Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5

1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt 5

3. Tác giả:

Họ và tên: Lương Thị Dung nữ

Ngày/ tháng/ năm sinh: 20/ 12/ 1974

Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Lê Ninh – Kinh Môn – Hải Dương.

Điện thoại: 01299185956

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh

 Xã: Lê Ninh – Huyện : Kinh Môn – Tỉnh: Hải Dương

 Điện thoại: 03203823181

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 5C trường Tiểu học Lê Ninh

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, nắm chắc mục tiêu, chương trình, phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, đặc biệt phần dạy về các bài văn miêu tả; có lòng nhiệt tình, say mê giảng dạy.

7. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm lần đầu: năm 2016 - 2017

 

doc46 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình dáng, tính tình,...
 - Luyện viết câu văn hay, tập diễn đạt bằng những câu văn giàu hình ảnh
 thông qua các tiết luyện từ và câu hoặc trực tiếp trong các tiết Tập làm văn.
 Ví dụ: cho học sinh đặt câu với các từ cho trước bằng cách thêm các bộ phận vào chủ ngữ và vị ngữ, đặt câu có hình ảnh so sánh, nhân hóa hoặc cách sử dụng từ láy gợi tả, gợi cảm để đạt câu miêu tả sự vật và giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cách sử dụng từ cũng như các biện pháp nghệ thuật khi viết câu văn.
4.4. Xử lí bài tập theo các bước:
 Với mỗi bài tập, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích của bài tập (hình thành kiến thức, kĩ năng gì?)
Bước 2: Giải mẫu bài tập (giáo viên tự làm bài tập, đưa ra đáp án đúng
 sau đó mới đối chiếu với đáp án trong SGV, giáo viên không nên chỉ dựa vào đáp án có sẵn trong SGV vì như vậy giáo viên sẽ khó hình dung trình tự các bước cần thực hiện để ra đáp án đúng). 
Bước 3: Chỉ ra trình tự các thao tác để có đáp án mẫu (nêu lại mình đã làm việc gì trước, việc gì sau).
Bước 4: Dự kiến những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi các em có thể mắc. 
Bước 5: Đưa ra cách gợi ý, dẫn dắt, hướng dẫn để học sinh tự làm được bài tập nhanh và đúng.
Ví dụ 1: Bài 2 (SGK - trang 14 )
	Đề bài: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều) trong vườn cây ( công viên, trên dường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Bước 1: Xác định mục đích của bài tập.
	- Học sinh tự lập dàn ý một bài văn tả cảnh trong ngày.
	 + Các em tự chọn địa điểm, tự chọn thời gian để tả. Học sinh chọn cảnh để tả ở nơi và lúc em thấy quen thuộc, thích thú nhất. 
+ Từ dàn ý đã lập học sinh trình bài theo dàn ý những điều đã quan sát được 
Bước 2: Giải mẫu bài tập:
- Tùy theo đặc điểm vị trí địa lí mà các em sinh sống giáo viên cho học sinh lựa chọn những cảnh quen thuộc gần gũi. Đối với học sinh ở nông thôn, có thể chọn làm mẫu: tả cảnh buổi chiều trên cánh đồng.
* Mở bài: 	Giới thiệu cánh đồng vào thời điểm sẽ tả cánh đồng em nằm ở đâu? Vào lúc nào?
* Thân bài: Tả từng phần của cảnh cánh đồng 
	- Không khí buổi chiều trên cánh đồng: mát mẻ, dễ chịu, gió thổi nhẹ,
	- Cảnh đồng lúa: lúa đang thì con gái, màu xanh rờn trông như tấm thảm nhung màu xanh. 
- Dọc cánh đồng con đường làng đổ bê tông nhẵn thín, hai bên đường trồng hai hàng nhãn trên đường học sinh nói chuyện vui vẻ. 
- Trên bờ ruộng: mấy bác nông dân dắt trâu về. Một số người đi thăm đồng. 
	- Trên trời: Đàn chim bay về tổ, tiếng sáo diều vi vu, vi vút...
 + Tả sự thay đổi của cánh đồng 
	- Buổi chiều: mặt trời còn cao sau đó dần dần xuống thấp hơn, những tia nắng nhạt dần, lác đác có người đi lại.
	- Khi mặt trời lặn hẳn: cánh đồng vắng vẻ chỉ còn tiếng gió thổi, trời nhá nhem tối. 
 * Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình đối với cánh đồng quê hương.
Bước 3: Trình tự thực hiện để có đáp án mẫu
- Xác định yêu cầu của bài tập:
+ Bài thuộc thể loại gì? 
 + Yêu cầu của bài tả gì? tả vào thời điểm, thời gian nào?
	 - Chọn cảnh sẽ tả, thời gian tả. 
	 - Xem lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
	 - Lập dàn ý( dựa vào dàn ý chung )
	 - Quan sát và ghi lại những sự vật tiêu biểu định tả .
	 - Xác định sự thay đổi của cảnh vật theo thứ tự thời gian .
 Đọc lại dàn ý xem dàn ý lập đã đúng theo yêu cầu từ bao quát đến cụ thể chưa? Dàn ý đã đủ ba phần không? Đã chọn được chi tiết, hình ảnh tiêu biểu chưa? Từ ngữ giàu hình ảnh chưa? 
Bước 4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi các em có thể mắc.
	- Học sinh thường lẫn kiểu bài tả cảnh sang tả cảnh sinh hoạt.
- Lập dàn bài không theo thứ tự bao quát đến cụ thể.
	- Lập dàn ý không đủ ý, chưa tìm được những từ ngữ câu văn hình ảnh.
	- Viết sai lỗi chính tả.
Bước 5: Cách gợi ý hướng dẫn, dẫn dắt để học sinh tự làm được bài tập nhanh và đúng
- Gọi học sinh đọc, xác định yêu cầu của bài tập. 
- Học sinh lựa chọn cảnh để tả.
	- Học sinh nhớ và nêu lại những gì mình đã quan sát được ở cảnh cần tả.
	- Học sinh nối tiếp nhau trình bày trước lớp – Lớp, giáo viên nhận xét.
	- Hướng dẫn học sinh lập dàn bài.
	+ Học sinh nhắc lại cấu tạo 3 phần của một bài văn tả cảnh. .
	+ Giáo viên đưa ra gợi ý để học sinh thấy được một số nét tiêu biểu, trọng tâm của cảnh cần tả:
 Ví dụ: + Lúc đó bầu trời còn nắng hay đã tắt?
+ Trên cánh đồng, mọi người làm gì? 
+ Trên trời, em quan sát thấy những gì?( VD: đàn chim bay về tổ, tiếng sáo diều vi vu, vi vút...)
 + Quan sát cánh đồng em thấy có sự thay đổi gì theo thời gian? 
	(Lúc đầu mặt trời còn cao sau đó dần dần xuống thấp hơn, những tia nắng nhạt dần, thỉnh thoảng có người đi lại
	+ Khi mặt trời lặn hẳn: cánh đồng vắng vẻ chỉ còn tiếng thổi, trời nhá nhem tối) 
- Nêu cảm nghĩ của mình đối với cánh đồng quê hương.
Ví dụ 2: Tiết 65: Ôn tập về Tả người( Tiếng Việt 5 tập 2 – Trang 150)
 Bài tập 1: Lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau:
 1. Tả cô giáo ( hoặc thầy giáo ) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
 2. Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng...).
 3. Tả một người mà em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
 Bước 1: Xác định mục đích của bài tập.
- Chọn 1 trong các đề bài đã cho và lập dàn ý chi tiết cho đề bài đó.
 - HS cần chọn một đề bài phù hợp, nên chọn tả người mà mình có nhiều
 hiểu biết và tình cảm thân thiết.
Bước 2: Giải mẫu bài tập:
- Giáo viên thực hiện lập dàn ý mẫu
Ví dụ: Đề 2
* Mở bài: Giới thiệu bà cụ bán hàng nước ở đầu làng: tên, tuổi.....
- Ấn tượng của em về bà cụ.
* Thân bài: ( Tả hình dáng, hoạt động của cụ)
+ Đặc điểm ngoại hình:
Đặc điểm chung, bao quát: đẹp, hiền hậu như một bà tiên...
 - Đặc điểm cụ thể: 
- Mái tóc: bạc trắng...
- Gương mặt: đầy đặn, phúc hậu, ...
- Da dẻ: hồng hào, đôi chỗ điểm đốm đồi mồi.....
- Lưng: hơi còng...
- Đôi mắt: sáng, hiền từ,...
- Ăn mặc: áo sẫm màu, quần đen,...
+ Tả hoạt động:
- Cách pha trà: tráng ấm, tráng chè, ....
	- Cách rót nước mời khách: Tay nâng cái ấm, tay xách quai, chăm chú nhìn vào chén nước, ...
- Hỏi han khách ân cần, tận tình chỉ đường cho khách...
- Bà quan tâm hỏi han tới việc học tập của học sinh, bà động viên khuyên 
bảo chúng em...
 * Kết bài: Tình cảm yêu quý của em đối với bà cụ...
Bước 3: Trình tự thực hiện để có đáp án mẫu
- Xác định yêu cầu của bài tập:
+ Bài thuộc thể loại gì? 
 + Yêu cầu của bài tả ai? 
	 - Chọn đề, chọn người mình tả 
	 - Xem lại cấu tạo, dàn ý chung của bài văn tả người.
	- Nhớ lại những chi tiết, đặc điểm nổi bật, tiêu biểu về ngoại hình, tính tình của người được chọn tả để phân biệt với người khác.
	- Lập dày ý chi tiết cho bài văn.
 Đọc lại dàn ý xem dàn ý xem đã thể hiện rõ bố cục, trọng tâm nội dung, thái độ của người tả chưa? Phần thân bài đã giúp người đọc hình dung được đặc điểm, ngoại hình, hoạt động của người được tả chưa?
Bước 4: Dự tính những khó khăn của học sinh khi làm bài tập, những lỗi các em có thể mắc.
- Học sinh không lựa chọn đúng đề phù hợp.
	- Lập dàn ý không đủ ý, chưa tìm được những từ ngữ câu văn hình ảnh.
	- Viết sai lỗi chính tả.
Bước 5: Cách gợi ý hướng dẫn, dẫn dắt để học sinh tự làm được bài tập nhanh và đúng.
- Gọi học sinh đọc, xác định yêu cầu của bài tập. 
- Học sinh lựa chọn đề để tả: Lưu ý học sinh chọn đề gần gũi, quen thuộc.
- Học sinh chọn người để tả.
	- Học sinh nhớ và nêu lại những gì mình đã quan sát được về ngoại hình, hoạt động của người định tả.
	- Học sinh nối tiếp nhau trình bày trước lớp – Lớp, giáo viên nhận xét.
	- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
	+ Học sinh nhắc lại cấu tạo 3 phần và nội dung từng phần của bài văn tả người.
	+ Giáo viên đưa ra gợi ý để học sinh thấy được một số đặc điểm tiêu biểu, trọng tâm của người cần tả.
 Trong 3 đề trên thì đề: Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em ấn tượng sâu sắc là khó hơn cả.
	Giáo viên cần gợi ý, hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo các câu hỏi:
	+ Người em gặp một lần nhưng em rất nhớ là ai ?( Chú bộ đội, chú công an giao thông, cụ già, em nhỏ, bạn cùng trang lứa, người ăn xin,..)
	+ Em gặp người đó ở đâu, trong hoàn cảnh nào ? ( Gặp ở nhà ga, công viên, gặp ở đường làng, trên xe khách, ở gia đình....)
	+ Người đó có hình dáng như thế nào, có đặc điểm gì ( về nét mặt, màu da, mái tóc, đôi mắt, giọng nói ....) mà em nhớ nhất ?
	+ Người đó đã có hành động, việc làm, thái độ như thế nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc khó quên? ( Giúp đỡ người gặp nạn, giúp đỡ cụ già, em nhỏ, bắt kẻ trộm, bạn nhỏ bán hàng rong nhưng vẫn say mê học bài, người ăn xin nhưng có hành động rất cao thượng- nhặt được của rơi nhưng đã trả lại người đánh mất...)
	+ Em có suy nghĩ và tình cảm như thế nào với người đó ?( cảm phục, kính trọng, biết ơn, cảm thông chia sẻ...)
	+ Nếu được gặp lại người đó một lần nữa em sẽ thể hiện tình cảm như thế nào với họ ? ( Nói lời cảm ơn, giúp đỡ, ....)
Khi lập dàn ý, cần chú ý trình bày các đặc điểm ngoại hình theo trình tự. Đặc biệt, cần chọn tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu thể hiện được tính cách của người được tả và tình cảm của em với người đó.
Khi tả hoạt động, cần lưu ý chọn tả những hoạt động cụ thể phù hợp với nghề nghiệp, đồng thời kết hợp thể hiện thái độ của người đó với mọi người.
4.5. Thực hiện dạy theo hình thức phân hóa phù hợp với từng đối tượng học sinh.
4.5.1. Giảm độ khó cho học sinh bằng cách:
- Chia nhỏ câu hỏi.
- Thêm câu hỏi phụ.
- Diễn đạt lại lệnh bài tập cho dễ hiểu hơn.
- Đảo trật tự các yêu cầu.
- Đưa sẵn các đáp án yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng.
- Cho sẵn một phần kết quả hỏi phần còn lại.
Một số ví dụ làm giảm độ khó cho phù hợp với đối tượng học sinh khi dạy bài văn tả người như sau:
- Cung cấp một loạt từ ngữ tả hình dáng, tính tình, hoạt động: hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ phù hợp với đối tượng mình chọn tả. Sau đó đặt câu để viết đoạn, bài 
 VD: + Tả vóc người: cân đối, thon thả, mảnh mai, thâm thấp,dong dỏng....
 	 + Tả làn da: trắng trẻo, bánh mật, hồng hào, nhăn nheo....
 + Tả đôi mắt: long lanh, đen láy, một mí, hai mí, bồ câu, mắt lá dăm....
 + Tả khuôn mặt: trái xoan, vuông vức, bầu bĩnh, đầy đặn.....
 + Tả mái tóc: đen nhánh, óng ả, suôn mềm, lưa thưa, vàng hoe, tóc rễ tre,....
 + Tả tính tình: hiền lành, nhanh nhẹn, hoạt bát,chăm chỉ, cần cù.....
 	 - Đưa ra một số từ ngữ miêu tả người, yêu cầu học sinh lựa chọn phân loại:
 VD: Xếp các từ ngữ sau đây vào bảng theo nhóm:
 đỏ như râu ngô, đen lay láy, bánh mật , cao kều, óng ả, thâm thấp, long lanh, sáng quắc, bạc trắng như cước, ngăm ngăm, trái xoan, còm nhom, mơ màng, hiền từ, bầu bĩnh, vuông vức, hồng hào, trắng nõn nà, lưa thưa, nhăn nheo, thanh tú, gầy gò, mập mạp, cứng như rễ tre, mịn màng, ửng hồng, lực lưỡng, đen giòn, trắng trẻo, sắc sảo, mảnh dẻ, đầy đặn.
Khuôn mặt
Vóc người
Làn da
Đôi mắt
Mái tóc
......................
.........................
......................
......................
.....................
......................
.......................
.......................
...................
....................
 	Sau khi học sinh đã xếp được vào các nhóm, giáo viên củng cố và giúp học sinh biết lựa chọn từ miêu tả phù hợp với từng đối tượng( lựa chọn từ miêu tả cụ già như thế nào? em bé như thế nào?.....)
	- Đưa ra đoạn văn còn khuyết một số từ ngữ hoặc cho một số từ ngữ miêu tả yêu cầu học sinh lựa chọn điền vào chỗ khuyết sao cho phù hợp.
 VD: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm để có đoạn văn tả người bạn: bầu bầu, cân đối, bánh mật, sáng bừng, cong cong, những hạt ngô non
 Trang có dáng người.............., một vẻ đẹp của cô bé hay lam hay làm.Bạn có khuôn mặt.......với nước da.........Mắt Trang to, hàng mi đen rợp, ........trông rất đẹp. Em rất thích ngắm Trang khi bạn cười nói. Những lúc ấy, hàm răng trắng đều như......., với chiếc răng khểnh nơi khoé môi lộ ra làm khuôn mặt bạn.......lên.
 Sau khi học sinh lựa chọn chính xác từ ngữ điền vào đoạn văn, giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn đã điền để các em nắm được cách tả. Sau đó hướng dẫn học sinh vận dụng cách miêu tả trên để viết đoạn văn miêu tả đối tượng mình tả.
	- Đưa hai đáp án, yêu cầu học sinh chỉ lựa chọn một đáp án (dùng vào dạy cách mở bài, kết bài).
 	 VD1: Đọc những đoạn mở bài sau và cho biết đối tượng được miêu tả trong mỗi đoạn là ai?
 	 Đoạn 1: Em trai của em tên là Hoàng. Em Hoàng rất đáng yêu.
 	 Đoạn 2: Các bạn có biết mình yêu ai nhất trong gia đình mình không? Mình yêu nhất là bà ngoại đấy.
 	 VD2: Những đoạn mở bài sau được viết theo cách nào?
 	 Đoạn 1: Người mà ai trong lớp em cũng yêu mến là bác Thành, bác bảo vệ của trường em.
 	 Đoạn 2: Một buổi chiều thu tuyệt đẹp. Nắng vàng rực rỡ lấp ló qua kẽ lá cây ven đường. Thảm lá dưới chân tôi cũng ánh lên màu vàng ấy. Mỗi cơn gió lướt qua, thảm lá lại vặn mình kêu răng rắc. Trên cây cao, lá trút xuống như những trận mưa vàng trong cổ tích. Mải ngắm cảnh đẹp mà em đã đến nhà bạn Hà lúc nào không hay. Hà đang say sưa học bài bên cửa sổ trông thật đáng yêu.
 	Sau khi học sinh đã có câu trả lời, giáo viên củng cố và hướng dẫn học sinh vận dụng viết đoạn mở bài.
 VD3: Trong hai đoạn kết bài sau, đoạn nào của đề tập làm văn :Em hãy tả người mẹ thân yêu của mình.
 Đoạn 1: Sau mấy hôm thức đêm vì tôi, khuôn mặt mẹ hốc hác, phờ phạc hẳn đi, những vết chân chim nơi khoé mắt mẹ hình như rõ hơn. Nhìn mẹ, tôi ứa nước mắt.Tôi muốn thốt lên: "Mẹ ơi, con yêu mẹ biết nhường nào", nhưng nghẹn ngào không nói lên lời. Tôi tự hứa với lòng mình: Phải "người lớn" hơn nữa để mẹ không vất vả và mãi trẻ đẹp.
 Đoạn 2: Mẹ ơi, suốt cuộc đời mẹ vất vả sớm hôm vì chúng con mà không đòi hỏi gì cho riêng mình. Mẹ như một cô tiên, con yêu mẹ nhiều lắm! Mẹ có biết không?
 Khi đọc kĩ từng đoạn, học sinh sẽ chọn được kết quả đúng là đoạn 2, còn đoạn 1 là đoạn kết bài tả mẹ khi chăm sóc con lúc ốm đau. Qua bài tập đó muốn củng cố, khắc sâu: khi viết mở bài hay kết bài cần bám sát trọng tâm của đề để viết, giúp cho người đọc, người nghe hiểu được người viết muốn viết gì thể hiện qua cách mở bài, kết bài. Sau đó giúp học sinh biết cách vận dụng viết kết bài.
	- Thêm câu hỏi phụ, đưa ra hệ thống câu hỏi dẫn dắt để học sinh lập dàn ý, liên kết ý thành đoạn, bài.
	Ví dụ: Tiết 25: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) TV5- tập 1-Trang 130
 	Bài tập 2: Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp
( thầy giáo, cô giáo, người hàng xóm....)
 GV hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi ý sau:
 + Em định tả ai?
 + Phần mở bài, em nêu những gì?( hoặc: Em giới thiệu về người mình tả như thế nào?)
 + Trong phần thân bài cần tả được những gì về người đó?
 + Tả hình dáng, cần tả những gì? tả như thế nào?
 + Người đó bao nhiêu tuổi? tầm vóc ra sao? khuôn mặt, mái tóc, làn da, đôi mắt ...?
 + Quần áo thường mặc hàng ngày như thế nào?
 + Dáng đi đứng, giọng nói, cách nói khi giảng bài, khi trò chuyện có gì đặc biệt?
 +Tả tính tình - hoạt động, cần tả những gì? tả như thế nào?
 - Công việc hàng ngày của người đó? Người đó làm việc như thế nào? Đối xử với mọi người ra sao?.....
 + Phần kết bài cần nêu những gì?( nêu tình cảm, cảm nghĩ của mình đối với người đó). Dùng từ ngữ như thế nào để thể hiện tình cảm? Em làm gì để thể hiện tình cảm ấy?
 4.5.2 Phát huy năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh bằng cách:
- Giao thêm câu hỏi, bài tập tương tự.
+ Ngoài các đề bài trong sách giáo khoa, giáo viên cho học sinh làm một số đề khác gần gũi, quen thuộc đối với học sinh: 
VD: Tả một mùa trong năm mà em yêu thích; Tả quang cảnh trường em trước buổi học; Tả cô Tổng phụ trách Đội; Tả thầy( cô) hiệu trưởng.
Với những đề này tôi hướng dẫn làm vào buổi 2 của những tiết Tiếng Việt*
- Từ những yêu cầu kiến thức, kĩ năng của bài học đưa thêm câu hỏi khái quát hoặc so sánh với kiến thức, kĩ năng đã học.
Ví dụ: Khi dạy về kiểu bài tả người, tôi yêu cầu HS so sánh với kiểu bài tả cảnh để tìm ra những điểm giống và khác nhau về cấu tạo, cách mở bài, kết bài và viết đoạn...
 - Tìm các cách diễn đạt khác nhau cho cùng một nội dung:
 	Ví dụ: Khi dạy cách viết đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả, giáo viên.
 khuyến khích học sinh viết đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng:
 + Mở bài gián tiếp: Có thể dựa vào một trong những cách sau để viết đoạn mở bài.
 Cách 1:Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện người định tả (Tôi đang sửa soạn sách vở đi học thì bỗng nghe tiếng:" Lan ơi đi học thôi!". Các bạn có biết đó là ai không? Đó chính là Hương, người đã chơi với tôi từ hồi lớp 1).
 Cách 2: Dùng một đoạn văn miêu tả hình dáng, tính tình để mở bài ( Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày...)
 Cách 3: Dùng một đoạn bộc lộ cảm xúc để mở bài ( Từ nhỏ tôi được sống trong vòng tay ấm áp của mẹ. Mẹ là người tôi yêu quý nhất).
 Cách 4: Dùng đoạn thơ,văn, câu hát để vào bài:
 Ví dụ: Tóc bà trắng tựa mây bông
 Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy
 Bà tôi là....
	*Ví dụ: Viết đoạn mở bài, kết bài cho một đối tượng tả nhưng diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau (Đối tượng tả : Mẹ):
 + Ví dụ đoạn mở bài:
 Đoạn 1:" Mẹ", một tiếng ấy thôi nhưng sao quá đỗi thân thương, gần gũi đối với em từ khi bi bô nói những tiếng đầu đời. Hình ảnh mẹ hiền từ, cả cuộc đời vì con cái luôn in đậm trong trái tim em.
 Đoạn 2: " Thời gian chạy qua tóc mẹ
 Một màu trắng đến nôn nao
 Lưng mẹ cứ còng dần xuống
 Cho con ngày một thêm cao"
 Em lớn lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Công ơn của mẹ như sông sâu, biển rộng. Mẹ sớm hôm tần tảo, chăm lo cho con cái được bằng người, được ăn no mặc ấm.
 Đoạn 3: Như bao đứa trẻ khác, em cũng có một gia đình. Một gia đình tràn trề hạnh phúc. Trong ngôi nhà ấy luôn vọng ra những tiếng cười hồn nhiên, trong sáng và có cả lời ru ngọt ngào, tình cảm của mẹ. Ở ngôi nhà ấy, em luôn được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ.
 Đoạn 4: Nếu ai có hỏi: Điều gì in đậm nhất trong trái tim bạn? Tôi sẽ trả lời ngay rằng: Đó chính là hình ảnh mẹ hiền với những cử chỉ âu yếm và ánh mắt lo lắng, tình yêu thương vô bờ bến dành cho đàn con thân yêu.
 Đoạn 5: Quê hương là nơi sinh ra, nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta. Từ trong sâu thẳm lòng mình, em luôn nhớ về nơi ấy mỗi khi đi đâu xa dù chỉ một ngày. Vì sao ư? Vì ở đó có mẹ hiền sớm hôm tần tảo, chăm lo cho những đứa con bé bỏng của mình.
 	+ Ví dụ đoạn kết bài :
 	Đoạn 1: Mẹ là như vậy đó, từng ngày từng giờ vất vả chăm sóc anh em tôi.
 Với chúng tôi, mẹ là trời, là biển, là tất cả thế gian này.
 	Đoạn 2: Mẹ như vị thần hộ mệnh đã sưởi ấm cho trái tim em, dõi theo từng bước chân cho em vững bước vào đời. Vì em, mẹ đã vất vả biết nhường nào. Em yêu mẹ biết bao.
 	Đoạn 3: Đúng như lời bài hát" Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc, mẹ ru con yêu thương con tha thiết". Đúng vậy, mẹ đã sinh ra em, nuôi lớn em trong sự vất vả, dành cho em hết thảy những tình cảm yêu thương. Trong em luôn có hình ảnh đẹp của mẹ. Mẹ ơi, con muốn nói rằng:"Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ mãi là ngôi sao sáng trong trái tim thơ dại của con".
 	Đoạn 4: Mẹ ơi, con sẽ luôn là đứa con ngoan của mẹ. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để bớt đi nỗi vất vả của mẹ.
 	Đoạn 5: Mẹ đã dành hết tình yêu thương cho con, không quản ngày đêm khó nhọc chỉ mong các con khôn lớn, trưởng thành. Mẹ đã làm tất cả vì con mà không đòi hỏi gì cho mình. Mẹ đã đổ bao mồ hôi, công sức để kiếm miếng cơm, manh áo cho con: "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ", người xưa nói vậy không sai. Mẹ ơi, con yêu mẹ biết bao!
 Như vậy tùy theo trình độ năng lực của học sinh mà các em có thể sáng tạo ra nhiều hình thức khác nhau trong cùng một đề bài miêu tả. Với cách dạy như vậy sẽ phát huy được năng lực tư duy, khả năng sáng tạo của các em. 
4. 6. Lựa chọn, sắp xếp ý miêu tả, xây dựng nội dung bài văn:
Đây là một khâu cuối cùng quyết định sự thành công của các tiết dạy tập làm văn. Để có thể viết được một bài văn hoàn chỉnh đòi hỏi học sinh phải huy động những kiến thức có được ở những giờ học trước. Yêu cầu viết và hoàn chỉnh bài văn trong chương trình lớp 5 thường được thể hiện ở tiết kiển tra viết.
 Để có thể viết hoàn thiện một bài văn, ta cần tiến hành qua các bước: tìm ý, lập dàn bài chi tiết theo bố c

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_v.doc