. Phương pháp dạy học so sánh *Khái niệm So sánh 2 STN là xét xem hai số đó bằng nhau hay khác nhau và nếu khác nhau thì số nào bé hơn, số nào lớn hơn Sự so sánh ở đây được hiểu là so sánh theo quan hệ thứ tự thông thường giữa các STN. Ta đã biết quan hẹ số lượng giữa các tập hợp được xác định thông qua phép đặt tương ứng, qan hệ số lượng giữa các tập hợp dẫn đến quan hệ thứ tự giữa các STN: Gắn với tập hợp ít phần tử hơn, nhiều phần tử hơn. 4.4.1. Lớp 1 Ở lớp 1 trước khi học so sánh các số HS làm quen với quan hệ “ nhiều hơn” và “ít hơn” quan hệ này được xác định nhờ vào việc đặt tương ứng 1 – 1 giữa hai nhóm đối tượng mà chưa cần sử dụng đến các chữ số. Tiếp đó mới so sánh các số, dùng các từ “ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau” đồng thời dùng kí hiệu lớn hơn , nhỏ hơn, bằng. VD: GV đưa ra hai bảng 1 2 Bảng 1 có gắn hai hình tam giác Bảng 2 có gắn hai hình tam giác Gọi một vài em đếm số hình tam giác có trong mỗi bảng nhờ việc hình thành các STN. HS phát hiện ra rằng 3 lớn hơn 2. Vì vậy 3 > 2 ( số hình tam giác ở bảng 2 nhiều hơn số hình tam giác ở bảng 1) Tương tự nếu ta thêm vào bảng 1 một hình tam giác nữa và HS sẽ phát hiện ra số hình tam giác ở hai bảng là bằng nhau (3 = 3) a. So sánh các số có một chữ số Đối với HS Tiểu học việc so sánh các số trong phạm vi 10 là không khó khăn.Khi so sánh các số có một chữ số và so sánh chúng với 10 các em có thẻ nhận biết số nào lớn hơn , số nào bé hơn. b. Dạy học so sánh số có hai chữ số GV hướng dẫn HS so sánh bằng nhiều cách. - So sánh dựa vào tia số : Số đứng trước trên tia số là số bé hơn. - So sánh dựa vào phép đếm : Trong phép đếm số nào đếm trước thì sẽ là số bé hơn. - So sánh các chụ và đơn vị của hai số - Khi dạy so sánh các số có hai chữ số, GV có thể dạy như sau : Bước 1: Đưa ra trường hợp hai số có cùng hàng chục - So sánh số 62 và 65 GV yêu cầu HS lấy 62 que tính( sáu bó và hai que rời) lấy 65 que tính ( 6 bó và 5 que rời). GV cho HS so sánh số lượng của hai nhóm que tính. HS sẽ nhận xét hai nhóm đều có sáu chục như nhau, có 2 nhỏ hơn 5 nên nhóm đầu ít hơn nhóm thứ hai. Vì vậy 62 62. Bước 2: Đưa ra trường hợp só chục khác nhau, số đơn vị khác nhau. So sánh số 63 và 58. GV cũng cho HS dùng que tính để thể hiện các số 63 và 58; nhận xét số lượng của các nhóm que tính từ đó rút ra kết luận 63 > 58 hay 58 < 63. GV không nêu quy tắc so sánh tổng quát cho HS ( vì chưa đưa ra các khái niệm về hàng chục , hàng đơn vị, đồng thời việc đưa ra các quy tắc tổng quat, phức tạp chưa phù hợp với lứa tuổi HS lớp 1) *Dạy về thứ tự Những điểm cần lưu ý: - Về lí thuyết thì chỉ sau khi đã so sánh được hai số bất kì rồi thì ta mới có thể sắp thứ tự được các số. - Cách sắp thứ tựcác số Bài tập về sắp thứ tự các số được đưa ra sau các bài tập về tìm số lớn nhất, tìm số bé nhất trong các số đã cho VD: Viết các số 28, 76, 54, 74 theo thứ tự từ bé đến lớn ( bài 3 trang 179 – sách Toán 1) 4.4.2. Lớp 2, 3 Kế thừa tiếp lớp 1 nhưng có cao hơn. Ở lớp 2, 3 so sánh số có 3 chữ số, 4 chữ số Để so sánh các số có ba chữ số thì GV hướng dẫn HS so sánh từng hàng với nhau. Nếu là số có 5 chữ số hay 4 chữ số thì hướng dẫn HS so sánh từ hàng chục, hàng nghìnđơn vị. Nếu hàng chục nghìn của hai số giống nhau thì ta so sánh đến hàng nghìn, nếu hàng nghìn số nào lớn hơn ta kết luận số đó lớn hơn. - Nếu hai chữ số hàng chục khác nhau thì số nào có số chục lớn là số lớn hơn, số náo có số hàng chục bé hơn thì bé hơn. - Nếu hai chữ số hàng chục bằng nhau thì so ánh tiếp đến hàng đơn vị. Nếu hai chữ số hàng đơn vị khác nhau thì số nào có số đơn vị lớn hơn là sốlớn hơn, số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn là số bé hơn. - Nếu hàng đơn vị của hai số bằng nhau thì hai số đó bằng nhau. Tiếp theo mở rộng quy tắc trên để có thể so sánh hai số có cùng số chữ số, cách so sánh tương tự như so sánh hai số có hai chữ số, đi từ hàng cao trở xuống. Cuối cùng GV nêu quy tắc so sánh các số có số chữ số khác nhau. Số nào có số chữ số lớn là số lớn hơn, số nào có số chữ số bé hơn là số bé hơn. VD: So sánh số 234 và 235 - Trước hết GV biểu thị các số theo ô vuông - So sánh số ô vuông theo hai hình Mỗi hình đều có 200 ô vuông, 3 chụ ô vuông, hình bên trái có thêm 4 ô vuông, hình bên phải có thêm 5 ô vuông mà 4 < 5 . Như vậy số ô vuông trong hình bên trái ít hơn số ô vuông trong hình bên phải. Từ đó 234 < 235. - Cuối cùng có thể nhận xét. Hai số 234 và 235 có : Ở hàng trăm : cùng chữ số 2 Ở hàng chục : cùng chữ số 3 Ở hàng đơn vị : 4 <5 Vậy 234 < 235 Ở lớp 2, 3 hình thành phép đếm khó hơn ở lớp 1 - Đếm thêm 2; 2, 4, 6 - Đếm thêm 3; 3, 6, 9 Đếm đến số tròn chục , tròn trăm. Có thể hiểu phép đếm là phép đặt tương ứng mỗi phần tử của một tập hợp với một STN kể từ 1 liên tiếp nhau và lớn dần: Muốn đếm được đương nhiên ta phải sắp xếp các số trong dãy STN theo thứ tự từ bé đến lớn. 4.5. Dạy học các phép toán 4.5.1. Phép cộng Ở lớp 1 HS đã biết cộng trong phạm vi 10 và cộng không nhớ trong phạm vi 100. Sang đến lớp 2, 3 HS đã biết công trừ có nhớ trong phạm vi 100, 1000. Cộng trừ các số có đến 5 chữ số, nhớ không quá hai lần liên tiếp. Vậy để dạy về phép cộng GV nên làm và dạy như thế nào? GV mới đầu có thể giới thiệu phép cộng STN một cách đơn giản : Lấy hai que tính ( nhóm một) lấy tiếp 3 que tính ( nhóm 2) gộp hai nhóm thành một nhóm. Đếm só que tính của nhóm này được 5. Viết 2 + 3 = 5 Ta nhận thấy phép cộng được hình thành dựa vào thao tác mà người ta thương gọi là thao tác gộp``````````````````````````` 5 3 2 Ở Tiểu học Toán cộng được hình thành thông qua các ví dụ cụ thể và phân thành 2 trường hợp. Cộng không nhớ và cộng có nhớ. Sự phân thành 2 Trường hợp cả hai trường hợp này đều sử dụng các thao tác như nhau. * Khi dạy về cộng không nhớ. VD : GV đưa ra phép tính 65 + 13 65 5 cộng 3 bằng 8, viết 8 + 6 cộng 1 bằng 7, viết 7 13 78 Giáo viên hướng dẫn HS : Phân tích 65 thành 6 chục và 5 đơn vị. Phân tích 13 thành 1 chục và 3 đơn vị. Cộng hai hàng đơn vị được 8 đơn vị ( 8 = 5 + 3 ). Cộng hai hàng chụ được 7 chục ( 7 = 6 + 1 ) Vậy ta đươc 7 chục và tám đơn vị hay 65 + 13 = 7 - Tóm tắt quá trình cộng: Số hạng Hàng chục Hàng đơn vị 65 6 5 13 1 3 Kết quả 78 7 8 Từ đó cô dẫn đến cách cộng trên * Cộng có nhớ Phép tính : 65 5 cộng 8 bằng 13, viết 3 nhớ 1 + 6 cộng 1 bằng 7, thêm 1 là 8, viết 8 83 18 - GV phân tích 65 thành 6 chục và 5 đơn vị, phân tích 18 thành 1 chục và 8 đơn vị. Cộng hai hàng đơn vị được 13 đơn vị(13 = 5 + 8) cộng hai hàng chục được 7 chục(7 = 6 + 1). Vì tổng hai hàng đơn vị là 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị nên ta chuyển 1 chục này sang gộp vào tổng hai hàng chục được 8 chục. Vậy ta được 8 chục , 3 đơn vị hay 65 + 18 = 63 Số hạng Hàng chục Hàng đơn vị 65 18 6 1 5 8 Kết quả cộng các hàng 7 13 Chuyển hàng chục của 13 sang hàng chục của tổng 8 3 Trong thực tế ta thường tìm tổng các hàng đơn vị trước để gộp luôn hàng chục của tổng nàyvào tổng các hàng chục. Bằng cách này ta không cần đến bảng: 65 5 cộng 8 bằng 13, viết 3 nhớ 1 + 6 cộng 1 bằng 7, thêm 1 là 8, viết 8 83 18 Cách cộng số có ba, bốnchữ số cũng tương tự và luôn nhớ rằng thực hiện phép tính từ phải sang trái 4.5.2. Dạy phép trừ Ta xây dựng phép trừ thông qua ví dụ sau: Lấy 5 que tính, rút bớt từ nhóm 5 que tính này 2 que tính, đếm số que tính còn lại được 3 viết 5 – 2 = 3 Như vậy sự hình thành phép trừ dựa vào thao tác “bớt” cũng giống như đối với phép cộng, khi thực hiện phép trừ theo tập toán có thể gặp trường hợp trừ không nhớ và trừ có nhớ. *Trừ không nhớ GV nêu ví dụ: 65 – 13 65 5 trừ 3 bằng 2, viết 2 - 6 trừ 1 bằng 5, viết 5 13 52 Phân tích 65 thành 6 chục và 5 đơn vị, phân tích 13 thành 1 chục và 3 đơn vị . - 5 đơn vị trừ 3 đơn vị bằng 2 đơn vị, 6 chục trừ 1 chục còn 5 chục. Vậy còn 5 chục và 2 đơn vị. HS đã biết gộp, nên kết quả là 52. *Trừ có nhớ Tính 65 - 18 * Cách 1 (bớt phần nhớ ở số bị trừ) 65 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 - 6 bớt 1 còn 5, 5 trừ 1 bằng 4, viết 4 18 47 * Cách 2 (thêm phần nhớ vào số trừ) 65 5 không trừ được cho 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1 - 1 thêm một là 2, 6 trừ 2 bằng 4, viết 4. 18 47 Dẫn dắt cách trừ. - Phân tích 65 thành 6 chục và 5 đơn vị - Phân tích 18 thành 1
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_noi_dung_va_phuong_phap_day_hoc_so_hoc.doc