Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học chữ cái cho trẻ 5-6 bằng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp tạo môi trường chữ cái
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ :
HĐLQCV : BÉ TÔ NHÓM CHỮ b,d,đ
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ biết tô được chữ cái b,d,đ theo nét in mờ, gạch chân chữ cái b,d,đ, trong các từ. Đọc được theo cô bài đồng dao “Lúa ngô là cô đậu nành”, “Đi cầu đi quán”, “Xúc xắc xúc xẻ”
- Luyện trẻ tô trùng khít lên nét in mờ chữ cái b,d,đ tô không lem ra ngoài. Rèn tư thế ngồi cầm bút đúng tư thế. Đọc rõ lời trọn câu phát âm rõ ràng chữ cái b,d,đ
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, tập trung chú ý trong giờ học và biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ
* Cô: Giáo án điện tử
- Một số hình ảnh về cây xanh
- Các slides có tranh tập tô chữ và đồng dao “Lúa ngô là cô đậu nành”, “Đi cầu đi quán”, “Xúc xắc xúc xẻ”, bút lông
* Trẻ: Vở tập tô chữ cái, bút chì
TTEST cho ta giá trị p= 0,031. Do đó chênh lệch giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng là không ngẫu nhiên và do kết quả của việc tác động khi sử dụng các phần mềm dạy trẻ. Cụ thể như sau: 8,20– 7,30 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = = 0,8 1.1 Theo bảng tiêu chí của Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=0,8 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp tạo môi trường chữ cái có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của hai lớp. Như vậy giả thiết đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hứng thú học chữ cái cho trẻ 5-6 bằng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp tạo môi trường chữ cái”đã được kiểm chứng. Biểu đồ Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Bàn luận kết quả Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là điểm trung bình bằng 8,20. Kết quả bài kiểm tra của lớp đối chứng là điểm trung bình bằng 7,30. Độ chênh lệch điểm số của hai nhóm sau khi tác động là: 0,9. Điều đó cho thấy điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác nhau lớn. Lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn giữa 2 nhóm lớp SMD= 0,8. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn Phép kiểm chứng T-test về điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p=0,031 < 0,05. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự chênh lệch về điểm trung bình của hai lớp không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động, thiên về lớp thực nghiệm. Các giáo viên trong trường xác nhận rằng, hiệu quả của việc dạy học chữ cái cho trẻ bằng phương pháp mới giúp trẻ nâng cao được hứng thú, tích cực trong học tập. Nghiên cứu này cho thấy ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp tạo môi trường chữ cái là một giải pháp mới giúp trẻ thích học chữ cái hơn, tích cực, hứng thú hơn và ghi nhớ bền vững hơn. Tuy nhiên, giải pháp này đòi hỏi người giáo viên cần có trình độ về công nghệ thông tin, biết soạn giảng giáo án điện tử, biết khai thác các nguồn tài nguyên mạng, biết nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý trẻ, khả năng tiếp thu bài của từng trẻ, đầu tư thời gian bài trí tranh ảnh, môi trường các chữ cái theo chủ đề, theo nhóm chữ...mà xây dựng giáo án, môi trường phù hợp để dạy trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên cần phối hợp tốt với phụ huynh trong công tác tuyên truyền dạy trẻ học chữ cái có sự thống nhất, đồng bộ giữa nhà trường và gia đình thì mới mang lại hiệu quả cao nhất. Hạn chế Hiện nay khả năng về ứng dụng CNTT, khả năng khai thác các thông tin trên mạng Internet của một bộ phận giáo viên lớn tuổi còn hạn chế, thời gian giáo viên đầu tư trang trí môi trường chữ cái còn eo hẹp, vẫn còn tồn tại một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học chữ cái của trẻ. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Cã ®îc nh÷ng kết quả trªn, lµ do cã sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhà trường, tæ chuyªn m«n cùng c¸c ®ång nghiệp gi¸o viªn trong trêng t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó t«i hoµn thµnh đề tài này. Qua kết quả trên cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin và tạo môi trường chữ cái trong hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi mang ý nghĩa to lớn đối với trẻ mẫu giáo lớn nói chung và trẻ trường Mầm non Hòa Quang Nam nói riêng đã gây được hứng thú, thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động mà cô giáo tổ chức. Phương pháp này vừa kết hợp cái mới hiện đại vừa chắt lọc cái hay cổ điển được giáo viên khéo léo lồng ghép song song nhau nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập cho trẻ cùng góp phần nâng tay nghề cho giáo viên trong việc soạn giảng giáo án bằng phương pháp mới đồng thời có biện pháp phối hợp với phụ huynh cùng chung tay giáo dục trẻ phát triển một cách đồng bộ. Đó cũng là nhiệm vụ then chốt mà nhà giáo dục nào cũng cần quan tâm trong thời kỳ đổi mới hiện nay. - Đề tài có tính khả thi, có tính khoa học và sư phạm rất cao, các số liệu được minh chứng cụ thể và được xử lý dựa vào các hàm tính toán, khắc phục được các nhược điểm của các nghiên cứu lâu nay hay làm ở các trường Mầm non. Với đề tài này có thể áp dụng không chỉ riêng môn học chũ cái cho trẻ mà có thể áp dụng dạy trẻ ở các môn học khác cũng đem lại hiệu quả cao. 2. Khuyến nghị: Để nâng cao hứng thú học chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi bằng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp tạo môi trường chữ cái, tôi xin đưa ra một số đề xuất sau: * Về phía nhà trường - Mở các lớp học bồi dưỡng chuyên môn về thiết kế giáo án điện tử, đào tạo học cách khai thác ứng dụng các phần mềm tin học trong soạn giảng. - Đầu tư cơ sở vật chất cho các lớp phân trường điểm lẻ ( Máy vi tính, nối mạng Internet), đầu tư băng đĩa, tranh ảnh, đồ dùng lắp ghép về chữ cái cho trẻ. - Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy trẻ, kịp thời khen thưởng những giáo viên có bài giảng tốt và chất lượng trẻ học tập hiệu quả cao trong năm . - Mở các hội thi cho trẻ về chuyên đề chữ cái, hoặc lồng ghép trong các hội thi khác như: “Tí Hon Thi Tài” nhằm phát huy khả năng nhận biết phát âm, tô viết đúng chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. - Phát huy công tác tuyền truyền phối hợp với phụ huynh chung tay cùng nhà trường trong việc dạy trẻ học chữ cái một cách đồng bộ. * Về phía giáo viên - Kiên trì chịu khó tìm tòi, học hỏi sáng tạo trong thiết kế giáo án điện tử, đầu tư thời gian sưu tầm trang trí môi trường chữ cái giúp trẻ hứng thú khám phá ở các góc trong và ngoài lớp. - Cô giáo phải chuẩn bị nhiều nội dung, hình ảnh về chữ cái để trẻ tri giác hằng ngày theo nhóm chữ, theo từng chủ đề. - Trang bị ở góc thư viện nhiều đồ chơi hơn nữa về chữ cái đủ cho trẻ hoạt động . - Các góc tuyên truyền của lớp có nhiều bài viết tuyên truyền với phụ huynh trong công tác dạy trẻ học chữ cái, tô viết chữ cái và có hình ảnh, ví dụ minh họa cho phụ huynh tham khảo. - Tham gia các hội thi, lớp học bồi dưỡng, chuyên đề thiết kế giáo án điện tử khi trường mở. - Không ngừng tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của trẻ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp thông qua website các trường, cá nhân trên diễn đàn dạy trẻ như diễn đàn: www.giaoan.violet.vn; www.mam non.com; thuvienbaigiang.vn; Với kết quả của đề tài, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm chia sẻ đặc biệt là đối với giáo viên mầm non có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học không chỉ dừng lại ở môn học chữ cái mà có thể ứng dụng vào dạy trẻ các hoạt động khác trong chường trình giáo dục mầm non. Tôi xin cam kết không sao chép và qui phạm bản quyền. Hòa Quang Nam, ngày 25 tháng 3 năm 2015. Tác giả đề tài Phan Thị Duyên Tiên VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình “ Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng” Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Bộ giáo dục đào tạo, dự án Việt Bỉ 2. Tâm lý học trẻ em- Nguyễn ánh Tuyết- Nhà xuất bản Giáo dục-1996 3. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình GDMN( mẫu giáo lớn 5-6 tuổi)- TS Trần Thị Ngọc Trâm. TS lê Thu Hương, PGS- TS Lê Thị Ánh Tuyết 4. Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi – Bộ giáo dục đào tạo 5. Đồ chơi và trò chơi cho trẻ duwois 6 tuổi- Nguyễn Thị Mai Chi- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 6. Các hoạt động làm quen với chữ cái theo hướng tích hợp của Lê Thị Ánh Tuyết- Đặng Thu Quỳnh-Nhà xuất bản giáo dục 5. Mạng internet: www.giaoan.violet.vn; www.mam non.com; thuvienbaigiang.vn;.... VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI Kế hoạch hoạt động làm quen chữ cái b,d,đ; tập tô chữ cái b,d,đ, làm quen chữ cái l,m,n, tập tô chữ cái l,m,n Bài kiểm tra sau tác động Danh sách trẻ 2 lớp mẫu giáo lớn: Lớp lớn D( lớp thực nghiệm); lớp lớn C ( lớp đối chứng) Bảng đánh giá chất lượng qua thực hiện đề tài nghiên cứu 5. Hình ảnh một số bảng biểu môi trường chữ cái KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI: BÉ LÀM QUEN NHÓM CHỮ b,d,đ I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm nhóm chữ b,d,đ - Thông qua các trò chơi giúp trẻ nhận biết chữ cái đã học bằng các giác quan, luyện và phản ứng nhanh nhẹn với chữ cái thông qua trò chơi - Phát triển khả năng diễn đạt câu nói rõ ràng mạch lạc. - Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức, tích cực tham gia học tập, biết chăm sóc vườn rau. II .CHUẨN BỊ : *Đồ dùng của cô - Giáo án điện tử, đoạn phim về vườn rau xanh -Các slides về rau có chứa chữ cái: Rau bắp cải, quả dưa chuột, quả bí đỏ - Các slides trò chơi chữ cái - Các chữ cái b,d,đ - Thẻ chữ cái rời -Tranh có chứa các chữ cái b,d,đ *Đồ dùng của trẻ; - Mỗi trẻ có một rổ có chữ i, t,c,b,d,đ - Các ngôi nhà có chứa chữ i, t,c,b,d,đ III . TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : 1.Hoạt động 1 : Ổn định dẫn dắt, giới thiệu bài - Cô cho trẻ chơi trò chơi.: Đi cầu đi quán - Cùng xem đoạn phim về vườn rau. - Các cháu vừa đi đâu ? - Cô cháu cùng trò chuyện về một số loại rau - Giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ rau xanh, biết chăm sóc và nên ăn nhiều rau có lợi cho sức khỏe 2.Hoạt động 2 : Bé học chữ cái * Cô tạo tình huống đọc câu đố: Bắp cải xanh Cháu đoán xem rau gì? - Cô vừa mua được một loại rau ăn lá cháu nhìn xem. - Cho trẻ đọc từ dưới tranh - Cô cũng có nhãn từ “rau baép caûi” - Nhãn từ cô vừa gắn có giống từ trong tranh không ? ( giống ), cô cất tranh - Tìm chữ cái mình đã học - Đây là .. cô cất Còn đây là chữ gì các con? Trẻ không trả lời được thì cô giáo giới thiệu đây là chữ b mà hôm nay cô dạy các con đấy. - Cô giới thiệu chữ “b” - Còn đây là chữ B in hoa, b in thường , b viết thường, - Cô phát âm mẫu 3 lần - Cô mời cá nhân, mời nhóm, mời tổ, mời lớp .? Chúng mình đã học được chữ gì trong từ rau bắp cải ? Vừa rồi cháu đã học được chữ b Hát : Đồng dao “ Lúa ngô là cô đậu nành” - Các cháu ơi trong bài đồng dao có những loại rau củ quả nào? - Cô thích nhất trong bữa ăn có món dưa chuột. Cháu biết dưa chuột còn gọi là dưa gì? Là loại rau ăn gì? Ăn dưa chuột có ích lợi gì không? - Cho trẻ đọc từ “quaû döa chuoät”dưới tranh - Cô cũng có nhãn từ “quaû döa chuoät” - Tìm chữ cái mình đã học - Còn đây là chữ gì các con? Trẻ không trả lời được thì cô giáo giới thiệu đây là chữ d mà hôm nay cô dạy các con đấy - Cô giới thiệu chữ “d”. - Còn đây là chữ D in hoa, d in thường , d viết thường - Cô phát âm mẫu 3 lần - Cô mời cá nhân, mời nhóm, mời tổ, mời lớp * Lắng nghe, lắng nghe : “Cũng gọi là bí mà ruột đỏ au Ăn vào mát dạ, giàu vi tamim A” là quả gì - Cô có tranh “quaû bí ñoû” cho trẻ xem và đàm thoại qua tranh - Cho trẻ đọc từ “quaû bí ñoû” dưới tranh - Cô cũng có nhãn từ “quaû bí ñoû” - Tìm chữ cái mình đã học - Còn đây là chữ gì các con? Trẻ không trả lời được thì cô giáo giới thiệu đây là chữ đ mà hôm nay cô dạy các con đấy - Cô giới thiệu chữ “đ”. - Còn đây là chữ Đ in hoa, đ in thường , đ viết thường - Cô phát âm mẫu 3 lần - Cô mời cá nhân, mời nhóm, mời tổ, mời lớp - Như vậy các cháu đã học được những chữ cái nào? * Cháu có nhận xét gì về chữ cái b,d,đ - Cho trẻ so sánh giống và khác nhau - Các cháu có thích chơi với những chữ cái mình vừa học không? - Hát “ Trái bầu xanh trái bí xanh” Hoạt động 3 : Bé vui chơi với chữ b, d,đ *Trò chơi thứ nhất: Cánh cửa bí mật - Hát bài : 4 cây số đi chơi ..Đã đến nơi rồi. Vườn rau hôm nay có rất nhiều loại rau đã đến thời điểm thu hoạch. Mỗi loại rau đều có ích lợi riêng cháu có thích ăn rau không? Nhưng muốn vào vườn rau các cháu hãy mở cánh cửa và phát âm đúng chữ cái trong cửa thì mới được vào nhé! Mời cháu lên mở. các bạn chú ý xem bạn mở cửa có chữ gì thì hãy chọn chữ cái ấy giơ lên và phát âm nhé *Trò chơi thứ 2: Mang rau về kho -Tranh các ngôi nhà có chứa chữ cái b,d,đ, i,t,c -Tặng các cháu những loại rau mang chữ cái.Các cháu có rau chữ cái gì hãy mang về kho có chữ cái tương ứng với chữ cái cháu có trên hình rau - Mời các con nhìn cùng chơi với cô - Cô nhận xét sau mỗi lần chơi Kết thúc: Nhận xét hoạt động Hát “ Trái bầu xanh, trái bí xanh” Hết . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ : HĐLQCV : BÉ TÔ NHÓM CHỮ b,d,đ I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết tô được chữ cái b,d,đ theo nét in mờ, gạch chân chữ cái b,d,đ, trong các từ. Đọc được theo cô bài đồng dao “Lúa ngô là cô đậu nành”, “Đi cầu đi quán”, “Xúc xắc xúc xẻ” - Luyện trẻ tô trùng khít lên nét in mờ chữ cái b,d,đ tô không lem ra ngoài. Rèn tư thế ngồi cầm bút đúng tư thế. Đọc rõ lời trọn câu phát âm rõ ràng chữ cái b,d,đ - Giáo dục trẻ tính cẩn thận, tập trung chú ý trong giờ học và biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ * Cô: Giáo án điện tử - Một số hình ảnh về cây xanh - Các slides có tranh tập tô chữ và đồng dao “Lúa ngô là cô đậu nành”, “Đi cầu đi quán”, “Xúc xắc xúc xẻ”, bút lông * Trẻ: Vở tập tô chữ cái, bút chì III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Ổn định, dẫn dắt Hát bài: Em yêu cây xanh - Đưa trẻ đến xem hình ảnh một số cây xanh - Trò chuyện về một số loại cây? - Giáo dục trẻ yêu quý cây xanh, biết trồng cây và chăm sóc cây xanh, không bức lá bẻ cành * Tô chữ b - Tạo tình huống lôi cuốn trẻ vào hoạt động * Cô cho trẻ xem tranh có bài đồng dao “ xuùc xaéc xuùc xeû” - Các con hãy nhìn xem cô có bức tranh vẽ về gì? - Cô trẻ cùng đọc bài đồng dao : “xuùc xaéc xuùc xeû” - Trong tranh có chữ cái gì đây? - Trẻ nhận biết chữ cái b in hoa, b in thường, b viết thường. - Trong tranh còn có những bánh gì, hoa gì nữa ? - Trẻ đọc từ: “baùnh chöng, baùnh daøy, hoa böôùm” - Cô hướng dẫn trẻ tìm và gạch chân chữ cái b trong các từ “baùnh chöng, baùnh daøy, hoa böôùm” - Trẻ thực hiện gạch chân chữ cái b trong từ.Cho trẻ quan sát tranh con gì đây? Những con vật nào có chứa chữ cái b cháu hãy nối chúng với nhau. Cô kiểm tra bằng cách mở lại slides cô đã gạch chân và nối chữ cái * Cô cho trẻ xem tranh chữ cái b Nhìn xem tranh có những con vật gì những con vật nào có chứa chữ cái b cháu hãy nối chúng với nhau - Nhìn xem bên dưới có chữ gì đây? - Cô giới thiệu chữ cái b in rỗng, chữ cái b viết thường, chữ cái b in mờ * Cô hướng dẫn tô chữ cái b in mờ - Cô tô mẫu 2 lần: Cho trẻ xem cô tô mẫu chữ cái b và cô giải thích rõ ràng - Để tô đẹp các con ngồi không tựa ngực vào bàn, cầm bút bằng tay phải, tô từ trái sang phải, tô hết hàng trên rồi đến hàng dưới, tô cẩn thận cho đẹp và trùng khít lên chữ cái b in mờ. - Trẻ thực hiện tô chữ b: Cô quan sát theo dõi hướng dẫn trẻ tô yếu * Tô chữ d. - Tạo tình huống * Cô cho trẻ xem tranh có bài đồng dao“Lúa ngô là cô đậu nành” vẽ về rau quả gì? - Cô trẻ cùng đọc bài đồng dao : “Lúa ngô là cô đậu nành” - Trong tranh có chữ cái gì đây? - Trẻ nhận biết chữ cái d in hoa, d in thường, d viết thường. - Trong tranh còn có gì nữa nào? - Trẻ đọc từ: “quaû döa haáu, quaû döùa, quaû döøa” - Cô hướng dẫn trẻ tìm và gạch chân chữ cái d trong các từ “quaû döa haáu, quaû döùa, quaû döøa” - Trẻ thực hiện gạch chân chữ cái d trong từ. - Cho trẻ quan sát tranh còn có những quả và cây gì đây? Đọc từ dưới tranh. Trong những từ dưới tranh từ nào có chữ cái d ? Nhìn xem tranh còn có chữ cái gì? Màu gì? Cháu hãy nối chữ cái d màu xanh với hình vẽ có từ chứa chữ cái d - Cháu thực hiện nối chữ d Cô nối lại cho trẻ kiểm tra trên màn hình * Cô cho trẻ xem tranh chữ cái d - Nhìn xem bức tranh gì đây? Trong bức tranh còn có chữ cái gì nữa? - Cô giới thiệu chữ cái d in rỗng, chữ cái d viết thường, chữ cái d in mờ * Cô hướng dẫn tô chữ cái d in mờ - Cô tô mẫu 2 lần: Cho trẻ xem cô tô mẫu chữ cái d và cô giải thích rõ ràng - Để tô đẹp các con cũng tô từ trái sang phải, tô hết hàng trên rồi đến hàng dưới, tô cẩn thận cho đẹp, trùng khít lên chấm in mờ của chữ cái d. - Trẻ thực hiện tô chữ d: Cô quan sát theo dõi hướng dẫn trẻ tô yếu * Tô chữ đ. -Hát: Lý cây xanh - Cây xanh cho ta bao bóng mát và tiếng chim vui tai. Các cháu xem trong vườn cây này có gì nữa nhé! * Cô cho trẻ xem tranh có bài đồng dao“ñi caàu ñi quaùn ” - Các con hãy nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì? - Cô trẻ cùng đọc bài đồng dao : “Ñi caàu ñi quaùn” - Trong tranh có chữ cái gì đây? - Trẻ nhận biết chữ cái đ in hoa, đ in thường, đ viết thường. - Trong tranh còn có những hoa và cây gì nữa nào? - Trẻ đọc từ: “hoa ñaøo, hoa ñoàng tieàn, caây ña” - Cô hướng dẫn trẻ tìm và gạch chân chữ cái đ trong các từ “hoa đào,hoa đồng tiền, cây đa”” - Trẻ thực hiện gạch chân chữ cái đ trong từ. Cô, trẻ kiểm tra - Cho trẻ quan sát trên tranh còn có những cây gì, củ, quả gì đây? - Cho trẻ đọc từ dưới tranh và nối hình vẽ có chứa chữ cái đ lại với nhau - Cô nối các chữ cái đ với nhau cho trẻ kiểm tra * Cô cho trẻ xem tranh chữ cái đ - Trong bức tranh còn có chữ cái gì nữa? - Cô giới thiệu chữ cái đ in rỗng, chữ cái đ viết thường, chữ cái đ in mờ * Cô hướng dẫn tô chữ cái đ in mờ - Cô tô mẫu 2 lần: Cho trẻ xem cô tô mẫu chữ cái đ và cô giải thích rõ ràng - Để tô đẹp các con cũng thực hiện cầm bút bằng tay phải, tô từ trái sang phải, tô hết hàng trên rồi đến hàng dưới, tô cẩn thận cho đẹp trùng khít lên chữ cái đ in mờ - Trẻ thực hiện tô chữ đ: Cô quan sát theo dõi hướng dẫn trẻ tô yếu 2. Hoạt động 3:Xem ai tô, viết đẹp - Cô chọn những trẻ tô đẹp cho cả lớp xem và nhận xét * Kết thúc: Cô nhận xét tiết học và hát : “Lý cây xanh” Hết . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ : HĐLQCC: BÉ LÀM QUEN NHÓM CHỮ n,m,l I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm nhóm chữ n,m,l - Thông qua các trò chơi giúp trẻ nhận biết chữ cái đã học bằng các giác quan, luyện và phản ứng nhanh nhẹn với chữ cái thông qua trò chơi - Phát triển khả năng diễn đạt câu nói rõ ràng mạch lạc. - Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức, tích cực tham gia học tập. II .CHUẨN BỊ : *Đồ dùng của cô - Giáo án điện tử: Đoạn phim về vườn hoa tết -Tranh ảnh về hoa, quả ngày tết (quả na, hoa mai, hoa lay ơn) - Các chữ cái n,m,l -Thẻ chữ cái rời -Tranh có chứa các chữ cái n,m,l - Nhạc theo chủ đề *Đồ dùng của trẻ; - Vườn hoa với các bông hoa có gắn chữ cái b,d,đ n,m,l - Các bức tranh hoa, quả bị khuyết chữ cái n,m,l, b, d,đ - Một số chữ cái rời l,n, m, b, d, đ, keo dán III . TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : 1.Hoạt động 1 : Ổn định dẫn dắt, giới thiệu bài - Cô cho trẻ đọc vè chúc tết và cùng đi chợ tết - Trẻ xem đoạn phim về vườn hoa tết. - Các cháu vừa đi đâu ? Ở chợ tết cháu thấy gì? - Cô cháu cùng trò chuyện về một hoa, quả, bánh mức ở chợ tết - Giáo dục trẻ biết yêu quý tôn trọng bảo tồn truyền thống chúc tết tốt đẹp của dân tộc 2.Hoạt động 2 : Bé học chữ cái * Ngày tết đến cháu biết bố mẹ, ông bà thường mua những loại quả gì để cúng ông bà tổ tiên? - Chúng mình cùng xem nhà bạn Lan mẹ mua quả gì nhé? - Cô tạo tình huống đọc câu đố: Cháu đoán xem quả gì? - Đây là quả na hay còn gọi là quả mãng cầu đây - Cho trẻ đọc từ dưới tranh: Quả na - Cô cũng có nhãn từ “ Quả na” - Nhãn từ cô vừa gắn có giống từ trong tranh không ? ( giống ), cô cất tranh - Tìm chữ cái mình đã học - Còn đây là chữ gì các con? Trẻ không trả lời được thì cô giáo giới thiệu đây là chữ n mà hôm nay cô dạy các con đấy. - Cô giới thiệu chữ “n” - Còn đây là chữ N in hoa, n in thường, n viết thường - Cô phát âm mẫu 3 lần - Cô mời cá nhân, mời nhóm, mời tổ, mời lớp .? - Chúng mình đã học được chữ gì trong từ “quaû na”? Vừa rồi cháu đã học được chữ n Hát : Bé chúc xuân Trong bài hát có những bánh, hoa và quả gì nhỉ? Cháu có biết hoa mai không? Hãy kể về hoa mai cô cùng bạn nghe nào? Hoa mai là loại hoa thường nở vào ngày tết có 5 cánh mang sắc vàng rực rở đấy và các cháu cùng xem hoa mai với cô nhé! Các cháu xem đây là hoa gì?( Hoa mai) - Cho trẻ đọc từ “hoa mai ”dưới tranh - Cô cũng có nhãn từ “hoa mai” có giống với từ trong tranh không?( Cô cất tranh) - Tìm chữ cái mình đã học - Còn đây là chữ gì các con? Trẻ không trả lời được thì cô giáo giới thiệu đây là chữ m mà hôm nay cô dạy các con đấy chữ này chưa học hôm sau cô dạy - Cô giới thiệu chữ “m”. - Còn đây là chữ M in hoa, m in thường, m viết thường - Cô phát âm mẫu 3 lần - Cô mời cá nhân, mời
File đính kèm:
- SKKN lam quen chu cai_Tiên da sua.doc