Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả khi dạy về Số thập phân ở chương trình Toán Lớp 5

 I. GIỚI THIỆU VỀ SỐ PHẬP PHÂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 5.

 Về bản chất thì số thập phân là số hữu tỷ, phân số hay số thập phân ( hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn) là hai cách gọi khác nhau của cùng một loại số. Đó là số hữu tỷ, số hữu tỷ là kết quả của sự trừu tượng hóa và khái quát hóa khái niệm phân số phát triển thành đối tượng toán học trừu tượng. Với cách ký hiệu như a/b ( a, b là các số tự nhiên, b ≠0). Nói bản chất của số thập phân là số hữu tỷ bởi vì: Số thập phân chỉ là một trường hợp riêng của số hữu tỷ, phân số a/b ( a, b là các số tự nhiên, b ≠0) là thương đúng của phép chia số tự nhiên a cho số tự nhiên b. Trước đây trong tập hợp số tự nhiên, phép chia không phải lúc nào cũng là phép chia hết ( thương là số tự nhiên ). Trong nhiều trường hợp phép chia còn dư. Khi đó thương không phải là thương đúng, nhưng phép chia phải dừng lại vì số dư nhỏ hơn số chia nên không thể tiếp tục chia. Với sự hình thành số mới (Số thập phân) phép chia có thể tiếp tục bằng cách chuyển đổi số dư ( là số ở hàng đơn vị thành số phần mười để chia). Trong thực hành việc chuyển đổi đó được thực hiện bằng cách viết thêm chữ số 0 ở bên phải số dư, đồng thời đặt dấu phẩy ở bên phải chữ số hàng đơn vị ở thương( để tách phần nguyên và phần thập phân). Nếu chia tiếp vẫn còn dư ở hàng phần mười thì tiếp tục chuyển sang hàng phần trăm để chia tiếp Khi đó có thể xẩy ra hai trường hợp ( trường hợp chia hết và không chia hết) . Hay nói cách khác Số thập phân là dạng ký hiệu khác của phân số có mẫu số là 10,100,1000 Chính vì vậy bản chất của số thập phân là số hữu tỷ.

 

doc26 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả khi dạy về Số thập phân ở chương trình Toán Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thức mới. Trong giờ dạy, giáo viên nói ít, làm mẫu ít nhưng thường xuyên làm việc với cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh. Từ đó giáo viên nắm được khả năng học của từng học sinh, phát triển năng lực và sở trường của cá nhân. Mọi học sinh đều phải hoạt động, độc lập suy nghĩ và làm việc theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh có nhiều cơ hội để bộc lộ khả năng của cá nhân. Dạy học như vậy tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác, chủ động, biết tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và của các bạn. Tạo cho học sinh niềm tin, niềm vui trong học tập. Từ đó các em có hứng thú trong học tập, tự tin vào khả năng của bản thân và dần hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu độc lập và sáng tạo, tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
 4. Biết cách xây dựng kế hoạch dạy học một cách khoa học.
 Bài soạn của giáo viên là một kế hoạch dạy học trong một tiết học, không quan trọng là dài hay ngắn, không phải chép lại những gì có trong Sách giáo khoa mà thực chất là kế hoạch tổ chức các hoạt động học cho học sinh, đó là những hoạt động học mà mà học sinh cần và có thể thực hiện được. Những hoạt động này phát huy vốn kinh nghiệm, vốn kiến thức sẵn có của các em, những điều gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của các em, các em tham gia hoạt động học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hứng thú. Khi đó học sinh là nhân vật trung tâm, học sinh phải được hoạt động, tự tìm tòi, phát hiện, hình thành kiến thức, giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập cho học sinh. Đây là phần quyết định sự thành bại của một tiết dạy.
 Ví dụ minh họa về một số kế hoạch bài giảng khi dạy chương Số thập phân trong chương trình Toán lớp 5 có hiệu quả: 
 Ngoài việc nắm vững kiến thức, xác định đúng mục tiêu và làm tốt công tác chuẩn bị thì người giáo viên cần xây dựng cho mình một kế hoạch thật hoàn hảo để khai thác bài được tốt . Cụ thể:
 Ví dụ : Khi dạy bài “ Khái niệm Số thập phân” 
 Khái niệm Số thập phân được dạy trong 2 tiết ( Tiết 1 giới thiệu khái niệm về số thập phân đơn giản, Tiết 2 giới thiệu khái niệm số thập phân – các thành phần của số thập phân). Trên cơ sở những kiến thức đã có về số tự nhiên, cấu tạo thập phân của số, số đo độ dài, phân sô, từ đó học sinh thấy được sự mở rộng tập hợp số tự nhiên sang tập hợp số mới, thấy được số thập phân với hình thức ghi tiện dụng của nó là những phân số đặc biệt có mẫu số là 10,100,1000 Giải pháp mà Sách giáo khoa sử dụng để hình thành kiến thức cho học sinh đó là đưa ra một số ví dụ về các độ dài khác nhau rồi yêu cầu đưa về cùng một đơn vị đo. Trên cơ sở đó người giáo viên cần khai thác bài như sau để mang lại hiệu quả cao trong phần cung cấp kiến thức cho học sinh. Cụ thể:
1.Giới thiệu bài. 
2. Giảng bài: ( Khai thác bài mới).
 Trong quá trình xây dựng bài học giáo viên cần lưu ý: Những dòng chữ in xiên và gạch chân khi giảng bài giáo viên cần nhấn mạnh
* Hoạt động 1: Hình thành khái niệm Số thập phân.
 Giáo viên kẻ sẵn khung bảng như Sách giáo khoa ( chỉ ghi các đơn vị đo độ dài, chưa ghi số vào bảng) 
m
dm
cm
mm
0
1
0
0
1
0
0
0
1
Giáo viên lần lượt ghi vào bảng 
dòng thứ nhất 0; 1- Yêu cầu học sinh
đọc và cho biết có mấy mét và mấy 
đề-xi -mét? ( Có 0 mét và 1 đề-xi-mét)
 - Giáo viên chốt lại: Có 0m1dm tức là 
có 1dm
 ? 1dm bằng phần mấy của mét? ( 1dm bằng một phần mười mét) 
 - Giáo viên nhận xét và chốt lại. 
 - Giáo viên giới thiệu và nhấn mạnh : 1dm hay 1/10 m còn được viết thành 0,1m. Giáo viên vừa giới thiệu vừa viết lên bảng .( 1dm hay 1/10 m còn được viết thành 0,1m).
 - Giáo viên viết tiếp dòng thứ 2 vào bảng và hỏi học sinh: Có mấy mét, mấy đê- xi-mét, mấy xăng- ti- mét? ( có 0m 0dm 1cm).
 - Giáo viên: Có 0m0dm1cm tức có 1cm, 1cm bằng mấy phần trăm của mét? 
 ( 1cm bằng một phần trăm của mét).
 - Giáo viên nhận xét và chốt lại. 
 -Giáo viên giới thiệu và nhấn mạnh: 1cm hay 1/100 m còn được viết thành 0,01m.
 Giáo viên vừa giới thiệu vừa viết lên bảng .( 1cm hay 1/100 m còn được viết thành 0,01m).
 (Tương tự giáo viên giới thiệu dòng thứ 3 ) 
 - Giáo viên chốt lại cách viết 1/10m; 1/100m ; 1/1000m thành 0,1m ; 0,01m; 0,001m.
 ? Vậy phân số thập phân 1/10 ; 1/100 ; 1/1000 được viết thành gì? ( Được viết thành 0,1 ; 0,01 ; 0,001)
 - Giáo viên nhắc lại, nhấn mạnh và viết bảng: Phân số thập phân 1/10; 1/100; 1/1000 được viết thành 0,1 ; 0,01 ; 0,001).
 - Giáo viên viết số 0,1 lên bảng và giới thiệu cách đọc số 0,1. Số 0,1 đọc là: Không phẩy một ( Giáo viên nhấn mạnh cách đọc số cho học sinh rõ)- Gọi học sinh đọc số 0,1.
 - Giáo viên hỏi và nhấn mạnh :Em hãy cho biết 0,1 bằng phân số thập phân nào? ( 0,1=1/10)
 Gọi học sinh nhận xét và đồng thời giáo viên ghi bảng 0,1=1/10- Yêu cầu học sinh đọc: Không phẩy một bằng một phần mười.
 - Giáo viên hướng dẫn cách đọc viết số 0,01; 0,001 tương tự .
 - Giáo viên chỉ vào các số 0,1; 0,01; 0,001 rồi đọc lần lượt từng số và giới thiệu: Các số 0,1; 0,01; 0,001 gọi là Số thập phân( Giáo viên nói chậm và nhấn giọng cụm từ gọi là Số thập phân).
 - Tương tự hướng dẫn học sinh nhận biết được các số 0,5; 0,07 ; 0,009 cũng là số thập phân.
 Qua 2 ví dụ trên em có nhận xét gì về cách viết khác của phân số thập phân?
( Các phân số thập phân có thể viết dưới dạng Số thập phân)
 - Gọi học sinh nhắc lại.
 - GV chốt lại và nhấn mạnh : Các phân số thập phân có thể viết dưới dạng Số thập phân
 - GV hệ thống lại kiến thức. 
 Ví dụ: Khi dạy bài “Cộng hai số thập phân”.
 1. Giới thiệu bài:
 2. Giảng bài ( Khai thác bài):
 * Hoạt động 1: Hình thành phép cộng hai số thập phân.
 - Giáo viên đưa ví dụ ra và đồng thời ghi bảng:
 Ví dụ1: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn thẳng BC dài 2,45m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?
 - GV gọi học sinh đọc lại ví dụ và hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài toán.
 + Bài toán cho biết gì? ( )
 + Yêu cầu của bài toán là gì? ()
 - GV gạch chân và nhấn mạnh những dữ kiện đã cho và những yêu cầu cần tìm.
 - Muốn tìm độ dài đường gấp khúc ABC ta làm như thế nào? ( Tính tổng độ dài của hai đoạn AB và BC)
 - Em hãy nêu rõ tổng độ dài hai đoạn AB và BC? ( 1,84 + 2,45)
 - GV ghi bảng phép tính: 1,84 + 2,45= 
 + Em có nhận xét gì về các số hạng của phép cộng này? ( Đây là phép cộng hai số thập phân)- Gv nhận xét nhấn mạnh và giới thiệu về phép cộng hai số thập phân.
 * Hoạt động 2: Hình thành cách cộng hai số thập phân
 Để thực hiện được phép cộng này các em có thể đưa các đơn vị đo độ dài này về thành các số tự nhiên.
 - Em hãy đổi 1,84m và 2,45m về đơn vị xăng-ti-mét? ( HS đổi).
 - GV ghi bảng: 1,84m=184cm 
 2,45m= 245cm.
 - GV ghi bảng cách đặt cộng hai số tự nhiên: 
 184
 + 245
	429(cm)
 - Gọi học sinh thực hiện phép cộng- GV đồng thời ghi bảng kết quả phép cộng 
Yêu cầu học sinh đổi 429cm về đơn vị mét. 
+ 429cm bằng bao nhiêu mét? ( 4,29m )- GV ghi bảng:429cm= 4,29m. 
+ Vậy 1,84 +2,45 bằng bao nhiêu? ( GV nhấn mạnh) HS nêu
 - GV ghi bảng 1,84 + 2,45 = 4,29
 - GV nêu: Trong bài toán trên để tính tổng1,84m+2,45m các em đã phải đổi từ đơn vị mét thành đơn vị xăng-ti-mét rồi tinh, sau khi đó được kết quả lại đổi về đơn vị mét. Làm như vậy rất mất thời gian, vì vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính như sau:
 - GV ghi bảng cách đặt tính 1,84
 + 2,45
 ( GV ghi song song cùng phép tính 184 và không nói gì )
 + 245 
 + Em có nhận xét gì về cách đặt tính đối với số thập phân? – GV nêu câu hỏi và nhấn mạnh – Học sinh trả lời ( Đặt số hạng này dưới số hạng kia sao cho các hàng thẳng cột với nhau, dấu phẩy thẳng cột với dấu phẩy)
 - GV yêu cầu học sinh: Em hãy cộng hai số này như cộng đối với số tự nhiên. GV gọi một học sinh thực hiện cộng đồng thời GV ghi bảng kết quả tính.
 ? Em có nhận xét gì về cách đặt dấu phẩy ở tổng? GV nêu câu hỏi và nhấn mạnh HS trả lời ( Dấu phẩy ở tổng được đặt thẳng cột với dấu phẩy ở các số hạng ).
 - GV yêu cầu một số học sinh nhắc lại.
 - GV tổng hợp ý đúng và ghi bảng như Sách giáo khoa: 
 + Cộng như cộng các số tự nhiên.
 + Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột như với các dấu phẩy của các số hạng.
 ? Em hãy so sánh sự giống và khác nhau của hai phép tính 
 184 và 1,84
 + 245 + 2,45
 ( Giống nhau về đặt tính và tính, khác nhau ở chổ một phép tính có dấu phẩy một phép tính không có dấu phẩy).
 Ví dụ 2: GV đưa ra phép tính : 15,9 + 8,75 =
 ? Em có nhận xét gì về các hàng của các số hạng ở Ví dụ 2 so với các hàng của các số hạng ở ví dụ 1? ( Các hàng của ví dụ 1 giống nhau còn các hàng ở ví dụ hai khác nhau Số 15,9 ở phần thập phân có một chữ số, Số 8,75 ở phần thập phân có 2 chữ số) 
- GV nhận xét và chốt lại sự giống và khác nhau của 2 phép tính. 
– GV:Ở ví dụ này các hàng ở phần thập phân khác nhau, vậy cách đặt tính và tính như thế nào? Các em hãy dựa vào kiến thức mà các em đã nắm được ở ví dụ 1, hãy đặt tính và tính cho cô phép tính này.
 - Yêu cầu học sinh hai bạn ngồi cùng bàn thảo luận và tìm ra cách tính. – học sinh thảo luận nhóm 2- GV theo dõi .
 - Gọi đại diện nhóm trình bày cách đặt và tính- GV đồng thời ghi bảng 
 15,9
 + 8,75 
 24,65 
 - Gọi học sinh nhắc lại cách đặt thực hiện phép cộng- đồng thời GV ghi bảng:
 + Cộng như cộng các số tự nhiên.
 + Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột như với các dấu phẩy của các số hạng.
*Hoạt động 3: Rút ra ghi nhớ.
 ? Qua 2 ví dụ trên muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào? Học sinh nêu- nhận xét và giáo viên tổng kết chốt lại và ghi bảng như Sách giao khoa:
 Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
 +Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
 + Cộng như cộng các số tự nhiên.
 + Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
 - Một số học sinh nhắc lại quy tắc. 
 - GV hệ thống lại kiến thức. 
 Ví dụ 3: Khi dạy bài “Trừ hai số thập phân”.
 1. Giới thiệu bài:
 2. Giảng bài ( Khai thác bài):
 * Hoạt động 1: Hình thành phép trừ hai số thập phân.
 - Giáo viên đưa ví dụ ra và đồng thời ghi bảng:
 Ví dụ1: Đường gấp khúc ABC dài 4,29m , trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84m. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét?
 - GV gọi học sinh đọc lại ví dụ và hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài toán.
 + Bài toán cho biết gì? ( )
 + Yêu cầu của bài toán là gì? ()
 - GV gạch chân và nhấn mạnh những dữ kiện đã cho và những yêu cầu cần tìm.
 - Muốn tìm độ dài đoạn BC ta làm như thế nào? ( Lấy độ dài của đường gấp khúc ABC trừ đi độ dài đoạn AB ).
 - Em hãy nêu rõ phép tính này ? ( 4,29 - 1,84)
 - GV ghi bảng phép tính: 4,29 - 1,84 =
 + Em có nhận xét gì về phép trừ này? ( Đây là phép trừ hai số thập phân)- Gv nhận xét và giới thiệu về phép trừ hai số thập phân.
 * Hoạt động 2: Hình thành cách trừ hai số thập phân
 Để thực hiện được phép trừ này các em có thể đưa các đơn vị đo độ dài này về thành các số tự nhiên.
 - Em hãy đổi 4,29m và 1,84m về đơn vị xăng-ti-mét? ( HS đổi).
 - GV ghi bảng: 4,29m = 429 cm
 1,84m = 184cm 
 - GV ghi bảng cách đặt trừ hai số tự nhiên: 429
 - 184
 245(cm)
 - Gọi học sinh thực hiện phép trừ- GV đồng thời ghi bảng kết quả phép trừ
Yêu cầu học sinh đổi 245cm về đơn vị mét. 
+ 245cm bằng bao nhiêu mét? ( 2,45 m )- GV ghi bảng:245 cm= 2,45 m. 
+ Vậy 4,29,- 1,84 bằng bao nhiêu? HS nêu- GV ghi bảng 4,29- 1,84 = 2,45
 - GV nêu: Trong bài toán trên để có kết quả phép trừ 4,29m-1,84m = 2,45m
 các em đã phải chuyển từ đơn vị mét thành đơn vị xăng-ti-mét rồi tính, sau khi đó được kết quả lại đổi về đơn vị mét. Làm như vậy không thuận tiện và mất thời gian, vì vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính như sau:
 - GV ghi bảng cách đặt tính 
 4,29
 - 1,84
( GV ghi song song cùng phép tính 429 và không nói gì )
 - 184 
 ? Em có nhận xét gì về cách đặt tính trừ đối với số thập phân? ( Đặt số trừ dưới số bị trừ sao cho các hàng thẳng cột với nhau, dấu phẩy thẳng cột với dấu phẩy)
 - GV yêu cầu học sinh: Em hãy thực hiện phép trừ này như trừ hai số tự nhiên.
 - GV gọi một học sinh thực hiện phép trừ đồng thời GV ghi bảng kết quả tính.
 ? Em có nhận xét gì về cách đặt dấu phẩy ở hiệu ? ( Dấu phẩy ở hiệu được đặt thẳng cột với dấu phẩy của số bị trừ, số trừ ).
 - GV yêu cầu một số học sinh nhắc lại.
 - GV tổng hợp ý đúng và ghi bảng như Sách giáo khoa: 
 + Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
 + Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột như với các dấu phẩy của số bị trừ và sô trừ.
 ? Em hãy so sánh sự giống và khác nhau của hai phép tính 429 và 4,29
 - 184 - 1,84
 ( Giống nhau về đặt tính và tính, khác nhau ở chổ một phép tính có dấu phẩy một phép tính không có dấu phẩy).
 Ví dụ 2: GV đưa ra phép tính : 45,8 - 19,26 =
 ? Em có nhận xét gì về các hàng của số bị trừ và số trừ ở ví dụ 2 so với ở ví dụ 1? ( Các hàng của số bị trừ và số trừ ví dụ 1 giống nhau còn các hàng của số bị trừ và số trừ ở ví dụ hai khác nhau Số 45,8 ở phần thập phân có một chữ số, Số 19,26 ở phần thập phân có 2 chữ số)
 - GV nhận xét và chốt lại sự giống và khác nhau của 2 phép tính.
 - GV: Ở ví dụ này các hàng ở phần thập phân khác nhau, vậy cách đặt tính và tính như thế nào? Các em hãy dựa vào kiến thức mà các em đã nắm được ở ví dụ 1, hãy đặt tính và tính cho cô phép tính này.
 - Yêu cầu học sinh hai bạn ngồi cùng bàn thảo luận và tìm ra cách tính. – học sinh thảo luận nhóm 2- GV theo dõi và gợi ý thêm cho học sinh: Để có phần thập phân ở số bị trừ cũng giống như ở số trừ đều có 2 chữ số thì số 45,8 có thể viết dưới dạng số nào mà giá trị vẫn không thay đổi? ( 45,80 )
 - Gọi đại diện nhóm trình bày cách đặt và tính- GV đồng thời ghi bảng kết quả.
 45,8
 - 19,26 
 26,54 
 - Gọi học sinh nhắc lại cách đặt và thực hiện phép trừ- đồng thời GV ghi bảng:
 + Coi 45,8 là 45,80 rồi trừ như trừ các số tự nhiên.
 + Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột như với các dấu phẩy của số bị trừ và sô trừ.
 *Hoạt động 3: Rút ra ghi nhớ.
 ? Qua 2 ví dụ trên muốn trừ hai số thập phân ta làm như thế nào? Học sinh nêu- nhận xét và giáo viên tổng kết chốt lại và ghi bảng như Sách giáo khoa:
 Muốn trừ hai số thập phân ta làm như sau:
 +Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
 + Trừ như trừ các số tự nhiên.
 + Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
 - Một số học sinh nhắc lại quy tắc...
 - GV hệ thống lại kiến thức. 
 Ví dụ 4: Khi dạy bài “Nhân một số thập phân với một số thập phân ”.
 1. Giới thiệu bài:
 2. Giảng bài ( Khai thác bài):
 * Hoạt động 1: Hình thành phép nhân số thập phân với số thập phân.
 - Giáo viên đưa ví dụ ra và đồng thời ghi bảng:
 Ví dụ1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 6,4m, chiều rộng 4,8m. Hỏi diện tích của mảnh vườn đó bằng bao nhiêu mét vuông?
 - GV gọi học sinh đọc lại ví dụ và hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài toán.
 + Bài toán cho biết gì? ( )
 + Yêu cầu của bài toán là gì? ()
 - GV gạch chân và nhấn mạnh những dữ kiện đã cho và những yêu cầu cần tìm.
 - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào? ( Lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng)
 - Em hãy nêu rõ phép tính này ? ( 6,4 x 4,8 )
 - GV ghi bảng phép tính: 6,4 x 4,8 =
 + Em có nhận xét gì về phép nhân này? ( Đây là phép nhân số thập phân với số thập phân)
 - Gv nhận xét và giới thiệu về phép nhân số thập phân với số thập phân.
 * Hoạt động 2: Hình thành cách nhân số thập phân với số thập phân.
 Để thực hiện được phép nhân này các em có thể đưa các đơn vị đo độ dài này về thành các số tự nhiên.
 - Em hãy đổi 6,4m và 8,4m về đơn vị đề-xi-mét? ( HS đổi).
 - GV ghi bảng: 6,4m = 64dm ; 4,8 m=48 dm 
 - GV ghi bảng cách đặt nhân hai số tự nhiên: 
 64
 x 48
 512
 256
 3072 dm2
 - Gọi học sinh thực hiện phép nhân, đồng thời giáo viên ghi bảng kết quả.
- Yêu cầu học sinh đổi 3072 dm2 về đơn vị mét vuông. 
+ 3072 dm2 bằng bao nhiêu mét vuông? ( 30,72m2 )- GV ghi bảng:
3072 dm2 =30.72 m2 
+ Vậy 6,4 x 4,8 bằng bao nhiêu? HS nêu- GV ghi bảng 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2)
 - GV nêu: Trong bài toán trên để có kết quả phép nhân 6,4 x 4,8 
 các em đã phải chuyển từ đơn vị mét thành đơn vị đề-xi-mét rồi tính, sau khi đó được kết quả là đề-xi-mét vuông lại đổi về đơn vị mét vuông . Làm như vậy không thuận tiện và mất thời gian, vì vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính như sau:
 - GV ghi bảng cách đặt tính 6,4
 x 4,8
( GV ghi song song cùng phép tính 64 và không nói gì )
 x 48 
 + Em có nhận xét gì về cách đặt tính nhân một số thập phân với một số thập phân? ( Đặt thừa số này dưới thừa số kia sao cho các hàng thẳng cột với nhau, dấu phẩy thẳng cột với dấu phẩy)
 - Em hãy thực hiện phép nhân này như nhân hai số tự nhiên. 
 - GV gọi một học sinh thực hiện phép nhân đồng thời GV ghi bảng kết quả tính.
 ? Em có nhận xét gì về các chữ số thuộc phần thập phân ở tích với tổng các chữ số thuộc phần thập phân ở các thừa số? ( Đều bằng nhau và có 2 chữ số thuộc phần thập phân)
 - GV yêu cầu một số học sinh nhắc lại- Gv tổng hợp ý đúng và ghi bảng như Sách giáo khoa: 
 + Thực hiện nhân như nhân các số tự nhiên.
 + Hai thừa số có tất cả hai chữ số thuộc phần thập phân, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra 2 chữ số kể từ phải sang trái.
 ? Em hãy so sánh tích của 6,4 x 4,8 ở hai cách tính?
 ( Giống nhau về đặt tính và tính, khác nhau ở chổ một phép tính có dấu phẩy một phép tính không có dấu phẩy).
 Ví dụ 2: GV đưa ra phép tính : 4,75 x 1,3 =
 - Dựa vào kiến thức các em đã nắm được ở ví dụ 1, em hãy đặt tính và tính cho cô phép tính này.
 - Yêu cầu học sinh hai bạn ngồi cùng bàn thảo luận và tìm ra cách tính. – học sinh thảo luận nhóm 2- GV theo dõi
 - Gọi đại diện nhóm trình bày cách đặt tính- GV đồng thời ghi bảng 
 - Gọi học sinh lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính- Cả lớp theo dõi
 - Gọi học sinh nhắc lại các đặt tính và tính
 *Hoạt động 3: Rút ra ghi nhớ. ? Qua 2 ví dụ trên muốn nhân số thập phân với số thập phân ta làm như thế nào? Học sinh nêu- nhận xét và giáo viên tổng kết chốt lại và ghi bảng như Sách giáo khoa:
 Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau:
 + Nhân như nhân các số tự nhiên.
 + Đếm xem ở phần thập phân của 2 thừa số có bao nhiêu chữ số ta dùng dấu phẩy tách ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
 - Một số học sinh nhắc lại quy tắc. 
 Ví dụ khi dạy bài : Chia một số thập phân cho một số thập phân.
1. Giới thiệu bài:
 2. Giảng bài ( Khai thác bài):
 * Hoạt động 1: Hình thành phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
 - Giáo viên đưa ví dụ ra và đồng thời ghi bảng:
 Ví dụ1: Một thanh sắt dài 6,2 dm cân nặng 23,56 kg. Hỏi 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
 - GV gọi học sinh đọc lại ví dụ và hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài toán.
 + Bài toán cho biết gì? ( )
 + Yêu cầu của bài toán là gì? ()
 - GV gạch chân và nhấn mạnh những dữ kiện đã cho và những yêu cầu cần tìm.
 - GV hỏi: Làm thế nào để biết được 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? ( Lấy cân nặng của thanh sắt chia cho độ dài của thanh sắt)
 - Em hãy nêu rõ phép tính này ? ( 23,56 : 6,2 )
 GV: Như vậy để tính xem 1dm thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam chúng ta phải thực hiện phép chia 23,56 : 6,2
 - GV ghi bảng phép tính: 23,56 : 6,2 =
 + Em có nhận xét gì về phép chia này? ( Đây là phép chia một số thập phân cho một số thập phân)
 - GV nhận xét và giới thiệu về phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
 * Hoạt động 2: Hình thành cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
 GV: Các em đẫ được học về những phép chia số thập phân nào? ( Chia một số thập phân cho một số tự nhiên; Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiện thương tìm được là một số thập phân; Chia một số tự nhiên cho một số thập phân)
 ? Để thực hiện được phép chia này các em có thể đưa phép chia trên về phép chia nào các em đã được học? (Chia một số thập phân cho một số tự nhiên; Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân)
 GV: Vận dụng các kiến thức đã học em hãy thực hiện phép chia này?
 - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 tìm ra cách làm. ( GV theo dõi giúp đỡ thêm- Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau như: Nhân cả số bị chia và số chia với 10 để đưa về dạng Chia một số thập phân cho một số tự nhiên 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_khi_day_ve_so_thap_p.doc
Giáo án liên quan