Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn học sinh yếu môn toán lớp 2
1.Tên sáng kiến: " Một số kinh rèn học sinh yếu môn toán lớp 2”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3.Tác giả: Phạm Thị Lập
Ngày, tháng, năm sinh: Ngày 03/03/1970
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Lê Ninh .
Số điện thoại : 0984403577
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường tiểu học Lê Ninh
Số điện thoại : 03203.823.181
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường Tiểu học Lê Ninh - Kinh Môn – Hải Dương .
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất trường lớp, bàn ghế, đồ dùng dạy học.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu : Giữa tháng 9/2015 đến cuối tháng T2/2016
iếng, không thể tập trung vào bất cứ việc gì cho đến đầu đến đũa. Trong lớp, thay vì nghe giảng bài, Adam Khoo không nhìn ra cửa sổ mơ màng chuyện đâu đâu thì cũng vẽ nguệch ngoạc trên giấy, chọc phá bạn bè và kết quả thi rớt hầu hết các môn học. Thầy cô giáo liệt Adam Khoo là hạng “ngu lâu khó đào tạo” và than phiền về việc Adam Khoo “không có khả năng tập trung”. Đâu chỉ có thế, sau khi dính vào khá nhiều vụ đánh nhau và vi phạm kỷ luật trong trường, Adam Khoo còn bị đuổi học vào năm chín tuổi (lúc Adam Khoo đang học lớp ba). Mẹ Adam Khoo phải cày cục mãi mới xin được cho Adam Khoo vào học ở một trường khác (trường tiểu học Ngee Ann), nhưng Adam Khoo vẫn “chứng nào tật ấy”, tiếp tục “xơi ngỗng” trong các kỳ thi, tiếp tục bị gọi lên phòng giám thị nghe mắng . Trong kỳ thi cuối cấp tiểu học (Primary School Leaving Exams – PSLE), điểm thi của Adam Khoo xấu đến nỗi cha mẹ Adam Khoo vác học bạ đến xin học ở đâu là y như rằng bị từ chối ở đấy (sáu trường cả thảy). Chả ai muốn nhận một học sinh lười biếng và dốt nát như vậy. Cuối cùng, Adam Khoo buộc phải vào một ngôi trường mà không ai biết tới. Đó là một trong những trường ở Singapore có thứ tự xếp hạng cao nhất “từ dưới đếm lên” vào thời điểm đó. Mặc dù được cả thầy cô trực tiếp giảng dạy lẫn thầy hiệu trưởng tận tâm giúp đỡ nhưng Adam Khoo vẫn “ngựa quen đường cũ”, chỉ khoái đàn đúm với lũ trẻ giống Adam Khoo: thích trốn học đi chơi, điểm số tốt xấu gì cũng mặc kệ. Đám bạn Adam Khoo lúc bấy giờ chẳng đứa nào dám mơ vào trung học chứ đừng nói gì đến ngưỡng cửa đại học. Phần lớn đều nghĩ, may mắn lắm mình mới học xong trung học cơ sở rồi nhờ vào vận số xem có được nhận vào học ở một trường trung học dạy nghề nào đó không. Tuổi thơ cùng với những kinh nghiệm này đã hình thành và ấn định trong Adam Khoo một thái độ và niềm tin tiêu cực rằng: Adam Khoo, trời sinh ra đã dốt nát, biếng học ham chơi. Quả thật học hành sao mà khó khăn với Adam Khoo đến thế. Chắc bạn cũng đoán ra, Adam Khoo liên tục nhận điểm kém và xếp hạng 156 trong tổng số 160 học sinh toàn khối. Đời Adam Khoo chỉ bắt đầu thay đổi khi cha Adam Khoo (trong nỗi tuyệt vọng ghê gớm) đã quyết định làm một việc mang ý nghĩa “còn nước còn tát” là đăng ký cho Adam Khoo vào học các chương trình về động lực cuộc sống dành cho thiếu niên. Thông qua những chương trình này, lần đầu tiên Adam Khoo được biết một sự thật rằng: tất cả chúng ta đều sở hữu não bộ với những khả năng hầu như vô tận, nhưng thành công chỉ đến với những người có cách nghĩ đúng đắn, niềm tin vào bản thân và nắm được các phương pháp học tập hiệu quả. Cũng nhờ khóa học này, Adam Khoo như tái sinh thành một học sinh người khác: có niềm tin mới mẻ vào bản thân và cùng với nó là những động lực vươn lên trong cuộc sống. Cứ như thể Adam Khoo vừa chạm vào cây đũa thần và biến hóa thành người khác. Thông qua những khoá học ngắn hạn và rất nhiều quyển sách Adam Khoo đã đọc ngấu nghiến, Adam Khoo như bừng tỉnh và nhận ra rằng Adam Khoo đang nắm trong tay chìa khóa mở cánh cửa dẫn tới thành công, như Adam Khoo hằng mơ ước từ tận đáy lòng mà không dám thú nhận dù với chính mình. Chí hướng đầy quyết tâm và phơi phới đi lên trong thằng bé 13 tuổi ấy bắt tay vào công việc hoạch định cho tương lai. Adam Khoo bắt đầu áp dụng các kỹ thuật học tập như “Học Bằng Cả Não Bộ” (Whole Brain Learning), “Kỹ thuật Trí Nhớ Siêu Đẳng” (Super Memory Techniques) và “Cách Đọc Nhanh” (Speed Reading). Dần dần, thông qua việc chăm chỉ rèn luyện các phương pháp học tiên tiến này, Adam Khoo bắt đầu nhận ra rằng thật ra Adam Khoo cũng giỏi giang như bất kỳ ai. Thậm chí thông qua học sinh đường tự học, tự đào luyện, Adam Khoo có thể có những thành tích vượt trội hơn cả những học sinh giỏi nhất trường. Tại sao không?! Trong tâm trạng hào hứng cao độ với những viễn cảnh tươi sáng sau một phát hiện mang tính đột phá như thế, đứa trẻ 13 tuổi ấy còn đặt ra một số mục tiêu không tưởng (đối với một học sinh vốn “đội sổ” trong trường như Adam Khoo). 1. Vươn lên trở thành học sinh xuất sắc nhất ngôi trường Adam Khoo đang học 2. Đậu vào trường Trung Học Victoria – một trong ít trường danh giá nhất Singapore 3. Đậu vào khoa Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại Học Quốc Gia Singapore (National University of Singapore – NUS – luôn nằm trong top 50 trường đại học hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua) 4. Kiếm được một triệu đôla đầu tiên vào năm 26 tuổi – một mục tiêu mà ngay cả những học sinh tài giỏi nhất cũng không dám mơ tới Adam Khoo toàn tâm toàn ý cho các mục tiêu cao vời của mình, và dĩ nhiên Adam Khoo lao vào học – cực kỳ chăm chỉ và vất vả – như để bù lại quãng thời gian đã mất. Bên cạnh đó, việc áp dụng tất cả các phương pháp học tiên tiến một cách thành thạo (kỹ thuật ghi nhớ, cách đọc nhanh, lập Sơ Đồ Tư Duy, ứng dụng lý thuyết vào thực hành, kỹ thuật thi cử,) vào tất cả môn học cũng giúp Adam Khoo rất nhiều trong việc nhanh chóng bắt kịp bạn bè. Sau mấy năm cố công gắng sức, mọi nỗ lực của Adam Khoo đã được đền bù một cách hậu hĩnh. Từ một học sinh dốt nhất trường, Adam Khoo leo lên đứng nhất trường với bảy điểm mười tuyệt đối trong kỳ thi tốt nghiệp cấp hai, và được nhận vào trường Victoria danh tiếng (như mục tiêu Adam Khoo đã đề ra). Mấy năm sau, Adam Khoo lại đạt toàn điểm mười trong kỳ thi tốt nghiệp cấp ba. Thành tích này giúp Adam Khoo đạt được mục tiêu thứ ba của mình: đậu vào trường NUS, khoa Quản Trị Kinh Doanh. Tại NUS, Adam Khoo vẫn tiếp tục sử dụng các phương pháp đã ứng nghiệm với mình, và bao giờ cũng có mặt trong danh sách 1% sinh viên xuất sắc nhất trường. Adam Khoo cũng là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia chương trình Phát Triển Tài Năng của NUS. Adam Khoo hoàn thành chương trình đại học bốn năm với bằng cử nhân danh dự chỉ trong vòng ba năm. Và trong suốt ba năm đó, Adam Khoo lúc nào cũng nằm trong tốp sinh viên giỏi nhất trường. Bên cạnh đó,giáo viên kể cho các em nghe về gương vươn lên trong học tập khác. Đó là cậu bé Nguyễn Ngọc Ký: Năm lên 4 tuổi, gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa. Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2. Qua đây, các em hiểu được những người khuyết tật, khi có quyết tâm vẫn làm được điều kì diệu. Vậy chúng ta là người bình thường, nếu chịu khó chắc chắn sẽ học tốt hơn. Bên cạnh đó giáo viên kể cho học sinh nghe một số gương vươn lên trong học tập ngay trong trường mình để các em thấy không có bạn nào yếu, chỉ vì chúng ta không chịu khó vươn lên mà thôi. “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”. Cô xem lớp mình sẽ có em nào làm được như các bạn, cô và lớp mình sẽ có thưởng cho bạn ấy Và điều không kém phần quan trọng là giáo viên phải luôn gần gũi, là điểm tựa đáng tin cậy của các em học sinh. Cần giúp học sinh xác định đúng động cơ thái độ học tập: Học là để có kiến thức, để làm người, để chiếm lĩnh tri thức của loài người, biến kiến thức đó thành kiến thức của mình, học để lập thân, lập nghiệp nhằm phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Có như vậy học sinh mới tự giác học tập, chăm chỉ học tập, cố gắng vươn lên. Khơi dậy và nuôi dưỡng lòng tự trọng, sự tự tin của học sinh. Lòng tự trọng là cách mà một người nghĩ và tin rằng mình có năng lực và xứng đáng nhận được sự quý trọng và yêu thương của những người xung quanh. Nhìn chung lòng tự trọng khiến trẻ có cảm giác hài lòng phấn khởi, tự hào về bản thân mình, và đó là tiền đề thúc đẩy chúng đạt kết quả tốt hơn. Trẻ có lòng tự trọng thường là những người đứng ra giải quyết vấn đề, chứ không phải là người tạo ra vấn đề. Những đứa trẻ có lòng tự trọng cao cảm thấy chúng luôn nhận được tình yêu thương từ người khác và cũng biết quý trọng bản thân mình, một điều hoàn toàn khác với lối sống ích kỉ tự cho mình là trung tâm của vũ trụ của một số kẻ tự đề cao bản thân quá đáng. Những đứa trẻ có lòng tự trọng bao giờ cũng tin tưởng vào khả năng của mình với tinh thần Tôi có thể làm được. Để khơi dậy và nuôi dưỡng lòng tự trọng ở trẻ thì tất cả năm nhu cầu cảm xúc như: được yêu thương, được chấp nhận, cảm thấy mình quan trọng, được công nhận và có sự độc lập đều phải được thỏa mãn. Tất nhiên bể yêu thương trong lòng chúng bao giờ cũng phải tràn đầy. Khi một đứa trẻ cảm thấy nó luôn sống trong tình yêu thương chan chứa, nó sẽ học được cách yêu thương bản thân mình đúng nghĩa và sẽ muốn làm những việc tốt nhất cho bản thân. Chúng sẽ có khuynh hướng đặt ra mục tiêu cao, ý thức được giá trị của mình, có tinh thần dám nghĩ dám làm và không ngại việc có thể vấp phải sai lầm. Với thái độ Tôi sẽ làm được chúng có đủ tự tin để làm việc gì cũng làm hết sức mình. 4.5. Giáo viên lập kế hoạch cụ thể, chi tiết phụ đạo cho từng học sinh yếu môn Toán Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết phụ đạo cho từng học sinh yếu môn Toán là điều cần thiết để theo dõi và rèn luyện các em. Qua đó giáo viên đánh giá được kết quả rèn luyện của học sinh mình trong từng thời gian ngắn. Nếu học sinh chưa có sự tiến bộ, chúng ta có thể thay đổi biện pháp rèn luyện hoặc tăng cường thêm một số biện pháp khác. Ta không nên nóng vội, rèn học sinh yếu không chỉ một ngày, hai ngày,mà cả một thời gian dài. Tùy theo đối tượng học sinh yếu của lớp mình phụ trách để chúng ta lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu. Ví dụ: Chúng ta có thể lập bảng theo mẫu sau: STT Họ và tên HS Con ông(bà), nơi ở Kiến thức toán yếu Nguyên nhân Mức độ tiến bộ 1 Nguyễn Văn Long Nguyễn Văn Bình Tất cả các kiến thức Do lúc 5 tuổi bị ngã chấn thương ở đầu Tháng 9 Tháng 10 2 Vũ Quang Minh Vũ Văn Tuấn Tất cả các kiến thức Không tập trung Tháng 9 Tháng 10 3 Lê Văn Nhân Lê Văn Quân Tất cả các kiến thức Tiếp thu chậm Tháng 9 Tháng 10 4 Hoàng Trung Hiếu Hoàng Văn Dũng Tất cả các kiến thức Tiếp thu chậm Tháng 9 Tháng 10 5 Vũ Minh Tiến Vũ Vũ Văn Tuấn Giải toán có lời văn Tiếp thu chậm Tháng 9 Tháng 10 4.6. Đổi mới phương pháp dạy học - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. Việc đổi mới cần gắn với khai thác, sử dụng thiết bị giáo dục trên cơ sở bám sát nội dung sách giáo khoa, yêu cầu bộ môn về chuẩn kiến thức kĩ năng. - Đổi mới phương pháp dạy học, phải đổi mới từ khâu soạn giảng, quá trình lên lớp, đến kiểm tra đánh giá. Bài soạn thực sự là bản thiết kế để giáo viên thực hiện trong giờ dạy, kèm theo bản thiết kế là sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết cho giờ dạy.Ở mỗi bài dạy cần: + Xác định đúng, đủ mục tiêu bài học theo đặc điểm từng dạng bài. + Cải tiến hình thức tổ chức hoạt động để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. + Hệ thống kiến thức phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức, cần giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài + Mỗi bài học cần xây dựng một số câu hỏi then chốt nhằm khai thác những kiến thức trọng tâm của bài. + Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả tiết dạy. - Trong giờ học sinh phải được làm việc tham gia chiếm lĩnh kiến thức mới. Để thực hiện tốt vấn đề này giáo viên cần quan tâm tới các đối tượng học sinh, đặc biệt với học sinh yếu kém. Dạy học sinh cách học trong đó có phương pháp tự học là yêu cầu bắt buộc luôn phải đặt ra trong mỗi giờ lên lớp. - Lồng ghép dạy kiến thức với bù lấp kiến thức hổng cho học sinh và dùng kiến thức mới để soi sáng, củng cố kiến thức mà học sinh đã học trước đó. - Xây dựng hệ thống bài tập trong giờ học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. ( Giáo án minh học: Phụ lục 1) 4. 7.Thực hiện tốt công tác giảng dạy đối với đối tượng học sinh yếu 4.7.1. Đối với học sinh yếu môn toán do hổng kiển thức cơ bản Học sinh yếu môn Toán do hổng kiến thức cơ bản, các em khó có thể tiếp thu những kiến thức mới. Chính vì lẽ đó mà dẫn đến các em sẽ ngại học hay nói khác hơn là lười học, yếu lại càng yếu hơn. Đối với học sinh hổng kiến thức cơ bản không nắm được kiến thức ở lớp dưới thì tôi luôn quan tâm đặc biệt hơn. Trong bài giảng tôi chú ý đến các em nhiều hơn, vừa truyền thụ kiến thức mới, tôi vừa ôn kiến thức cũ cho học sinh. Trong tiết dạy tránh tình trạng giáo viên để học sinh yếu, hổng kiến thức cơ bản ngoài lề tiết học. Trong một tiết học, phần bài tập, giáo viên phân ra từng đối tượng học sinh. Những kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức và kĩ năng, cả lớp phải hoàn thành. Khuyến khích học sinh khá, giỏi làm tất cả bài tập. Cần quan sát, quan tâm, hướng dẫn các em yếu để các em hoàn thành bài. Nếu không kiểm tra có thể các em sẽ không làm bài tập. Đối với đối tượng này, khi giáo viên dạy bài mới, giáo viên cần có câu hỏi phù hợp để gợi mở cho các em nhớ lại kiến thức để trả lời. Khi làm các bài tập mà kiến thức có liên quan lớp dưới, giáo viên cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ. Ví dụ: Khi học sinh làm bài tập 3- Tiết 17: 49 + 25. Với bài này học sinh không làm được thì chứng tỏ học sinh không biết viết câu trả lời và cách trình bày một bài toán có lời văn. Giáo viên cần hướng dẫn các em chọn phép tính “cộng” dựa vào từ “Hỏi cả hai”; Dựa vào câu hỏi viết câu trả lời bằng cách: Bỏ từ “ Hỏi”; thay từ “ bao nhiêu” bằng từ “ số”; thay dấu hỏi chấm bằng từ “ là”. Cho học sinh nêu miệng nhiều lần trước khi làm bài. “ Cả hai lớp có số học sinh là:”. Sau đó cho các em lên bảng viết câu trả lời. Nhiều tiết như vậy, dần các em sẽ nắm được cách viết câu trả lời khi giải toán. Nói chung học sinh hổng kiến thức ở đâu thì giáo viên phải ôn tập, bổ sung ở đó. Giáo viên phải hệ thống kiến thức theo chương trình. Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã qua. Giáo viên cần đầu tư thời gian nhiều hơn để giúp đỡ những đối tượng này. 4.7.2. Đối với học sinh học yếu môn Toán do ham chơi, chưa nhận thức được vai trò học tập. Những học sinh rơi vào tình trạng trên thường các em không học bài, không làm bài, thường xuyên để quên sách giáo khoa, vở ở nhà, vừa học vừa chơi, không tập trung,Để các em có hứng thú học tập, giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học mới. Xếp các em ngồi bàn trên, ngồi cùng các em chăm học, ngoan. Thường xuyên theo dỏi nhắc nhở, tuyên dương khi các em hoàn thành bài. - Ngoài ra, GV cần tổ chức các giờ dạy gây hứng thú cho học sinh như tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin, tiết dạy có tổ chức các trò chơi cho HS. Ví dụ: Dạy bài: Tiết 27: 47 + 5 ( Toán lớp 2) Phần củng cố, tổ chức trò chơi: Ong đi tìm nhụy Mục đích : + Rèn tính tập thể + Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia 22 63 99 71 44 * Chuẩn bị : + 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm. + 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm 17 + 5 37 + 7 57 + 6 67 + 4 87 +2 + Phấn màu * Cách chơi : + Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em ( có học sinh yếu). + Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi. Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các em giúp, các em có giúp được không ? - 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng. * Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học: 87 + 2 + Tại sao chú Ong không tìm được đường về nhà ? + Phép tính "87 + 2" có kết quả bằng bao nhiêu ? + Muốn chú Ong này tìm được đường về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ? Qua tổ chức trò chơi tôi nhận thấy các em rất thích học. - Ngoài ra giáo viên cần phối hợp thật tốt với các tổ chức trong trường như: Chuyên môn của trường, tổ khối, cô TPTĐ, sao đỏ, cán bộ lớp để thường xuyên kiểm tra nhắc nhở . - Cho những bạn ngoan thường xuyên chơi với những đối tượng học sinh này nhằm giảm thiểu tối đa việc ham chơi của HS . - Giáo viên cần phải trao đổi trực tiếp đến từng đối tượng học sinh bằng lời nói, cử chỉ, mệnh lệnh thật thuyết phục đến các em. Ví dụ: Giáo viên dùng lời nói nhỏ nhẹ, giải thích cho các em nắm được tầm quan trong của việc học. Cho các em biết không có em nào kém cả, chỉ vì các em không chú ý và không chăm học thôi, Nếu chăm học, mình cũng “ Tài giỏi” như bạn. Kể cho các em các gương vươn lên trong học tập. Cho các em hiểu được: “Học phải đi đôi với hành.”. Cần chăm chỉ học tập, hoàn thành kiến thức cơ bản trong tiết học. Có như vậy, các em mới nắm được kiến thức lâu và tiếp thu các kiến thức mới tốt được. - Giáo viên cần phải tạo cho các em một niềm tin : “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” bằng cách giáo viên cho những đối tượng này tham gia các hoạt động phong trào có ích như : văn nghệ, TDTT, các trò chơi dân gian, các hoạt động khác do nhà trường, Đội, lớp tổ chức. - Bên cạnh phương pháp giáo dục trực tiếp đến từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần phải phối hợp phương pháp giáo dục tập thể. Dùng dư luận của tập thể tác động đến đối tượng này, xây dựng dư luận tập thể lành mạnh thành khối đoàn kết, với phương châm : “Sống có trách nhiệm”, thiết lập mối quan hệ tốt giữa các thành viên, khêu gợi động lực học tập của học sinh vì danh dự tập thể mỗi thành viên tự giác điều khiển hành vi của bản thân. Ví dụ : Giáo viên động viên học sinh bằng lời khen ngợi thường xuyên ở vở từng cá nhân học sinh sau mỗi tiết học. Tuyên dương, thưởng cho cá nhân, cho các nhóm, tổ vào mỗi tuần. Có như vậy các thành viên trong tổ mới động viên, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để giữ gìn truyền thống. Còn các thành viên ở tổ khác sẽ cố gắng học tập để đạt kết quả tốt như tổ bạnChính dư luận là dấu hiệu quan trọng nhất đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của tập thể trong đó có sự tiến bộ của các đối tượng học sinh yếu môn toán. 4.7.3 Đối với học sinh tiếp thu bài kém: - Với những HS tiếp thu bài kém khi giảng bài GV nên giảng chậm và kĩ hơn để cho HS tiếp thu. Khi làm bài tập GV nên đến tận nơi để giúp đỡ các em, những em yếu chưa tiếp thu kịp bài giảng GV phải giảng lại cho các em nắm được bài. Thường xuyên kiểm tra bảng cộng, trừ, nhân, chia. Khi các em còn lúng túng chưa biết cách giải, có thể cho các em thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải. 4.7.4 Đối với những em yếu về các phép tính nhân, chia, cộng, trừ: - Khi soạn giáo án GV phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh . - Trong quá trình dạy bài mới GV nên sử dụng các phương pháp phù hợp với đối tượng HS trong lớp. - Khi chúng ta thay đổi nhiều hình thức và phương pháp như thế thì các em sẽ hứng thú trong học tập . - Ở lớp 2 giáo viên nên luyện kĩ các bảng nhân, chia cho các em và cho các học thuộc các bảng nhân, chia và thường xuyên ôn tập các bảng cộng, trừ ở lớp 2 để các em áp dụng vào làm bài tập. Với những em yếu thì không thể bắt buộc các em học thuộc một cách nhanh chóng được mà giáo viên nên yêu cầu các em học thường xuyên ở nhà, ở lớp( 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi, tiết toán ôn, sinh hoạt ngoài giờ,). Ví dụ: Khi truy bài đầu giờ tôi thường hay gọi HS yếu lên bảng đọc thuộc các bảng nhân, chia, cộng, trừ, hỏi lại các em các kiến thức cần ghi nhớ để củng cố kiến thức cho các em. Giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh cách học, không nên để các em yếu học thuộc lò
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_hoc_sinh_yeu_mo.doc