Giáo án Quốc phòng An ninh 10 - Tiết 19-35

) Bong gân

a) Đại cương: Bong gân là sự tổn thương của dây chằng xung quanh khớp do chấn thương gây nên.

b) Triệu chứng

- Đau nhức nơi tổn thương, sưng nề to, vận động khó khăn.

c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng

* Cấp cứu ban đầu:

- Băng ép nhẹ chống sưng nề.

- Chườm lạnh.

- Bất động chi bong gân.

- Nặng thì chuyển đến cơ sở y tế gần nhất

* Cách đề phòng

- Đi lại, chạy nhảy, luyện tập thể thao, quân sự đúng tư thế.

- Cần kiểm tra thao trường, bãi tập và các phương tiện trước khi lao động, luyện tập quân sự.

2. Sai khớp

a) Đại cương: Sai khớp là sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay toàn bộ do chấn thương mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên.

b) Triệu chứng: Đau dữ dội, mất vận động hoàn toàn ở khớp bị sai, khớp bị biến dạng, đầu xương có thể lồi ra, chio dài ra hoặc ngắn lại, sưng nề to, tím bầm quanh khớp.

c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng:

* Cấp cứu ban đầu: Bất động khớp bị sai, giữ nguyên tư thế sai lệch. Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

* Cách đề phòng: Trong quá trình luyện tập, lao động phải chấp hành nghiêm các quy định an toàn. Cần kiểm tra thao trường, bãi tập và các phương tiện trước khi lao động, luyện tập.

 

doc44 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Quốc phòng An ninh 10 - Tiết 19-35, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới thiệu bài: Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử, việc phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam luôn được coi là cuộc đấu tranh sinh tồn, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
	Hoạt động 1: Tìm hiểu về các loại thiên tai và tác hại của chúng.
Hoạt động của GV vµ HS
Nội dung
Câu hỏi: em hãy kể một số loại thiên tai thường gặp?
Giáo viên nêu các loại thiên tai thường gặp ở ở Việt Nam. Và cho học sinh liên hệ thực tế tại địa phương
Hs trả lời câu hỏi.
Học sinh lắng nghe, ghi chép.
* Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam:
a) Bão
b) Lũ lụt
c) Lũ quét, lũ bùn đá
d) Ngập úng
e) Hạn hán và sa mạc hóa
* Tác hại của thiên tai
- Thiên tai cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Gây hậu quả môi trường, tác động xấu đến sản xuất và đời sống cộng đồng.
Hoạt động 2: Một số biện pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.
Câu hỏi: Em hãy nêu một số biện pháp phòng tránh thông thường.
- GV phân tích, lấy dẫn chứng minh hoạ.
HS trả lời câu hỏi.
- Hs lắng nghe, ghi chép bài.
Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
Tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học cong nghệ trong công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.
Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Công tác cứu hộ, cứu nạn:
+ Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả.
+ Cấp cứu người bị nạn.
+ Làm vệ sinh môi trường.
+ Giúp đỡ các gia đình bị nạn ổn định đời sống.
+ Khôi phục sản xuất, sinh hoạt.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.
Hoạt động 3: Tổng kết 
- GV hệ thống lại các nội dung trọng tâm.
- HS lắng nghe, ghi chép bài.
- GV hệ thống nội dung trọng tâm của bài
- Hướng dẫn HS tam khảo thêm các tài liệu liên quan đến thiên tai và các cách phòng tránh.
- Nhận xét, đánh giá buổi học.
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Dặn dò HS đọc trước nội dung của bài 6.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 25. Lớp 10A7
BÀI 6: CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG
I.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
	Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
2. Về kĩ năng
	Biết cách xử lí đơn giản các tai nạn thông thường.
3. Về thái độ
	Sẵn sàng xử lí các tình huống khi có tai nạn xảy ra.
II. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN
1. Cấu trúc nội dung 
	- Bong gân
	- Sai khớp
	- Ngất
	- Điện giật
2. Nội dung trọng tâm
	Giúp học sinh hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và đề phòng một số tai nạn thông thường bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	Nghiên cứu bài 6 (mục 1- 4).
	Chuẩn bị giáo án, mô hình tranh vẽ minh họa cho bài học.
2. Học sinh
	Đọc trước bài 6 (mục 1 – 4) trong sách giáo khoa.
	Chuẩn bị vở ghi chép bài đầy đủ. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
- Giới thiệu bài: Trong lao động, vui chơi và hoạt động thể dục, thể thao... rất có thể xảy ra các tai nạn. Trong những tai nạn đó, có loại chỉ cần sơ cứu tốt và điều trị tại nhà, có loại cần cấp cứu tại chỗ một cách kịp thời và nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế để điều trị tiếp theo. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường là điều kiện tiên quyết cho việc điều trị tốt ở bệnh viện sau đó.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
	Hoạt động 1: Tìm hiểu về bong gân và sai khớp
Hoạt động của GV vµ HS
Nội dung
Câu hỏi: nguyên nhân của bong gân và cách cấp cứu ban đầu?
Câu hỏi: nguyên nhân của sai khớp và cách đề phòng cũng như cấp cứu ban đầu là gì?
Hs trả lời câu hỏi.
Hs trả lời câu hỏi.
1) Bong gân
a) Đại cương: Bong gân là sự tổn thương của dây chằng xung quanh khớp do chấn thương gây nên.
b) Triệu chứng
- Đau nhức nơi tổn thương, sưng nề to, vận động khó khăn.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng
* Cấp cứu ban đầu:
- Băng ép nhẹ chống sưng nề.
- Chườm lạnh.
- Bất động chi bong gân.
- Nặng thì chuyển đến cơ sở y tế gần nhất
* Cách đề phòng
- Đi lại, chạy nhảy, luyện tập thể thao, quân sự đúng tư thế.
- Cần kiểm tra thao trường, bãi tập và các phương tiện trước khi lao động, luyện tập quân sự.
2. Sai khớp
a) Đại cương: Sai khớp là sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay toàn bộ do chấn thương mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên.
b) Triệu chứng: Đau dữ dội, mất vận động hoàn toàn ở khớp bị sai, khớp bị biến dạng, đầu xương có thể lồi ra, chio dài ra hoặc ngắn lại, sưng nề to, tím bầm quanh khớp.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng:
* Cấp cứu ban đầu: Bất động khớp bị sai, giữ nguyên tư thế sai lệch. Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
* Cách đề phòng: Trong quá trình luyện tập, lao động phải chấp hành nghiêm các quy định an toàn. Cần kiểm tra thao trường, bãi tập và các phương tiện trước khi lao động, luyện tập.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngất và điện giật
Câu hỏi: nguyên nhân của ngất và cách cấp cứu là gì?
Câu hỏi: nguyên nhân của điện giật và cách cấp cứu là gì?
Hs trả lời câu hỏi.
Hs trả lời câu hỏi.
1) Ngất
a) Đại cương
Ngất là tình trạng chết tạm thời, nạn nhân mất tri giác, cảm giác, vận động, đồng thời tim phổi và hệ bài tiết ngừng hoạt động.
b) Triệu chứng
Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái, phổi có thể ngừng thở hoặc thở rất yếu. Tim có thể ngừng đập hoặc đập rất yếu, huyết áp hạ.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng
* Cấp cứu ban đầu:
- Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng khí, yên tĩnh, tránh tập trung đông người, kê gối (hoặc chăn, màn...) dưới vai cho nạn nhân đầu ngửa ra sau. Nới lỏng quần áo cho nạn nhân dễ lưu thông máu.
- Xoa bóp lên cơ thể, tát vào má, giật tóc mai...
- Nếu nạn nhân đã tỉnh cho uống nước gừng tươi, nước tỏi hòa rượu và nước đun sôi.
* Cách đề phòng: 
- Phải bảo đảm an toàn, không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động, luyện tập.
- Phải duy trì đều đặn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, quá sức.
- Rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
2) Điện giật
a) Đại cương: Điện giật có thể gây chết người nếu không được cấp cứu kịp thời. Việc cứu sống nạn nhân chủ yếu do thân nhân, người xung quanh nạn nhân và chỉ có tác dụng trong những phút đầu, do đó mọi người cần biết cách cấp cứu điện giật.
b) Triệu chứng
- Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
- Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt do điện cao thế.
- Gãy xương, sai khớp và tổn thương phủ tạng do ngã.
c) Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu:
- Khi còn nguồn điện nhanh chóng cắt cầu dao, bỏ cầu chì, dùng sào đẩy dây điện ra khỏi người bị nạn. Nếu cầm tay, chân nạn nhân thì phải có vật cách điện.
- Khi đã tách ra khỏi nguồn điện phải xem nạn nhân còn thở, tim còn đập hay không. Nếu không thở, tim không đập phải làm hô hấp nhân tạo ngay và kích thích tim. Khi nạn nhân thở lại và tim đập lại thì chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa.
* Cách đề phòng: Chấp hành các quy định sử dụng điện. Các thiết bị sử dụng điện phải an toàn. Các ổ cắm điện phải xa tầm tay trẻ em.
	HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
- GV hệ thống lại các nội dung trọng tâm.
- HS lắng nghe, ghi chép bài.
- GV hệ thống nội dung trọng tâm của bài
- Hướng dẫn HS tam khảo thêm các tài liệu liên quan đến các tai nạn thông thường.
- Nhận xét, đánh giá buổi học.
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Dặn dò HS đọc trước nội dung của bài 6.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 26. Lớp 10A7
BÀI 6: CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG
I.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
	Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
2. Về kĩ năng
	Biết cách xử lí đơn giản các tai nạn thông thường.
3. Về thái độ
	Sẵn sàng xử lí các tình huống khi có tai nạn xảy ra.
II. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN
1. Cấu trúc nội dung
	- Ngộ độc thức ăn
	- Chết đuối
	- Say nóng, say nắng
	- Nhiễm độc lân hữu cơ
2. Nội dung trọng tâm
	Giúp học sinh hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và đề phòng một số tai nạn thông thường bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	Nghiên cứu bài 6 (mục 5 - 8).
	Chuẩn bị giáo án, mô hình tranh vẽ minh họa cho bài học.
2. Học sinh
	Đọc trước bài 6 (mục 5 - 8) trong sách giáo khoa.
	Chuẩn bị vở ghi chép bài đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
- Giới thiệu bài: Trong lao động, vui chơi và hoạt động thể dục, thể thao... rất có thể xảy ra các tai nạn. Trong những tai nạn đó, có loại chỉ cần sơ cứu tốt và điều trị tại nhà, có loại cần cấp cứu tại chỗ một cách kịp thời và nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế để điều trị tiếp theo. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường là điều kiện tiên quyết cho việc điều trị tốt ở bệnh viện sau đó.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngộ độc thức ăn và chết đuối
Hoạt động của GV vµ HS
Nội dung
Câu hỏi: ngộ độc thức ăn thường diễn ra vào mùa nào và người bị ngộ độc có những triệu chứng gì?
Gv trình bày về triệu chứng của ngộ độc thức ăn và cách đề phòng.
Câu hỏi: nguyên nhân chết đuối là gì? Các biện pháp cấp cứu người bị chết đuối?
Hs theo dõi SGK và trả lời câu hỏi.
Hs trả lời câu hỏi.
1) Ngộ độc thức ăn
a) Đại cương: Ngộ độc thức ăn thường gặp ở các nước nghèo, chậm phát triển và các nước nhiệt đới. Ở nước ta thường xảy ra vào mùa hè.
b) Triệu chứng:
Người bị ngộ độc thức ăn có 3 triệu chứng điển hình:
+ Hội chứng nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
+ Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa.
+ Hội chứng mất nước, điện giải.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng
* Cấp cứu ban đầu:
- Chống mất nước
- Chống nhiễm khuẩn
- Chống trụy tim mạch và trợ sức
- Ăn thức ăn lỏng 1- 2 bữa/ngày
* Cách đề phòng:
- Đảm bảo vệ sinh môi trường
- Giữ vệ sinh ăn uống
2. Chết đuối
a) Đại cương: Còn gọi là ngạt nước, một tai nạn thường gặp ở đất nước ta, nhất là về mùa hè.
b) Triệu chứng: Giãy dụa, sặc trào nước, tim còn đập; trường hợp này nếu cấp cứu tốt, hầu như cứu sống được. Khi đã mê man, tím tái khó cứu hơn. Khi da nạn nhận đã trắng bệch hoặc tím xanh, đồng tử đã dãn rộng thì ít có hi vọng.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng:
* Cấp cứu ban đầu: 
- Vớt nạn nhân đang trôi trên dòng nước bằng các phương tiện như phao, ném vật trôi nổi hoặc dùng sào, gậy để nạn nhân nắm vào rồi kéo vào bờ, hoặc bơi lựa chiều phía sau để nắm lấy tóc nạn nhân kéo vào bờ.
* Cách đề phòng:
- Chấp hành nghiêm các quy định giao thông đường thủy.
- Tập bơi, đặc biệt là người thường xuyên lao động ở nơi sông, suối, biển...
- Quản lí tốt trẻ em, không chơi đùa ở khu vực gần sông, suối.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về say nóng, say nắng và nhiễm độc lân hữu cơ
Câu hỏi: nguyên nhân của say nóng, say nắng là gì? Cách cấp cứu và đề phòng?
Hs trả lời câu hỏi
Là tình trạng rối loạn điều hòa nhiệt độ do môi trường nắng, nóng gây nên, cơ thể không còn điều hòa nhiệt độ được nữa
Câu hỏi: nguyên nhân và triệu chứng của nhiễm độc lân hữu cơ là gì? Cách cấp cứu và đề phòng.
Hs trả lời câu hỏi.
Do trong quá trình sử dụng không bảo đảm nguyên tắc nên gay ra những tai nạn đáng tiếc.
1) Say nóng, say nắng
a) Đại cương
Là tình trạng rối loạn điều hòa nhiệt độ do môi trường nắng, nóng gây nên, cơ thể không còn điều hòa nhiệt độ được nữa.
b) Triệu chứng
Triệu chứng sớm nhất là chuột rút. Tiếp theo là nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở.
c) Cấp cứu ban đầu và đề phòng
* Cấp cứu ban đầu:
- Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng khí, yên tĩnh, tránh tập trung đông người, kê gối (hoặc chăn, màn...) dưới vai cho nạn nhân đầu ngửa ra sau. Nới lỏng quần áo cho nạn nhân dễ lưu thông máu.
- Quạt mát hoặc chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc cồn 450.
* Cách đề phòng: 
- Phải bảo đảm an toàn, không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động, luyện tập.
- Phải duy trì đều đặn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, quá sức.
- Rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
2) Nhiễm độc lân hữu cơ
a) Đại cương: Lân hữu cơ là các chất hóa học như Tiôphốt, Vôphatốc... dùng để diệt sâu bọ, côn trùng, nấm có hại. Do trong quá trình sử dụng không bảo đảm nguyên tắc nên gay ra những tai nạn đáng tiếc.
b) Triệu chứng
- Trường hợp nhiễm độc cấp: Nạn nhân thấy lợm giọng, nôn mửa, đau quặn bụng, tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi , khó thở, đau đầu, đau các cơ, rối loạn thị giác...
- Trường hợp nhẹ: các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn.
c) Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu:
- Nhanh chóng dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Chủ yếu dùng Atropin liều cao.
- Nếu thuốc vào đường tiêu hóa thì gây nôn.
- Nếu thuốc qua da thì rửa bằng nước vôi trong, xà phòng.
- Nếu vào mắt thì rửa bằng nước muối sinh lí.
- Nếu có điều kiện thì dùng thêm thuốc trợ tim, trợ sức như cafein, coramin, vitamin B1, C... cấm dùng morphine.
- Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa.
* Cách đề phòng: Chấp hành các quy định, chế độ vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốc trừ sâu. Pha đúng liều lượng khi phun, có các phương tiện bảo hộ lao động.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
- GV hệ thống lại các nội dung trọng tâm.
- HS lắng nghe, ghi chép bài.
- GV hệ thống nội dung trọng tâm của bài
- Hướng dẫn HS tam khảo thêm các tài liệu liên quan đến các tai nạn thông thường.
- Nhận xét, đánh giá buổi học.
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Dặn dò HS đọc trước nội dung của bài 6.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 27. Lớp 10A7
BÀI 6: CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
I.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
	Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kĩ thuật các kiểu băng cơ bản.
2. Về kĩ năng
	Băng được các vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ.
3. Về thái độ
	Vận dụng linh hoạt các kĩ năng băng bó vết thương trong thực tế và cuộc sống.
II. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN
1. Cấu trúc nội dung 
	- Mục đích băng vết thương
	- Nguyên tắc băng
	- Các loại băng
	- kĩ thuật băng vết thương
2. Nội dung trọng tâm
	kĩ thuật băng vết thương
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	Nghiên cứu bài 6 (mục II).
	Chuẩn bị giáo án, mô hình tranh vẽ minh họa cho bài học.
	Chuẩn bị băng, gạc đầy đủ.
2. Học sinh
	Đọc trước bài 6 (mục II) trong sách giáo khoa.
	Chuẩn bị vở ghi chép bài đầy đủ. 
	Chuẩn bị băng, gạc đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
- Giới thiệu bài: Trong lao động, vui chơi và hoạt động thể dục, thể thao... rất có thể xảy ra các tai nạn. Trong những tai nạn đó, có loại chỉ cần sơ cứu tốt và điều trị tại nhà, có loại cần cấp cứu tại chỗ một cách kịp thời và nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế để điều trị tiếp theo. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường là điều kiện tiên quyết cho việc điều trị tốt ở bệnh viện sau đó.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục đích, nguyên tắc, các loại băng vết thương.
Hoạt động của GV va HS
Nội dung
Giáo viên nêu mục đích, nguyên tắc và các kiểu băng đồng thời lấy ví dụ minh họa
Học sinh lắng nghe, ghi chép bài.
1) Mục đích
a) Bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiễm: b) Cầm máu tại vết thương
c) Giảm đau đớn cho nạn nhân
2. Nguyên tắc băng
a) Băng kín, băng hết các vết thương.
b) Băng chắc (đủ độ chặt).
c) Băng sớm, băng nhanh.
3. Các loại băng
 Có nhiều loại băng được sử dụng để băng vết thương như băng cuộn, băng cá nhân, băng tam giác, băng bốn giải...
Hoạt động 2: Kĩ thuật băng vết thương
Giáo viên hướng dẫn các kiểu băng và cách băng các vị trí cụ thể nêu ưu và nhược điểm của từng kiểu băng.
Học sinh quan sát, lắng nghe giáo viên thực hiện để nắm kĩ thuật của các kiểu băng.
a)Các kiểu băng cơ bản:
 Có nhiều kiểu băng khác nhau: Băng vòng xoắn, băng số tám, băng chữ nhân, băng vành khăn, băng đầu... trong điều kiện cần băng ngay cho người bị thương tại nơi bị thương, bị nạn đòi hỏi phải sử dụng những kiểu băng đơn giản, nhanh chóng và chắc. Thực tế thường áp dụng một số kiểu băng cơ bản sau:
Băng vòng xoắn: Là đưa cuộn băng đi thành nhiều vòng theo hình xoắn lò xo.
Băng số tám: Là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình số tám, có hai vòng đối xứng. Băng số tám phức tạp hơn băng vòng xoắn, nhưng chắc và thích hợp với băng ở nhiều vị trí khác nhau như vai, nách, mông, bẹn, khuỷu, gối, gót chân... tùy vị trí vết thương mà cách đưa cuộn băng theo từng hình số 8 khác nhau.
* Lưu ý: Trong tất cả các kiểu băng, bao giờ vòng băng sau cũng đè lên 2/3 vòng băng trước, cuốn các vòng băng theo hướng từ dưới lên trên, cách đều nhau và chặt vừa phải.
b) Áp dụng cụ thể các kiểu băng:
* Băng các đoạn chi: Thường vận dụng kiểu băng số 8.
* Băng vai, nách: Vận dụng kiểu băng số 8.
* Băng vùng gối, gót chân, vùng khuỷu: vận dụng kiểu băng số 8.
* Băng vùng khoeo, nếp khuỷu: Vận dụng kiểu băng số 8.
* Băng bàn chân, bàn tay: Vận dụng kiểu băng số 8.
* Băng vùng đầu, mặt, cổ:
- Băng trán: vận dụng kiểu băng vòng tròn hình vành khăn.
- Băng một bên mắt: vận dụng kiểu băng số 8: Vận dụng kiểu băng số 8.
- Băng đầu kiểu quai mũ: vận dụng kiểu băng số tám.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
- GV hệ thống lại các nội dung trọng tâm.
- HS lắng nghe, ghi chép bài.
- GV hệ thống nội dung trọng tâm của bài
- Hướng dẫn HS tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến các kĩ thuật băng vết thương.
- Nhận xét, đánh giá buổi học.
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 28. Lớp 10A7
BÀI 6: CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
LUYỆN TẬP BĂNG VẾT THƯƠNG
I.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
	Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kĩ thuật các kiểu băng cơ bản.
2. Về kĩ năng
	Băng được các vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ.
3. Về thái độ
	Vận dụng linh hoạt các kĩ năng băng bó vết thương trong thực tế và cuộc sống.
II. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN
1. Cấu trúc nội dung 
* Băng các đoạn chi 
* Băng vai, nách 
* Băng vùng gối, gót chân, vùng khuỷu
* Băng vùng khoeo, nếp khuỷu
* Băng bàn chân, bàn tay
* Băng vùng đầu, mặt, cổ
2. Nội dung trọng tâm
* Băng các đoạn chi 
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	Nghiên cứu bài 6 (mục II).
	Chuẩn bị giáo án, mô hình tranh vẽ minh họa cho bài học.
2. Học sinh
	Đọc trước bài 6 (mục II) trong sách giáo khoa.
	Chuẩn bị băng, gạc để thực hành băng vết thương. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
2. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Tổ chức luyện tập
Hoạt động của GV va HS
Nội dung
Giáo viên phổ biến kế hoạch tập luyện và hướng dẫn cụ thể các nội dung cần tập luyện, sau đó chia ra các tổ để tập luyện.
Học sinh lắng nghe giáo viên phổ biến và tập luyện theo tổ.
Nội dung phổ biến gồm:
- Phổ biến kế hoạch và hướng dẫn nội dung tập luyện.
- Nội dung tập luyện là: 
* Băng các đoạn chi 
* Băng vai, nách 
* Băng vùng gối, gót chân, vùng khuỷu
* Băng vùng khoeo, nếp khuỷu
* Băng bàn chân, bàn tay
* Băng vùng đầu, mặt, cổ
- Tổ chức, phương pháp tập luyện.
- Vị trí tập luyện của từng tổ.
- Kí, tín hiệu trong quá trình tập.
- Người phụ trách tập luyện của tổ.
HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc luyện tập.
-Hết thời gian luyện tập GV tập trung lớp.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập.
-GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung trọng tâm.
- GV nhận xét buổi học.
- GV hướng dẫn ôn luyện.
- Các tổ tập trung theo lớp.
- HS lên thực hiện tập hợp đội ngũ đơn vị.
- HS nếu có thắc mắc có thể hỏi trực tiếp GV. Và lắng nghe giải đáp thắc mắc.
- Tập hợp đội hình 4 hàng ngang.
- Củng cố nội dung tiết học.
- Dặn dò học sinh xem trước nội dung bài 7.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 29. Lớp 10A7
LUYỆN TẬP BĂNG VẾT THƯƠNG
I.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
	Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kĩ thuật các kiểu băn

File đính kèm:

  • docBai_7_Tac_hai_cua_ma_tuy_va_trach_nhiem_cua_hoc_sinh_trong_phong_chong_ma_tuy.doc
Giáo án liên quan