Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh yêu thích môn Âm nhạc lớp 1

Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của bộ môn âm nhạc đối với học sinh lớp 1 chúng ta cần quán triệt một số nhiệm vụ sau:

 + Phát triển sự ham thích, hưởng ứng say mê đối với âm nhạc ở học sinh thông qua học hát và kết hợp với gõ đệm, phụ họa cho bài hát, giúp các em có một số hiểu biết thông thường về các vấn đề về âm nhạc.

 + Phát triển thính giác nhạy cảm ở học sinh, làm cho các em biết hát đúng giai điệu, tiết tấu, hát thuộc âm điệu của bài hát phù hợp với độ tuổi và khả năng tiếp thu của các em, hát hay, hòa giọng hát cá nhân trong giọng hát chung của tập thể,có ý thức về việc hát đúng cao độ, trường độ và hát có tình cảm trong sáng.

 + Phát triển những kỹ năng ca hát và thói quen hát phổ thông, hòa mình trong mọi hoạt động tập thể, mạnh dạn thể hiện mình nhằm phát triển bản thân ngày càng được hoàn thiện hơn. Giúp các em nắm được những kỹ năng cơ bản về hát như:

- Hát đúng tư thế .

- Hát đúng giai điệu,thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát.

- Hát hòa giọng vào tập thể.

- Biết lấy hơi đúng chổ.

- Biết giữ giọng, nhã chữ rõ ràng.

- Biết giữ nhịp.

- Giúp cho học sinh có kỹ năng cơ bản về học âm nhạc.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh yêu thích môn Âm nhạc lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
--------------------------------------------------*----------------------------------------------------
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN :
 - Tên sáng kiến: “KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HÌNH THỨC HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 2 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI”
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
 - Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường tiểu học ..
 - Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm (2000 - 2000)
 - Tác giả: ..
 - Họ và tên: .
 - Năm sinh: 00/00/0000
 - Trình độ chuyên môn: .
 - Chức vụ công tác: 
 - Nơi làm việc: Trường Tiểu Học 
 - Địa chỉ liên hệ: ..
 - Điện thoại: 
 I. PHẦN MỞ ĐẦU:
“KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HÌNH THỨC HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 2 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI” 
I.1.Lý do chọn đề tài:
 Trong xã hội phát triển hiện nay nhu cầu đời sống ngày càng cao, con người luôn hướng tới một cuộc sống hoàn mỹ về vật chất lẫn tinh thần. Mà một phần tất yếu của cuộc sống góp phần giúp con người hoàn thiện về nhân cách lẫn trí tuệ đó chính là Âm nhạc.
 Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt. Nó là sự tái tạo lại âm thanh trong cuộc sống, phản ánh hiện thực của cuộc sống và nó có tác động tích cực tới đời sống con người. Từ khi chúng ta vừa cất tiếng khóc chào đời, âm nhạc đã đến với chúng ta qua lời ru êm ái ngọt ngào của mẹ, câu hò của cha. Lớn lên với những bài đồng dao và trưởng thành với điệu hò trong lao động sản xuất, những khúc tình ca vui buồn và êm dịu. Âm nhạc làm cho con người thêm tin yêu cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người, tình yêu đối với quê hương đất nước, đoàn kết gắn bó với tập thể, biết ơn những người đã hi sinh vì độc lập dân tộcÂm nhạc tác động một cách trực tiếp và sâu sắc đến lý trí, tiềm thức của con người, luôn làm cho con người hướng tới cái “chân- thiện- mỹ”.
 Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống cũng là món ăn tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động vui chơi và học tập để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
 Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc được học hát, được vỗ tay theo phách, nhip, tiết tấu, biết vận động phụ họa theo các bài hát được biết một số kiến thức về âm nhạc...Tất cả những điều đó tạo nên một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác giáo dục nhân cách làm cho các nội dung học tập ở trường tiểu học có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động học tập của trẻ.
 Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Dựa vào âm thanh chất liệu, âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn và phong phú trong việc thể hiện những rung động, cảm xúc tinh tế ở mọi tâm trạng của con người. Âm nhạc buồn hay vui, hùng tráng hay sâu lắng sẽ dấy lên những cảm xúc tương ứng bị chi phối bởi tính chất của nó.
 Đã từ lâu, âm nhạc được coi là công cụ tích cực liên kết mọi người với nhau trong việc cùng nhau trãi nghiệm cái đẹp, khẳng định những ý tưởng cao cả, cái thiện, hình thành thái độ đối với thế giới, những quan điểm, thị hiếu, lý tưởng và nhân cách con người nói chung.
Với sức biểu cảm mạnh mẽ, âm nhạc giúp con người nhìn lại quá khứ, nhìn lại để khỏi bị lạc đường, đánh mất bản thân, đánh mất nguồn gốc và những giá trị chân chính trong cuộc sống. Âm nhạc là phương tiện tinh tế nhất biểu hiện cuộc sống đời người, có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống xã hội được thể hiện trong từng  lời ru, câu hát của mẹ, trong khúc hát đồng dao của trẻ thơ, tiếng lòng thổn thức của những khúc hát giao duyên đằm thắm, là nhịp sống vui tươi qua các bài hát cách mạng hay trầm lắng qua lời ca tụng niệm, tiễn đưa các linh hồn. Tất cả đều đó là những suy tư ước vọng, những tình cảm của con người muốn thể hiện, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Nó đã được con người đón nhận và phát huy vai trò tích cực. Xin hãy tưởng tượng một thế giới không có những âm thanh du dương, trầm bổng, cảm xúc vui buồn, không đựơc thể hiện rõ ràng, con người chẳng đến với nhau để hòa đồng cùng niềm vui chung của mỗi người. Như vậy có còn là cuộc sống nữa không?
 Khoa học đã chứng minh rằng âm nhạc có khả năng kích thích não bộ của  trẻ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ và thời kỳ từ lúc sơ sinh tới mười tuổi là thời kỳ tốt nhất cho sự phát triển năng khiếu. Tuổi thơ hiếu động, sống bằng cảm tính nhiều hơn lý trí nên dễ gần với âm nhạc.
Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẫm mỹ cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách của con người mới Việt Nam. Ngoài ra nó còn là phương tiện giáo dục con người phát triển toàn diện. Vì vậy vai trò của giáo dục âm nhạc trong việc xây dựng và phát triển nhân cách con người là hết sức quan trọng.
 Âm nhạc đối với học sinh là vấn đề được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm. Trong nhà trường tiểu học với tư cách là một môn học độc lập nó không chỉ mang ý nghĩa của một hoạt động văn hóa âm nhạc mà còn tác dụng đến sự hình thành những phẩm chất, phát triển năng lực thẩm mỹ,đạo đức, trí tuệ và thể chất cho học sinh, tạo sự hình hành nhân cách cho thế hệ tương lai.
 Như vậy, âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai. Nhưng hiện nay một số không ít các bậc phụ huynh và các em học sinh xem môn âm nhạc là môn học phụ nên thái độ học tập của các em còn hời hợt và chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa nội dung bài hát cũng như vẽ đẹp nghệ thuật được thể hiện qua từng lời ca, câu hát, bài hát.
Vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “một số phương pháp giúp học sinh yêu thích môn âm nhạc lớp 1” nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của môn âm nhạc từ những buổi đầu cắp sách đến trường.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Ở đây mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài cũng là mục tiêu, nhiệm vụ của người giáo viên. Vậy mục tiêu, nhiệm vụ của chúng ta là gì? Là giúp các em hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của từng bài hát trong chương trình lớp 1, giúp các em hát đúng giai điệu, lời ca để từ đó các em thật  sự yêu thích và thích thú với những tiết học âm nhạc và cũng từ đó các em hiểu rõ hơn về những giá trị thiết thực mà âm nhạc mang lại cho cuộc sống của chúng ta. Để đạt được mục tiêu đó trước  hết giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ có thái độ ân cần, nhiệt tình, gần gũi học sinh để lớp học trở thành ngôi nhà thứ hai của các em giúp các em vững bước tự tin từ những buổi đầu cắp sách đến trường.
- Dịch vụ chuyên cung cấp các loại sổ sách giáo viên như: Sáng kiến kinh nghiệm, giáo án, sổ chủ nhiệm, đề kiểm tra, Thầy cô nào có nhu cầu xin liên hệ: 090 522 5088. Hoặc thầy cô theo địa chỉ gmail: thotinhbanme@gmail.com
 Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của bộ môn âm nhạc đối với học sinh lớp 1 chúng ta cần quán triệt một số nhiệm vụ sau:
 + Phát triển sự ham thích, hưởng ứng say mê đối với âm nhạc ở học sinh thông qua học hát và kết hợp với gõ đệm, phụ họa cho bài hát, giúp các em có một số hiểu biết thông thường về các vấn đề về âm nhạc.
 + Phát triển thính giác nhạy cảm ở học sinh, làm cho các em biết hát đúng giai điệu, tiết tấu, hát thuộc âm điệu của bài hát phù hợp với độ tuổi và khả năng tiếp thu của các em, hát hay, hòa giọng hát cá nhân trong giọng hát chung của tập thể,có ý thức về việc hát đúng cao độ, trường độ và hát có tình cảm trong sáng.
 + Phát triển những kỹ năng ca hát và thói quen hát phổ thông, hòa mình trong mọi hoạt động tập thể, mạnh dạn thể hiện mình nhằm phát triển bản thân ngày càng được hoàn thiện hơn. Giúp các em nắm được những kỹ năng cơ bản về hát như:
- Hát đúng tư thế .
- Hát đúng giai điệu,thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát.
- Hát hòa giọng vào tập thể.
- Biết lấy hơi đúng chổ.
- Biết giữ giọng, nhã chữ rõ ràng.
- Biết giữ nhịp.
- Giúp cho học sinh có kỹ năng cơ bản về học âm nhạc.
 Qua những bài hát trong chương trình lớp 1 bằng những kiến thức về âm nhạc và lòng nhiệt huyết của giáo viên chúng ta cần phân tích cho các em hiểu rõ được nội dung của từng bài mang ý nghĩa như thế nào? Và giáo dục các em điều gì?
VD: Bài Quê hương tươi đẹp với giai điệu mượt mà tác giả Anh hoàng đã vẻ nên một bức tranh phong cảnh quê hương thật đẹp có đồng lúa, có núi có rừng, có muôn ngàn lời ca vui mừng của người dân chào đón một mùa xuân mới.Tác giả đã rất khéo léo khi mượn những hình ảnh trên để giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước.
 Khác với bài hát “quê hương tươi đẹp” thì hai bài “mời bạn vui múa ca” và “tìm bạn thân” thì tác giả lại muốn đưa các em vào niềm vui của tình bạn nhằm giáo dục các em phải biết trân trọng tình bạn và từ đó giúp các em hiểu và biết  đoàn kết biết giữ gìn những tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người.
Cùng với sự kết hợp giữa xưa và nay bộ giáo dục đã đưa vào chương trình làn điệu dân ca “Lý cây xanh”  dân ca Nam Bộ và bài “Tập tầm vông” theo lời đồng dao giúp các em hiểu rõ và yêu thích những làn điệu dân ca và giáo dục các em phải biết trân trọng và giữ gìn những di tích văn hóa.
Ở bài “Sắp đến tết rồi” vừa thể hiện niềm vui của trẻ thơ trong ngày sắp đến tết vừa nói đến truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, đó là những cử chỉ thật giản dị mà cao đẹp của dân tộc Việt Nam thể hiện một nhân cách đáng quý của con người.
 Tác giả của hai bài hát “hòa bình cho bé” và “bầu trời xanh” lại rất tinh tế khi chọn những hình ảnh biểu tượng của hòa bình để giáo dục các em biết ơn những anh hùng đã hy sinh vì một bầu trời hòa bình cho các em được vui chơi và học tập để các em cố gắng học hành trở thành người chủ tương lai của đất nước góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
 Trong xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi người giáo viên phải tích cực hơn nữa về trách nhiệm và nhiệm vụ của mình đối với học sinh. Đế đưa học sinh phát triển về mọi mặt và tiến kịp với thời đại.
Qua các tiết dạy tôi muốn học sinh yêu thích môn âm nhạc hơn về các lớp lớn sau này nên tôi chọn học sinh lớp 1 là nền tảng và  sự kết hợp với những giáo viên chủ nhiệm các lớp 1 để làm đối tượng nghiên cứu.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
 - Do thời gian hạn chế nên đề tài này chỉ tập trung tìm ra một số biện pháp giúp các em hoc sinh lớp 1 yêu thích môn  âm nhạc qua các bài hát trong chương trình  âm nhạc lớp 1.
I.5. Phương pháp nghiên cứu .
Nhằm giúp học sinh yêu thích môn âm nhạc cần một thời gian dài và phải có một phương  pháp giảng dạy tốt và phù hợp với đối tượng học sinh thì mới đạt dược hiệu quả cao.
- Giáo viên phải nắm được tên tuổi, sở thích, yêu thích, và sở trường của các em  học sinh
- Giáo viên kết hợp với ban giám hiệu nhà trường
- Giáo viên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm.
- Giáo viên phải kết hợp với giáo viên tổng phụ trách đội
- Giáo viên kết hợp với bạn bè, cha mẹ học sinh.
Phần nội dung.
II.1.Cơ sở lý luận:
   Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Dựa vào âm thanh làm chất liệu, âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn và phong phú trong việc thể hiện những rung động, cảm xúc của mọi tinh tế ở mọi tâm trạng của con người. Âm nhạc buồn hay vui, hùng tráng hay sâu lắng.
        Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật cao. Âm nhạc có tầm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Là cách thể hiện giao tiếp giữa công việc và tinh thần để đảm bảo được tính năng âm nhạc không chỉ cảm nhận mà còn biết hưởng thụ và phát huy đúng tầm vóc. Trẻ em tham gia vui chơi ca hát là tự hoạt động nhận thức thế giới xung quanh. Những hình tượng qua giai điệu âm thanh của bài hát đã tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho các em phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục đạo đức lối sống tự tin cùng với bạn bè. Trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ, tôi cũng đúc rút được những kinh nghiệm trong giảng dạy, nhận thấy đa phần việc học tập và tiếp thu kiến thức của các em chưa cao. Tính tự giác thấp do đó ảnh hưởng rất nhiều đến bài dạy ở trên lớp. Đứng trước những hạn chế và thực tại đó tôi đưa ra những kiến thức cơ bản của những bài hát ở lớp 1 và kinh nghiệm về phương pháp dạy học, hướng dẫn các em học hát, nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát.
          II.2.  Trình bày thực trạng:
Thuận lợi – Khó khăn
-  Thuận lợi: Trường chỉ có một điểm trường, được sự quan tâm giúp đở của ban giám hiệu nhà trường, của bạn bè đồng nghiệp của các bậc phụ  huynh bản thân trực tiếp đứng lớp nên cũng đã tích góp được một số kinh nghiệm nắm vững các yêu cầu của bộ môn, nắm vững từng thể loại của từng bài hát, từng tiết học.
- Tham gia dự giờ tại lớp cũng như dự giờ của các bạn đồng nghiệp trong khi thao giảng ,trong các đợt tập huấn chuyên môn.thực hiện chương trình giảng dạy có đủ đồ dùng để thực hiện tiết dạy.học sinh có nề nếp thói quen trong học tập.
-  Khó khăn: Như đã nêu ở phần lí do chọn đề tài, khó khăn thứ nhất là một số phụ huynh chỉ xem môn âm nhạc là một môn học phụ nên chưa thực sự quan tâm đến sách vở, đồ dùng cũng như thái độ học tập của các em, nên việc định hướng cho các em học tốt môn âm nhạc là một vấn đề cần được quan tâm.
Năm học 2000 - 2000 tiếp tục thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng sống – giáo dục bảo vệ môi trường.năm thứ ba thực hiện công văn số 972/SGD ĐT ngày 00 tháng 0 năm 2000 về việc điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học. Do đó khi thực hiện gặp một số khó khăn trong công tác soạn giảng, truyền tải các nội dung còn lúng túng dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao.
+ Khó khăn thứ hai là: các em là đồng bào dân tộc thiểu số 100%.
+ Khó khăn thứ ba là: các em ít được tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật nên chưa thực sự yêu thích âm nhạc, chưa tạo được hứng thú khi học âm nhạc.
+ Khó khăn thứ tư là: các em vừa bước vào cổng trường tiểu học với những bài hát vỡ lòng của chương trình nên các em còn bỡ ngỡ trước trường mới, lớp mới, bạn mới, cô giáo mới và cách học mới nên các em chưa thực sự mạnh dạn trong khi học hát.
+ Khó khăn thứ năm là:ở nhà và khi tiếp xúc với gia đình, bạn bè đa số các em dùng tiếng mẹ đẻ (tiếng địa phương) nên khi lên lớp dùng tiếng phổ thông một số em dùng chưa được thành thạo, phát âm còn mất dấu rất nhiều.
+ Khó khăn thứ sáu là: sự phát triển tâm sinh lý không đồng đều, đa số các em chưa được học mẫu giáo. Gia đình của các em đa số làm nông nghiệp nên tiếp thu những thông tin truyền thông bên ngoài còn ít nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lương của học sinh.
+ khó khăn thứ bảy là: phòng chức năng âm nhạc chưa có, cơ sở vật chất còn thiếu rất nhiều.
Giải pháp, biện pháp
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Mục tiêu chính là đưa ra những giải pháp, biện pháp cụ thể, thiết thực để vấn đề nghiên cứu đạt kết quả cao.
 (Còn nữa)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_yeu_t.doc
Giáo án liên quan