Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 – trường Tiểu học An Bình A
1. Tự nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên.
- Trước tiên tôi luôn dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp dạy toán hiệu quả, nhất là giảng dạy dạng bài giải toán có lời văn. Tôi đặc biệt quan tâm và tự rèn luyện cho mình các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh như kỹ thuật chia nhóm thảo luận lời giải, kỹ thuật đặt câu hỏi.
- Để đổi mới phương pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp 4 đạt kết quả tốt tôi tìm hiểu và nắm vững nội dung chương trình dạy toán có lời văn ở tất cả các khối lớp. Từ đó định hướng cách dạy cho có sự kế thừa và pháp huy được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp.
PHÒNG GD-ĐT TX HỒNG NGỰ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH AN BÌNH A. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2019 A. Sơ lược lý lịch Họ và tên: BÙI VĂN LƯƠNG, Chức vụ: Giáo viên dạy lớp 4. Đơn vị: Trường Tiểu học An Bình A, Thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4 – TRƯỜNG TIỂU HỌC AN BÌNH A B. Nội dung I. Thực trạng và nguyên nhân. 1. Thực trạng. Môn Toán có vị trí rất quan trọng trong các môn học ở Tiểu học. Trong đó dạng bài toán có lời văn là rất phổ biến từ khối lớp 1 đến khối lớp 5, tuy nhiên thực trạng ở trường Tiểu học An Bình A nói chung và học sinh lớp 4C nói riêng đa số các em còn lúng túng trong giải toán có lời văn. Đây là một vấn đề khó khăn đối với các em. Khi thực hành giải toán các em thường không biết tóm tắt, đặt không đúng lời giải, sai phép tính dẫn đến kết quả sai. Bên cạnh đó các em còn không xác định được trong bài toán đó có những phép tính nào (cộng, trừ, nhân, chia), cách trình bày bài giải chưa đúng yêu cầu, hay còn nhầm lẫn giữa các dạng toán. Tôi chủ nhiệm lớp 4C tổng số 27 học sinh, qua kiểm tra 1 tiết đầu năm học 2018-2019, tôi nhận thấy các em chưa giải được bài toán có lời văn còn tương đối nhiều, cụ thể như sau: Tổng số học sinh Tóm tắt bài toán Chọn và thực hiện đúng phép tính Lời giải và đáp số 27 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 13 = 44,4 % 19 = 55,6 % 21 = 63 % 11 = 37 % 11 = 40,7% 16= 59,3% 2. Nguyên nhân. - Giáo viên chưa vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp giảng dạy cho từng đơn vị kiến thức, từng dạng toán có lời văn, Giáo viên lên lớp chưa thực sự đầu tư thời gian tìm hiểu và nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, việc vận dụng phương pháp lấy học sinh làm trọng tâm giáo viên còn lúng túng. Chưa khắc sâu kiến thức cho học sinh ở từng dạng toán có lời văn. Chưa hướng dẫn kĩ cách trình bày và quy trình giải toán có lời văn cho học sinh. - Năng lực tư duy của học sinh còn hạn chế, chưa phân tích được đề bài. Phần lớn các em quên kiến thức cơ bản đã học, tính toán chưa cẩn thận dẫn đến sai kết quả các phép tính. Chưa phân biệt được các dạng toán có lời văn. II. Giải pháp đã thực hiện. 1. Tự nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên. - Trước tiên tôi luôn dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp dạy toán hiệu quả, nhất là giảng dạy dạng bài giải toán có lời văn. Tôi đặc biệt quan tâm và tự rèn luyện cho mình các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh như kỹ thuật chia nhóm thảo luận lời giải, kỹ thuật đặt câu hỏi. - Để đổi mới phương pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp 4 đạt kết quả tốt tôi tìm hiểu và nắm vững nội dung chương trình dạy toán có lời văn ở tất cả các khối lớp. Từ đó định hướng cách dạy cho có sự kế thừa và pháp huy được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp. 2. Hướng dẫn cho học sinh các bước giải bài toán có lời văn. - Trước khi hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn tôi ôn lại cho học sinh các kiến thức cơ bản cho các em nắm vững các bảng (cộng, trừ, nhân, chia) và thực hiện thành thạo, nhanh nhẹn các phép tính này. - Giảng dạy tỉ mỉ, đi từng bước cụ thể để học sinh nắm vững quy trình giải toán có lời văn. * Bước 1: Ở bước này, tôi hướng dẫn học sinh cách đọc, cách hiểu đúng từng câu văn để học sinh xác định được đâu là phần đề bài đã cho và đâu là phần cần phải đi tìm, có thể tóm tắt bằng công thức, kí hiệu, sơ đồ đoạn thẳng. - Để học sinh có kĩ năng tìm hiểu đề bài chính xác tôi dùng phương pháp hỏi đáp trong quá trình dạy học. Ví dụ: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? * Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định phương hướng giải bài toán. - Giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng tìm hướng để giải bài toán. Con đường định hướng cho học sinh giải bài toán là: + Đầu tiên xem bài toán có thuộc dạng điển hình hay không? + Nếu thuộc dạng điển hình thì học sinh dựa vào bài tập có lời giải mẫu. + Nếu bài toán thuộc dạng không điển hình giáo viên định hướng cho học sinh tìm cách phân tích bài toán thành những bài toán đơn giản mà học sinh đã biết cách giải. Ví dụ: Bài toán: Có 8 phòng học, mỗi phòng học có 15 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh đang ngồi học. Hỏi tất cả có bao nhiêu học sinh đang ngồi học? - Ở bài toán này tôi hướng dẫn học sinh phân tích thành hai bài toán đơn giản mà học sinh đã biết cách giải. Bài toán 1: Mỗi phòng học có 15 bộ bàn ghế. Hỏi 8 phòng học như vậy có bao nhiêu bộ bàn ghế? Bài toán 2: Mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh đang ngồi học. Hỏi tất cả có bao nhiêu học sinh đang ngồi học? * Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải toán. - Hướng dẫn học sinh dựa vào phần yêu cầu của đề bài để đặt lời giải, nhắc học sinh đầu dòng viết hoa. - Thực hiện các phép tính theo trình tự. - Viết đáp số lùi vào 1 ô so với phép tính. * Bước 4: Nhìn lại bài toán. Hầu hết học sinh khi giải xong không nhìn lại bài làm của mình. Đây là bước không bắt buộc nhưng lại là bước không thể thiếu trong giải toán có lời văn. Vì bước này rèn cho học sinh tính cẩn thận và rèn cho học sinh các kĩ năng: + Kiểm tra rà soát lại các bước giải toán. + Tìm cách giải khác và so sánh các cách giải. + Suy nghỉ, khai thác thêm bài toán. + Phát hiện sai sót trong quá trình giải toán. 3. Hướng dẫn học sinh phân biệt và rèn kĩ năng cụ thể cho từng dạng toán có lời văn. 3.1. Phương pháp dạy dạng bài toán” Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”dạng bài tỉ số của hai số là một số tự nhiên. Ví dụ: Có 45 tấn thóc chứa trong hai kho. Kho lớn chứa gấp 4 lần kho nhỏ. Hỏi số thóc chứa trong mỗi kho là bao nhiêu tấn. Bước 1: 2 hai học sinh đọc to đề toán (học sinh còn lại đọc thầm theo và dùng bút chì gạch chân dưới từ gấp 4 lần) Bước 2: Phân tích- tóm tắt bài toán, lúc này tôi sẽ cho học sinh phân tích bài toán bằng 3 câu hỏi: 1. Bài toán cho biết gì? (tổng số thóc ở hai kho là 45 tấn. Kho lớn gấp 4 lần kho nhỏ) “Tỉ số của bài toán chính là điều kiện của bài toán”. 2. Bài toán hỏi gì? (số thóc ở mỗi kho) “tức là số thóc ở kho nhỏ và số thóc ở kho lớn” 3. Bài toán thuộc dạng toán gì? (bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó) Từ cách trả lời trên học sinh sẽ biết cách vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán, thiết lập được mối quan hệ giữa cái đã cho trong bài bằng ngôn ngữ toán học ghi kí hiệu ngắn gọn bằng cách ghi tóm tắt đề toán. Đối với dạng toán này thì học sinh chủ yếu phải minh họa bằng sơ đồ hình vẽ, tức là biểu thị một cách trực quan các mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán. Bước 3: Tìm cách giải bài toán, dựa vào kế hoạch giải bài toán học sinh tiến hành giải như sau: Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 (phần) Số thóc ở kho nhỏ là: 45 : 5 = 9 (tấn) Số thóc ở kho lớn là: 9 x 4 = 36 (tấn) (hoặc tổng số thóc – kho nhỏ = số thóc kho lớn) [ 45 – 9 = 36 (tấn)] Bước 4: Kiểm tra lại bài giải là quá trình kiểm tra việc thực hiện phép tính độ chính xác của quá trình lập luận. 9 + 36 = 45 (tấn) tổng số thóc. Hay 36 : 9 = 4 (lần) tỉ số. Qua các thao tác giải trên tôi đã hình thành dần dần cách giải toán cho học sinh trong các giờ dạy toán dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên đối với tất cả các dạng bài. 3.2. Phương pháp dạy dạng bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” dạng bài tỉ số là một phân số. Ví dụ: Mẹ mua 20kg gạo trong đó khối lượng gạo nếp bằng 2/3 khối lượng gạo tẻ. Tính số kg gạo mỗi loại? Bước 1: 2 hai học sinh đọc to đề toán (học sinh còn lại đọc thầm theo và dùng bút chì gạch chân dưới phân số 2/3) Bước 2: Phân tích- tóm tát bài toán, lúc này tôi sẽ cho học sinh phân tích bài toán bằng 3 câu hỏi: 1. Bài toán cho biết gì? (tổng số gạo mẹ mua là 20kg, gạo nếp bằng 2/3 gạo tẻ là tỉ số). 2. Bài toán hỏi gì? (số kg mỗi loại gạo) 3. Bài toán thuộc dạng toán gì? (bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó). + Ở ví dụ này tỉ số có gì đặc biệt ? (tỉ số là phân số) Ở dạng bài này chúng ta cần hướng dẫn kĩ cho học sinh hiểu 2/3 có nghĩa là: Nếu gạo tẻ được chia làm 3 phần bằng nhau thì số gạo nếp sẽ chiếm 2 phần. Từ đây học sinh sẽ biết cách tóm tắt bài toán và tiến hành giải bài toán tương tự như dạng bài tỉ số là một số tự nhiên. Tóm tắt: Số gạo nếp:.kg ? 20kg Số gạo tẻ:....kg ? Bước 3: Tìm cách giải bài toán Bài giải Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần) Số kg gạo nếp là: 20 : 5 x 2 = 8 (kg) Số kg gạo tẻ là: 20 : 5 x 3 = 12 (kg) {Hoặc Số gạo tẻ = tổng số gạo – số gạo nếp , 20 – 8 = 12 (kg)} Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra lại bài làm, lời giải, phép tính, cách trình bày. 3.3. Phương pháp dạy dạng bài toán” Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” dạng bài tỉ số còn ở dạng ẩn. Ví dụ: Một hình chữ nhật có chu vi 350m, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó. Ở dạng bài này là sự kết hợp với các yếu tố hình học từ đó củng cố kiến thức nhiều mặt cho học sinh. Giáo viên hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh tìm ra cách giải. + Bài toán cho biết gì? (chu vi hình chữ nhật 350m, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài) + Bài yêu cầu gì? (tính diện tích hình chữ nhật) + Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta thực hiện như thế nào? (chiều dài nhân chiều rộng) + Ta đã có chiều dài và chiều rộng chưa? (phải đi tìm) Giáo viên hướng dẫn học sinh để tìm được chiều rộng và chiều dài ta dựa vào chu vi. + Chu vi hình chữ nhật được tính như thế nào? { (chiều dài + chiều rộng) x 2} Vậy đề bài đã cho chu vi là 350m ta sẽ đi tìm được tổng của chiều dài và chiều rộng (nữa chu vi). Lúc này bài toán trở lại dạng quen thuộc biết tổng và tỉ số của hai số. Học sinh tiến hành tìm chiều dài và chiều rộng sau đó áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật. Như vậy, dù bài toán “tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” hay bất kì dạng toán nào thì đều quan trọng đối với học sinh là phải biết cách tóm tắt đề toán. Nhìn vào tóm tắt xác định đúng dạng toán để tìm chọn phương pháp cho phù hợp và trình bày bài giải đúng. III. Hiệu quả và khả năng áp dụng. Hiệu quả. - Đối với giáo viên: đã tự học tập và có kinh nghiệm trong dạy toán nói chung và trong việc dạy giải toán nói riêng, đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được tay nghề và đã áp dụng được các phương pháp đổi mới cho tất cả các môn học khác. - Đối với học sinh: Các em đã nắm chắc được từng dạng bài, biết cách tóm tắt, biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, thực hiện đúng các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia), phân tích kiểm tra bài giải. Vì thế nên kết quả môn toán của các em có nhiều tiên bộ. Giờ học toán là giờ học sôi nổi nhất. - Cụ thể kết quả khảo sát môn toán dạng bài “tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” cuối năm học 2018 -2019 là: Tổng số học sinh Tóm tắt bài toán Chọn và thực hiện đúng phép tính Lời giải và đáp số 27 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 24 = 88,9 % 3 = 11,1 % 25 = 92,6 % 2 =7,4 % 25 = 92,6% 2= 7,4% 2. Khả năng áp dụng. - Tôi đã áp dụng và thực hiện có hiệu quả sáng kiến này đối với lớp mình giảng dạy và các lớp trong khối của trường Tiểu học An Bình A. - Bên cạnh đó sáng kiến này còn có thể áp dụng đối với các trường Tiểu học trong khu vực Thị xã Hồng Ngự và những trường có cùng điều kiện như trường chúng tôi. An Bình A, ngày 27 tháng 12 năm 2019 HIỆU TRƯỞNG Người viết Bùi Văn Lương
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_giai_toan.doc