Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp suy trì sĩ số học sinh - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Huy Hoàng
* Giúp học sinh thoát khỏi sự tự ti, mặc cảm:
Lúc này vai trò của giáo viên hết sức quan trọng đối với tâm hồn trẻ. Người
thầy có thể là cha mẹ hoặc là người bạn thân của các em, là người tương tác với các em trong việc học tập, sinh hoạt và cốt yếu là luôn cân bằng giữa tư cách là người giữ kỷ cương, là người bạn tâm tình mỗi khi các em cần sự giúp đỡ. Do vậy, mỗi lời hỏi thăm, mỗi cử chỉ chăm sóc của thầy (cô) sẽ giúp các em thoát khỏi mọi tự ti, mặc cảm trong học tập cũng như trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Các em sẽ cảm thấy được quan tâm hơn mỗi khi đến trường, đến lớp.
* Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn:
- Rà soát, nắm bắt những học sinh có hoàn cảnh nghèo, gia cảnh khó khăn đăng kí cho các em được nhận dụng cụ, sách vở, quần áo do Nhà trường và Liên đội và các tổ chức từ thiện hỗ trợ ngay từ đầu năm. Chẳng hạn như em: Tân, Sương, Hạnh, Minh, Anh, Mây, Thân, Chương, Kỳ, Thư
số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 4 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc PCGDTH và PCGDTHĐĐT, chính chúng tôi là những người đã từng đến nhà vận động học sinh bỏ học đến trường để đi học lại, học phổ cập. Vận động các em đã khó, dạy cho các em để các em hoàn thành chương trình cũng gặp không ít khó khăn. Chính vì thế nên không riêng gì các cấp lãnh đạo mà bản thân giáo viên chúng tôi phải tìm đủ mọi biện pháp để duy trì sĩ số học sinh. Khi chọn đề tài duy trì sĩ số học sinh để nghiên cứu, bản thân tôi cũng xác định được những khó khăn, thách thức đề ra. Những thực trạng khó khăn và hạn chế đó sẽ khắc phục được nếu như người giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Tất cả là động lực giúp tôi không ngừng nghiên cứu học hỏi và tự bản thân đề ra một số giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề như sau: II.3/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: a) Mục tiêu cuả các giải pháp, biện pháp: Mục tiêu chủ yếu và quan trọng nhất của giải pháp, biện pháp duy trì sĩ số học sinh là tạo cho các em niềm vui khi đến trường, cùng tìm cách khắc phục phần nào những khó khăn mà các em gặp phải. Từ đó, các em sẽ có tinh thần học tập tốt hơn, có cơ hội tiếp thu bài một cách đầy đủ nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về mặt kiến thức, năng lực và phẩm chất của học sinh trong quá trình dạy học một cách chủ động, dễ dàng và chắc chắn. b) Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp * Phổ biến nội quy ngay từ đầu năm tới học sinh - phụ huynh - Phổ biến nội quy ngay từ đầu năm học tới học sinh và phụ huynh, đặc biệt là vấn đề chuyên cần, học tập, nề nếp. Cho học sinh cùng tham gia xây dựng nội quy lớp, qua đó các em thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong tập thể. - Học sinh đến trường đều tự mình đánh dấu vào Bảng theo dõi Ngày em đến lớp để tạo ý thức tự giác cho các em. - Gọi điện thoại liên lạc trực tiếp với phụ huynh đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học; tiếp nữa là đến tận nhà để tìm hiểu nguyên nhân và trao đổi cách khắc phục. - Cho học sinh (HS hạn chế về một số mặt nào đó) chọn bạn (HS có năng khiếu, có kiến thức và kĩ năng tốt) mà mình tin tưởng cùng học, cùng trao đổi, hướng dẫn học. Qua đó, các em được bạn tin cậy sẽ đem hết sức mình ra giúp đỡ, còn em học yếu sẽ mạnh dạn bày tỏ vấn đề của mình với bạn để bạn giúp đỡ. - Thường xuyên quan tâm đến những học sinh hay mặc cảm, tự ti bằng cách khen ngợi khi các em có cố gắng trong học tập và rèn luyện. Tìm ra những điểm mạnh của học sinh để khen ngợi, tuyên dương trước tập thể. Đưa những nội dung (câu hỏi) gần gũi dễ trả lời để các em có cơ hội thể hiện mình và được mọi người thừa nhận. Giao cho các em đảm nhận một vị trí nào đó trong Hội đồng tự quản lớp. Qua đó em thấy mình được trân trọng sẽ mạnh dạn hơn, không còn mặc cảm, tự ti nữa. - Quan tâm đến những học sinh nghèo bằng cách giúp cho các em một số dụng cụ học tập cần thiết như bút, thước kẻ, tẩy, hằng ngày bằng nguồn kinh phí trích ra từ đồng lương ít ỏi của bản thân giáo viên hoặc vận động các bạn trong lớp nuôi heo đất gây quỹ vì bạn nghèo. Khi có được những đồ dùng học tập đầy đủ như những bạn khác, các em sẽ không thấy mặc cảm mình nghèo không có đủ đồ dùng các em sẽ phấn khởi, tự tin hơn trong học tập. - Với giải pháp tác động của môi trường xã hội, GVCN tổ chức có hiệu quả tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp: Cho các em tham gia đóng vai xử lí tình huống liên quan đến vấn đề nóng mà các em hay mắc phải trong cuộc sống (ví dụ hiện tượng nghiện game online, bỏ học, trốn học để chơi game); kết hợp cập nhật tin tức có thật trong cuộc sống bằng hình ảnh, tư liệu cụ thể về hậu quả của vấn nạn để các em thấy được tác hại mà tránh xa. - Động viên khích lệ học sinh về mặt tinh thần bằng cách cho các em tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp. Trang trí lớp học theo sở thích và ý tưởng của chính học sinh. Trong quá trình làm việc, giáo viên khen ngợi ý tưởng một cách hài hước, gần gũi để các em hòa nhập một cách tự nhiên. Cùng các em tạo ra một không gian lớp học, trường học thân thiện nhất, thoải mái nhất cho các em. * Giúp học sinh khắc phục khó khăn trong học tập: - Bản thân giáo viên luyện nói (tăng cường tiếng Việt) cho học sinh dân tộc thiểu số trong mọi tiết học, mọi lúc, qua việc trò chuyện, tâm sự với các em; mỗi tuần một tiết sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hướng dẫn học sinh đọc thêm sách báo tại thư viện của lớp. - Giáo viên hướng dẫn học sinh gặp khó khăn trong tính toán về cách nhận dạng kiến thức, củng cố kiến thức bằng cách ôn luyện theo mỗi ngày. Quan tâm đặc biệt đến các em, hướng dẫn những học sinh khá, giỏi cùng học với các em. Hoặc trực tiếp cùng gia đình phối hợp hướng dẫn các em học ở nhà, ở trường. Đồng thời động viên, tuyên dương kịp thời những em có tiến bộ rõ nét, khuyến khích các em có sự phấn đấu cao hơn. - Kết hợp với Hội đồng tự quản lớp lập ra các “Đôi bạn cùng tiến” và đề ra những hình thức thi đua khen thưởng để khích lệ tinh thần học tập của các em, do vậy, kết quả học tập của những đôi bạn cùng tiến trên có sự tiến bộ rõ rệt. Cụ thể: + Em Nguyễn Khánh Linh hỗ trợ em Điểu Môn . + Em Nguyễn Thị Hoàng Kim hỗ trợ em Thị Kiêm + Em Hoàng Hoài Anh hỗ trợ em Thị Hạnh + Em Tô Thúy Hiền hỗ trợ em Điểu Tân. + Em Đặng Thị Thu Hương hỗ trợ em Điểu Sun + Em Nguyễn Thiên Triệu Vy hỗ trợ em Thị Huyền + Em Thị Minh hỗ trợ em Điểu Huy + Em Thị Phi hỗ trợ em Điểu Kỳ. * Giúp học sinh thoát khỏi sự tự ti, mặc cảm: Lúc này vai trò của giáo viên hết sức quan trọng đối với tâm hồn trẻ. Người thầy có thể là cha mẹ hoặc là người bạn thân của các em, là người tương tác với các em trong việc học tập, sinh hoạt và cốt yếu là luôn cân bằng giữa tư cách là người giữ kỷ cương, là người bạn tâm tình mỗi khi các em cần sự giúp đỡ. Do vậy, mỗi lời hỏi thăm, mỗi cử chỉ chăm sóc của thầy (cô) sẽ giúp các em thoát khỏi mọi tự ti, mặc cảm trong học tập cũng như trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Các em sẽ cảm thấy được quan tâm hơn mỗi khi đến trường, đến lớp. * Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: - Rà soát, nắm bắt những học sinh có hoàn cảnh nghèo, gia cảnh khó khăn đăng kí cho các em được nhận dụng cụ, sách vở, quần áo do Nhà trường và Liên đội và các tổ chức từ thiện hỗ trợ ngay từ đầu năm. Chẳng hạn như em: Tân, Sương, Hạnh, Minh, Anh, Mây, Thân, Chương, Kỳ, Thư - Mua sẵn bút chì, thước, ruột bút kim, để trong cặp. Khi các em đột ngột bị hết mực, hư hỏng, mất mát thì đã có ngay để dùng. - Kêu gọi các học sinh trong lớp dành tặng bạn một số quần áo cũ và tranh thủ sự hỗ trợ từ một số giáo viên, phụ huynh có khả năng để trang bị thêm những dụng cụ còn lại cho những em có hoàn cảnh khó khăn để các em được yên tâm đến trường, không phải mặc cảm vì nhà nghèo. - Bản thân các giáo viên phải nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo việc dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để đưa ra các phương pháp, hình thức và nội dung dạy học cho phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng mà các em cần đạt được. * Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay và Tổng phụ trách Đội: Trường Tiểu học lê Hồng Phong chúng tôi phần lớn vẫn thực hiện dạy 5 buổi/tuần. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm thực hiện dạy 23 tiết/tuần. Như vậy, với những số tiết còn lại là giáo viên chuyên và giáo viên dạy thay. Vì vậy nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các giáo viên chuyên, giáo viên dạy thay với Tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm để duy trì tốt sĩ số thì việc học sinh nghỉ học, bỏ tiết là điều khó tránh khỏi. Đầu năm học 2014-2015, lớp tôi có một trường hợp (Điểu Kỳ) cứ đến tiết chuyên (Tiếng Anh, Mĩ Thuật, Kĩ Thuật,) là nghỉ học, bỏ tiết hoặc tùy tiện đổi chỗ trong lớp. Những buổi sau đến lớp nghe học sinh và giáo viên bộ môn báo cáo tôi thấy khá bức xúc. Tôi liền trao đổi với các giáo viên chuyên cùng phối hợp để chấn chỉnh kịp thời những điều đó. Tiếp đến, tôi gắn trực tiếp sơ đồ chỗ ngồi, những lưu ý của học sinh mà giáo viên cần giúp đỡ trên bàn giáo viên để các giáo viên đến dạy đều nắm rõ được tên và vị trí của từng em. Về lớp, tôi nhắc nhở và phân tích để các em thấy được tầm quan trọng của việc đi học đều, học đúng, học đủ các môn học và hoạt động giáo dục. Tháng sau, tình trạng đó đã chấm dứt hoàn toàn. Tất cả học sinh đều tự giác, tích cực trong các tiết học, môn học và các em đều thể hiện sự kính trọng của mình với thầy cô.( Em Kỳ đã có sự tiến bộ rõ rệt về nhiều mặt: đi học chuyên cần, học tập tốt, chấp hành tốt các quy định của lớp, của trường,Em còn được các thầy cô nhận xét, khen ngợi nhiều hơn .) Và tôi cũng không còn nghe thấy các thầy cô phàn nàn về học sinh của lớp mình nữa mà thay vào đó là những lời khen: Lớp học ngoan, chăm chỉ; các em rất lễ phép, tích cực trong học tập và hoạt động giáo dục. - Giáo viên chủ nhiệm cũng cần phối hợp với tổng phụ trách đội tổ chức các hội thi giữa các lớp để giúp các em lấy lại kiến thức Chú ý nội dung thi chỉ có những câu hỏi đơn giản để tạo cơ hội cho các em có thể trả lời được. Tránh các cuộc thi chỉ có các em giỏi tham gia. VD : Như thi về kiến thức tiểu học, an toàn giao thông, phòng tránh bệnh tật, năng khiếu: cắm hoa, văn nghệ. Qua cuộc thi giúp các em cảm thấy tự tin hơn, hăng hái đến trường, đến lớp hơn. *Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với phụ huynh học sinh: Học sinh học giỏi hay yếu trước hết phụ thuộc vào rất nhiều từ phía gia đình, gia đình thiếu sự quan tâm trong việc giáo dục, chăm lo việc học hành của con em mình. Thêm vào đó, những tác động xấu của môi trường xã hội đã lôi kéo các em như ham chơi, đua đòi, nghe bạn bè xấu rủ rê, dẫn đến lơ là việc học hành, không có kiến thức căn bản gây nên chán nản, bỏ học. Một gia đình êm ấm, hòa thuận, cha mẹ biết chăm lo cho con cái, tạo điều kiện thuận lợi để con em học hành, biết giáo dục con ích lợi của việc học thì học sinh sẽ học tốt hơn. Chẳng hạn: Em Thư làm hư viết, không có viết đến trường, em đó sợ đi học mà không có viết sẽ không chép bài, làm bài được, có thể sẽ bị thầy, cô phạt. Mẹ em ấy đã kịp thời mua viết cho con, yêu cầu con cẩn thận hơn. Thế là Thư đã đến trường với một chiếc bút mới và với một ý thức giữ gìn đồ dùng cẩn thận hơn. Nếu bố mẹ Thư la mắng hoặc không mua viết thì sẽ làm cho Thư đi học với tâm trạng lo sợ thầy cô la và có thể trốn học. Từ đó có thể dẫn lối đưa đường để Thư trở thành một học sinh yếu kém hoặc sa vào các tệ nạn xã hội... Vậy nên, nhà trường cần biết phối hợp với phụ huynh trong việc tạo sự ham thích cho học sinh khi đến trường. Hiện nay một số phụ huynh không biết cách giáo dục con cái, thường đánh đập, la mắng khi con em mình mắc phải một lỗi lầm nào đó ở trường lớp (như bị điểm kém, đánh nhau với bạn), làm cho các em sợ sệt, ức chế khả năng học tập, lao động ở các em, giảm đi niềm ham thích học tập. Do đó giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi, hướng dẫn phụ huynh nên tạo điều kiện tốt để cho để con em mình đến trường (bảo đảm thời gian đến trường, sắm dụng cụ học tập, giúp con học ở nhà, cùng vui chơi học tập với con em mình, nhắc nhở con cái giờ học), khi giáo dục con em nên nhẹ nhàng, cần cho các em hiểu việc đó đúng sai thay vì la mắng trừng phạt. Việc quan tâm đến bạn bè của con em cũng rất quan trọng. Chơi với bạn xấu trước sau gì các em cũng nhiễm thói xấu. Phụ huynh chú ý đến những thời gian rảnh rỗi của con em mình, cần biết các em đi đâu, chơi chỗ nào. Đừng cho các em quá nhiều thời gian tự do một mình mà cha mẹ không biết. Cần liên lạc với giáo viên để biết tình hình của con em mình, như có đến trường không? Có đi lao động không? Có hành vi gì cần sửa chữa vv... Khi nhận định được khả năng học tập của con em mình chưa tốt, phụ huynh cần giúp con em lấy lại niềm tin học tập, giúp các em nhận thức được học là một hoạt động đầy hứng thú. Cần có sự ham thích mới học tốt được. Giúp con em thấy được từ những bài học trên lớp con sẽ học được rất nhiều điều thú vị mà đều là những tri thức có lợi cho bản thân. Cần giúp trẻ vượt qua khó khăn để lấy lại kiến thức đã mất, động viên con khi bị điểm kém thì cũng không nên quá chán nản, mà nên tìm ra nguyên nhân để lần sau cố gắng làm bài tốt hơn. Giáo viên cùng phụ huynh học sinh cần thường xuyên liên lạc trao đổi để cùng tìm ra các biện pháp giúp học sinh học ở trường cũng như ở nhà một cách hiệu quả nhất. * Tác động của môi trường, xã hội: - Có nhiều học sinh bộc phát nhân cách của mình một cách nhanh chóng mà bề ngoài khó nhận biết. - Ở trường, việc học tập của các em có dấu hiệu của một sự khủng hoảng như: học không vào, trốn học, không hài lòng với sự nhắc nhở của thầy cô, nhất là sự nổi lên rầm rộ của phong trào chơi game đang diễn ra phổ biến. - Ở nhà, các em làm cho cha mẹ phải trăn trở, lo lắng và không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, hay lơ đễnh không thèm để ý bất cứ chuyện gì cả. Đối với những trường hợp trên, giáo viên cần linh động các biện pháp giải quyết, bảo đảm mối quan hệ gắn bó giữa gia đình, nhà trường, tăng cường biện pháp thuyết phục mà không chê trách, răn đe, trách phạt. Để hướng các em hòa nhập cùng tập thể lớp, có thể phân công các em đảm trách một nhiệm vụ nào đó trong lớp hay ghi tên, động viên các em tham gia vào đội tuyển của các môn thể thao hay các phong trào khác trong hoạt động của lớp học, của nhà trường. Từ đó, với sự say mê trong nhiệm vụ mới, được sự tin yêu của bạn bè, được sự thương mến của thầy, cô sẽ giúp em vượt qua mọi thị hiếu do môi trường tác động. Cụ thể, trong lớp tôi có em Hoàng Văn Lưu ở thôn 2. Nhà nghèo, đông anh em, bố ham rượu chè, mẹ suốt ngày đi làm thuê kiếm tiên nuôi cả nhà. Ngay cả các khoản đóng góp theo quy định của trường, của lớp gia đình cũng chưa có để nộp. Bản thân em Lưu lại thích chơi game nên việc em nghỉ học không có lí do diễn ra liên tục trong một thời gian dài khiến tôi khá vất vả. Khi đến lớp, cô giáo hỏi lí do thì em không khi nào nói thật. Tôi đã tìm hiểu qua các giáo viên chủ nhiệm trước, các giáo viên chuyên,Tiếp theo, tôi đến nhà và gặp được mẹ của em Lưu. Tôi và mẹ của Lưu phối hợp với nhau để giúp Lưu đi học chuyên cần hơn. Hôm nào Lưu nghỉ học là tôi điện thoại báo cho phụ huynh, một lúc sau thấy Lưu đã lên lớp. Hỏi ra mới biết mẹ đã tìm Lưu từ quán Internet. Có lần khác, Lưu nghỉ học, tôi điện thoại cho mẹ em nhưng mẹ lại đang đi làm thuê cho người ta ở nơi xa thế là tôi chạy ra các quán internet để tìm em vào giờ giải lao. Những ngày sau đó, dường như Lưu cũng phần nào cảm thấy có lỗi nên không nghỉ học, nhưng thái độ hợp tác trên lớp có vẻ miễn cưỡng không thật sự thoải mái. Cuối buổi học, tôi gặp riêng Lưu hỏi chuyện, phân tích cho em thấy những cái được cái mất của việc nghỉ học, Những buổi học trên lớp, tôi luôn quan tâm đến Lưu một cách tự nhiên, hài hòa, giao cho em phụ trách vị trí Phó ban Nền nếp-Thi đua của lớp để em thấy được mình cũng có vai trò quan trọng đối với tập thể mà cố gắng nêu gương. Càng ngày, em càng muốn chứng tỏ khả năng của mình với các bạn nên không còn nghĩ đến chuyện nghỉ học nữa. Khi nào có lí do chính đáng phải nghỉ học, em đều nhờ mẹ xác nhận vào giấy phép rồi gửi lên lớp cho cô. Những buổi học sau, lên lớp em rất tích cực học hỏi bạn về bài đã học hôm trước để theo cho kịp các bạn. Việc đưa được Lưu đến lớp đều là thành công lớn nhất trong ngần ấy năm dạy học của tôi. Còn các khoản đóng góp tôi cũng xin với nhà trường xem xét để giảm bớt phần nào cho em. Các khoản của lớp, bản thân tôi hỗ trợ cho em phần nào còn nữa là sự hỗ trợ của cả tập thể lớp. Có các em: Ái Thy, Thị Hạnh, Điểu Sun, Thị Minh những ngày đầu nhận lớp, thấy các em có vẻ rụt rè. Tôi âm thầm theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân thì được biết hoàn cảnh của các em ấy khá phức tạp. Ái Thy có bố mẹ đã li dị, em ấy ở với bà ngoại và dì. Điểu Sun, bố mẹ đi làm ở Thành phố Buôn Ma Thuột, em ở với bà ngoại. Thị Minh gia đình thuộc hộ nghèo, ba bỏ nhà đi, mẹ em một mình lam lũ nuôi bốn chị em. Thị Hạnh thì lớn tuổi nhất lớp nhưng lại rất ốm yếu bởi nhiều căn bệnh khó chữa, nhà lại rất nghèo.Thỉnh thoảng các em ấy lại nghỉ học mà không có lí do. Tôi đã trò chuyện riêng với từng em, hỏi han về mọi chuyện và động viên các em. Bên cạnh đó tôi cũng gặp trực tiếp gia đình của các em để cùng tìm biện pháp giúp các em tiến bộ. Trên lớp, tôi phân các học sinh khá giỏi giúp đỡ các em. Cho các em tham gia vào đội quản Sao, hướng dẫn các học sinh lớp 1, 2 xếp hàng tập thể dục đầu giờ (có sự hướng dẫn của GVCN). Các bạn thấy mình có uy với các em nên khá mạnh dạn khi làm nhiệm vụ được giao. Các em hồ hởi nói về những em nhỏ mà mình phụ trách. Những ngày sau đó, các em rất nhớ nhiệm vụ của mình. Biết được vai trò của mình như thế nào nên các em đều rất cố gắng. Khi có cơ hội là tôi đưa ra những lời khen với các em. Các em cảm thấy được quan tâm, tin tưởng nên việc nghỉ học không lí do đã hoàn toàn không còn. Và việc học tập của các em cũng có sự tiến bộ rõ rệt. Cuối năm, cả bốn em đều hoàn thành chương trình lớp học và còn được khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập cũng như tham gia tích cực các hoạt động phong trào của lớp. * Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể - sinh hoạt lớp - Phối hợp với Đội thiếu niên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp vui tươi, sinh động, hấp dẫn để các em thấy gần gũi hơn với mọi người. - Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, nhóm đạt duy trì sĩ số suốt cả tuần để làm gương cho lớp và khen những em có tiến bộ về mặt học tập để các em thấy nhiệm vụ học tập của mình và mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui. - Đối với những mặt học sinh còn hạn chế, nhắc nhở nhẹ nhàng kèm theo hướng dẫn, uốn nắn cho các em để tuần sau các em thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, tôi còn nêu gương các anh, chị học sinh những năm trước dù đầu năm còn nhiều hạn chế về kiến thức, kỹ năng nhưng nhờ sự kiên trì, cố gắng hết mình nên cuối năm cũng đã vươn lên được khen thưởng để củng cố lòng tin nơi các em. - Tôi còn chủ động mời các phụ huynh học sinh cùng tham gia vào tiết sinh hoạt lớp để nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện của con em mình hàng tuần, điều đó đã tác động rất mạnh đến ý thức học tập cũng như việc thực hiện nghiêm túc nội quy lớp học của học sinh. * Tạo môi trường giáo dục tốt - Khuyến khích các em cùng tham gia trang trí lớp học, các góc học tập thật sinh động, vận dụng những ý tưởng phù hợp và có sự sáng tạo của học sinh. - Mỗi ngày bước vào lớp, tôi đều quan sát cả lớp. Thấy các em có mặt đầy đủ là lòng tôi rất vui. Nhất là những hôm thời tiết khắc nghiệt như: mưa to, gió lớn, Những hôm ấy, tôi cho lớp hoan nghênh bằng một tràng pháo tay để động viên khích lệ tinh thần các em. Trong giờ dạy, tôi đầu tư soạn giảng phân hóa theo đối tượng học sinh sao cho phù hợp với trình độ mọi học sinh trong lớp - nhất là những em học yếu nhằm kích thích học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài nhanh hơn. -Với trường lớp khang trang như hiện nay, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, sự quan tâm của Ban giám hiệu, sân chơi rộng rãi thoáng mát, “lớp học như là nhà” đó là một thuận lợi rất lớn để xây dựng môi trường học tập tốt cho học sinh vui chơi, học tập. Phải tùy hoàn cảnh cụ thể, tạo khung cảnh giáo dục tốt làm cho học sinh ngồi trong lớp học thấy vui tươi, thích thú và được bày tỏ ý kiến của mình với bạn, với cô, không nặng nề, sợ sệt. Luôn cùng nhau lao động, chăm sóc cây xanh, làm vệ sinh trường lớp. -Giờ ra chơi, tôi tổ chức hướng dẫn các em vui chơi tập thể, đọc sách báo trong thư viện của lớp hoặc thư viện lưu động của trường để tạo sự gắn bó thương yêu trong học sinh và sự gần gũi thân mật giữa học sinh với giáo viên nhà trường.Trong những năm qua, bằng hình thức này tôi đã tạo cho các em sự vui thích, tìm tòi tham gia tích cực cho phong trào của lớp, của trường, của huyện tổ chức. -Tôi cũng thật sự hòa nhập cùng các em trong giờ ra chơi, giờ dạy hoạt động ngoại khoá hay trò chơi của đố vui qua hình thức Giải ô chữ trong các tiết Ôn tập -Ngoài ra: để ngăn ngừa, khắc phục và phát huy sự thành công của nghệ thuật thuyết phục học sinh trở lại trường lớp sau khi nghỉ, bỏ học thì bản thân giáo viên cần kết hợp chặt chẽ nhiều mặt khác như: +Lập kế hoạch giáo dục cá nhân để cung cấp kiến thức, phát
File đính kèm:
- SKKN 2015 - DUY TRI SI SO - Copy.doc