Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4,5 tại trường Tiểu học Lũng Cao II

Phần lớn các bài tập đọc (bài văn, bài thơ, kịch, truyện, ca dao, tục ngữ) đưa vào chương trình sách Tiếng Việt 4,5 đều phù hợp với lứa tuổi và vừa sức đối với học sinh. Hệ thống bài học được nâng dần từ dễ đến khó. Các bài được tuyển chọn vào chương trình phần lớn là viết cho thiếu nhi có chất lượng cao về nghệ thuật, được sắp xếp theo ( hai tập ) Lớp 4: gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm học trong 3 tuần ( trừ chủ điểm Tiếng sáo diều ở tập 1 học trong 4 tuần ) .Tập một gồm 5 chủ điểm ,học trong 18 tuần :Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều .Tập hai gồm 5 chủ điểm ,học trong 17 tuần :

 - Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống.

Lớp 5: Được sắp xếp theo mười chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Nếu như ở các lớp dưới, chủ điểm học tập được xoay quanh những lĩnh vực rất gần gũi với học sinh như gia đình, trường học, thiên nhiên và xã hội thì ở lớp 4,5, chủ điểm là những vấn đề đời sống tinh thần của con người như tính cách, đạo đức, năng lực ,sở thích,.Trình bày rõ kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, đảm bảo tính khoa học, hệ thống và dễ hiểu đối với học sinh Tiểu học. Số lượng các bài tập đọc phong phú, đa dạng, hay về nội dung, hấp dẫn về hình thức, có hiệu quả thiết thực và được sắp xếp hợp lý nhằm giúp cho giáo viên và học sinh dễ dạy, dễ học.

 

doc20 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4,5 tại trường Tiểu học Lũng Cao II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g văn bản.
 Biện pháp 5: Giúp học sinh hiểu và cảm thụ tác phẩm để tìm giọng đọc cho toàn bài:
 Trước hết giáo viên cần cho học sinh tiếp xúc với tác phẩm, tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của tác giả và vị trí của bài văn, bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Tiến tới phân tích tìm hiểu văn bản, ngữ nghĩa, thủ pháp nghệ thuật, bố cục gồm mấy phần? Kết cấu như thế nào? Nội dung và chủ đề chứa chất lý lẽ, tư tưởng tình cảm gì? Thái độ, hành động, tính cách của nhân vật, tiến triển của sự việc có mối liên hệ ra sao với hoàn cảnh tâm lý xã hội với điều kiện sống thực tại của mỗi con người. Sau khi giáo viên đã giúp học sinh làm rõ những câu hỏi trên thì chuyển qua đàm thoại bằng các câu hỏi gợi mở để tìm ra những yếu tố chính, từ đó học sinh sẽ xác định được cảm xúc của bài: vui, buồn, tự hào, thiết tha, trang nghiêm, sâu lắng, ngợi ca... nhịp điệu của bài: Nhanh, hơi nhanh,chậm, hơi chậm... Có hiểu được nội dung tư tưởng của tác giả thì mới xác định được giọng đọc toàn bài ( nếu là đọc thơ phải chú ý đến tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ ca tức là chất nhạc của thơ, tránh dừng lại máy móc cuối mỗi dòng).
 Ví dụ: qua tìm hiểu bài thơ “Truyện cổ nước mình”( Trang 19 – TV4- Tập 1), học sinh nắm được nội dung chính của bài là: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. Học sinh đã nắm được các hình ảnh, các từ ngữ, chi tiết đẹp, những biện pháp nghệ thuật đã sử dụng trong bài thơTừ đó, học sinh sẽ tìm được giọng đọc toàn bài đọc với giọng tự hào, trầm lắng phù hợp với âm điệu, vần nhịp với từng câu thơ lục bát. 
 Tôi yêu truyện cổ nước tôi
 Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa 
 Thương người / rồi mới thương ta
 Yêu nhau / dù mấy cách xa cũng tìm
 Như vậy, hiểu nội dung văn bản là rất quan trọng để luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm.
 Biện pháp 6: Rèn kỹ năng đọc đúng ngữ điệu:
Sắc thái giọng đọc:
 Sắc thái giọng đọc là sự thể hiện những nét khác nhau của thái độ tình cảm, tính cách của con người thông qua giọng đọc như: trang trọng, vui tươi, nhí nhảnh,nhẹ nhàng, hóm hỉnh, gay gắt châm biếm, buồn rầu, bực tức. Đối với học sinh lớp 4,5 thì khi đọc diễm cảm sắc thái giọng đọc chỉ đặt ra sau khi tìm hiểu từng phần hoặc toàn bộ nội dung bài giáo viên không nên “chỉ thị”cho các em về giọng đọc buồn hay vui đoạn văn, bài văn. Sự diễn cảm chỉ đạt được tính chất thật, sinh động và phong phú khi giáo viên gợi được ở học sinh khả năng truyền đạt cho người nghe những điều mà các em đã học. Việc ấy chỉ có thể thực hiện được với điều kiện là các em nhận thức sâu sắc nội dung và biết lựa chọn cách diễn đạt thích hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giọng đọc của mỗi tác phẩm thường mang một sắc thái riêng biệt, đó là kết quả của việc tìm hiểu và cảm thụ của học sinh. Trong một bài thơ, bài văn giọng đọc của đoạn này có âm sắc khác giọng đọc của đoạn kia, lời của nhân vật này đọc lên âm sắc khác với lời nói của nhân vật khác, ta có thể thấy rõ điều đó qua ví dụ sau:
 Ví dụ: Khi học sinh đọc diễn cảm lời đối thoại của các nhân vật trong bài “Thái sư Trần Thủ Độ” TV5 – tập 2 như sau:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến ông mới tha cho): câu giới thiệu về Trần Thủ Độ - đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng. Chuyển giọng hấp dẫn khi kể sự kiện Trần Thủ Độ giải quyết việc một người được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương. Câu nói của Trần Thủ Độ (Ngươi có phu nhân xinphải chặt một ngón chân để phân biệt.) -đọc với giọng nghiêm, lạnh lùng.
- Đoạn 2 (từ Một lần khác đến Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.): lời Linh Từ Quốc Mẫu ấm ức; lời Trần Thủ Độ - ôn tồn, điềm đạm.
- Đoạn 3 (phần còn lại): lời viên quan tâu với vua – tha thiết; lời vua – chân thành, tin cậy; lời Trần Thủ Độ – trầm ngâm, thành thật, gây ấn tượng bất ngờ về cách ứng xử của Trần Thủ Độ.
 2. Đọc đúng chỗ ngắt:
 Trong văn bản, những dấu câu thể hiện chỗ ngắt giọng khi đọc. Vì vậy giáo viên phải lưu ý học sinh khi đọc phải ngắt giọng ở các dấu câu ( Ngắt giọng lôgic). Dấu phẩy phải thể hiện bằng chỗ ngắt hơi; sau dấu chấm nghỉ hơi lâu hơn 2 lần so với ngắt hơi sau dấu phẩy; sau dấu chấm xuống dòng phải ngừng lâu gấp đôi so với chỗ ngừng sau dấu chấm.
 Bên cạnh những chỗ ngắt giọng được thể hiện trên chữ viết bằng dấu câu thì một số chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ pháp không được biểu hiện gì trên chữ viết. Thường thì học sinh hay đọc sai ở những câu văn có cấu trúc phức tạp, câu dài nhưng không có dấu phẩy thể hiện chỗ cần ngắt hơi, đối với những trường hợp đó, giáo viên cần phải hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi, theo cấu trúc ngữ pháp hay dựa vào ý nghĩa.
Ví dụ: Ta đọc liền mạch câu sau, nếu không ngắt giọng trong câu thì ý tứ sẽ không rõ ràng “ Tôi dậy sớm ra sông lúc 5 giờ bắt đầu tắm.” Nếu ta đọc có ngắt giọng như sau thì quan hệ ý nghĩa giữa các nhóm từ trong câu mới được hiểu chính xác “Tôi dậy sớm/ ra sông/ lúc 5 giờ bắt đầu tắm.”Ví dụ: Với câu sau giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc đúng là: “ Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm/ mới khắc được những tranh lợn ráy//những đàn gà con/ tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.”(Tranh làng Hồ) TV5 – tập 2.
 Trong thơ, học sinh cũng thường hay ngắt nhịp sai. Cần chú ý hướng dẫn các em cách ngắt nhịp cho đúng. Thường thì với thơ 4 tiếng ngắt nhịp 2/2, với thơ 5 tiếng ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2 với thơ 7 tiếng ngắt nhịp 4/3,3/4 hoặc 2/2/3, thơ lục bát sẽ ngắt theo nhịp chẵn 2/2/2. Có những câu thơ không được ngắt nhịp theo cách thông thường như vậy thì phải hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa của từ và trọng âm trong câu để ngắt nhịp cho đúng.
Ví dụ: Cây / rung theo gió, lá/ bay xuống đường. ( Chú đi tuần).
 Trong câu thơ có nhiều cách ngắt nhịp thì hướng dẫn HS chọn cách ngắt nhịp hay nhất thể hiện được nhiều hơn.
Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta.( Đất nước).
Câu thơ trên ta có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 2/1/4 nhưng nên chọn cách ngắt 2/1/4 sẽ thể hiện được sự khẳng định, tự hào về chủ quyền của đất nước hơn:
 Trời xanh/ đây/ là của chúng ta.
Ngắt giọng biểu cảm:
Bên cạnh việc dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp còn cần phải dạy học sinh biết ngắt giọng biểu cảm. Đó là chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc. Các dấu (...) cũng có khi là sự ngừng giọng thể hiện một sự ngập ngừng chưa nói hết hay sự bất ngờ mà người nghe đoán ra được. 
Ví dụ: Trong bài Tiếng rao đêm, chỗ 3 chấm “ Ô...này” làm mọi người bất ngờ khi phát hiện ra chiếc chân gỗ của người bán bánh giò.
 Ngắt giọng biểu cảm còn thể hiện ở sự lựa chọn trong các cách ngắt nhịp, cách ngắt nhịp có hiệu quả nghệ thuật hơn.
Ví dụ: Chọn cách ngắt:
Trời xanh/ đây/ là của chúng ta.
Núi rừng /đây/ là của chúng ta
 Chứ không chọn cách ngắt 3/4 Vì nếu ngắt theo nhịp 2/1/4 thì đây sẽ được đứng một mình tạo ra điệp chữ ngữ làm cho câu thơ thắt lại, giọng đọc mạnh lên nhấn mạnh lên, khẳng định hơn quyền sở hữu đất, trời, càng làm tăng thêm cảm xúc tự hào. Hay ta sẽ chọn cách ngắt:“ Còi/ngân lên/khúc giã từ” (Cửa sông) để tiếng vang ngân mãi của khúc còi từ giã khi con tầu rời cửa sông ra biển.
 4. Nhấn giọng: Các từ trong câu, các câu trong đoạn văn không phải đọc với giọng đều đều như nhau mà có từ, có câu đọc nhấn mạnh hơn, đó là những từ câu mang ý nghĩa nổi bật hơn và nó bộc lộ chủ đề của bài văn, bài thơ.
 Ví dụ: Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:(Phân xử tài tình TV5 trang 46). Khi đọc câu trên giáo viên hướng dẫn sao cho học sinh biết đọc nhấn giọng những từ ngữ in đậm để người nghe hiểu và nắm bắt được chủ đề của bài học một cách chính xác. Hay khi hướng dẫn học sinh đọc khổ thơ sau:
 Rồi đến chị rất thương
 Rồi đến em rất thảo 
 Ông lành như hạt gạo
 Bà hiền như suối trong.
 (Cao Bằng)
 Các từ ngữ được in đậm là những từ ngữ được đọc nhấn mạnh nhưng đọc với giọng nhẹ nhàng hơn, tình cảm hơn, thiết tha hơn để gây ấn tượng đặc biệt, gây xúc động đến người nghe.
 5. Đọc đúng ngữ điệu bài văn: 
 Trong cách hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn, giáo viên không chỉ dừng lại ở những chỉ dẫn: Em cố gắng đọc hay hơn, cố gắng đọc diễn cảm hơn, cố gắng đọc vui hơi, đọc cho thiết tha hơn !... Mà giáo viên phải hướng dẫn bằng cách chỉ dẫn rõ ràng, nghĩa là: Cần đọc to lên, nhỏ đi, cao giọng lên, hạ giọng xuống, ngắt nghỉ ở chỗ này, chỗ kia ; kéo dài tiếng này, lớn giọng tiếng kia... phải dạy học sinh làm chủ được chỗ ngắt giọng ( kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm), làm chủ tốc độ ( độ nhanh, chậm, chỗ ngân, hay là việc dãn nhịp đọc), làm chủ cường độ giọng đọc (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay lơi giọng) và làm chủ các độ ( độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng).
 Ví dụ: - Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ! (Buôn Chư Lênh đón cô giáo)
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết đây là lời nói của ai? Cần đọc với giọng như thế nào? (Đây là lời nói của già làng nên đọc với giọng trầm và hạ giọng xuống).
 - Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi! (Buôn Chư Lênh đón cô giáo)
 Với câu này giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc tương tự câu trên nhưng cần phải hướng dẫn để học sinh phát hiện thêm, ngoài giọng đọc trầm, hạ giọng xuống thì còn phải đọc với giọng vui hơn để thể hiện niềm vui mừng của già làng khi chuẩn bị được xem “cái chữ” của cô giáo.
 6. Đọc đúng kiểu câu:
 Ngữ điệu câu được chia thành: Ngữ điệu cầu khiến, ngữ điệu mệnh lệnh, ngữ điệu kết thúc, ngữ điệu chưa kết thúc, ngữ điệu hỏi, ngữ điệu liệt kê...như vậy đối với kiểu câu cảm, cầu khiến, mệnh lệnh mà trên chữ viết biểu thị bằng dấu “!” thì phải đọc mạnh. Những câu cầu khiến mời mọc đề nghị nhẹ nhàng mà trên chữ viết thường ghi bằng dấu chấm sẽ được đọc giọng nhẹ hơn. Ví dụ: Mời em vào nhà chơi. Những câu hỏi thường phải đọc cao ở cuối câu. Ví dụ: Bà để nó chỗ nào? ( Lòng dân). Những câu chưa kết thúc còn bỏ lửng trên chữ viết thường thấy dấu (...) thì sự ngập ngừng thường đọc nhỏ và lơi giọng ( Ngữ điệu yếu) Ví dụ: Thưa...có phải ngọc thật không?( Chuỗi ngọc lam).
 7. Đọc đúng nhịp điệu:
 Nhịp điệu là sự thể hiện của giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa nhịp điệu đọc do nội dung hay bài văn qui định và có biến đổi từ đoạn này sang đoạn khác, yêu cầu cơ bản của tốc độ đọc diễn cảm là làm sao cho vừa tầm với tốc độ của ngôn ngữ nói. Nếu học sinh đọc nhanh quá, chậm quá đều ảnh hưởng đến tốc độ của người nghe. Tuy nhiên tuỳ theo văn cảnh mà tốc độ đọc sẽ thay đổi cho thích hợp với nội dung. Thay đổi tốc độ đọc cũng là biện pháp tốt để làm cho ngôn ngữ sinh động, có màu sắc nhất là tiết tấu khi đọc thơ.
 Ví dụ: Khi đọc khổ thơ sau:
 “ Hạt gạo làng ta
 Có bão tháng bảy
 Có mưa tháng ba
 Giọt mồ hôi sa
 Những trưa tháng sáu
 Nước như ai nấu
 Chết cả cá cờ
 Cua ngoi lên bờ
 Mẹ em xuống cấy.”
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tốc độ tiết tấu khi đọc các câu thơ trên hơi nhanh, đọc câu trước vắt sang câu sau, nhấn mạnh và kéo dài các tiếng có vần với nhau ở cuối dòng thơ để diễn tả nỗi khó nhọc, vất vả của người mẹ.
 8. Tốc độ:
 Giáo viên cần giúp học sinh hiểu đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ đọc nhanh chấp nhận được khi trùng với tốc độ lời nói. Nhưng tốc độ đọc còn phụ thuộc vào nội dung bài đọc: một bản tin phải đọc nhanh hơn một văn bản văn chương hay đọc truyện phải nhanh hơn đọc thơ trữ tình vì thơ trữ tình cần có thời gian để bộc lộ cảm xúc.
 Khi đọc văn bản có nội dung miêu tả một cảnh lộn xộn, hoảng loạn thì phải đọc với nhịp nhanh, gấp gáp: cảm xúc vui hay tả một công việc dồn dập khẩn trương cũng phải đọc nhịp nhanh. Ví dụ cần đọc nhanh câu: “Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng khoang tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng” để diễn tả cảnh bất ngờ ập đến gây tai nạn khủng khiếp của cơn bão trong bài: “Một vụ đắm tàu”. Hay đoạn lấy lửa chuẩn bị nấu cơm ở bài: ’’Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” cần đọc dồn dập náo nức. Cảm xúc vui tự hào cũng cần được thể hiện với tốc độ nhanh.
 Ví dụ : Mùa thu nay khác rồi
 Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
 ( Đất nước)
 Những bài văn xuôi, trữ tình, chứa chan cảm xúc cần phải đọc chậm, những đoạn văn diễn tả tâm trạng miên man suy nghĩ, ví dụ như “ Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc mệng khan...” ( Lập làng giữ biển). Những chỗ có ba chấm trong văn bản mô phỏng âm thanh kéo dài của giọng như “ Bánh giò...ò...ò” ( Tiếng rao đêm) cần phải đọc kéo dài. Những chỗ thay đổi tốc độ sẽ gây được sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt.
 Ví dụ : Khi đọc bài “ Những cánh buồm” nếu câu cuối “Cha gặp lại mình trong những ước mơ con” đọc chậm lại, nhịp dãn ra thì sẽ gây được ấn tượng cho người đọc, người nghe hơn là đọc với tốc độ bình thường như những câu khác.
 Ở những bài có câu ngắn, câu dài thì những câu ngắn được nén lại và phải đọc với nhịp nhanh, gấp gáp hơn nhất là khi những câu điệp cú pháp, những câu có tính chất liệt kê. Những câu dài thì đọc nhịp trải dài ra.
* Cường độ:
 Khi đọc trước nhiều học sinh phải tính đến người nghe, phải đọc sao cho cả tập thể nghe rõ, nghĩa là phải đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Nhưng như thế giáo viên phải hướng cho học sinh không đọc quá to hay gào lên để gây sự chú ý. Ví dụ: ở những câu thơ:
Khói hình nấm là tai hoạ đấy
 Bom H, bom A không phải bạn ta
 Cần đọc với giọng vang, để thể hiện lời khẳng định không thể có bạn bè với những thứ vũ khí nguy hiểm, kẻ thù của sự bình yên. Ngược lại, âm hưởng chung của bài “ Bầm ơi” là một giọng lắng vì đây là giọng điệu nội tâm, tâm tình, nhất là hai câu thơ đầu:
 	 Ai về thăm mẹ quê ta
 Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm....
 Cần đọc với giọng trầm diễn tả nỗi nhớ mong sâu nặng của người chiến sỹ với mẹ nơi quê nhà, hay câu nói của Ma-ri-ô: “ Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ...” ( Một vụ đắm tàu) là mệnh lệnh, cần phải đọc với cường độ mạnh để cho câu văn vang lên thể hiện sự mong mỏi thôi thúc mạnh mẽ, nhưng ở câu nói của Giu-li-ét-ta cuối bài: “ Vĩnh biệt Ma-ri-ô! “ Cần đọc với giọng trầm thể hiện sự đau xót nghẹn ngào.
* Cao độ: Rèn cho học sinh cách lên giọng, xuống giọng đúng với nội dung, dụng ý nghệ thuật. Ví dụ: Khi đọc câu cảm thường đọc với cường độ mạnh, cao giọng:
 	Và con sẽ nói giùm với mẹ 
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn! ( E- mi- li, con....)
 Cần đọc hạ giọng để thể hiện sự nghẹn ngào, đau thương. Câu cuối trong bài: “ Tác phẩm của Si-le và tên phát xít” được đọc hạ giọng, ngưng một lát trước từ “ vở” và nhấn vào “ Những tên cướp” để thể hiện ngụ ý hóm hỉnh, sâu cay của ông cụ. “ Đó là vở Những tên cướp” hay câu hỏi thường đọc cao giọng ở cuối câu như ở câu “ và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc hoạ?” trong bài ( E-mi-li, con...) lại hạ giọng để thể hiện sự đau xót. Cần kết hợp giữa cao độ và cường độ trong giọng đọc để phân biệt lời tác giả và lời nhận vật: chương trình 2000 hiện nay có rất nhiều văn bản kể chuyện, ở đó luôn có sự xen kẽ lời nhân vật và lời tác giả, lời dẫn chuyện. Khi đọc những lời dẫn chuyện cần đọc với giọng nhỏ hơn, thấp hơn những lời nói trực tiếp của nhân vật. ở đây có sự chuyển giọng mà những lời dẫn như nền thấp để cho những lời hội thoại nổi lên. Đọc văn bản kịch ( Lòng dân, Người công dân số Một) cũng như vậy.
 Biện pháp 7: Tổ chức giờ học sôi nổi gây hứng thú cho học sinh:
 Học sinh Tiểu học thường thì học mà chơi, chơi để mà học. Nếu giờ học diễn ra đều đều, chỉ luyện đọc và trả lời câu hỏi thì giờ học sẽ rất tẻ nhạt. Để giờ học diễn ra sôi nổi gây hứng thú học tập cho học sinh, các thầy cô giáo nên kết hợp cho học sinh tham gia trò chơi học tập.
Đối với giờ Tập đọc có lời văn đối thoại:
 Giáo viên xây dựng màn kịch gắn với nội dung bài học.
 Ví dụ: Bài “ Lòng dân” TV5- Tập 1 Trong phần đọc diễn cảm nên tổ chức phân vai cho học sinh.
 *Phần 1:
- Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.
- Giọng dì Năm và chú cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau: dì Năm rất khéo giả vờ than vãn khi bị trói, nghẹn ngào nói lời trối trăng với con khi bị doạ bắn chết.
- Giọng An: giọng một đứa trẻ đang khóc (An tham gia rất tự nhiên vào vở kịch do má em dàn dựng. Trong tình huống nguy hiểm, em khóc vì thực sự lo cho má).
*Phần 2:
- Giọng cai và lính: khi dịu giọng để mua chuộc, dụ dỗ, lúc hống hách để doạ dẫm, lúc ngọt ngào xin ăn.
- Giọng An: thật thà, hồn nhiên.
- Giọng dì Năm và chú cán bộ: tự nhiên, bình tĩnh.
Giáo viên tổ chức cho cả lớp luyện diễn phân vai theo nhóm, sau đó gọi học sinh thi đua lần lược lên bảng và nhập vai, tất cả các học sinh đều được hoạt động, đều được luyện nói, được thể hiện bằng cử chỉ, nét mặt thông qua các nhân vật mà mình nhập vai.
 Qua các giờ học như vậy học sinh yếu có tiến bộ rõ rệt, các em tự tin ở bản thân mình hơn. Giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh hứng thú học bài.
 2. Đối với bài tập đọc khác:
Giáo viên tổ chức trò chơi truyền điện, giáo viên gọi học sinh đọc bài, học sinh đó đọc được một đoạn văn, một khổ thơ hay một câu văn, câu thơ, đột nhiên học sinh đó dừng lại và gọi học sinh khác đọc tiếp bài của mình, cứ như vậy cho đến hết.
 Với cách học này, học sinh đều tập trung vào bài, số học sinh được luyện đọc nhiều, lớp giữ trật tự.
 Giáo viên chia lớp thành các tổ hoặc nhóm để thi đua đọc xem nhóm nào, tổ nào đọc diễn cảm nhất. Khi học sinh đọc bài giáo viên lắng nghe để kịp thời sửa chữa cho những học sinh đọc sai, khen ngợi kịp thời đối với học sinh đọc diễn cảm hay có sự tiến bộ hơn.
 Tổ chức thi đọc diễn cảm dẫn đến tiết học hấp dẫn và đạt hiệu quả.
 Biện pháp 8: Rèn tư thế, nét mặt khi đọc diễn cảm:
 Tư thế, nét mặt, ánh mắt là những biểu hiện bên ngoài của người đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ điệu khi đọc diễn cảm.
 Tư thế có thể đứng hoặc ngồi, song giáo viên hướng dẫn học sinh sao cho tự nhiên, ung dung, đĩnh đạc tránh đi lại lăng xăng gò bó. Giáo viên hướng dẫn học sinh nét mặt luôn phải thể hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui nét mặt phải tươi sáng, đọc một câu chuyện buồn nét mặt lộ rõ u buồn. Người đọc tỏ thái độ gì sẽ hạn chế sự cảm nhận của người nghe tới nội dung bài học. Khi đọc không nên chú ý vào sách hoàn toàn mà cần có sự giao cảm qua ánh mắt với người nghe. Nếu hướng dẫn học sinh thực hiện tốt điều này thì thành công trong việc đọc diễn cảm sẽ rất cao. 
 Biện pháp 9: Tổ chức tốt phong trào thi đua “ Rèn kỹ năng đọc diễn cảm” cho học sinh và giáo viên:
 1. Đối với ở lớp:
 Trong gần cả năm học, các giáo viên phải duy trì tốt phong trào “ Rèn đọc diễn cảm” . Cứ hai tuần lại tổ chức cho học sinh cả lớp thi “Đọc diễn cảm” một lần, các em bắt thăm được bài nào thì đọc bài ấy.
 -Những học sinh nào đọc hay đọc tốt sẽ được thưởng hoa điểm tốt, điểm số của các em sẽ được ghi vào bảng theo dõi treo trên tường lớp. Những em được điểm cao và những em có sự tiến bộ các giáo viên phải kịp thời động viên, khen ngợi, sẽ được tuyên dương trước lớp và được giữ cờ thi đua của lớp để gây thêm sự hứng thú học tập cho các em, giúp các em có ý thức vươn lên trong học tập và luyện đọc ở mọi nơi, mọi lúc. Có như vậy, các em mới thực sự đạt được kỹ năng đọc diễn cảm đối với yêu cầu rèn đọc của học sinh lớp 4,5.
 Tường của lớp học, dành một phần để treo bảng “ Hoa điểm tốt”, bảng theo dõi “Kết quả thi đọc diễn cảm” của từng em.
 Qua phong trào thi đua “Đọc diễn cảm” của các lớp, tôi thấy rằng học sinh các lớp đều có ý thức học tập nói chung và việc rèn đọc diễn cảm nói riêng ngày một tiến bộ hơn. Đặc biệt các em có tinh thần thi đua rất tốt, cho nên chất lượng đọc của các em được nâng lên rõ rệt.
 2. Đối với giáo viên:
 Phong trào thi đua “ Đọc diễn cảm” được chuyên môn nhà trường thường xuyên tổ chức. Trong năm học này, nhà trường tổ chức rất nhiều lần thông qua “Giao lưu kiến thức trong khối”.Thi đọc diễn cảm của các giáo viên vào các lần sinh hoạt khối.
 Nhà trường kết hợp với Đoàn đội tổ chức thi qua buổi “Giao lưu Tiếng Việt”. Qua mỗi đợt thi, nhà trường đều tuyên dương, khen thưởng những giáo viên có phong trào học tập tốt. 
 Qua phong trào này, tôi thấy rằng đây cũng là một động lực không nhỏ thúc đẩy tinh thần học tập của

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_day_doc_die.doc
Giáo án liên quan