Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi

+ Sử dụng lời nói mẫu: Lời nói mẫu được tôi sử dụng để củng cố, nhắc lại, chính xác hóa từ, câu hay một đoạn văn. + Giảng giải: Tôi dùng lời lẽ của mình để giải thích cho trẻ hiểu biết về bản chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng nào đó. Giảng giải được tôi áp dụng khi sử dụng những từ trẻ đã biết để giải nghĩa những từ trẻ chưa biết, giúp trẻ hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của từ. Từ đó sẽ phát triển vốn từ đó trẻ sẽ không phát âm sai, trẻ sẽ cho trẻ. Ví dụ: Câu nói “ Bà làm việc vất vả” trong câu truyện Tích Chu. Tôi giảng giải cho trẻ biết được từ “ vất vả” nó có nghĩa là phải làm việc cả ngày cả đêm, quên ăn, quên ngủ.

doc17 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản thân. Trẻ có ngôn ngữ tốt sẽ giải thích được những điều trẻ biết với bạn bè người thân, trẻ dễ dàng diễn tả tâm trạng, nhu cầu trong cuộc sống để người khác hiểu mình muốn gì? đó không chỉ là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc mà còn là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức sau này.
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Ngôn ngữ và lao động là hai yếu tố cơ bản quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của con người trong xã hội. Ngôn ngữ đã trở thành đối tượng của nhiều ngành khoa học như: Xã hội học, ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục họcVậy bản chất của ngôn ngữ học là gì?
- Trước hết, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội.
Ngôn ngữ chỉ sinh ra trong xã hội do ý muốn và nhu cầu - người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống, tồn tại và phát triển. Bên ngoài xã hội loài người ngôn ngữ không thể phát sinh. Ngôn ngữ là cacớ chung của xã hội, đối với mỗi cá nhân ngôn ngữ như là một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ ghỡn, phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cộng đồng. Thiết chế đó là một tập hợp những thói quen như nghe, nói và hiểu được tiếp thu một cách dễ dàng và liên tục ngay từ thời thơ ấu của mỗi chúng ta. Nú như là một cỏớ gì đấy bắt buộc đối với mỗi mọi người trong mọi người.
Mặt khác, sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ chung của mỗi cộng đồng dân tộc với các biến dạng của nó trong các cộng đồng người nhỏ hơn ( gọi là tiếng địa phương)cũng chính là những biểu hiện sinh động, đa dạng về tính xã hội của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ không mang tính di truyền, người ta có được ngôn ngữ là do quá trình học tập, tiếp thu từ những người sống xug quanh. Ở trẻ em để có vốn ngôn ngữ nhất định phải trải qua quá trình học tập lâu dài.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt bởi nú không phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng riêng của một xã hội nào cho nên khi cơ sở hạ tầng nào đó bị phá vỡ kéo theo sự sụp đổ của kiến trúc thượng tầng tương ứng thì ngôn ngữ vẫn là nú. Mặt khác ngôn ngữ không mang tính giai cấp, nú ứng xử bình đẳng với mọi người trong xã hội.
1. 2 Một số quan điểm về sự phát triển của ngôn ngữ trẻ em.
* Lý thuyết hành vi chủ nghĩa: O. P. Skinner trong tác phẩm Hành vi bằng lời cho rằng – ngôn ngữcủa trẻ cũng như mọi hành vi khác được hình thành do thao tác quyết định, và sự “ bắt chước” là rất quan trọng. Những thao tác về ngôn ngữ cùng với sự giúp đỡ của người lớn sẽ cho trẻ nhanh chóng trưởng thành về ngôn ngữ.
* Lý thuyết tự nhiên chủ nghĩa Noam Chomxky cho rằng: Trẻ em đóng vai trò chính là nhân tố chính trong sự phát triển nhân ngôn ngữ của mình. Ông coi n gụn ngữ có cơ sở sinh học của nú. Thành tựu chỉ có ở con người, con người có cơ quan sản sinh ngôn ngữ trong não bộ, chỉ cần có sự tác động thêm từ bên ngoài (môi trường nói năng) là ngôn ngữ có cơ hội xuất hiện. Dường như suy nghĩ là có sẵn, được tập
II. Vai trò của ngôn ngữ:
Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, nó là đặc trưng chỉ có ở xã hội loài người để phân biệt với các loài động vật khác. Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy, hay còn được hiểu ngôn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời nói. Chính vì vậy, trong 5 năm đầu đời của trẻ thì việc phát triển ngôn ngữ đặc biệt được các bậc phụ huynh quan tâm.
Nhiều trường hợp phụ huynh thấy con mình chậm nói là phụ huynh cho rằng con đang mắc phải bệnh gì đó. Nhưng các bậc phụ huynh không thể dựa vào đó để quy chụp luôn cho con là chậm phát triển, mắc những bệnh bẩm sinh như câm, điếc hay mắc các hội chứng tự kỉ, tăng động giảm chú ý.
Việc phát triển ngôn ngữ của trẻ còn phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ đang ở giai đoạn nào. Vì vậy, cần tìm hiểu rõ các biểu hiện, hành vi của trẻ có phải là dấu hiệu bị chậm nói hay không? Và nguyên nhân trẻ bị chậm nói là do đâu.
Nếu con bạn 2 – 3 tuổi bạn thấy con không chịu nói hay cách diễn đạt ngôn ngữ kém thì phụ huynh cũng không cần lo lắng quá vì lứa tuổi đó vẫn chưa đáng lo ngại và phụ huynh có thể khắc phục nhược điểm này của con thông qua việc giao lưu với con thường xuyên, dạy con từ những câu đơn giản nhất như phân biệt người thân, tên các đồ vật trong gia đình
Chúng ta đã biết ngôn ngữ nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp, từ hoạt động giao tiếp của con người. Điều đó có nghĩa là việc trẻ cần giao lưu, trao đổi với mọi người xung quanh trong những năm đầu đời là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ không được thường xuyên nói chuyện, không thường xuyên giao lưu với người khác thì trẻ sẽ không có nhiều vốn từ ngữ, cũng như không biết cách biểu đạt những mong muốn của bản thân mình bằng lời nói, mà chỉ bằng hành động. Ví dụ: Trẻ muốn lấy quả cam nhưng trẻ chưa bao giờ được dạy những từ đó, chưa bao giờ được nghe những từ đó thì trẻ không thể phát âm ra được, lúc này trẻ chỉ có thể thỏa mãn mong muốn của mình qua hành động như chỉ tay, cầm tay người khác lấy đồ cho mình. Chính vì vậy đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
Nếu việc trẻ thường xuyên dùng hành động để hướng người khác thỏa mãn mong muốn của bản thân mà không chịu thể hiện suy nghĩ, mong muốn bằng lời nói thì phụ huynh cần phải lưu ý và dành thời gian dạy con, hướng dẫn con ngay lúc đó, con muốn lấy đồ vật gì, muốn làm gì thì phải nói ra.
Người ta thường nói “Câm đi liền với điếc” nếu con không có những phản ứng khi bị gọi bất chợt, hoặc không có phản ứng khi bị quát to thì đây có thể cũng là nguyên nhân dẫn đến khả năng chậm nói của trẻ. Vì khi trẻ không nghe thấy, không hiểu người khác đang nói gì trẻ không thể làm theo, nói theo được.
Trước tiên, phụ huynh cần kiểm tra khả năng phản xạ của con bằng các câu hỏi, hoặc khi con đang đi thì phụ huynh kiểm tra bằng cách “gọi tên con bất ngờ”, nhờ con làm việc gì đó xem phản ứng của con thế nào? Khi gọi con bất ngờ như vậy  thì con có phản ứng quay lại hay không?. Nếu trường hợp gọi con nhiều lần, gọi thường xuyên mà con không có phản ứng gì thì phụ huynh nên cho con kiểm tra về tai xem con có vấn đề gì.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở, trung tâm chuyên giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Nhưng phụ huynh cũng nên hiểu rằng, không có nơi nào thích hợp nhất dạy trẻ chính là từ gia đình. Vai trò của ngôn ngữ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì vậy có rất nhiều phương pháp hiệu quả khắc phục những nhược điểm về ngôn ngữ của trẻ mà các bậc phụ huynh có thực hiện.
Nội dung và cách thức thực hiện.
 	Qua nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan đến phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi và thực trạng của trẻ tại lớp chồi 2. Qua một thời gian thực hiện bản thân đã nghiên cứu một sốphương pháp để thực hiện các nội dung trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cũng như phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tại trường mầm non Ánh Dương tôi đã lựa chon và sử dụng các phương pháp sau:
Thứ nhất : Phương pháp trực quan
 	Phương pháp trực quan là gì? Phương pháp trực quan là mở ra trước mắt trẻ thế giới xung quanh và hình thành ngôn ngữ cho trẻ, phát triển nhận thức và tư duy của trẻ. Vì vậy phương pháp trực quan là phương pháp chủ đạo trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phương pháp trực quan được tôi sử dụng trong mọi lĩnh vực dạy nói cho trẻ như: Luyện phát âm, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc và được tôi tiến hành trên giờ dạy mọi lúc, mọi nơi. Trong phương pháp trực quan có các nội dung như: Quan sát, tham quan.
 	Vậy quan sát là gì? Quan sát là dạy trẻ sử dụng những giác quan của mình để tích lũy dần những kinh nghiệm, những hình ảnh những biểu tượng và những kĩ xảo ngôn ngữ. Khi tổ chức hoạt động cho trẻ quan sát, cô có thể sử dụng vật thật để cho trẻ được trực tiếp với từng vật cụ thể (trẻ được nhìn, được xem, được sờ, được ngửi vật ngay trước mặt trẻ) xem xét vật thật giúp trẻ nhận biết tri giác vật một cách khái quát và cụ thể từng chi tiết. Điều đó giúp trẻ suy nghĩ mạch lạc và biểu hiện những ấn tượng của mình bằng lời nói.
Thứ 2: Phương pháp tham quan thực tế:
+ Tham quan: Vậy tham quan là gì? Tham quan là con đường đưa trẻ đến gần vật thật, hiện tượng thiên nhiên từ đó mang lại cho trẻ nguồn không khí trong lành, trẻ được tiếp xúc với nắng gió trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động, vui chơi ngoài trời, trẻ được giao tiếp với nhau về những gì trẻ được trực tiếp nhìn thấy, được quan sát và nói nên điều đó. 
Ví dụ: Tôi cho trẻ đi tham quan, dạo chơi ngoài trời, khi hướng trẻ quan sát “Góc thiên nhiên của bé”, cô cho trẻ quan sát những loại hoa có trong bồn và gợi hỏi trẻ về những loại hoa mà trẻ biết như; các con quan sát thấy trong bồn hoa có những? gồm những loại hoa gì? Đặc điểm của hoa mười giờ như thế nào? Hoa cúc thì sao?,. Để cho hoa tươi tốt thì các con phải làm gì? khi cho trẻ trực tiếp quan sát và đàm thoại trao đổi với trẻ về những gì trẻ khám phá được, sẽ tích lũy dần dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và dùng phương tiện ngôn ngữ nói để củng cố và diễn đạt lại. Từ đó hình thành và phát triển vốn từ, khơi gợi trẻ ý thức tự khám phá tìm tòi những thay đổi của môi trường thiên nhiên, xã hội quanh trẻ. 
+ Xem phim, băng hình, đĩa VCD, máy chiếu: Hình thức này tôi thường tổ chức cho trẻ xem các đoạn video, băng, đĩa vào các giờ chơi của trẻ như giờ đón trẻ và sau hoạt động chiều với những nội dung tôi chuẩn bị sẳn. 
Ví dụ: Trước, trong khi dạy trẻ tìm hiểu về “ Một số động vật sống dưới nước” tôi mở video cho trẻ xem trước để trẻ được quan sát, trao đổi, trò chuyện với nhau về đặc điểm, hình dáng, môi trường sống của chúng. Qua đó trẻ được trao đổi với nhau về những gì trẻ thấy như vậy khi vào tiết học trẻ sẽ nhớ lâu hơn và qua trao đổi ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ phát triển. Hoặc cho trẻ xem về các câu chuyện cổ tích, các danh lam thắng cảnh,khi trẻ được xem các câu chuyện cổ tích trẻ sẽ bắt chước lời thoại của các nhân vật trong truyện, trẻ sẽ tự kể có thể kể chuyện sáng tạo theo những gì trẻ nhớ được sau khi được xem qua video từ đó sẽ giúp trẻ tự tin, diễn đạt mạch lạc và nhớ lâu hơn. 
Thứ ba: phương pháp đàm thoại: 
+ Đàm thoại là gì? Đàm thoại là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa cô giáo và trẻ. 
Ví dụ: Tôi cho trẻ quan sát bức tranh về gia đình. Tôi sẽ đàm thoại với trẻ về nội dung của bức tranh đó, qua quan sát đàm thoại về bức tranh trẻ sẽ phải lựa chọn câu từ phù hợp với nội dung của bức tranh và câu hỏi đặt ra của cô để nói lên những gì trẻ quan sát được. Cùng với sự dẫn dắt giúp đỡ của cô sẽ giúp cho đứa trẻ biết được ý nghĩa của một gia đình, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của những người thân trong gia đình trẻ đối với trẻ, Mục đích của đàm thoại là cũng cố và hệ thống hóa bằng công cụ ngôn ngữ và tất cả những gì trẻ thu nhận được.
+ Sử dụng lời nói mẫu: Lời nói mẫu được tôi sử dụng để củng cố, nhắc lại, chính xác hóa từ, câu hay một đoạn văn. + Giảng giải: Tôi dùng lời lẽ của mình để giải thích cho trẻ hiểu biết về bản chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng nào đó. Giảng giải được tôi áp dụng khi sử dụng những từ trẻ đã biết để giải nghĩa những từ trẻ chưa biết, giúp trẻ hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của từ. Từ đó sẽ phát triển vốn từ đó trẻ sẽ không phát âm sai, trẻ sẽ cho trẻ. Ví dụ: Câu nói “ Bà làm việc vất vả” trong câu truyện Tích Chu. Tôi giảng giải cho trẻ biết được từ “ vất vả” nó có nghĩa là phải làm việc cả ngày cả đêm, quên ăn, quên ngủ.
+ Chỉ dẫn: Tôi dùng lời nói của mình để chỉ cho trẻ biết cách làm và cách đạt được kết quả cuối cùng của công việc. Ví dụ: Tôi hướng dẫn cho trẻ cách xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp đúng nơi quy định. Với hình thức này tôi sẽ làm cùng với trẻ một vài lần để cho trẻ quen dần và sau đó trẻ sẽ tự mình làm được không cần đến sự chỉ dẫn của tôi nữa. Muốn biết trẻ thực hiện đạt kết quả tốt thì trước khi trẻ thực hiện tôi yêu cầu trẻ phải nói lại những yêu cầu mà tôi đưa ra khi thực hiện công việc đó. Từ đó sẽ giúp trẻ có ý thức hơn trong việc cất đồ dùng, đồ chơi của mình đúng nơi quy định và trẻ cũng có thể sử dụng lời chỉ dẫn của mình để chỉ dẫn cho bạn nếu bạn chưa thực hiện được. 
+ Đánh giá, nhận xét lời nói của trẻ, khen ngợi, tuyên dương: 
Ví dụ: Dạy trẻ đọc bài thơ “Hoa kết trái” khi trẻ xung phong lên đọc thơ, trẻ đọc thơ to, rõ ràng, diễn cảm hoặc trả lời đúng câu hỏi của cô. Tôi sẽ động viên trẻ, khuyến khích và khen ngợi tuyên dương trẻ kịp thời. Với hình thức này sẽ giúp cho trẻ thấy vui vì được cô giáo và các bạn khen, như vậy chắc giờ học sau trẻ sẽ tiếp tục xung phong tham gia tích cực vào các hoạt động của cô nhằm được khen, như vậy ngôn ngữ của trẻ sẽ được củng cố và phát triển. 
+ Sử dụng câu hỏi: Để trẻ phát triển ngôn ngữ của mình tốt điều đầu tiên là cô giáo phải sử dụng hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khuyến khích, động viên trẻ trả lời. 
Ví dụ: Trong giờ học môn văn hoc: Đề tài: thơ “Hoa kết trái”.
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Hoa kết trái
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Trong bài thơ có những loại hoa nào? 
- Bài thơ được tác giả muốn nhắc nhở các bạn nhỏ như thế nào?,...? đối với những câu hỏi khó hoặc trìu tượng trẻ khó hiểu tôi khuyến khích trẻ trả lời đồng thời đặt câu hỏi gợi mở giúp trẻ trả lời tốt hơn. 
Ví dụ: Giáo dục trẻ bảo vệ các loại hoa trong bài thơ “ Hoa kết trái” tôi sẽ đặt câu hỏi “ Con sẽ làm gì nếu thấy bạn bẻ cành, hái hoa” như vậy trẻ sẽ phải suy nghĩ và dùng ngôn ngữ của mình để nói lên cảm nhận của mình khi thấy bạn có hành vi không đúng. 
Với biện pháp này trẻ sẽ phải tư duy suy nghĩ để tìm ra câu hỏi trả lời, nếu bạn này không trả lời được thì bạn khác sẽ giúp đỡ bạn, lúc này ngôn ngữ nói của trẻ phát triển tốt, lời nói mạch lạc hơn, trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. 
+ Đọc thơ (ca dao, tục ngữ, đồng dao) cho trẻ nghe: Khi đọc thơ, ca dao, tục ngữ, đồng dao cho trẻ nghe giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của Tiếng việt. Thông qua việc cho trẻ nghe và trẻ đọc các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ nhiều lần sẽ luyện phát âm vần cho trẻ. Nếu giáo viên sử dụng cho trẻ đọc nhiều lần, đồng thời khuyến khích động viên trẻ đọc giống cô sẽ sửa sai được việc phát âm vần cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ của trẻ sẽ được cũng cố và phát triển.
+ Kể và đọc chuyện: Là giúp trẻ làm quen với văn học, trong khi kể tôi luôn kể đầy đủ nội dung của cốt truyện, các tình tiết của truyện và thể hiện được tình cảm, hành động của nhân vật, giọng kể đúng với từng nhân vật trong truyện, phản ánh rõ ràng lời thoại của nhân vật trong truyện. Còn khi đọc truyện tôi đọc lại nguyên văn câu truyện sau đó đàm thoại với trẻ về các nội dung cũng như những nhân vật trong cốt truyện. Nhằm giúp trẻ nhớ được nội dung truyện, trẻ bắt chước giọng kể của cô và nhập vai vào các nhân vật bằng chính ngôn ngữ nói của mình. Trước khi cho trẻ kể truyện, tôi thường cho trẻ xem tranh sau đó tôi dùng lời nói tả lại tranh, các hàng động của từng nhân vật trong tranh. Điều này sẽ giúp trẻ biết được các sự kiện, hàng động của nhân vật trong tranh. Từ đó giúp trẻ tích lũy vốn từ và học được cách thể hiện qua giọng đọc, giọng kể của cô và trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ và sự hiểu biết của mình để kể lại câu truyện. 
 Qua bài học này có tác dụng làm giàu vốn từ (đặc biệt là vốn từ nghệ thuật), phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm nghệ thuật diễn đạt bằng ngôn ngữ văn học.
Thứ tư: Phương pháp thực hành.
 	Phương pháp thực hành là trẻ phải trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp, sử dụng lời nói của mình. Với phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải chú trọng vệc cho trẻ tích cực tham gia vào sử dụng lời nói của trẻ. Từ đó sẽ giúp trẻ phát âm đúng, phát triển ngôn ngữ, cũng cố vốn từ, diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc. Thông qua đọc các bài đồng dao, bài thơ, trao đổi ngôn ngữ qua các hoạt động đóng vai theo chủ đề .
Ví dụ : Cho trẻ dọc bài đồng dao: “Lúa ngô là cô đậu nành”
Đậu nành là anh dưa chuột	
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu lúa ngô.
Lúa ngô là cô đậu nành.
Với bài đồng dao này tôi sẽ luyện cho trẻ những từ khó như “l”, “n” giúp cho trẻ phân biệt được “l”, “n” và phát âm đúng.
* Thứ năm: Phương pháp sử dụng trò chơi
Phương pháp sử dụng trò chơi là sử dụng các trò chơi để phát triển lời nói cho trẻ. Trong phương pháp này tôi sử dụng các trò chơi khác nhau để tổ chức cho trẻ nhằm mục đích phát triển các lĩnh vực ngôn ngữ (luyện phát âm, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp).
Ví dụ 1: Trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ: Trò chơi dân gian “Chi chi chành chành”
 	+ Mục đích luyện phát âm các vị trong từ, trong câu, phát âm các thanh điệu, cũng cố vốn từ, phát triển ngôn ngữ.
 	+ Cách chơi: Trong nhóm chơi (khoảng 5-6 trẻ), một trẻ xòe bàn tay (làm cái) để trẻ khác đặt ngón trỏ vào tất cả trẻ đọc lời đồng dao: 
Lời:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Trẻ vừa đọc đồng dao vừa đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay của trẻ làm cái. Đến tiếng “ ập”của câu cuối cùng thì trẻ làm cái nắm chặt bàn tay lại và tất cả phải rút ngón tay trỏ của mình ra thật nhanh. Trẻ nào rút chậm bị nắm ngón tay là thua cuộc và thay trẻ “ làm cái” xòe tay để các trẻ khác chơi.
* Tháng 09-10-11: Tôi tăng cường rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ.
Việc rèn luyện bộ máy phát âm cho trẻ là: Phát triển sự linh hoạt của lưỡi, môi, hàm dưới, răng sự chuyển động nhịp nhàng linh hoạt của bộ máy phát âm sẽ giúp cho âm thanh ngôn ngữ chuẩn hơn.
Để làm được việc này trước tiên tôi phải lựa chọn bài thơ, bài ca dao, đồng dao phù hợp với học sinh của lớp mình. Sau đó tổ chức cho trẻ đọc theo cô. Trước tiên giọng đọc của cô phải diễn cảm, nét mặt, cử chỉ điệu bộ của cô cũng rất quan trọng trong việc rèn luyện phát âm cho trẻ. Khi đọc cô phải đọc to, rõ ràng và giải thích những từ khó cho trẻ hiểu. khi trẻ phát âm sai cô phải sửa sai cho trẻ kịp thời. Điều đặc biệt là cô không nên nhắc đi nhắc lại cái sai của trẻ, không nên quát mắng hay nạt trẻ mà phải nhẹ nhàng động viên hướng dẫn trẻ.
Ví dụ: Lúa nếp là lúa nếp làng
 	 Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
 	 Luyện thở ngôn ngữ cho trẻ là luyện cho trẻ kĩ năng hít vào nhanh, ngắn và thở ra nhịp nhàng, tạo điều kiện cho khẳ năng nói các câu một cách thoải mái trong quá trình diễn đạt. Thở ngôn ngữ đúng tạo điều kiện phát âm rõ nét, giữ được cường độ nói phù hợp. Còn đối với việc luyện giọng cho trẻ là rèn luyện tính của giọng nói: Cao độ, cường độ, âm sắc. phương pháp cơ bản để luyện giọng cho trẻ là đọc và kể diễn cảm dưới nhiều cách khác nhau. Làm thế nào để rèn khả năng phát âm là trẻ phải phát âm đúng tất cả các âm vị trong tiếng việt.
Tháng 12-01-02:Tôi tăng cường sửa các lỗi phát âm của trẻ
+Nguyên nhân mà trẻ hay mắc lỗi đó là do bộ máy phát âm của trẻ chưa phát triển toàn diện. Do môi trường giao tiếp, sự nuông chiều của người lớn, tiếng địa phương của từng nơi khác nhau.
+Các lỗi trẻ thường hay mắc đó là:
Lỗi về âm đầu : Con hươu thành con hiu.
Lỗi về âm đệm : Thuyền thành tiền.
Lỗi về âm chính: khuyết thành khiết
Lỗi về âm cuối: Máy may thành máy bai
Lỗi về thanh điệu. Ghế thành nhế
 	 Để sửa lỗi phát âm cho trẻ trước tiên tôi phải sẽ cho trẻ xem tranh, vật thật . Việc sửa lỗi phát âm sai cho trẻ tôi sẽ tiến hành thường xuyên và mọi lúc, mọi nơi trong hoạt động trong ngày. Khi trẻ phát âm sai không nên nhắc lại cái sai của trẻ mà cần cung cấp ngay âm đúng và yêu cầu trẻ nói lại. 
Tháng 02-03-04-05 tôi vẫn tiếp tục rèn luyện cho trẻ về khả năng phát âm và sửa các lỗi phát âm sai của trẻ.
Ở thời gian này trẻ đã phát âm tương đối chuẩn các lỗi phát âm của trẻ cũng đã giảm hơn đáng kể. Lúc này tôi sẽ đưa các trò chơi như là : Trò chơi cái gì trong túi, con gì kêu, chiếc nón kì diệu, cái gì biến mất. để sữa những lỗi phát âm cho trẻ. Từ đó sẽ khắc phục được các lỗi phát âm sai của trẻ.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON:
Trường mầm non là nơi tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn vẹn nhân cách cho trẻ, trong đó vai trò của nhà giáo dục và hoạt động tích cực của từng các nhân trẻ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ của từng trẻ nói riêng. Song trên thực tế để g

File đính kèm:

  • docMOT_SO_PHUONG_PHAP_PHAT_TRIEN_NGON_NGU_CHO_TRE_MAU_GIAO_4_5_TUOI.doc