Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phổ cập bơi nhằm phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh khối 3, 4, 5 trong trường Tiểu học

1. Cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề:

Huyện Hàm Thuận Nam là một trong những huyện có nhiều ao hồ, kênh, đường ven biển trong đó xã Hàm Thạnh là một trong những xã thuộc huyện cũng có nhiều ao hồ, sông, kênh . Từ đó việc học sinh có nguy cơ bị đuối nước khá cao, đặc biệt là học sinh tiểu học.

Hiện nay việc phòng chống đuối nước đã và đang được sự quan tâm của lãnh đạo ngành, trường và đa số phụ huynh học sinh nên cơ sở vật chất trang thiết bị đã có sự đầu tư nhằm phục vụ cho việc tổ chức lớp bơi, cùng với sự nhiệt tình của một số giáo viên và sự yêu thích, đam mê bơi lội của học sinh là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phổ cập bơi.

Tuy nhiên trong thực tế trang thiết bị mặc dù có sự đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia học bơi của học sinh khối 3, 4, 5. Bên cạnh đó vẫn còn một số phụ huynh còn xem nhẹ việc phòng chống đuối nước cho con em; một số giáo viên tuy có nhiệt tình nhưng chưa nắm rõ được kỹ thuật trong quy trình dạy bơi và một số học sinh chưa thật sự có ý thức cao trong việc rèn luyện kỹ năng bơi.

Từ những lý do nêu trên việc phổ cập bơi nhằm chống tai nạn đuối nước cho học sinh là một trong những vấn đề cần thiết, góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước nói chung và học sinh khối 3, 4, 5 của trường tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phổ cập bơi nhằm phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh khối 3, 4, 5 trong trường Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỔ CẬP BƠI 
NHẰM PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH KHỐI 3,4,5 TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Mỗi một người dân yếu, tức là cả nước yếu, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe. Việc luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
Qua một vài năm gần đây, bản thân làm công tác trực tiếp giảng dạy môn bơi lội ở trường Tiểu học và dạy bơi cho học sinh khối 3,4,5. Tôi thường khuyên nhủ học trò: Bơi lội là môn thể thao, muốn tập bơi lội, em chỉ cần nhìn động tác người ta bơi làm theo là được, bao nhiêu người biết bơi mà đâu cần thầy dạy. Mặt khác tôi thường nói với học sinh là: Em biết bơi phải có trách nhiệm tập cho em chưa biết bơi, việc làm trên ngoài việc giúp đỡ bạn mà còn mang tính nhân văn cao cả, mà mỗi chúng ta cần phải phát huy. Nhằm nhấn mạnh, đề cao cho học sinh việc tự tìm hiểu để học tập vươn lên theo chủ đề năm học. Học sinh phải xác định được mục tiêu, thái độ học tập “ Học để biết, học để vận dụng trong cuộc sống...”. Đối với môn bơi lội càng có ý nghĩa thiết thực rõ nét hơn. Vì vậy công tác phổ cập kiến thức và kỹ năng bơi lội cho học sinh là việc làm cấp bách trước mắt và lâu dài của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở nước ta. Đó là trách nhiệm của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường. Đối với giáo viên giáo dục thể chất trong trường học, đó vừa là trách nhiệm nghề nghiệp vừa là tình cảm yêu thương bảo vệ trẻ em, vừa có tính nhân văn cao cả. Ai cũng biết bơi lội là môn thể thao không chỉ có tác dụng rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể chất, ý chí cho người tham gia tập luyện mà còn góp phần rèn luyện những kỹ năng quan trọng giúp cho con người chủ động phòng chống tai nạn đuối nước có hiệu quả. Phát triển thể chất, thể thao trong trường học là một trong các yêu cầu giáo dục toàn diện nhằm nâng cao thể lực, sức lực cho tuổi trẻ học đường. Chính vì thế năm học 2018- 2019, tôi đã manh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phổ cập bơi nhằm phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh khối 3, 4, 5 trong trường Tiểu học. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu rõ về tâm lý của học sinh đã biết bơi, những em chưa biết bơi, những em muốn học bơi và thái độ của các em khi gặp tai nạn đuối nước xảy ra.
Nâng cao nhận thức và kĩ năng về phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ, các thầy, cô giáo. 
Tăng cường trách nhiệm của nhà trường, chính quyền địa phương trong việc triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình “Ngôi nhà an toàn”; “Trường học an toàn”; “Cộng đồng an toàn” và loại bỏ nguy cơ gây tai nạn đuối nước cho trẻ em tại gia đình, trường học và cộng đồng.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Các em học sinh trong xã Hàm Thạnh và các xã lân cận.
- Những kỹ năng cơ bản về phòng, chống đuối nước ở lứa tuổi học sinh.
- Kỹ năng ứng xử khi gặp những tình huống đuối nước.
IV. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề:
Huyện Hàm Thuận Nam là một trong những huyện có nhiều ao hồ, kênh, đường ven biển trong đó xã Hàm Thạnh là một trong những xã thuộc huyện cũng có nhiều ao hồ, sông, kênh ..... Từ đó việc học sinh có nguy cơ bị đuối nước khá cao, đặc biệt là học sinh tiểu học. 
Hiện nay việc phòng chống đuối nước đã và đang được sự quan tâm của lãnh đạo ngành, trường và đa số phụ huynh học sinh nên cơ sở vật chất trang thiết bị đã có sự đầu tư nhằm phục vụ cho việc tổ chức lớp bơi, cùng với sự nhiệt tình của một số giáo viên và sự yêu thích, đam mê bơi lội của học sinh là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phổ cập bơi. 
Tuy nhiên trong thực tế trang thiết bị mặc dù có sự đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia học bơi của học sinh khối 3, 4, 5. Bên cạnh đó vẫn còn một số phụ huynh còn xem nhẹ việc phòng chống đuối nước cho con em; một số giáo viên tuy có nhiệt tình nhưng chưa nắm rõ được kỹ thuật trong quy trình dạy bơi và một số học sinh chưa thật sự có ý thức cao trong việc rèn luyện kỹ năng bơi.
Từ những lý do nêu trên việc phổ cập bơi nhằm chống tai nạn đuối nước cho học sinh là một trong những vấn đề cần thiết, góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước nói chung và học sinh khối 3, 4, 5 của trường tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết.
2. Nội dung giải pháp thực hiện
2.1. Mục đích của giải pháp:
Giúp phụ huynh học sinh nhận rõ tầm quan trọng của việc học bơi.
Hình thành một số kỹ năng cơ bản về bơi lội, phòng chống đuối nước, nhằm giúp học sinh phòng chống được việc đuối nước do không biết bơi.
Góp phần nâng cao hoạt động thể dục thể thao dưới nước cũng như phát hiện những học sinh có năng khiếu bơi lội để bồi dưỡng rèn luyện tạo nguồn tham gia các hội thao, hội khỏe các cấp, từ đó góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
2.2. Nội dung giải pháp:
a) Nâng cao nhận thức về phòng chống đuối nước:
Đối với Ban giám hiệu – giáo viên: Tham mưu với ban giám hiệu tiếp tục tổ chức có hiệu quả công tác phòng chống tai nạn đuối nước, tiếp tục trang bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về bơi lội nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng bơi lội. Tuyên truyền cho giáo viên và cán bộ nhân viên của nhà trường các kiến thức phòng chống tai nạn đuối nước dưới hình thức: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, lồng ghép các kiến thức kỹ năng bơi lội vào các môn học.
Đối với phụ huynh: Đầu năm học, nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh để triển khai kế hoạch và tuyên truyền cho phụ huynh hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc phổ cập bơi cho học sinh khối 3, 4, 5 theo văn bản 04/SGDĐT ngày 02/01/2018 v/v hướng dẫn chương trình hoạt động dạy bơi cho học sinh phổ thông và văn bản số 05/SGDĐT ngày 2/01/2018 v/v xã hội hóa hoạt động dạy bơi cho học sinh phổ thông. Được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ đăng ký hỗ trợ kinh phí thuê hồ để thực hiện học bơi (thực hành dưới nước 12 tiết (6 buổi) trong một năm học.
Đối với học sinh: Tuyên truyền cho học sinh các kiến thức phòng chống tai nạn đuối nước gắn với các hoạt động vui chơi, giải trí, trải nghiệm. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền như: Tổ chức các hội thi tiểu phẩm về phòng chống tai nạn đuối nước, các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể.
b) Thực hiện đúng quy trình dạy bơi:
Cho dù là dạy bơi hay tự học bơi, tất cả đều phải tuân thủ theo một quy trình chung; cái nào tập trước, cái nào tập sau không thể đảo lộn được, cụ thể quy trình như sau: 01 tiết dạy về kỹ năng cơ bản phòng chống đuối nước, làm quen với nước, tập thở trong nước, tập nổi trong nước, tập lướt nước, tập đạp chân, tập quạt tay, tập phối hợp đạp chân quạt tay, tập phối hợp đạp chân quạt tay với thở, tập xuất phát, tập quay vòng.
 Ví dụ: Chưa tập nổi nước được, thì không thể tập được các động tác khác được. Chưa nín thở úp mặt xuống nước được, thì chưa thể làm được gì cả.
c) Có kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh:
Vào đầu năm học , ban giám hiệu nhà trường phối hợp với giáo viên thể dục lập kế hoạch dạy bơi. Cụ thể: đôn những bài thể dục ở tuần 29 đến tuần 34 lên dạy từ tuần 19 đến tuần 28. Đồng thời cắt giảm những trò chơi lặp đi lặp lại nhiều lần trong phân phối chương trình. 
 Mặt khác, giáo viên tiến hành khảo sát để phân loại học sinh. Từ đó có biện pháp hỗ trợ những học sinh chưa biết bơi và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu bơi lội. 
Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường liên kết với hồ bơi Ngân Anh và hồ bơi Triệu Khang tạo điều kiện cho học sinh bơi nhằm nâng cao học sinh biết bơi góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước. Đặc biệt học sinh có cơ hội tiếp cận với môi trường thi đấu như: cự ly, đường bơi, xuất phát và quay vòng. Từ đó góp phần nâng cao thành tích trong các hội thi bơi lội của trường, của ngành.
d) Thực hiện kỹ thuật bơi tự cứu dù không biết bơi.
Bước 1: Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
Bước 2: Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.
Bước 3: Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.
Bước 4: Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm
Với cách này, người ta có thể tồn tại dưới nước khá lâu, chờ người đến cứu hoặc lợi dụng dòng chảy để chuyển vào chỗ nông hơn. Và tất cả những bước trên đều có thể luyện tập dần dần trên cạn và có thể tập đối với cả các em nhỏ tuổi còn ở trường mầm non.
* Để có thể bơi tự cứu bản thân khi gặp đuối nước các bạn cần lưu ý như sau:
- Toàn bộ quá trình cần nhất là phải giữ được bình tĩnh.
- Thả lỏng cơ thể hoàn toàn.
- Cần tập luyện trước trên bờ để quen dần với động tác, không hoảng loạn khi gặp nạn.
- Đây chỉ là biện pháp kéo dài thời gian chờ người đến cứu.
e) Giáo viên hướng dẫn và hình thành kỹ năng bơi cho học sinh:
Bơi ếch là sự kết hợp giữa 3 động tác: tay, chân và thở lặp lại theo chu kỳ đều đặn. Được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Làm quen với nước, tập thở nước:
Đây là bước rất quan trọng giúp cho người tập bơi không sợ nước, không sặc nước và ổn định cơ thể trong nước.
Đối với người chưa biết bơi thì thở nước sẽ là bài khó nhất. Hãy nhớ nguyên tắc luôn luôn hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi.
Bước 2: Tập nổi trong nước:
Đứng dưới hồ nín thở từ từ ngả người ra phía trước, nằm sấp lên mặt nước tay đưa ra phía trước, chân duỗi thẳng giữ nguyên tư thế. Tay và chân tạo hình X. Khi hết hơi co chân lại và đứng lên.
Bước 3: Tập lướt nước:
Đứng tựa lưng vào thành bể, hít vào thật sâu, nín thở, hai tay duỗi thẳng, 2 bàn tay chồng lên nhau, áp sát bên tai, thân người và tay tạo thành hình con cá kiến, nằm trên nước co 2 chân đạp vào thành bể lúc này thân người nằm thẳng và lướt nhẹ nhàng trên nước tay và hai chân duỗi thẳng, thả lỏng cơ thể.
Bước 4: Tập động tác chân: gồm 3 giai đoạn: co chân, bẻ bàn chân sang hai bên, đạp khép.
Bước 5: Tập động tác tay:
Động tác tay có tác dụng tạo ra lực tiến cho cơ thể về trước, phối hợp với động tác chân làm cho tốc độ chuyển động đều hơn, tạo ra lực nổi cho cơ thể.
Bước 6: Kết hợp động tác:
Phối hợp trong bơi ếch rất quan trọng, phối hợp tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu lực động tác. Các động tác trong phối hợp sẽ diễn ra theo thứ tự sau:
Tay
Tỳ nước
Quạt nước
Thu tay
Duỗi tay
Chân
Chân thẳng
Co chân
Đạp chân
Thở
Hít vào
Nín thở
Thở ra
Thở ra
e) Đảm bảo an toàn trong quá trình giảng dạy:
Giáo viên lồng ghép tập cho học sinh động tác tay và chân bơi ếch thành thạo trong các bài khởi động chung của mỗi tiết dạy thể dục trong năm học.
Giáo viên phải thường xuyên quan sát, bao quát lớp học ở mọi vị trí của hồ bơi. 
Học sinh phải tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của giáo viên, không tuỳ tiện ra khỏi khu vực quản lý của giáo viên. Không được đùa giỡn trong quá trình học.
Phải đảm bảo tốt những quy định của hồ bơi.
Phải khởi động và tập trên cạn thật kỹ, tắm tráng nước mới xuống hồ để tránh tình trạng sốc nhiệt đột ngột.
	g) Giáo viên hướng dẫn và hình thành cơ bản khả năng cứu đuối cho học sinh:
	Khi gặp trường hợp đuối nước, việc đầu tiên là nhanh chóng hô hoán, xem xung quanh có vật nào nổi ném xuống cho nạn nhân, kêu gọi mọi người đến ứng cứu và tìm cách đưa nạn nhân lên khỏi mặt nước (Lưu ý: dù biết bơi cũng tuyệt đối không lao xuống cứu nạn nhân khi không có kỹ năng bơi cứu đuối vì quy tắc vàng trong cứu người “ là mình phải sống trước mới cứu được người đang gặp nạn” ). Khi đưa được nạn nhân lên bờ cần nhanh chóng tiến hành đặt nạn nhân nằm đúng tư thế của phương pháp cứu đuối, sau đó mới khai thông đường thở và thổi ngạt cho nạn nhân, sau 2 nhịp thổi ngạt đầu tiên, nếu không thấy mạch đập phải nhanh chóng tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, nếu nạn nhân thở lại được cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất. Trong quá trình vận chuyển phải tiếp tục các biện pháp sơ cứu và ủ ấm cho nạn nhân.
V. KẾT QUẢ 
Sau khi áp dụng các biện pháp phổ cập bơi cho học sinh khối 3,4, 5 trong trường tiểu học không những giúp học sinh phòng chống tai nạn đuối nước mà còn rèn luyện giúp các em nâng cao thành tích trong các cuộc thi. Cụ thể kết quả như sau:
Phổ cập bơi
Trong đó
Giải Bơi Cấp Huyện
Trong đó
Số lượng HS chưa biết bơi
Số lượng HS đã biết bơi
Tỷ
lệ %
Số lượng HS có kỹ năng thực hiện nhiều kiểu bơi
Tỷ lệ %
Số lượng HS thực hiện kỹ năng bơi cơ bản
Tỷ lệ %
Số HS tham gia
Số HS đạt giải
Tỷ lệ %
Huy chương Vàng
Tỷ lệ %
Huy chương Bạc
Tỷ lệ %
250
230
92
175
70
18
7
4
2
50
1
50
1
50
Mặt khác tập luyện bơi lội có lợi ích cho việc củng cố, nâng cao sức khoẻ, cải thiện vóc dáng, thể trạng, phát triển toàn diện và phòng chống đuối nước. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng các bộ môn văn hóa.
VI. KẾT LUẬN
Phòng chống đuối nước là một việc cần làm ngay và đòi hỏi có sự chung tay của cả cộng đồng. Việc xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng cùng phòng, chống đuối nước cho học sinh là rất cần thiết. Bởi việc đảm bảo an toàn cho trẻ em là trách nhiệm không chỉ riêng ai.
 Đồng thời để các em học sinh có thể nâng cao hiểu biết của mình về đuối nước. Tôi mong muốn quý lãnh đạo cần đưa môn bơi vào trong chương trình tiểu học chính khóa. Các ban ngành cần quan tâm, xây dựng, tạo nhiều sân chơi, điểm vui chơi giải trí, những khu vực để các em có thể luyện tập thể dục thể thao nói chung và học bơi nói riêng. 
 Mỗi học sinh chúng ta, cần nhận thức rõ về đuối nước và tác hại của nó. Đồng thời có ý thức rèn luyện bản thân, luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe và quan trọng hơn cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản về phòng, chống đuối nước, để có thể tự cứu bản thân và cứu người khác khi gặp phải tai nạn đuối nước xảy ra.
Do lần đầu tiên dự thi nên chắc hẳn đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong các thầy cô trong ban giám khảo đóng góp y kiến giúp cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô!
  Hàm Thạnh, ngày ..... tháng 10 năm 2019
 Người viết 
 Nguyễn Đình Triệu 
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG 
1. Về hình thức:
2. Về nội dung:
3. Xếp loại: ...............................
TM/ HĐKH
 Chủ tịch:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_pho_cap_boi_nham_phon.doc
Giáo án liên quan