Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả của giờ học Địa lí qua phương pháp thảo luận tổ, nhóm

 Đối với giáo viên: Cho đến hiện nay tình hình thiếu giáo viên chuyên, giáo viên dạy chéo môn còn khá phổ biến (kể cả ở các trường thành phố) nên khi thực hiện giáo viên còn dạy qua loa, sơ sài không đúng đặc trưng bộ môn, thường xuyên mắc sai lầm về kiến thức, kỹ năng, chưa phát huy được khả năng tự học, tính tích cực hoá hoạt động của học sinh.

 Đối với học sinh: Mặc dù đã tiếp cận chương trình đổi mới 5 năm nhưng do càng lên cao, các kỹ năng Địa lí cần rèn luyện sẽ nhiều hơn, cao hơn và khó hơn. Vì vậy, các em thường thấy khó khăn khi tự mình phải giải quyết các vấn đề trên biểu đồ, bản đồ, ảnh Địa lí.

Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Địa lí qua các lớp 6, 7, 8, 9. Theo phương pháp đổi mới - Qua tiếp cận nội dung, chương trình tôi nhận thấy:

Cách trình bày nội dung kiến thức của các bài học có chức năng hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động chủ yếu:

+ Thu thập thông tin từ kênh chữ, kênh hình, từ kiến thức cũ và mới bằng cách qua liên hệ thực tế.

+ Xử lý thông tin bằng cách dùng thông tin thu thập được ở trên để dùng thông tin nào trả lời câu hỏi đặt ra hoặc giải quyết tình huống.

+ Biết vận dụng các kiến thức để làm các bài tập, câu hỏi nêu ra trong bài và tự kiểm tra đánh giá quá trình nhận thức.

+ Từ việc nghiên cứu, giải quyết vấn đề học sinh tự rút ra kiến thức cho bản thân để tự ghi nhớ kiến thức.

Từ thực trạng nói trên - Tôi nghĩ rằng trách nhiệm của một giáo viên khi đứng trước học trò không dễ dàng, đơn giản một chút nào. Để làm đúng chức năng của người thầy cần phải đầu tư, nghiên cứu lựa chọn từng phương pháp phù hợp với nội dung từng bài học. Vì nội dung SGK được trình bày theo phương pháp mở cần có sự hướng dẫn gợi ý của người thầy học sinh mới tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn, đầy đủ.

Vấn đề hiện nay mọi người quan tâm là việc sử dụng, lựa chọn các phương pháp dạy học như thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy cao nhất. Trong những phương pháp sử dụng trong giảng dạy Địa lí - phương pháp thảo luận nhóm được nhiều giáo viên sử dụng nhưng phần lớn chưa biết cách vận dụng - để học sinh lợi dụng chơi trong giờ học còn nhiều - chưa phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh - hiệu quả giờ dạy còn quá thấp.

Sau những lần dự giờ các đồng nghiệp tôi đã rút ra cho bản thân một số kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Qua kết quả thực tế giảng dạy - tôi nhận thấy đây là phương pháp giảng dạy rất sôi động nó tác động mạnh mẽ đến sự say mê tìm tòi, hứng thú học tập của học sinh. Tôi xin đưa ra một số ví dụ để đồng nghiệp cùng tham khảo, ứng dụng.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả của giờ học Địa lí qua phương pháp thảo luận tổ, nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong những phương pháp sử dụng trong giảng dạy Địa lí - phương pháp thảo luận nhóm được nhiều giáo viên sử dụng nhưng phần lớn chưa biết cách vận dụng - để học sinh lợi dụng chơi trong giờ học còn nhiều - chưa phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh - hiệu quả giờ dạy còn quá thấp.
Sau những lần dự giờ các đồng nghiệp tôi đã rút ra cho bản thân một số kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Qua kết quả thực tế giảng dạy - tôi nhận thấy đây là phương pháp giảng dạy rất sôi động nó tác động mạnh mẽ đến sự say mê tìm tòi, hứng thú học tập của học sinh. Tôi xin đưa ra một số ví dụ để đồng nghiệp cùng tham khảo, ứng dụng.
B. Giải quyết vấn đề
Ví dụ 1 :	Bài 28 : Đặc điểm địa hình Việt Nam
* Mục đích yêu cầu của bài là học sinh nắm được : 
	- 3 đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam.
	- Mối quan hệ của địa hình với các thành tố khác trong cảnh quan thiên 
nhiên.
	- Sự tác động của con người làm biến đổi địa hình ngày càng mạnh mẽ.
* Phương tiện cần chuẩn bị :
	- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
	- Lát cát địa hình.
	- Hình ảnh của một số dạng địa hình cơ bản như :
	+ Địa hình Cátxtơ
	+ Địa hình cao nguyên Ba zan
	+ Địa hình đồng bằng châu thổ
	+ Địa hình nhân tạo : Đê sông, đê biển, hồ chứa nước
	+ Phiếu học tập
* Phương pháp tiến hành bài học:
Phần 1 :	Bài cũ : Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi như :
	- Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam trải qua mấy giai đoạn?
	- Địa hình hiện nay của nước ta được trẻ lại trong giai đoạn nào ?
- Nội lực
- Ngoại lực
- Con người
	- Địa hình là kết quả tác động của những yếu tố nào ?
	(Giáo viên viết lên góc bảng - Những yếu tố tác động
Phần 2 :	Giáo viên giới thiệu bài mới : Hiện nay địa hình nước ta có đặc điểm gì ? Bề mặt địa hình còn có những thay đổi nữa không ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Để khai thác đặc điểm 1 - GV tiến hành như sau :
HĐ1 :	 Thu thập thông tin :
	 GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam - HS nghiên cứu trên bản đồ và 
 những thông tin trong SGK.
HĐ2 :	 Xử lí thông tin : 
1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN.
GV phân lớp làm 4 nhóm lớn. Để đạt hiệu quả cao trong việc chia nhóm học sinh - Tôi chia 4 em thành 1 nhóm. 2 bàn là 2 cặp nhóm, 2 em bàn trên và 2 em bàn dưới tạo thành 1 nhóm.
N1 :	- Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam.
	a) Nêu các dạng địa hình nước ta?
	b) Dạng địa hình nào phổ biến, chiếm diện tích nhiều nhất ?
N2 :	- Tìm hiểu về đồi núi
	a) Đồi núi phân bố ở khu vực nào ? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu diện tích lãnh thổ ?
	b) Độ cao của đồi núi như thế nào ?
	c) Tìm các dãy núi cao như Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan xi păng, những đỉnh núi cao trên 2.000m ?
N3 :	- Tìm hiểu về đồi núi
	a) Tìm và đọc tên các dãy núi chạy sát ra biển (như các đèo)
	b) Những nơi nào đồi núi bị nhấn chìm tạo thành vịnh, đảo ? ở đâu ?
N4 :	- Tìm hiểu về đồng bằng
	a) Đồng bằng chiếm tỷ lệ bao nhiêu diện tích lãnh thổ ? Có những đồng bằng nào lớn ?
	b) Phân bố ở khu vực nào ?
	c) Nơi em ở thuộc dạng địa hình nào ?
	Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ (bảng từ) để ghi kết quả làm việc trên sau đó cử đại diện lên treo bảng phụ (dùng nam châm gim vào bảng) - trình bày minh hoạ trên bản đồ.
	- Lần lượt các nhóm 1, 2, 3, 4, 5 trình bày - giáo viên nhận xét, góp ý, bổ sung sau đó rút ra một số ý chính ghi bảng.
	Nội dung ghi bảng như sau:
	1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
	- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp.
	+ ĐH dưới 1000m chiếm 85%.
	+ Núi cao > 2000 m chiếm 1%.
	- Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ.
	+ Có 2 đồng bằng lớn : ĐB châu thổ Sông Hồng và đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long.
	+ Có nhiều đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp.
Để hướng dẫn học sinh khai thác đặc điểm 2:
HĐ1 :	 Thu thập thông tin:
	- GV treo lược đồ lát cắt ĐH từ đỉnh Phanxiphăng đến ĐB Thanh Hoá
	- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
HĐ2:	 Xử lí thông tin:
	GV chia lớp làm 4 nhóm :
N1 :	a) Quan sát lát cắt ĐH cho biết nếu đi từ đồng bằng Thanh Hoá lên đỉnh 
 Phanxiphăng chúng ta phải đi qua những dạng ĐH nào ?
	b) Địa hình được phân thành những bậc nào ? Vì sao có nhiều bậc như vậy ?
N2 :	Địa hình nước ta được nâng cao - trẻ lại thể hiện ở chỗ nào ?
	- Sự nâng lên của núi như ... (dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Pu Sam Sao, 
 Pu xai lai leng...)
	- Sự đào sâu thành thung lũng như ... (Sông Đà...)
	- Sự phun trào như ... (các cao nguyên đất đỏ Ba zan...)
N3 :	a) Tìm trên bản đồ các dãy núi cao ? Các cao nguyên Ba zan, các ĐB 
 trẻ. Nhận xét sự phân bố và hướng nghiêng của chúng ?
	b) Vì sao núi cao tập trung ở phía Tây Bắc ?
N4 :	a) Địa hình nước ta có những hướng chính nào ?
	b) Hiện nay hoạt động của vận động tân kiến tạo còn tiếp diễn nữa 
 không ? Biểu hiện của nó như thế nào ?
	Sau khi HS đã thảo luận có kết quả GV tiếp tục cho HS trả lời, trình bày trên bản đồ. GV bổ sung - kết luận - ghi một số ý chính lên bảng.
	Nội dung ghi bảng như sau :
	2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
	- Đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa...
	- Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển.
	- Địa hình có 2 hướng chủ yếu là Tây bắc - Đông nam và vòng cung
	- Địa hình VN do cổ kiến tạo và tân kiến tạo tạo dựng nên.
	Để hướng dẫn học sinh khai thác đặc điểm 3 :
	GV dẫn dắt : 2 đặc điểm trên của địa hình Việt Nam là kết quả của quá trình nội lực. Tham gia vào sự hình thành bề mặt địa hình Việt Nam còn có vai trò của quá trình ngoại lực và con người.
HĐ1 : Thu thập thông tin.
	GV giới thiệu một số hình ảnh về các dạng ĐH : Catxtơ, kênh mương, đê; cấu trúc đô thị, các tuyến đường giao thông...
HĐ2 : Xử lý thông tin.
	GV tiếp tục cho HS quan sát ảnh - sắp xếp, lựa chọn các ảnh phù hợp vào các ô chữ sau :
Kết quả tác động của quá trình ngoại lực 
- Cátxtơ, sạt lở đất, bồi đắp phù sa...
Kết quả tác động của con người
- Đê biển, đê sông, hồ chứa nước, đập, kênh, rạch...
	GV kết luận : Cùng với hoạt động tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu mà thể hiện rõ nét tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm), của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta.
	Ghi bảng : 3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
	Sau đó GV đặt ra một số câu hỏi liên hệ thực tế.
H :	Giải thích quá trình hình thành các dạng ĐH do ngoại lực tạo nên ? 
 (Sụt lở đất, Catxtơ...)
H :	Địa hình Catxtơ xuất hiện ở khu vực nào ? Kể tên những hang động nổi 
 tiếng ở nước ta ?
H :	Khi con người chặt phá rừng thì mưa lũ gây ra hiện tượng gì ?
H :	Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng ?
H :	Đồi núi ảnh hưởng đến các cảnh quan thiên nhiên như thế nào ?
H :	Đồi núi đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta ?
	Để nâng cao mở rộng kiến thức cho HS giáo viên có thể giải thích:
	- Núi cao ở nước ta tập trung chủ yếu ở phía Tây bắc bởi vì : do ảnh hưởng của vận động của Hymalia làm cho địa hình nước ta nâng lên không đều, nâng cao về phía Tây bắc và thấp dần về phía Đông nam. Vì vậy Hoàng Liên Sơn là dãy núi đồ sộ và cao nhất Việt Nam, kéo dài theo hướng TB-ĐN. Đây cũng chính là nguyên nhân tạo nên sự phân bậc địa hình ở nước ta rất rõ nét.
	- Trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển... Còn có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các CN xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển... đánh dấu sự nâng lên của địa hình nước ta thời kỳ tân kiến tạo.
	- Hiện nay vận động tân kiến tạo vẫn còn tiếp diễn, biểu hiện của nó thể hiện qua các thông tin như : Động đất ở Điện Biên, Giang Sơn (Đô Lương)...
	* Để giải thích quá trình hình thành địa hình Cacxtơ (GV mở rộng kiến thức) có 3 quá trình hình thành :
	+ Ăn mòn là sự hoà tan gây ra do nước và a xít Cácbôníc có trong nước.
	+ Xâm thực là sự phá huỷ bằng con đường cơ học của nước.
	+ Phong sinh hoá học là sự phá huỷ đá -> những a xít hữu cơ liên quan với các hoạt động sinh sống của sinh vật.
	Sự kết hợp các quá trình này tạo ra nhiều dạng địa hình Cácxtơ khác nhau.
- Địa hình trên mặt (đá tai mèo, phễu Cácxtơ, giếng Cácxtơ...)
- Địa hình ngầm (những hang động, thạch nhũ... như Động Phong Nha, Vịnh Hạ Long...)
* Để giải thích đồi núi ảnh hưởng đến các cảnh quan tự nhiên, giáo viên có thể dùng lát cắt địa hình để minh hoạ.
Ví dụ : Đồi núi cao -> cảnh quan núi cao
Đồi núi thấp -> cảnh quan rừng nhiệt đới...
* Để giải thích đồi núi tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội -> vùng đồi núi có nhiều tài nguyên có thể phát triển các ngành kinh tế như : khai thác lâm sản, chăn nuôi gia súc lớn, khai thác khoáng sản, du lịch...
Củng cố :
	- GV chuẩn bị 1 bản đồ Việt Nam trống.
- Tên một số dãy núi lớn, đồng bằng trẻ đã cắt sẵn.
	- Gọi 2 HS xung phong lên bảng - dán tên các dãy núi, đồng bằng lên 
 bản đồ.
Ví dụ 2 : 	Bài 25 : Thực hành : Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương.( Địa lý 6)
* Mục tiêu của bài học là : HS phân biệt được dòng biển nóng, lạnh được biểu hiện trên bản đồ. Xác định được vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trên bản đồ. 
Nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới.
- Xác lập được mối quan hệ giữa dòng biển lạnh, nóng với khí hậu nơi chúng đi qua.
* Phương tiện cần chuẩn bị :
	- Bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới.
	- Hình 65 (SGK) phóng to.
	- Một số phiếu học tập.
	- Một số bảng điền kiến thức (bảng phụ).
* Phương pháp tiến hành :
	Giáo viên yêu cầu - Mục đích của bài thực hành.
	ở bài tập 1 : Sự chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương thế giới.
	* GV yêu cầu HS thu thập thông tin :
	- Bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới. 
- Tập bản đồ Địa 6.
	* Xử lý thông tin :
	- GV chia lớp làm 4 nhóm lớn.
N1 : 	a) Tìm tên các dòng biển nóng, lạnh trong Thái Bình Dương ở nửa cầu Bắc ?
	b) Xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh nói trên ?
N2:	a) Tìm tên các các dòng biển nóng, lạnh trong Thái Bình Dương ở nửa 
 cầu Nam ?
	b) Xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh nói trên ?
N3 :	a) Tìm các các dòng biển nóng, lạnh trong Đại Tây Dương ở nửa cầu 
 Bắc và nửa cầu Nam ?
	b) Xác định vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh nói trên ?
N4 :	a) So sánh hướng chảy của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh trong 
 các đại dương ?
	b) Rút ra kết luận chung về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh 
 trong các đại dương thế giới ?
	GV có thể kẻ sẵn bảng các dòng biển trong các đại dương thế giới, sau đó cho đại diện các nhóm lên hoàn thành bảng.
	- GV tiếp tục cho HS so sánh giữa bản đồ - Bảng kiến thức HS vừa lập sau đó đưa ra nội dung kiến thức cần hoàn chỉnh như sau:
Đại dương
Hải lưu
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam
Hướng chảy chung của các dòng biển
Tên hải lưu
Vị trí, hướng chảy
Tên hải lưu
Vị trí, hướng chảy
Thái Bình Dương
Nóng
- Cư rô siô
- Alaxca

+ Xuất phát từ Xích Đạo đ Đông Bắc
+ Xuất phát từ Xích đạo đ Tây Bắc (từ bờ Đông Nhật Bản đ đến bờ tây Bắc Mĩ.
- Đông úc
+ Từ Xích đạo chảy theo hướng Đông Nam (ở phía Nam xích đạo đ chảy từ phía Đông Inđônêxia đ đến phía đông Châu Đại dương
- Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
Lạnh
CaliFoócnia
+ Chảy từ vĩ tuyến 400B đ chảy về xích đạo.
- Pê Ru
+ Chảy từ phía Nam (VT 600N lên xích đạo)
- Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp


- Ôi-a-si-ô
+ Chảy từ Bắc Băng dương theo hướng ĐB đ TN xuống vùng ôn đới.



Đại Tây Dương
Nóng
- Guyan
Từ Bắc xích đạo đ chảy về VT 300 B (ôn đới).
- Braxin
+ Từ phía Nam xích đạo đ chảy về phía Nam (VT 400 N) 

- Gơntrinm
+ Từ chí tuyến Bắc đ chảy về Bắc Âu




(Từ bờ Đông Bắc Mĩ đ theo hướng ĐB sang bờ Tây Bắc Châu Phi xuống VT 300 B)



Lạnh 
- Labrađo
+ Từ VT 660 B đ chảy dọc bờ phía Đông Bắc Mĩ đ xuống phía Nam (400B)
Bengêla
+ Từ phía Tây Nam, Châu Phi (600N) chảy lên xích đạo


- Canari
+ Từ VT (400B) đ chảy ven bờ Tây Bắc châu Phi xuống VT300 B.




	- GV kết luận - Giải thích cho HS hiểu được ảnh hưởng của lực Cricôlít (tạo nên sự lệch hướng của các vật chuyển động trên bề mặt trái đất kể cả sự chuyển động của các dòng biển và dòng sông) và quy luật hướng chảy chung của các dòng biển.
ở bài tập 2 : Mối quan hệ giữa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu nơi chúng chảy qua.
* Thu thập thông tin :
	- HS nghiên cứu hình 65 (SGK) phóng to - Bảng điền kiến thức (GV chuẩn bị sẵn).	
	* Xử lý thông tin :
	- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ H.65
	Tổ chức cho HS cho HS làm việc cá nhân - Dựa vào sự hướng dẫn của GV để điền vào bảng.
Địa điểm
A
B
C
D
Nhiệt độ




Vị trí





H :	Xác định nhiệt độ các điểm A, B, C, D ?
H :	Vì sao cùng nằm trên vĩ độ 600B mà các điểm trên có nhiệt độ khác nhau ?
H :	Nên nhận xét về mối quan hệ giữa nhiệt độ và nơi có các các dòng biển 
nóng, lạnh chảy qua ?
GV kết luận - Chuẩn kiến thức.
Địa điểm
A
B
C
D
Nhiệt độ
- 190C
- 80C
+ 20C
+ 30C
Vị trí
Nơi có dòng biển lạnh chảy qua
Nơi gần dòng biển lạnh chảy qua
Nơi gần dòng biển nóng chảy qua
Nơi có dòng biển nóng chảy qua

* Củng cố :
GV chuẩn bị 1 lược đồ trống của Châu Phi
	- Gọi 2 HS lên bảng - Lựa chọn những dòng biển (mà GV đã chuẩn bị) dán đúng vị trí dòng biển nóng, lạnh vào lược đồ.
	- GV đưa bản đồ TN Châu Phi treo song song với lược đồ đã được học sinh hoàn thành. Sau đó nêu một số câu hỏi liên hệ.
H :	Dòng biển lạnh Benghêla, Carari ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên Châu Phi như thế nào ?
	GV phân tích để HS thấy rõ:
	-> ảnh hưởng của dòng biển lạnh Carari đã làm cho hoang mạc Xahara 
 mở rộng ra sát bờ biển -> khí hậu khô, thực vật nghèo nàn, kém phát triển. 
	-> ảnh hưởng của dòng biển lạnh Benghêla đã góp phần hình thành 
 hoang mạc Na-míp.
-> ảnh hưởng của dòng biển nóng Mô Dăm Bích đã làm cho thực vật ở phía Đông Nam của Nam Phi phát triển mạnh mẽ với những khu rừng nhiệt đới phong phú.
	Để không khí lớp học thêm sôi nổi GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "điền vào ô chữ" GV chuẩn bị vào bảng phụ.
ã Cột dọc (A) Tên dòng biển nóng nửa cầu Bắc (TBD) 
ã Cột ngang :	I : Tên dòng biển lạnh ở nửa cầu Bắc (TBD)	
	II : Tên dòng biển lạnh ở nửa cầu Bắc (ĐTD)	
III : Tên dòng biển lạnh ở nửa cầu Bắc (ĐTD)	
IV : Tên dòng biển nóng ở nửa cầu Nam (ĐTD)	
V : Tên dòng biển nóng ở nửa cầu Bắc (TBD)	
VI: Tên dòng biển lạnh ở nửa cầu Nam (ĐTD)	
Đáp án ô chữ như sau :
Ví dụ 3 : 	Bài 47 : Châu Nam cực
* Mục tiêu bài học :
	- Học sinh cần hiểu rõ các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên ở một châu lục ở vùng địa cực.
	- Giáo dục cho HS tinh thần dũng cảm, không ngại nguy hiểm gian khó trong nghiên cứu thám hiểm địa lí.
	- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ địa lí ở các vùng địa cực.
* Phương tiện cần chuẩn bị :	- Hình 47.4 (phóng to)
	- Bản đồ châu Nam cực
	- Lược đồ hình 47.2 (phóng to)
	- Lát cắt địa hình
	- Phiếu học tập
	- Sơ đồ dãy núi Anđét (hoặc GV tự vẽ lên bảng)
	- Tranh ảnh về một số cảnh quan châu Nam cực.
* Phương pháp tiến hành :
- Bài cũ : - GV treo sơ đồ dãy Anđét
H :	Điền tên các thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Anđét ?
H :	Giải thích vì sao có sự phân bố khác nhau về thực vật ở 2 sườn núi như 
 vậy ?
- Bài mới :
	Giới thiệu : Chúng ta đã tìm hiểu về châu Mỹ, châu Phi... Nếu như châu Phi được coi là châu lục khô nóng nhất thế giới thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một châu lục lạnh nhất thế giới đó là châu Nam cực.
	Để tìm hiểu phần I : Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu.
HĐ1 : Thu thập thông tin
	- GV cho HS quan sát một số hình ảnh ở châu Nam cực, hình 47.4.
HĐ2 :	 Xử lý thông tin :
	- GV nêu một số câu hỏi gợi mở, vấn đáp để HS tự nghiên cứu về châu Nam cực.
H :	Các em có biết châu Nam cực được phát hiện từ khi nào ?
H :	Ai là người đầu tiên đặt chân đến châu Nam cực ?
H :	ở Việt Nam chúng ta ai là người vinh dự đặt chân đến châu Nam cực ?
H :	Việc nghiên cứu châu Nam cực một cách toàn diện được xúc tiến vào năm nào ? Những nước nào đã đặt trạm nghiên cứu tại đây ? Mục đích của Hiệp ước Nam cực là gì ?
	* Sau khi HS trả lời GV mở rộng kiến thức
	+ Người đặt chân đầu tiên đến châu Nam cực là ông Rood-Amin dsen, ông được vinh dự cắm lá cờ Na Uy trên mảnh đất băng giá này. Sau đó cùng với 5 người trong đoàn thám hiểm ông Rood đã trải qua cuộc hành trình 56 ngày đêm và cuối cùng họ đã đặt chân đến cực Nam của trái đất (1911).
	+ ở Việt Nam cô gái nhỏ Hoàng Thị Minh Hồng đã cùng với đại diện của 25 nước trên thế giới do tổ chức UNECO thành lập 1997 - đã được đặt chân đến châu Nam cực.
	GV kết luận chung và rút ra những kiến thức cơ bản sau :
1) Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu.
- Được phát hiện cuối thế kỷ XIX.
- Năm 1957 được tiến hành xúc tiến nghiên cứu toàn diện.
- Năm 1959 các nước ký "Hiệp ước Nam cực"
Để chuyển ý - GV đặt câu hỏi : Hiện nay châu Nam cực có dân cư sinh sống không ? Vì sao con người chưa sinh sống bình thường ở đây chúng ta cùng tìm hiểu ở đây về thiên nhiên châu Nam cực phần 2.
HĐ1 : Thu thập thông tin :
	- GV yêu cầu HS nghiên cứu : Bản đồ châu Nam cực, Biểu đồ nhiệt độ hình 47.2, hình 47.3, Phiếu học tập, tranh ảnh về cảnh quan châu Nam cực.
HĐ2 : Xử lý thông tin :
	- GV phân lớp làm 4 nhóm lớn.
N1 : 	Quan sát bản đồ châu Nam cực
a) Xác định vị trí của châu Nam cực ?
b) Nêu quy mô, diện tích, giới hạn của châu Nam cực?
N2 :	Dựa vào biểu đồ nhiệt độ (Hình 47.2)
	a) Nhận xét chế độ nhiệt ở châu Nam cực ?
	- t0 tháng cao nhất là tháng mấy ? Bao nhiêu độ ?
	- t0 tháng thấp nhất là tháng mấy ? Bao nhiêu độ ?
	b) ở đây hình thành khu áp cao hay thấp ?
	- Gió hoạt động chủ yếu là gió gì ?
	c) Rút ra kết luận về khí hậu châu Nam cực ?
	Nhóm 3 : Dựa vào hình 47.3, lát cắt địa hình.
	a) Nêu đặc điểm nổi bật của địa hình châu Nam cực ?
	b) Những nguyên nhân nào làm cho băng ở Nam cực tan chảy ?
	c) Sự tan băng ở đây sẽ ảnh hưởng đến đời sống con người trên TĐ như thế nào ? (nêu hậu quả).
	Nhóm 4 : Dựa vào các cảnh quan (tranh ảnh treo trên bảng hoặc phát cho HS).
	a) Nêu đặc điểm của động vật, thực vật ở châu Nam cực ?
	b) Tại sao ở đây khí hậu rất lạnh mà vẫn có các loài động vật sinh sống ở vùng biển ven bờ và các đảo ?
	c) Khoáng sản ở Nam cực có những loại nào ?
	* Trong khi HS thảo luận, GV phát cho mỗi nhóm một bảng phụ để ghi kết quả làm việc.
	* GV cho đại diện các nhóm lên treo bảng phụ trình bày kết quả bằng cách minh hoạ trên bản đồ, biểu đồ hoặc tranh ảnh.
	Các nhóm có thể góp ý bổ sung cho nhau.
	* GV kết luận và chuẩn kiến thức vào bảng.
Thiên nhiên châu Nam cực
Vị trí, S, quy mô
Khí hậu
ĐH
TV-ĐV
Khoáng sản
+ Từ vòng cực Nam -> cực Nam
+ Bao gồm:
 - Lục địa Nam cực
- Các đảo ven ven lục địa.
+ S: 14,1 tr Km2
+ t0 thấp < 00C băng tuyết quanh năm.
+ KH lạnh - khắc nghiệt.
+ Gió chủ yếu: Đông cực
+ Là các cao nguyên băng khổng lồ.
+ Thể tích : 35 tr Km3
- TV : không tồn tại.
- ĐV: Chim Cánh cụt, hải cẩu...
- Đa dạng: Than, đồng, dầu mỏ...

* GV mở rộng : - Việc hình thành than ở châu Nam cực có thể dùng thuyết trôi dạt lục địa để giải thích cho HS là trước đây khi chưa bị tách ra trôi về cực Nam châu Nam cực có thể nằm ở vùng gần xích đạo. Vì than được hình thành do sự phân huỷ cây dương xỉ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như vùng xích đạo.
	* Củng cố: GV cho những cụm từ sau : Khí hậu rất lạnh, thực vật không tồn tại, băng tuyết phủ quanh năm, chưa có người sinh sống thường xuyên.
H :	 Hãy vẽ sơ đồ nêu mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của châu Nam cực ?
	Hoàn thành sơ đồ :
Thực vật không tồn tại
Băng tuyết phủ quanh năm
Khí hậu rất lạnh
Chưa có người sinh sống thường xuyên
	Trên đây là một số ví dụ chứng minh việc sử dụng phương pháp Thảo luận nhóm trong các giờ dạy Địa lí. Đây cũng là cách thiết kế, hướng đi của các bài dạy cụ thể mà tôi đã kiểm nghiệm thực tế qua kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh vừa rồi (2006-2007). Những tiết dạy đó đã được công nhận và đạt kết quả cao.
	- Để có thể sử dụng phiếu học tập dạy ở nhiều lớp. GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập để trình bày kết quả vào bảng phụ (bảng nhóm). Kết thúc hoạt động các nhóm lên ghim bảng phụ lên bảng để cả lớp đánh giá nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm. Với hình thức sử dụng bảng nhóm chúng ta sẽ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cua_gio_hoc_dia_li_q.doc