Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5 thông qua tiết trả bài viết

Thông thường việc sửa lỗi diễn đạt dựa trên cơ sở bài viết của lớp để tìm ra các câu có vấn đề về ngữ pháp, về chính tả để cho học sinh nhận xét, sửa chữa. Định hướng như vậy sẽ giúp cho việc chữa lỗi phù hợp với trình độ của lớp. Tuy nhiên, để có được bài văn tốt, giáo viên cũng tính đến việc sửa chữa lỗi diễn đạt cho học sinh. Sửa lỗi diễn đạt có thể tiến hành sửa lỗi chung trước lớp và nội dung bài làm của cá nhân, học sinh tự sửa lỗi trên bài viết đã được thầy cô giáo nhận xét. Để thực hiện việc này, giáo viên cần thống nhất với học sinh lớp mình dạy một số kí hiệu trong quá trình chấm bài của thầy cô. Để thực hiện vấn đề này có hiệu quả, trong thời gian qua bản thân tôi đã làm như sau : Những lỗi thông thường hay gặp trong bài viết của học sinh tôi đã gạch dưới và ghi ra bên lề kí hiệu xác nhận hình thức lỗi cần sửa. Học sinh nhận lại bài khi cô giáo đã chấm và có trách nhiệm tìm đọc các lỗi đã được giáo viên phát hiện để chữa lại cho đúng. Các lỗi chính tả (kí hiệu CT), lỗi dùng từ (TN) thì có thể sửa và viết lại ngay ở bên lề. Những lỗi về câu như thiếu hay thừa chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN), bổ ngữ (BN), định ngữ (ĐN) thì cần viết lại cả câu ở dưới bài viết. Những lỗi về đoạn, lỗi về tính chính xác của dẫn chứng hay chi tiết cần được sửa lại ở bên dưới bài.

doc35 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5 thông qua tiết trả bài viết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung về nội dung (sai, thiếu ý hoặc chi tiết sự việc ) và hình thức (về bố cục, về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả ).
- Tổ chức cho học sinh tự chữa bài làm của cá nhân, sau đó đổi bài để kiểm tra, giúp đỡ nhau về việc chữa lỗi.
- Đọc cho học sinh nghe những câu văn hay, đoạn văn hay, bài văn hay để giúp các em vận dụng vào bài bài viết của mình. Giúp các em viết văn giàu hình ảnh, cô đọng, xúc tích. Gợi ý học sinh trao đổi để học tập những ưu điểm trong bài văn của bạn (về bố cục, sắp xếp ý, diễn đạt, dùng từ đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật ).
- Hướng dẫn học sinh chọn viết một đoạn văn trong bài làm cho tốt hơn (Đây là bước dành cho học sinh khá, giỏi). Tùy điều kiện thời gian cho phép, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu này tại lớp hoặc luyện tập thêm ở nhà để nâng cao kĩ năng viết văn. Đoạn văn học sinh chọn để viết lại có thể là đoạn văn còn mắc lỗi (lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ) hoặc đoạn văn viết chưa hay.
- Để nâng cao hiệu quả của bài dạy, giáo viên cần sử dụng phiếu bài tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời tạo hứng thú cho các em trong học tập.
1.4.3 Các biện pháp hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài văn
1.4.3.1 Phát hiện lỗi và sửa lỗi 
1.4.3.1.1 Sửa lỗi dùng từ
Trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 5, đặc biệt khi chấm bài cho học sinh ta thường thấy các em sử dụng từ chưa chính xác, dùng từ không đúng, dùng từ chưa hay. Vì thế chất lượng bài viết của các em chưa cao.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là do vốn từ của các em còn nghèo nàn nên dùng từ tùy tiện, làm hỏng, sai ý của câu văn hoặc làm cho câu văn khô khan, đơn điệu, thiếu hình ảnh. Các em cũng chưa biết cách khai thác và sử dụng từ ngữ một cách độc đáo, sáng tạo để diễn tả những điều đã quan sát được ; chưa biết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình trước một sự vật, hiện tượng.
Do khả năng hiểu từ, lựa chọn từ, sử dụng từ của học sinh còn nhiều hạn chế, các em sử dụng từ một cách tùy tiện, không biết vận dụng các biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa  Vì thế câu văn thường thiếu sinh động và không có hình ảnh, sau đây là những ví dụ cụ thể :
- Dạng 1: Dùng từ sai về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ (còn gọi là lỗi chính tả)
Đó là việc sử dụng từ có âm thanh hoặc hình thức cấu tạo gần giống với âm thanh hoặc hình thức cấu tạo của từ cần miêu tả làm cho người đọc, người nghe khó hiểu đúng nội dung cần diễn đạt. Nguyên nhân là do học sinh chưa phân biệt được ranh giới giữa các từ nên thường dùng những âm na ná như nhau, lẫn lộn với nhau. Đồng thời do sự phát âm không chuẩn của từng địa phương.
Ví dụ 1: Đề bài “Tả một cơn mưa”, SGK- TV5- tập 1, có học sinh viết như sau :
a. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rì rào. 
b. Sau cơn mưa, những luống rau sanh ngắt trông thật thích mắt. 
Trong các câu trên, do học sinh không nắm được nghĩa của các từ có âm thanh gần giống nhau nên các em đã sử dụng sai từ rì rào và viết sai chính tả từ sanh ngắt khiến cho người đọc có thể hiểu sai nội dung cần diễn đạt. Khi gặp những lỗi này, tôi hướng dẫn học sinh khắc phục bằng cách cho các em nêu nghĩa của từ rì rào và xanh ngắt. Từ đó giáo viên giải thích cho các em hiểu rì rào là miêu tả tiếng gió thổi còn tiếng mưa tuôn phải dùng từ rào rào. Còn ở câu (b), thay từ sanh ngắt thành từ xanh ngắt.
Ví dụ 2 : “Tả một em be đang tuổi tập nói, tập đi”, SGK- TV5- tập 1, có học sinh viết :
a. Bé Na có đôi mắt chòn xe và đen láy như hai hột nhãn.
b. Bé Na rất thích đi, bé đi chưa vững nên hay bị ngả.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi sai trong các câu trên và yêu cầu các em sửa lại cho đúng chính tả. Hai câu trên được sửa lại như sau:
a. Bé Na có đôi mắt tròn xoe và đen láy như hai hột nhãn.
b. Bé Na rất thích đi, bé đi chưa vững nên hay bị ngã.
- Dạng 2 : Dùng từ không đúng nghĩa
Đó là việc sử dụng từ ngữ một cách tùy tiện do học sinh không hiểu rõ nghĩa của các từ cần miêu tả, gây cho người đọc người nghe khó hiểu trước nội dung muốn thể hiện của người viết. Nguyên nhân của việc dùng từ không đúng nghĩa là do các em chưa hiểu được nghĩa của từ mình đang dùng, nhầm lẫn giữa các từ gần nghĩa, không nắm được sắc thái biểu cảm của từ.
Ví dụ 1 : Đề bài “Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em ) của em”, SGK- TV5- tập 1, có học sinh viết : Mỗi khi cười, mẹ để lộ hàm răng trắng xóa rất có duyên. Trong trường hợp này, các em dùng từ trắng xóa là thiếu chính xác. Từ trắng xóa dùng để chỉ độ trắng của tuyết hoặc của bọt nước. Còn chỉ độ trắng của hàm răng thì dùng từ trắng bóng hoặc trắng sáng là thích hợp. Câu trên được sửa lại như sau: Mỗi khi cười, mẹ để lộ hàm răng trắng sáng rất có duyên.
Ví dụ 2 : Đề bài “Tả một cảnh đẹp ở địa phương em” – SGK- TV5 - tập 1, có học sinh đã viết như sau :
a. Cánh đồng như rộng hơn bởi sự uốn lượn của những đợt sóng lúa. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy làm tăng thêm vẻ yên tĩnh cho quê hương.
b. Không khí trong trắng của quê hương đã khiến tâm hồn em trở nên sảng khoái hơn.
Ở đây do học sinh không nắm được nghĩa của các từ mà sử dụng tùy tiện khi viết câu gây khó hiểu cho người đọc, người nghe. Ở câu (a) học sinh đã dùng sai từ yên tĩnh, ở câu b các em dùng sai từ trong trắng.
Khi gặp những lỗi này, tôi có thể đưa ra những câu dùng đúng từ yên tĩnh ; yêu cầu học sinh xác định từ loại của nó ; từ đó giúp các em hiểu được cách dùng từ như vậy là sai ; đồng thời giải thích cho các em về ý nghĩa của câu văn và hướng dẫn các em có thể thay từ yên tĩnh bằng từ thanh bình. Đối với câu b, tôi cho học sinh nêu nghĩa của từ trong trắng và yêu cầu các em đặt câu với từ đó. Sau đó yêu cầu học sinh tự sửa lại câu trên bằng cách thay từ trong trắng bằng từ trong lành.
Ví dụ 3 : Khi tả cái đòng hồ báo thức, có học sinh đã viết : “Bác đồng hồ đeo trên mình bộ quần áo màu xanh nước biển.”
 Trong trường hợp này, tôi đặt câu hỏi gợi mở để giúp học sinh phát hiện lỗi sai và sửa lỗi như sau :
+ Câu văn của bạn đã bị mắc lỗi gì ? (Dùng sai từ đeo)
+ Các em nên thay từ đeo bằng từ nào phù hợp hơn ? (thay từ đeo bằng từ mang, khoác )
+ Câu văn sửa lại : Bác đồng hồ khoác trên mình bộ quần áo màu xanh nước biển.
Ví dụ 4 : Khi tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng, có học sinh đã viết : “Nhìn vẻ mặt trang nghiêm của các cô bác nông dân, em tin rằng vụ lúa này sẽ bội thu”. 
Tương tự như trên, giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi (dùng sai từ trang nghiêm) và sửa lỗi (thay từ trang nghiêm bằng từ rạng ngời). Câu văn được sửa lại như sau : Nhìn vẻ mặt rạng ngời của các cô bác nông dân, em tin rằng vụ lúa này sẽ bội thu.
- Dạng 3 : Dùng từ sai do kết hợp
Khi viết, các em sử dụng sai từ ngữ khi kết hợp làm cho câu văn sai về nghĩa hoặc vô nghĩa. Nguyên nhân của việc dùng sai từ là do học sinh không nắm được nguyên tắc phối hợp từ, mối quan hệ giữa hai vế câu ghép, mối quan hệ giữa các từ trong câu.
Ví dụ : Khi làm bài văn tả cảnh một số học sinh đã viết như sau:
a. Con đường làng từ nhà đến trường rất đỗi thân thuộc với em nhưng em chẳng muốn rời xa.
b.Cánh đồng bước vào mùa thu hoạch, bà con nông dân đã nô nức gặt lúa.
Trong ví dụ (a), do học sinh không nắm được ý nghĩa của câu ghép có cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả nên các em đã kết hợp sai từ nhưng với từ vì (đã bị lược đi). Khi gặp lỗi trên, tôi yêu cầu học sinh nhắc lại ý nghĩa của các cặp quan hệ từ, từ đó giải thích cho học sinh biết không có cặp quan hệ từ vì – nhưng và sửa lại bằng cách thay từ nhưng thành từ nên.
Đối với câu (b), tôi tiếp tục cho học sinh nêu nghĩa của câu trên và yêu cầu học sinh nêu cách dùng từ đã để học sinh nắm được đã dùng để nói về những sự việc đã qua nên không thể viết đã gặt lúa trong khi đang vào mùa gặt. Tiếp theo tôi cho học sinh tự sửa lại bằng cách bỏ từ đã hoặc thay từ đã bằng từ đang.
Hai câu văn trên được sửa lại như sau :
a. Con đường làng từ nhà đến trường rất đỗi thân thuộc với em nên em chẳng muốn rời xa.
b.Cánh đồng bước vào mùa thu hoạch, bà con nông dân nô nức gặt lúa.
- Dạng 4 : Dùng từ sai do lặp từ 
Do vốn từ của học sinh còn nghèo nàn nên các em chưa biết sử dụng các từ đồng nghĩa để thay thế cho nhau. Vì vậy trong bài viết của mình các em thường lặp lại từ ngữ làm cho câu văn lủng củng, không mạch lạc. Có hai dạng lặp từ đó là: lặp từ hoàn toàn và lặp từ đồng nghĩa.
 Ví dụ 1 : Đề bài “Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em ) của em”, SGK- TV5- tập 1, có học sinh viết : “Khuôn mặt trái xoan của mẹ rất đẹp, làn da của mẹ trắng hồng, mái tóc của mẹ đen bóng và suông thẳng.”
Trong ví dụ này, học sinh đã dùng lặp lại 3 lần cụm từ “của mẹ” gây nhàm chán cho người đọc, người nghe. Trong trường hợp này, tôi hướng dẫn học sinh nhắc lại cách liên kết câu bằng phương pháp thế ; sau đó cho các em dùng các từ khác có thể thay thế cho cụm từ “của mẹ” mà nội dung của câu đó không thay đổi. Các em sẽ dễ dàng tìm được các cụm từ thay thế đó là: “mẹ có làn da trắng hồng”, “mái tóc đen bóng và suông thẳng ấy”. Câu văn trên được sửa lại như sau: Khuôn mặt trái xoan của mẹ rất đẹp, làn da trắng hồng, mái tóc đen bóng và suông thẳng tôn lên vẻ phúc hậu, rạng ngời cho mẹ.
Ngoài ra, tôi cũng có thể hướng dẫn các em sử dụng câu đơn có nồng cốt câu là một chủ ngữ - nhiều vị ngữ hoặc nhiều chủ ngữ - một vị ngữ, các em sẽ nhận biết và viết được câu không bị lặp lại từ. Câu văn trên có thể sửa lại bằng nhiều cách như sau : 
+ Mẹ em có khuôn mặt trái xoan, làn da trắng hồng, mái tóc đen bóng và suông thẳng.
+ Khuôn mặt trái xoan, làn da trắng hồng, mái tóc đen và suông thẳng làm tôn lên vẻ đẹp rạng ngời của mẹ.
Ví dụ 2 : Đề bài “Tả cảnh đẹp ở địa phương em”, GSK- TV5- tập 1, có học sinh viết : “Cánh đồng lúa quê em rộng bao la, bát ngát.”
Ở trường hợp này, các em đã dùng lặp lại từ đồng nghĩa bao la, bát ngát. Giáo viên cho học sinh tìm các từ khác thay thế từ đồng nghĩa hoặc có thể bỏ bớt đi một từ và giải thích để các em hiểu rằng không nên viết các từ đồng nghĩa trong cùng một câu vì như thế sẽ làm giảm đi hình ảnh đẹp của câu văn. Trong câu này, các em có thể tìm từ thay thế như thẳng cánh cò bay hoặc có thể bỏ bớt đi một trong hai từ mà ý của câu văn không hề thay đổi, câu văn trở nên ngắn gọn và xúc tích hơn. Câu văn có thể sửa lại như sau : 
+ Cánh đồng lúa quê em rộng bát ngát.
+ Cánh đồng lúa quê em rộng thẳng cánh cò bay.
Việc phát triển kỹ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn cho học sinh lớp 5 là hết sức quan trọng và có ý nghĩa. Điều đó giúp các em không chỉ viết đúng mà còn hướng tới việc viết văn hay, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 5.
1.4.3.1.2 Sửa chữa lỗi diễn đạt 
Thông thường việc sửa lỗi diễn đạt dựa trên cơ sở bài viết của lớp để tìm ra các câu có vấn đề về ngữ pháp, về chính tả để cho học sinh nhận xét, sửa chữa. Định hướng như vậy sẽ giúp cho việc chữa lỗi phù hợp với trình độ của lớp. Tuy nhiên, để có được bài văn tốt, giáo viên cũng tính đến việc sửa chữa lỗi diễn đạt cho học sinh. Sửa lỗi diễn đạt có thể tiến hành sửa lỗi chung trước lớp và nội dung bài làm của cá nhân, học sinh tự sửa lỗi trên bài viết đã được thầy cô giáo nhận xét. Để thực hiện việc này, giáo viên cần thống nhất với học sinh lớp mình dạy một số kí hiệu trong quá trình chấm bài của thầy cô. Để thực hiện vấn đề này có hiệu quả, trong thời gian qua bản thân tôi đã làm như sau : Những lỗi thông thường hay gặp trong bài viết của học sinh tôi đã gạch dưới và ghi ra bên lề kí hiệu xác nhận hình thức lỗi cần sửa. Học sinh nhận lại bài khi cô giáo đã chấm và có trách nhiệm tìm đọc các lỗi đã được giáo viên phát hiện để chữa lại cho đúng. Các lỗi chính tả (kí hiệu CT), lỗi dùng từ (TN) thì có thể sửa và viết lại ngay ở bên lề. Những lỗi về câu như thiếu hay thừa chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN), bổ ngữ (BN), định ngữ (ĐN) thì cần viết lại cả câu ở dưới bài viết. Những lỗi về đoạn, lỗi về tính chính xác của dẫn chứng hay chi tiết cần được sửa lại ở bên dưới bài.
Khi giao việc cho học sinh làm, giáo viên cần phải kiểm tra việc thực hiện. Chính vì vậy sau tiết trả bài tôi thường yêu cầu học sinh nộp bài cũ mà các em đã sửa chữa trước khi học bài mới, kết hợp với tuyên dương những em biết sửa chữa. Công việc này giúp các em thực hiện việc sửa lỗi bài viết một cách nghiêm túc và tăng hiệu quả luyện viết văn của bản thân.
Việc chữa lỗi chung trên lớp cũng cần được thực hiện cho đủ các nội dung sau :
- Phát hiện lỗi sai trong câu.
- Tìm hiểu nguyên nhân của lỗi sai.
- Xác định hướng sửa chữa.
- Tiến hành sửa lỗi cụ thể.
Cần lưu ý là việc sửa chữa lỗi sai có thể thực hiện theo hai ba cách khác nhau. Một ý có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng vẫn nêu đúng ý cần miêu tả.
Ví dụ 1: Đề bài “Tả một người thân trong gia đình em", có học sinh viết :“Em rất thương bà vì có món gì ngon bà cũng dành cho em."
Câu văn muốn nói tình cảm yêu mến của đứa cháu đối với người bà. Hai vế trong câu ghép nối với nhau bằng quan hệ từ vì giúp chúng ta nhận ra quan hệ nguyên nhân - kết quả trong câu ghép. Cháu yêu bà vì sao ? Vì bà thường cho cháu những món ngon. Viết như vậy sẽ làm giảm tình cảm yêu mến của cháu đối với bà. Câu văn có thể sửa lại là : 
- Em rất yêu thương bà vì bà luôn chăm sóc, dạy bảo con cháu ân cần.
- Bà rất tận tụy chăm sóc, dạy bảo con cháu nên em rất yêu thương và kính trọng bà.
Ví dụ 2 : Đề bài " Tả một con vật mà em yêu thích”, SGK – TV5 - tập 2, có học sinh viết: “Chú gà trống nhà em có tiếng gáy to nhất làng. Mỗi khi chú ta cất tiếng gáy, những chú gà trong xóm vô cùng ngưỡng mộ, chú Chíp của bác hai cũng gáy theo mấy tiếng te te. Chíp đã 3 tháng tuổi nhưng chú đã ra dáng một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Chíp còn thích bới mồi cho các cô gà mái nữa chứ !”
Học sinh chọn tả con gà trống nhà em. Trọng tâm của đề bài là tả hình dáng và hoạt động của con gà trống nhưng có em còn viết lan man, đang tả chú gà trống của mình lại tả sang con gà trống của người khác, viết như vậy là không được. Vậy khi tả con gà trống của nhà em phải có một trình tự logic của bài làm, đó là : Hình dáng bên ngoài của con gà (lông, mào, cổ cánh của nó ra sao), tính nết của nó như thế nào ? tiếng gáy, cách cư xử của chú gà trống này với con gà khác Khi sửa lỗi về câu, về từ, về cách diễn đạt sẽ giúp học sinh thấy được câu văn sinh động hơn. Đoạn văn trên được sửa lại như sau : 
Chú gà trống nhà em có tiếng gáy to nhất làng. Mỗi khi chú ta cất tiếng gáy, những chú gà trong xóm vô cùng ngưỡng mộ. Tiếng gáy của chú ngân dài, vang xa khiến cho mọi người và vật đều bừng tỉnh giấc. Chú hãnh diện nhảy xuống đóng rơm trước những đôi mắt ngưỡng mộ của các cô gà mái. Chú nghiêng ngó cái đầu làm điệu, đôi chân với những cái móng sắc nhọn bới đất tìm giun để chiêu đãi những cô bạn gà mái thân thiết.
1.4.3.1.3. Sửa lỗi sử dụng dấu câu
Dấu câu có vai trò quan trọng trong việc sản sinh văn bản viết. Nó có tác dụng phân cách các bộ phận trong câu, phân cách các câu với nhau, làm sáng tỏ ý cần trình bày của người viết. Chính nhờ dấu câu cùng với các phương tiện đặc trưng của văn bản viết để làm sáng tỏ ý cần trình bày.
Xác định được vai trò của dấu câu trong văn bản nên chương trình Tiểu học đã đưa các dấu câu vào giảng dạy ở các lớp. Các loại dấu câu được dạy gắn kết với các kiểu câu tương ứng. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh thường mắc hai lỗi cơ bản khi sử dụng dấu câu đó là lỗi không dùng dấu câu và lỗi dùng sai dấu câu. Từ thực trạng trên, với trách nhiệm của người giáo viên, tôi đã tìm ra những lỗi mà học sinh mắc phải và cách khắc phục những lỗi đó.
- Lỗi không dùng dấu câu :
Lỗi này do học sinh không dùng dấu câu ở những chỗ cần thiết. Việc học sinh không sử dụng dấu câu gây khó khăn trong giao tiếp bởi người đọc không thể nhanh chống nắm bắt được nội dung các em cần truyền đạt, thậm chí có trường hợp không xác định hoặc hiểu sai ý các em muốn diễn đạt.
Ví dụ : Đề bài “Tả thầy giáo (cô giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều ấn tượng tốt đẹp nhất”, SGK- TV5- tập 2, học sinh viết :“Cô Thiện đã ân cần dạy dỗ em nên người em rất yêu quý và kính trọng cô.” Để chữa lỗi này, tôi thường hướng dẫn học sinh phân tích để tách đoạn ra thành các câu và điền dấu chấm vào cuối câu kể, viết hoa chữ cái đầu của câu sau. Các câu trên được sửa lại như sau : Cô Thiện đã ân cần dạy dỗ em nên người. Em rất yêu quý và kính trọng cô. 
Học sinh thường không dùng các dấu phẩy (dấu chấm phẩy) ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ - vị ngữ, ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu hoặc ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Ví dụ 1: Đề bài “Tả một đêm trăng đẹp”, SGK - TV5 - tập 2, học sinh đã viết : “Đêm nay bầu trời đầy sao trăng sáng vằng vặc.” Khi chữa lỗi này, tôi thường hướng dẫn cho học sinh biết cách thêm các dấu phẩy (dấu chấm phẩy) vào chỗ cần thiết. Câu trên được sửa lại như sau : Đêm nay, bầu trời đầy sao, trăng sáng vằng vặc.
Ví dụ 2 : Đề bài “Tả một đêm trăng đẹp”, SGK - TV5 - tập 2, học sinh viết : Tôi yêu buổi tối ở quê yêu cả ánh trăng kì diệu trong đêm rằm ấy yêu tất cả những cảnh vật xung quanh. Trong câu văn này, học sinh chưa dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ vị ngữ trong câu. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo của câu trên và xác định vị trí các dấu phẩy cần thêm vào. Câu văn trên được sửa lại như sau : Tôi yêu buổi tối ở quê, yêu cả ánh trăng kì diệu trong đêm rằm ấy, yêu tất cả những cảnh vật xung quanh.
- Lỗi sử dụng dấu câu sai:
Lỗi sử dụng dấu câu sai là lỗi mà học sinh dùng dấu câu không hợp lí, không đúng quy tắc. Lỗi sử dụng dấu câu sai của học sinh tiểu học bao gồm dùng dấu chấm ngắt câu khi chưa đủ ý ; dùng dấu phẩy ngăn cách thành phần chủ ngữ - vị ngữ (tất nhiên ở đây đã loại trừ trường hợp sử dụng dấu câu với dụng ý tu từ), ngăn cách động từ với bổ ngữ ; dùng dấu hai chấm ngăn cách các vế của câu ghép khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia. Phổ biến trong lỗi này là các câu được dùng dấu chấm tùy tiện khi chưa hết ý, cắt đôi câu ra một cách vô lí.
Ví dụ : 
 - Lúc này, những đám mây đen. Ùn ùn kéo đến.
 - Con đường quen thuộc từ nhà em đến trường. Gắn với em nhiều kỉ niệm thân thương.
Để chữa lỗi các câu trên, tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ lại từng câu xem đã đủ ý chưa, xác định câu sao cho đủ ý để người đọc có thể hiểu được nội dung của câu đó. Sau đó học sinh sẽ tự sửa lỗi bằng cách bỏ dấu chấm đứng phía trước trong các ví dụ trên. Các câu trong ví dụ trên được sửa như sau :
- Lúc này, những đám mây đen ùn ùn kéo đến.
- Con đường quen thuộc từ nhà em đến trường gắn với em nhiều kỉ niệm thân thương.
Trong quá trình chấm, chữa bài cho học sinh, chúng ta còn gặp trường hợp học sinh muốn truyền đạt lời nói của người khác theo hình thức gián tiếp nhưng các em đã sử dụng sai dấu câu. 
Ví dụ : - Cô giáo động viên cả lớp cố lên !
	 - Mẹ hỏi tôi đã hiểu bài tập này chưa ?
Học sinh mắc lỗi này do các em không nắm vững được quy tắc chuyển đổi từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp. Để chữa lỗi này, tôi đã hướng dẫn học sinh như sau: Muốn truyền đạt lời nói của người khác bằng lời nói của mình, khi gặp những câu câu hỏi, câu khiến, câu cảm thì cần phải chuyển những câu đó thành câu kể và dùng dấu chấm để kết thúc. Ví dụ trên được sửa lại như sau :
 - Cô giáo động viên cả lớp cố lên .
	 - Mẹ hỏi tôi đã hiểu bài tập này chưa .
1.4.3.2 Đọc đoạn văn hay cho học sinh tham khảo
Bài văn, đoạn văn được đọc cho cả lớp nghe cần đảm bảo có chất lượng cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Bài được đọc trước lớp phải giúp học sinh học tập được về cách chọn ý, sắp xếp ý cũng như thể hiện ý. Để làm tốt phần này, trong quá trình giảng dạy tôi đã chọn bài đọc từ hai nguồn : Bài viết của lớp và bài viết bên ngoài (bài của học sinh những năm học trước).
Đối với nguồn thứ nhất, giáo viên sử dụng bài viết của học sinh trong lớp sẽ tạo được niềm hưng phấn cho các em. Học sinh có bài được tuyên dương đọc trước lớp sẽ rất phấn khởi và các em trong lớp cũng cảm thấy tự hào vì có được người bạn có bài viết hay, kích thích sự phấn đấu trong học tập của cả lớp. Tuy nhiên khi sử dụng bài viết của học sinh trong lớp, giáo viên chỉ nên cho đọc từng đoạn nhỏ, ngắn. Có như vậy mới làm nổi bật được ưu điểm trong đo

File đính kèm:

  • docSKKN.doc