Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tích cực giải toán có lời văn lớp 2 - Vũ Thị Thụy

- Nguyên nhân thứ năm : Lỗi từ phía HS, các em không thích học Toán, không có thói quen xung phong phát biểu , xung phong lên bảng thực hiện bài , chỉ thụ động chờ nhìn bài của bạn hoặc có em lại quá hiếu động, hay làm việc riêng nên không chú ý nghe hướng dẫn, sửa bài Cũng có một số HS tuy có cố gắng hết sức nhưng hiệu quả không cao do trí não bị khiếm khuyết.

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học tích cực giải toán có lời văn lớp 2 - Vũ Thị Thụy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, phép trừ ( đặc biệt có bài toán về “nhiều hơn”,”ít hơn”,liên quan đến phép cộng , phép trừ) ; học về phép nhân, phép chia sẽ có bài toán đơn làm rõ ý nghĩa của phép nhân, phép chiahay khi học về các đại lượng cơ bản, chu vi các hình, có các bài toán liên quan đến việc tính toán với các đơn vị đo đã học (m,kg,lít, đồng)
“Giải toán có lời văn”ở lớp 2 chương trình mới được tăng cường học phương pháp giải toán (cách tìm hiểu đề bài, cách giải quyết vấn đề và cách trình bày bài giải.’’. Qua giải toán có lời văn, HS được phát triển  khả năng diễn đạt(diễn đạt bằng lời nói và viết các câu lời giải, hoặc trình bày một vấn đề..]
        So với lớp 2 của chương trình cũ, cách trình bày (cách viết ) một bài giải toán được hoàn chỉnh hơn (với câu trả lời ngắn gọn mà đủ ý, với cách viết phép tính tương ứng theo quy định hợp lý và có đáp số).
       *  Nội dung giải toán có lời văn gồm có những dạng sau :
        a)Bài toán về “nhiều hơn” :
Ví dụ: Bài 1 trang 24 (SGK Toán 2)
       Hoà có 4 bông hoa, Bình có nhiều hơn Hoà 2 bông hoa. Hỏi Bình có mấy bông hoa?
        b)Bài toán về “Ít hơn”:
Ví dụ: Bài 3 trang 30(SGK Toán 2)
        Lớp 2A có 15 học sinh gái, số học sinh trai của lớp ít hơn số học sinh gái 3 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh trai?
        c)Bài toán đơn làm rõ ý nghĩa của phép nhân :
Ví dụ:Bài 2 trang 97(SGK Toán 2)
         Mỗi nhóm có 3 học sinh , có 10 nhóm như vậy. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh?
        d)Bài toán đơn làm rõ phép chia :
Ví dụ: Bài 2 trang 113
        Có 24 học sinh chia đều thành 3 tổ . Hỏi mỗi tổ có mấy học sinh ?
         e)Bài toán có liên quan tính toán với các đơn vị đo đã học:
Ví du1: Bài 3 trang 32
         Bao gạo to cân nặng 25 kg, bao gạo bé cân nặng 10kg.Hỏi cả hai bao cân nặng bao nhiêu ki-lô –gam?
 Ví dụ 2:Bài 3 trang 150
         Cây dừa cao 8m, cây thông cao hơn cây dừa 5m.Hỏi cây thông cao bao nhiêu mét?
Ví dụ 3:Bài 3 trang 43
        Thùng thứ nhất có 16 lít dầu , thùng thứ hai có ít hơn thùng thứ nhất 2 lít dầu.Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
Ví dụ 4: Bài 2 trang 164
        Mẹ mua rau hết 600 đồng , mua hành hết 200 đồng . Hỏi mẹ phải trả tất cả bao nhiêu tiền ?
       f)Bài giải toán có nội dung Hình học :
Ví dụ:Bài 1 trang 104
       Một đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng có độ dài lần lượt là 12cm và 15 cm.Tính độ dài đường gấp khúc đó.
       g)Bài giải toán có dạng không điển hình hoặc có cách giải không quen thuộc như đã học.Mục đích là giúp học sinh rèn luyện phương pháp giải toán .Ở các bài toán này , HS được đặt trong tình huống có vấn đề để tìm tòi, dự đoán cáh giải quyết.
        b/Phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2 :
         Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là đưa các phương pháp dạy học mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền thống và lấy quan điểm dạy học”Lấy học sinh làm trung tâm”.
        Phương pháp dạy giải bài toán có lời văn ở lớp 2, chủ yếu dạy HS biết cách giải bài toán, GV không làm thay hoặc áp đặt cách giải,  mà hướng dẫn để HS từng bước tự tìm ra cách giải bài toán (Tập trung vào 3 bước : Tóm tắt bài toán để biết bài toán cho gì, hỏi gì ; tìm cách giải, thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện của đề bài với phép tính tương ứng ; trình bày bài giải,  viết câu lời giải, phép tính giải  và đáp số).
       GV có thể vận dụng nhiều phương pháp trong quả trình dạy giải toán có lời văn :
        - Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
        - Phương pháp gợi mở –vấn đáp.
        - Phương pháp trực quan.
        - Phương pháp sử dụng trò chơi học tập.
        - Phương pháp tư duy.
        - Phương pháp phân tích.
 3.1.3. Thực trạng việc dạy và học dạng toán “ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính “ở lớp 2 :
       1/ Giáo viên :
     *Ưu điểm :
   Đa số GV giảng dạy nhiệt tình, dạy đúng đủ theo nội dung chương trình SGK và tuân thủ phần gợi ý trong SGV.
    *Nhược điểm :
        -GV còn phụ thuộc nhiều vào SGK,  SGV và xem đó là pháp lệnh,  cần dạy đúng , đủ theo nội dung trong sách.  GV ít cho HS sử dụng  vở bài tập Toán vì vở trình bày số liệu khác SGK dù hình thức,  dạng bài thì không lêch lạc.
        -Chưa phát huy cao tính tích cực,  sáng tạo của HS.
        2/ Học sinh :
     *Ưu điểm :
HS làm đủ các bài tập trong SGK. Làm khá tốt các phép tính cộng,  trừ,  nhân,  chia theo mọi hình thức ( tính dọc, tính nhẩm ngang ).
 *Nhược điểm :
      -Không có thói quen tóm tắt bài toán có lời văn nên HS đã lúng túng, lẫn lộn khi giải các bài có nội dung về “nhiều hơn”, “ít hơn”.
Ví dụ: Bài 3 trang 24 Toán 2
     Mận cao 95cm,Đào cao hơn Mận 3 cm.Hỏi Đào cao bao nhiêu xăng-ti-mét ?
        Ở đây, HS hay lẫn lộn :cộng thành trừ.
        -HS tóm tắt nhưng không đúng cả về nội dung lẫn hình thức hoặc đúng nhưng không rõ lắm.
Ví dụ:Bài 3 trang43
        Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ hai có ít hơn thùng thứ nhất 2 lít dầu.Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ?
       Thay vì lời giải là Số lít dầu thùng thứ hai hoặc thùng thứ hai có số lít dầu thì HS hay đặt như sau :
          +Số thùng thứ hai là : (Số lít chứ không phải số thùng)
          +Số lít dầu thùng thứ nhấtlà : (thùng thứ nhất có rồi)
          +Thùng thứ hai ít hơn là(đã biết rồi)
          +Thùng thứ nhất nhiều hơn là:( không đúng)
*Nguyên nhân dẫn đến HS không thực hiện tốt bài toán có lời văn :
- Nguyên nhân thứ nhất :  GV chưa thực sự quan tâm chất lượng HS, từ đó đã không phụ đạo ,sửa chữa kịp thời nội dung hay sai.
- Nguyên nhân thứ hai : Vì cho rằng SGK là pháp lệnh nên GV đã quá bám sát nội dung sách quên đi tình hình thực tế,  không chú ý đối tượng học thuộc  mức độ,  trình độ nhận thức như thế nào.
- Nguyên nhân thứ ba : Quy tắc bài học được GV trang bị, áp đặt sẵn hoặc liên hệ quá nhiều kiến thức đã học hay đơn điệu hoá phương pháp  mà không để HS tự chiếm lĩnh qua các thao tác thực hành ĐDHT cá nhân trong quá trình tóm tắt bài toán giải có lời văn, GV hay hỏi :
“Em hãy cho biết trong bài toán này đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm ?Ai biết giơ tay?. Khi đàm thoại như thế, thật không có gì có thể bảo đảm là cả lớp đều suy nghĩ để xác định đâu là cái đã cho?Đâu là cái phải tìm ? Bởi vì thường thường chỉ có 4,5 em thậm chí 1,2 em giơ tay xin trả lời. Do đó,  ta có thể khẳng định là trong lớp chỉ có nhiều nhất là 4,5 em suy nghĩ.
       Vì thế HS hay làm sai bài toán !
       GV còn sợ HS làm không được nên đã giảng giải và gợi ý gần hết, không hề để HS tư duy :     
- Nguyên nhân thứ tư : HS ít được luyện tập nhiều lần một dạng bài, một hình thức bài do một tiết học có hạn mà phải chuyển tải nhiều kiến thức. HS đã bị hạn chế “ quen tay “.Vì vậy,  cứ hay quên kiến thức đã học nhất là giải các bài toán có lời văn.
- Nguyên nhân thứ năm : Lỗi từ  phía HS, các em không thích học Toán, không có thói quen xung phong phát biểu , xung phong lên bảng thực hiện bài , chỉ thụ động chờ nhìn bài của bạn hoặc có em lại quá hiếu động, hay làm việc riêng nên không chú ý nghe hướng dẫn, sửa bài  Cũng có một số HS tuy có cố gắng hết sức nhưng hiệu quả không cao do trí não bị khiếm khuyết.
3.2: Những phương pháp tích cực để dạy giải toán có lời văn ở lớp 2.
      3.2.1:.Một số nội dung mà người GV cần nhớ:
       Để có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp giúp HS thực hành tốt các bài toán có lời văn ở lớp 2, GV cần nắm vững một số nội dung quan trọng :
      1/Các hình thức tóm tắt đề toán ở lớp 2 :
        Có nhiều cách tóm tắt một đề toán có lời văn nhưng ở lớp 2 chỉ nên cho HS làm quen với 2 cách tóm tắt sau :
       a)Tóm tắt đề toán bằng ngôn ngữ,  ký hiệu ngắn gọn nhằm viết tắt các ý chính , chủ yếu của đề toán.
Ví dụ:
        Lớp 2A có 29 học sinh, lớp 2B có 25 học sinh .Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh?.
         Tóm tắt 
 Lớp 2A : 29 HS                               
Lớp 2B : 25HS        HS?              
Hoặc:                 
Lớp 2A : 29 HS
Lớp 2B : 25 HS
Cả hai lớp : .HS?  
      b)Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng : dùng các đoạn thẳng để biểu thị các số đã cho, các số phải tìm , các quan hệ toán học trong đề toán.
Ví dụ:
        Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ hai có ít hơn thùng thứ nhất 2 lít dầu . Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ?
        Tóm tắt
                                 16 l                
Thùng thứ nhất:
Thùng thứ hai: 2 l
          ? l
   2/ Lời giải
        Các câu lời giải trong bài giải toán nhằm giải thích ý nghĩa cho kết quả của các phép tính giải tương ứng.
       a) Lời giải dựa vào câu hỏi của bài toán. Chẳng hạn “Vừa gà vừa thỏ có 42 con , trong đó có 18 con thỏ . Hỏi có bao nhiêu con gà?”HS chỉ việc sửa lại câu hỏi một chút là được lời giải “Số gà có là :”
        b) Dựa vào nội dung bài toán ,HS đặt lời giải với nhiều câu từ linh hoạt nhưng nội dung không thay đổi
Ví dụ: Thùng to có 45 kg đường, thùng bé có ít hơn thùng to 6 kg đường.Hỏi thùng bé có bao nhiêu ki-lô-gam đường?
                                                       Lời giải
                                          Thùng bé có số đường là :
                                          Hoặc  Số kg đường của thùng bé là :
                                          Hay Số kg đường thùng bé có là :
 3.2.2. Những phương pháp tích cực dạy giải toán có lời văn ở lớp 2 :
 a/Phương pháp tư duy :
      Mỗi đề toán giải có lời văn đều gồm có hai bộ phận : Bộ phận thứ nhất là những điều đã cho, bộ phận thứ hai là cái phải tìm.
      GV cần hướng sự tập trung suy nghĩ của HS vào những từ quan trọng của đề toán , phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán . Ở các bài toán giải lớp 2 có nội dung không phức tạp như các lớp khác nên GV cần tập cho HS tự tìm hiểu đề toán bằng cách yêu cầu HS đọc thật kĩ đề toán ( 1,2 HS đọc to, rõ ràng , số HS còn lại đọc thầm) để xác định đâu là những cái đã cho , đâu là cái phải tìm rồi lấy viết chì gạch chân trong SGK.
Ví dụ:
Cửa hàng có 13 xe đạp ,  đã bán 6 xe đạp . Hỏi cửa hàng còn lại mấy xe đạp?
 b. Phương pháp hỏi đáp:
       Khi HS đã đọc xong và một phần nào đã xác định được những nội dung trọng tâm của bài toán, GV đặt câu hỏi, cả lớp tham gia phát biểu : Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu ta tìm gì ?Song song với việc HS trả lời là GV ghi hoặc vẽ nhanh phần tóm tắt trên bảng. Nếu không kịp thời thì tác dụng của việc tóm tắt không cao. Khi HS đã được hướng dẫn vài lần cách tóm tắt thì HS sẽ tự tóm tắt vào bảng con, 1 HS lên bảng làm trên bảng , GV nhận xét,  uốn nắn nhất là số HS trung bình yếu .
Ví du 1 : Bài 4 trang 84
        Anh cân nặng 50kg, em nhẹ hơn anh 16kg. Hỏi em cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
      *Hướng dẫn tóm tắt bằng ngôn ngữ , ký hiệu ngắn gọn
GV đặt câu hỏi
HS trả lời
GV tóm tắt
Bài toán cho biết gì?
Anh nặng 50 kg
Anh: 50 kg
Bài còn cho biết gì nữa?
Em nhẹ hơn anh 16kg
Em nhẹ hơn: 16kg
Bài yêu cầu tìm gì?
Em nặng bao nhiêu?
Em: .?kg
*Hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
GV đặt câu hỏi
HS trả lời
GV tóm tắt
Bài toán cho biết gì?
Anh nặng 50 kg
Anh 50 kg
Bài còn cho biết gì nữa?
Em nhẹ hơn anh 16kg
Em  : 16kg
Bài yêu cầu tìm gì?
Em nặng bao nhiêu?
..?kg
   *Hướng dẫn tóm tắt các bài toán có lời văn có dạng không quen thuộc không điển hình theo phương pháp hỏi đáp:
Ví dụ 3:
Hoạt động
Thời gian
Học
4 giờ
Vui chơi
60 phút
Giúp mẹ việc nhà
30 phút
Xem ti vi
45 phút
   Trong các hoạt động trên , Hà dành nhiều thời gian cho các hoạt động nào?
   Sau khi học sinh nhẩm,so sánh, đánh thứ tự hoạt động chiếm thời gian từ ít đến nhiều ( giúp mẹ việc nhà,xem ti vi, vui chơi, học.)
GV đặt câu hỏi
HS so sánh- trả lời
GV tóm tắt
Hoạt đọng nào chiếm ít thời gian nhất?
Giúp mẹ việc nhà ( 30 phút)
Giúp mẹ : 30 phút
Kế đến là hoạt động nào ?
Hoạt động xem ti vi ( 45 phút)
Xem ti vi : 45 phút
Và sau đó hoạt động nào nhiều thời gian hơn ?
Vui chơi ( 60 phút )
Vui chơi   : 60 phút (1 giờ)
Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào ?
Học ( 4 giờ )
Học : 4 giờ 
       Tuy GV yêu cầu cả lớp đều phải làm việc cá nhân để tìm ra những ý trọng tâm, cốt lõi của bài toán nhưng chắc chắn sẽ có những HS không tư duy, không hoạt động , GV phải có biên pháp khắc phục ngoài việc hỏi đáp như : Kiểm tra xác suất,kiểm tra chéo, GV cần giúp đỡ HS yếu kịp thời, có thể thêm những câu hỏi phụ.
 c:Phương pháp phân tích-tổng hợp:
        HS cần suy nghĩ xem : “Muốn trả lời câu hỏi của bài toán thì cần phải biết những gì, cần phải làm phép tính gì ? Trong những điều ấy cái gì đã biết, cái gì chưa biết ? Muốn tìm cái chưa biết ấy thì lại phải biết những gì, phải làm tính gì ?Cứ như thế ta đi dần tới những điều đã cho trong đề toán  và tới đáp số của bài toán.
       Ở toán lớp 2 với mức độ đơn giản không đòi hỏi “Muốn tìm cái chưa biết ấy thì  phải biết những gì, phải làm tính gì ?”Chỉ đơn thuần là” Muốn trả lời câu hỏi của bài toán thì cần phải biết những gì , cần phải làm phép tính gì?”Nếu GV để cho một vài HS nhanh miệng trả lời “Thưa cô, em làm tính cộng ạ!” thì  sẽ không thể phát huy tiếp tính tích cực của HS. Hãy để các em tự trả lời bài làm của mình qua thực hành làm ngay sau đó.
      d: Phương pháp thực hành :
       Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng  trên lớp –GV bao quát lớp nhằm giúp đỡ số HS yếu và chú ý HS nghiêm túc khi làm bài tránh tình trạng nhìn bài của bạn. Riêng đối với số HS khó khăn trong học tập ,GV phải kèm cặp riêng chỉ yêu cầu HS đạt mức độ tối thiểu là thực hiện được đúng phép tính cũng chấp nhận được .
       Chú ý số HS đã làm xong bài cần thử lại cho chắc chắn từng phép tính, thử lại đáp số xem có phù hợp không. Cũng cần soát lại các câu lời giải xem đã đủ ý và gọn chưa?
        e: Phương pháp khai thác bài toán  , tìm lời giải hay :
        Ở chương trình Toán 2 , với nội dung đơn giản ,các bài toán chỉ có 1 cách giải duy nhất nên GV không yêu cầu HS tìm nhiều cách giải(thường dành cho HS giỏi làm ) mà GV nên cho HS nhận xét lời giải của bạn trên bảng rồi gọi đọc lời giải của một số em dưới lớp , GV cần khen động viên những em có lời giải ngắn gọn , xúc tích , hay.
        g:Phương pháp trò chơi :
        Nhằm củng cố kiến thức đã học , nâng cao kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng tính nhẩm(Những tiết luyện tập chung, ôn tập).GV có thể cho HS chơi trò chơi ) Hái hoa dân chủ.
   GV : viết sẵn một số đề toán có lời văn (đơn giản)cho  HS lên bốc thăm bài rồi đọc lên và giải miệng. Cả lớp nhận xét –Tuyên dương.
      h: Phương pháp luyện tập:
        “Trăm hay không bằng tay quen”, GV cần xem Vở bài tập in sẵn là phương tiện thuận lợi và hữu hiệu nhất để HS được luyện tập ở nhà. Đây là thời gian làm bài có hiệu quả cho những HS nhút nhát, hay bị mất tâm thế khi học ở lớp.
        Nhưng để đạt hiệu suất cao, GV phải có kế hoạch kiểm tra chặt chẽ nhằm chấn chỉnh kịp thời về nội dung cũng như hình thức bài làm và chú ý cả tác phong học tập ở nhà nữa.
      i: Phương pháp tự bồi dưỡng :
       Giáo viên hệ thống,  ghi lại đủ các hình thức bài toán có lời văn  ở lớp 2 và ghi lại những khó khăn học sinh hay mắc phải vào sổ tay .Ở mỗi sai sót của HS, GV ghi lại các  giải  pháp tương ứng.
Ví dụ cách ghi chép :
STT
Hình thức đề toán
Mẫu
HS sai sót
Khắc phục
01
Bài toán bằng lời bình thường
Anh có----có bao nhiêu tiền?
Lời giải:Số tiền
-Số anh.
Yêu cầu HS đọc kỹ đề .
02
Đề toán tóm tắt yêu cầu lập đề và giải
Anh:15 tuổi
Em:10 tuổi
Hai anh em?
tuổi
Đặt câu không trôi chảy
Luyện đặt câu .
.
Còn rất nhiều phương pháp phát huy tính tích cực của HS trong việc rèn giải toán có lời văn ở lớp 2. Ở phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin bàn đến một số phương pháp như trên.
3.3: Những biện pháp sư phạm cần thực hiện để rèn kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 2.  
 * Biện pháp thứ nhất :
       Nếu cả lớp có trình độ nhận thức không được nhạy bén ( lớp trung bình yếu ) GV nên chuẩn bị kế hoạch bài học theo hướng hoạt động tích cực ).  Đó là phải soạn bài theo hướng  tổ chức cho các em vừa quan sát, vừa thực hành bằng đồ vật cụ thể như mô hình , que tính,tóm tắt bài toángiống như các tiết 14 ,15,16( Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 ).Và như vậy,GV cũng cần dặn dò kỹ lưỡng HS nhớ đem đầy đủ đồ dùng học tập theo yêu cầu .
      Ví dụ 1 : Bao gạo to cân nặng 25kg, bao gạo bé cân nặng 10kg. Hỏi cả hai cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam.
       -HS nêu miệng – GV ghi bài giải :
Bài giải
Cả hai bao gạo cân nặng là:
25+10=35(kg)
  Đáp số:35(kg)
        Cho HS phân tích, tóm tắt để nhận ra cả hai bao gạo cân nặng tất cả số ki-lô-gam.
       Thay vì cho HS tóm tắt đề bài thì GV có thể làm như sau : GV yêu cầu HS cầm 25 que tính trên tay phải,  tay trái cầm 10 que và cho biết :  Trên cả hai tay thầy có tất cả bao nhiêu que ? HS nhẩm đếm và nêu : 35 que.
       -GV : Em tính thế nào ? HS :25 que cộng thêm 10 que thì được 35 que .
       -HS cất que tính .
       -GV giảng lại để HS nắm kĩ đề bài hơn.
      Với cách dẫn dắt như vậy sẽ không quá thấp đối với HS khá giỏi mà lại vừa sức với đối tượng trung bình yếu vừa đỡ mất thời gian,  dành thời gian cho luyện tập.
      -Nếu cả lớp đều có trình độ học tốt ngang nhau,  chỉ có một vài HS nhận thức chậm thì GV chuẩn bị kế hoạch bài học dựa theo các bước hướng dẫn trong SGV để dạy cả lớp  và sau đó  đến phần luyện tập,  GV sẽ tranh thủ hướng dẫn số HS còn chưa hiểu bài bằng cách trên ( cho HS thao tác trên mô hình hoặc que tính ).
 * Biện pháp thứ hai: Thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập ở phần củng cố trong tiết dạy Toán hoặc ở những buổi phụ đạo cho đối tượng trung bình yếu 
a)    Trò chơi “ Tiếp sức”
       -Chia 2 nhóm , mỗi nhóm 5 em.
       -Nêu luật chơi:
   + GV đọc đề .
   + Em thứ nhất của mỗi nhóm ghi lại đề .
   + Em thứ hai ghi tóm tắt.
        + Em thứ ba  ghi lời giải.
   + Em thứ tư lập phép tính.
   + Em thứ  năm   tính ra kết quả.
 Nhóm nào xong trước, nhóm đó thắng.
Ví dụ:
GV đọc : Em thứ nhất ghi : Lớp 2A có 29 học sinh, lớp 2B có 25 học sinh .Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh?
      Em thứ hai ghi tóm tắt.
   Tóm tắt:
        Lớp 2A : 29HS
        Lớp 2B : 25HS                                   
       Cả hai lớp : HS?
      + Em thứ ba  ghi lời giải.Cả hai lớp có số học sinh là.
 + Em thứ tư lập phép tính. 29+25
 + Em thứ  năm  tính ra kết quả. 54
     Trò chơi được làm nhiều lượt , cần để HS trung bình yếu và số HS nhút nhát tham gia đầy đủ.
 Tác dụng của trò chơi :
 +Cả lớp sẽ chú ý các bạn đang thi đua nhau làmbài trên bảng ( kể cả số HS cá biệt), các em cảm thấy hứng thú và  sẽ  tham gia giải bài tích cực.Từ đó , các em sẽ hiểu bài và nhớ bài học hơn .
 +Tập cho các em có thao tác nhanh , chính xác.
 + Thể hiện tính đồng bộ , đoàn kết .
    b) Trò chơi” Đố bạn” hoặc”Đố vui để học “.
       - Chia 2 dãy bàn HS thành 2 nhóm .
       - Luật chơi :
  + 1 em bất kỳ trong dãy bàn phía trái đặt câu hỏi( có nội dung “Tìm thành phần chưa biết”).
       + 1 em bất kỳ trong dãy bàn phía phải tính nhẩm trả lời.  Nếu trả lời đúng ,tuyên dương,  có quyền đặt câu hỏi ngược lại.
Ví dụ :
       + Dãy thứ nhất hỏi : Có 23 cái kẹo bớt đi 7 cái vậy còn lại bao nhiêu cái kẹo?
        + Dãy thứ hai trả lời : Còn lại 16 cài kẹo.
       - Trò chơi được tiến hành nhiều lượt , không hạn chế mức độ và phép tính .
       - Thỉnh thoảng GV nên gợi ý nhóm trả lời 1 số câu hỏi phụ để củng cố mối tương quan giữa các phép tính.
Tác dụng :
      + Tập vận dụng nhanh trí não để tiếp thu lời nói và hiểu ,ứng xử chính xác.
      + Vui mà học sẽ nhớ lâu.
        Tóm lại ,“ Chơi mà học – Học mà chơi”, HS hứng thú , tư duy được kích thích hoạt động,từ đó kiến thức khắc sâu hình thành kỹ năng “Tìm thành phần chưa biết trong các phép tính” .
* Biện pháp thứ ba : Cần cho HS được luyện tập nhiều lần dạng hình thức bài tập để rèn chắc kỹ năng.
        Muốn vậy, sau khi làm hết số bài tập trong SGK ở lớp, cần dặn dò HS làm thêm một số bài tập tương ứng trong cuốn vở bài tậpToán . Chính việc làm bài tập ở nhà đã giúp cho các em nhút nhát , chậm chạp nắm vững bài học và làm chính xác hơn ở lớp.
Ví dụ :
       Bài “ Bảng chia 4“ ( SGK trang 118)
      - Ở SGK có 3 bài luyện tập:bài t

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_gi.doc