Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19-24 tháng

4. Mục đích nghiên cứu

 Trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là tương lai của đất nước. Chính vì vậy mà mục tiêu chung của nghành học mầm non là giáo dục cho trẻ theo nhiều nội dung phát triển toàn diện. Trong đó việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu.

 Hình thành và phát triển ngôn ngữ tích cực cho trẻ 19-24 tháng là trẻ được phát triển ngôn ngữ qua các nội dung phát triển khả năng nghe, hiểu và nói trong hoạt động giao tiếp, nhận biết thế giới xung quanh, bộc lộ diễn đạt nhu cầu mong muốn bằng lời nói, trẻ hiểu được nghĩa của các từ đơn giản, nói được câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Đáp ứng nhu cầu mong muốn của trẻ, hình thành kỹ năng sống trong xã hội.

 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

 Trẻ 19-24 tháng bắt đầu hiểu tính khái quát của từ khi phát hiện ra một tên gọi có thể gọi cho rất nhiều vật và giữa chúng có tính tương đồng.

 Ví dụ: trẻ thấy cái bàn được gọi cho cái bàn học của trẻ, cũng là để gọi cho cái bàn uống nước trong phòng chia thức ăn hay cái bàn ăn để thức ăn trẻ ngồi ăn hàng ngày.

 Trẻ cũng hiểu được khái niệm số nhiều, mặc dù chưa sử dụng đúng danh từ số nhiều, thời gian này trẻ đã có hứng thú với sách vở, nhất là sách tranh, trẻ có thể phát triển ngôn ngữ tốt hơn nếu ta có nhiều loại sách phù hợp kích thích trẻ đọc. Tuy nhiên để trẻ làm quen với ngôn ngữ phong phú nhất thiết chúng ta phải cho trẻ tiếp xúc với cuộc sông thiên nhiên đầy kỳ thú, các con vật, hoa, quả, đồ vật sinh động dễ thương, nhiều màu sắc, âm thanh và sự sống động, linh hoạt của chúng sẽ cuốn hút trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú trong quá trình phát triển ngôn ngữ và nhận thức, tâm lí, tình cảm nếu ta chỉ dừng lại cho trẻ tiếp xúc với tranh, ảnh, đồ dùng đồ chơi, đồ vật trong lớp thì quả là một thiệt thòi lớn cho trẻ. Để giúp trẻ 19-24 tháng phát triển ngôn ngữ tốt giáo viên cần đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu tạo nhiều cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19-24 tháng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
 1. Bối cảnh của đề tài
	Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19-24 tháng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Hoạt động này không những giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ nghe, nói mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảmNgôn ngữ là chiếc cầu nối để người lớn có thể biết được nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ. Vì vậy giáo viên cần nắm vững đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này nhằm có được những kiến thức và kĩ năng tốt nhất trong quá trình hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ, đề ra phương pháp, hình thức phù hợp linh hoạt để đạt được những mục tiêu trong giai đoạn phát triển của trẻ.
 2. Lí do chọn đề tài
	Trẻ 19-24 tháng đây là lứa tuổi có nhiều chuyển biến kỳ diệu về tâm sinh lý trong cuộc đời của trẻ, trẻ rất hiếu động, thích bắt chước, tò mò, khám phá thế giới xung quanh trẻ. Trẻ thường có nhiều thắc mắc trước những đồ vật, sự vật, hiện tượng mà trẻ nghe, nhìn thấy và trẻ luôn đặt ra nhiều cầu hỏi như: Cái gì?, ai đấy?, con gì?, gì vậy?, Do đó ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này phát triển rất riêng biệt, không bao giờ lặp lại ở bất kì một giai đoạn nào khác và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ lâu dài sau này của trẻ. 
	Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19-24 tháng là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu của trường mầm non. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong nhu cầu giao tiếp giữa người với người trong lao đông và trong cuộc sống. Vì thế vốn ngôn ngữ của trẻ tăng lên, trẻ học được cách nói của người lớn và trẻ biết sử dụng ngôn ngữ đơn giản để bộc lộ, diễn đạt sự hiểu biết về thế giới xung quanh và thể hiện nhu cầu mong muốn cá nhân của trẻ.
	Với mong muốn giúp cho ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này được phát triển tốt nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp, tò mò, khám phá của trẻ và thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non với phương châm “ Lấy trẻ làm trung tâm” trẻ là chủ thể hoạt động tích cực, giáo viên chỉ là người gợi mở, định hướng, 
chủ động linh hoạt trong phương pháp, đổi mới đa dạng hình thức tổ chức giáo dục đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
	Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19-24 tháng là điều quan trọng có ý nghĩa thực tiễn nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19-24 tháng tuổi” 
 3. Phạm vi đề tài
	Do đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 19-24 tháng, ở lứa tuổi này ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, từ khoảng 20-30 từ, đến 24 tháng trẻ đã có vốn từ khoảng 200-300 từ. Các từ thường dùng là danh từ và động từ, những từ gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên ở giai đoạn này trẻ thường nói lắp, nói ngọng, sử dụng từ chưa đúng, nói câu đơn, khả năng nghe hiểu trả lời còn hạn chế. Vì thế ở giai đoạn này trẻ rất cần sự hỗ trợ của người lớn.
	 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là điều hết sức cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm sinh lí trẻ giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách. Do đó làm thế nào để trẻ có thể cảm nhận và tiếp thu ngôn ngữ một cách tốt nhất, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19-24 tháng”
 4. Mục đích nghiên cứu
	Trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là tương lai của đất nước. Chính vì vậy mà mục tiêu chung của nghành học mầm non là giáo dục cho trẻ theo nhiều nội dung phát triển toàn diện. Trong đó việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu.
	Hình thành và phát triển ngôn ngữ tích cực cho trẻ 19-24 tháng là trẻ được phát triển ngôn ngữ qua các nội dung phát triển khả năng nghe, hiểu và nói trong hoạt động giao tiếp, nhận biết thế giới xung quanh, bộc lộ diễn đạt nhu cầu mong muốn bằng lời nói, trẻ hiểu được nghĩa của các từ đơn giản, nói được câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Đáp ứng nhu cầu mong muốn của trẻ, hình thành kỹ năng sống trong xã hội.
 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
	Trẻ 19-24 tháng bắt đầu hiểu tính khái quát của từ khi phát hiện ra một tên gọi có thể gọi cho rất nhiều vật và giữa chúng có tính tương đồng. 
	Ví dụ: trẻ thấy cái bàn được gọi cho cái bàn học của trẻ, cũng là để gọi cho cái bàn uống nước trong phòng chia thức ăn hay cái bàn ăn để thức ăn trẻ ngồi ăn hàng ngày. 
	Trẻ cũng hiểu được khái niệm số nhiều, mặc dù chưa sử dụng đúng danh từ số nhiều, thời gian này trẻ đã có hứng thú với sách vở, nhất là sách tranh, trẻ có thể phát triển ngôn ngữ tốt hơn nếu ta có nhiều loại sách phù hợp kích thích trẻ đọc. Tuy nhiên để trẻ làm quen với ngôn ngữ phong phú nhất thiết chúng ta phải cho trẻ tiếp xúc với cuộc sông thiên nhiên đầy kỳ thú, các con vật, hoa, quả, đồ vật sinh động dễ thương, nhiều màu sắc, âm thanh và sự sống động, linh hoạt của chúng sẽ cuốn hút trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú trong quá trình phát triển ngôn ngữ và nhận thức, tâm lí, tình cảmnếu ta chỉ dừng lại cho trẻ tiếp xúc với tranh, ảnh, đồ dùng đồ chơi, đồ vật trong lớp thì quả là một thiệt thòi lớn cho trẻ. Để giúp trẻ 19-24 tháng phát triển ngôn ngữ tốt giáo viên cần đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu tạo nhiều cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ. 
II. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
	Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng( tiếng nói) nào đó để giao tiếp, hay nói cách khác ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói. Ngôn ngữ dùng để chỉ sự vật hiện tượng, tức là làm vật thay thế cho chúng. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ có thể nhận thức ngày càng nhiều các sự vật hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc hàng ngày và cả khi chúng không có trước mặt. Ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm kỹ năng xã hội giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, hình thành cảm xúc tích cực, quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là hết sức cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống của trẻ.
 2. Thực trạng 
	Năm học 2015-2016 được sự phân công của ban giám hiệu, tôi phụ trách nhóm trẻ 19-24 tháng. Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi nhận thấy nhu cầu hoạt động của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ hiếu động, luôn tò mò, thích tìm tòi khám phá thế giới đồ vật, đồ chơi một cách tích cực và trẻ thường hay thắc mắc khi trải nghiệm với thế giới xung quanh, đặc biệt trẻ lại rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ trẻ còn hạn chế nên khả năng bộc lộ diễn đạt sự hiểu biết và nhu cầu mong muốn của mình chưa rõ ràng, khả năng nghe hiểu lời nói của trẻ còn hạn chế. Vì thế nên đa số trẻ còn làm theo ý thích, chưa làm theo yêu cầu người lớn. Một số trẻ do hoàn cảnh gia đình ít được tiếp xúc với nhiều người dẫn đến trẻ ít nói thậm chí có trẻ không nói được từ nào cả, gây khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
	Tôi mong ước trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ thể hiện sự hiểu biết, nhu cầu mong muốn của mình trong các hoạt động vui chơi, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm những gì cô dạy ở trường và cả những điều trẻ tự khám phá được, mở ra trước mắt trẻ một thế giới đầy kỳ thú, hấp dẫn. Từ đó tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ trẻ phát triển.
3. Các biện pháp 
 3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
	Nhằm thực hiện tốt mục tiêu chương trình giáo dục mầm non trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19-24 tháng, tôi luôn quan tâm, quan sát những giờ học và giờ hoạt động vui chơi của trẻ để kịp thời nắm bắt được khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Từ đó tôi xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần, hoặc ngày, đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ phù hợp điều kiện của trường, lớp, nhu cầu khả năng của trẻ, các đề tài gắn với nội dung phát triển ngôn ngữ của trẻ để tổ chức đa dạng các hoạt động và hình thức nhằm tạo sự hứng thú kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển toàn diện.
 3.2. Hình thành các kỹ năng nghe- nói cho trẻ
	Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng, thúc đẩy trẻ phát triển nhân cách một cách tốt nhất. Đây là cơ hội vàng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành ngay từ những bước đi chập chững.Thông qua các hoạt động như: giờ học, giờ chơi, những buổi trò chuyện, trò chơi, kể chuyện, đọc thơ  và các hoạt động trong ngày, tôi khơi gợi cho trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm đặc trưng từng đối tượng, dạy trẻ biết nói tròn câu, phát âm đúng không nói ngọng nói lấp, đồng thời hướng dẫn cho trẻ biết cách diễn đạt nhu cầu mong muốn của mình cho người khác hiểu. 
 Bạn búp bê có gì?
	Học nói là một trong những mốc quan trong nhất trong những năm đầu đời của trẻ. Thời điểm học nói và cách thức sử dụng từ ngữ để nói khác nhau tùy vào sự phát triển của từng đứa trẻ. Vì thế chúng ta tạo vốn từ cho trẻ bằng cách lặp đi lặp lại. Khi trẻ lặp đi lặp lại một âm thanh, một từ nào đó để chỉ một đồ vật, sự vật, được xem là một “từ” mà trẻ có thể nói. 
	Ví dụ: trẻ nói “sữa” mỗi khi đòi uống sữa tức là trẻ hiểu từ “sữa” thay thế bằng từ “ con uống sữa”.
	 Việc trẻ giao tiếp bằng cử chỉ hay nét mặt cũng rất quan trọng, nếu trẻ truyền đạt ý muốn qua những hành động như thế , thì kỹ năng ngôn ngữ nói của trẻ cũng theo đó mà phát triển, vì vậy giáo viên có thể giúp trẻ bằng cách lặp lại thông điệp mà trẻ gửi đến.
	 VD: Trẻ nắm tay cô lại chỗ uống nước nghĩa là trẻ muốn nói “ uống nước”, giáo viên có thể giúp trẻ bằng cách lặp lại “con muốn uống nước sao?...”
3.3. Thông qua hoạt động vui chơi
	Để phát huy khả năng nghe hiểu và nói ở trẻ tôi tận dụng môi trường thiên nhiên của trường như: vườn cây của bé, các loại cây cảnh, con vật trong khuôn viên trường, tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng nhiều hình thức kích thích trẻ sử dụng ngôn ngữ để nhận biết thế giới xung quanh nhằm cung cấp mở rộng vốn từ, tăng khả năng hiểu biết cho trẻ. 
 Hoa gì đây cô? Con cá vàng
	Trẻ 19-24 tháng đặc biệt hứng thú với sách, tranh ảnh đẹp, có màu sắc rực rỡ, thông qua tranh ảnh, sách mà ngôn ngữ trẻ phát triển tốt hơn, vì giai đoạn này trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách trực quan. Vì vậy giáo viên nên hướng cho trẻ tiếp xúc với tranh ảnh, sách phù hợp lứa tuổi.
	Cái gì đây?. Con gì đây?
	 Ngoài ra, tôi tổ chức cho trẻ tham gia vào các góc chơi. Vì khi trẻ chơi ở các góc, trẻ sẽ chơi cạnh bạn và chơi cùng bạn, từ đó trẻ phát triển các mối quan hệ và hành động chơi, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói của trẻ ngày càng 
phát triển,vốn từ của trẻ ngày càng phong phú. Do đó, khi tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ tham gia, tôi luôn tạo mọi cơ hội để trẻ được rèn luyện và phát huy khả năng nghe hiểu và nói một cách thuận lợi.
	Ví dụ: Trẻ chơi ở góc búp bê. Cô trò chuyện với trẻ “ em búp bê khóc con làm gì? ( Con hãy hát, giỗ cho em nín)
 Cho mình đồ chơi này Bạn cho búp bê ăn gì?
3.4 Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ học
	Dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” là phương pháp dạy học mà nhiều giáo viên cần đạt được trong nhiều năm học qua. Nó đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức vững vàng và phải thật sự linh hoạt sáng tạo trong phương pháp, hình thức tổ chức, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được hoạt động, cách dạy này không phải là một chiều mà phải có sự hợp tác giữa hai chiều, đặc biệt từ phía trẻ. Giáo viên phải biết tận dụng và khai thác vốn hiểu biết của trẻ triệt để và thông qua giờ học ngôn ngữ trẻ được phát triển.
	Ví dụ: Qua câu chuyện kể “gà mẹ dẫn gà con đi kiếm ăn”	. Trẻ nhận biết tên gọi nhân vật trong truyện ( gà mẹ, gà con), biết bắt chước tiếng kêu con gà ( gà mẹ kêu “cục tác”, gà con “ chiếp chiếp”), trẻ làm quen với từ ( kiếm ăn, dang cánh, chui vào), biết kể chuyện đơn giản theo tranh dưới sự hướng dẫn của cô.
	Ví dụ: Thông qua hoạt động dạy trẻ kỹ năng “ xếp chồng”, trẻ biết lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu cô: “Con hãy xếp chồng khối gỗ đỏ lên khối gỗ xanh”
Ví dụ: Giờ học nhận biết tập nói đề tài “ nhận biết quả dưa hấu”. Trẻ nhận biết gọi tên quả dưa hấu, trẻ biết sử dụng ngôn ngữ kể về một số đặc điểm đặc trưng của quả dưa hấu ( dạng tròn, dạng dài,vỏ xanh, ruột đỏ, có hạt đen, ăn ngọt) 
 Giờ học Giờ học	
 Hoạt động với đồ vật Nhận biết tập nói
3.5. Xây dựng môi trường ngôn ngữ cho trẻ
	Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19-24 tháng là việc làm không dễ, việc tạo ra những hiệu ứng để kích thích trẻ hoạt động tích cực với 
môi trường ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi lại là việc càng khó hơn. Để kết hợp hài hòa giáo viên cần lưu ý các điều kiện sau:
	- Giáo viên gợi mở, giới thiệu gây sự tò mò, hấp dẫn với môi trường ngôn ngữ
	- Giáo viên tiến hành giới thiệu cho trẻ làm quen với các góc chơi, đồ dùng đồ chơi phải đẹp hấp dẫn với trẻ. Đặc biệt giáo viên nhấn mạnh những góc mới, đồ chơi mới
	- Sự gợi ý, hướng dẫn và chơi cùng với trẻ của giáo viên trong các hoạt động là điều cần thiết giúp hình thành kỹ năng nghe hiểu và nói ở trẻ.
	Mục đích của việc cho trẻ được hoạt động trong môi trường ngôn ngữ là giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, quá trình nhận thức năng lực sáng tạo, biết 
phối hợp vận động, thể hiện cảm xúc phát triển các giác quan giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách.
 Môi trường trong lớp
3.5. Phối kết hợp với phụ huynh
	Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi ở trường cũng như ở nhà cần có sự hỗ trợ và kết hợp chặt chẽ của phụ huynh. Thông qua bản tin lớp phụ 
huynh có thể đọc lại bài thơ, kể lại câu chuyện đơn giản cho trẻ nghe mà trẻ đã được học ở lớp, rèn luyện và thực hành ngay tại nhà. 
	Ngoài ra, trong giờ đón trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh, nên dành thời gian động viên, trò chuyện, lắng nghe trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện một số hành vi xã hội ( chào hỏi, nói cám ơn)
	Ví dụ: nhắc nhở trẻ không chỉ chào cô, ba, mẹmà con biết chào ông, bà, anh, chịkhi đi học về.
	Ví dụ: Hôm nay cô cho con cái gì nào? Con nói mẹ nghe nha!
	Ví dụ: Lớp con có những bạn tên gì ? Cô giáo con tên gì?
	 Bên cạnh đó tôi còn trao đổi với phụ huynh về nội dung giáo dục và mục tiêu cần đạt khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại nhóm lớp thông qua sổ liên lạc của trẻ .
 “Chào cô con về”
4. Kết quả đạt được
	Sau năm tháng thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trẻ tôi có nhiều chuyển biến rõ rệt, trẻ đã biết diễn đạt nhu cầu mong muốn của mình bằng ngôn ngữ như: Cho con, con muốn, lấy cho con, cái gì?, con gì?, ở đâu?...
	Trẻ có kỹ năng nghe hiểu và nói thông qua việc trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày và trong các hoạt động tôi tổ chức theo nhu cầu trẻ phù hợp với nội dung mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hướng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
	Trẻ lớp tôi có nề nếp rất tốt, biết thực hiện theo yêu cầu của cô, giờ học trẻ biết chú ý lắng nghe cô nói, trả lời đúng câu hỏi và biết đặc câu hỏi cho cô tạo nên sự tương tác giữa hai chiều của cô và trẻ nhịp nhàng, kích thích trẻ thích thú đến lớp.
	Năm học 2015-2016 nhóm lớp tôi đón đoàn trường Trung cấp Bách Khoa về dự hoạt động nhận biết tập nói và lên chuyên đề huyện “lập kế hoạch giáo dục cho trẻ 19-24 tháng”, tôi được tổ mầm non, các trường bạn đánh giá tốt, trẻ tham gia hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin. Bên cạnh đó được ban giám hiệu thăm lớp dự giờ hoạt động dạy( nhận biết tập nói) và hoạt động vui chơi được đánh giá tốt, trẻ tự tin mạnh dạn trong giao tiếp với bạn và người lớn, biết lắng 
nghe và trả lời đúng yêu cầu, trẻ nói to, rõ, biết diễn đạt nhu cầu mong muốn bằng lời nói bằng nhiều cách khác nhau khi tham gia hoạt động.
	Sự phối hợp của phụ huynh và giáo viên ngày càng chặc chẽ hơn, tạo được niềm tin đến phụ huynh, những trẻ có biểu hiện ít nói, không nói nay đã nói được nhiều và biết thể hiện nhu cầu của bản thân thông qua ngôn ngữ nói với nhiều đối tượng khác nhau như: Cô giáo, người thân, cô phục vụ, chú bảo vệ, ba mẹ của bạn học cùng nhóm lớp.
5. Khả năng ứng dụng và triển khai
	Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi 19-24 tháng rất quan trọng, nó thể hiện rõ ở các hoạt động trong ngày của trẻ. Qua một thời gian nghiên cứu thực hiện “Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19-24 tháng”, tôi tin rằng nó 
không chỉ áp dụng cho trẻ nhà trẻ mà nó còn vận dụng cho tất cả trẻ mẫu giáo, vì ngôn ngữ có phát triển thì mới giúp trẻ hoàn thiện được nhiều kỹ năng xã hội và nó là nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ sau này.
	6.Ý nghĩa của sáng kiến
	Sáng kiến kinh nghiệm là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và kỹ năng sư phạm của giáo viên, nó là yếu tố quan trọng giúp giáo viên có thể nắm bắt kịp thời những nhu cầu mong muốn của trẻ và có biện pháp giải quyết khắc phục làm thỏa mãn những nhu cầu đó. Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19-24 tháng”, đây là điều cần thiết và quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đạt mục tiêu của bậc học và nhu cầu khả năng của trẻ 19-24 tháng nói riêng, trẻ mầm non nói chung.
III. KẾT LUẬN
	Bằng những biện pháp thiết thực cùng với sự phối kết hợp chặt chẽ của phụ huynh đã dẫn đến kết quả khả quan trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19-24 tháng.
	Xây dựng môi trường ngôn ngữ cho trẻ là góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm nhằm 
tăng cường vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh nâng cao chất lượng phát triển kỹ năng nghe hiểu và nói, làm tăng vốn từ ở trẻ.	
	Bên cạnh đó giáo viên phải luôn tận tình quan tâm chăm sóc cho trẻ bằng tình yêu thương của một người mẹ, chú ý mọi hành vi lời nói của trẻ và của cả chính mình để tạo tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng cho trẻ trong các hoạt động giao tiếp.
	Được ngắm nhìn trẻ tự do vui đùa, khám phá, trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày thông qua các hoạt động phát triển ngôn ngữ theo phương châm “Học mà chơi, chơi bằng học” làm cho vốn từ của trẻ phong phú hơn, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, có khả năng diễn đạt tốt, biết thể hiện ý muốn của mình bằng lời nói, thì đó là phần thưởng quí giá nhất cho người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
	NGƯỜI VIẾT
	 Trần Ánh Loan
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
STT
Taøi lieäu tham khaûo
Taùc giaû
01
- Saùch taâm lyù hoïc
Taäp theå taùc giaû
* TS: Xuaân Hoàng
* TS : Nguyeät Nga
02
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyện
Tập thể tác giả
*Đặng Hồng Phương
*Nguyễn Thị Thu Hà
*Nguyễn Thị Minh Thảo
03
- Keá hoaïch thöïc hieän nhieäm vuï naêm hoïc 2015 – 2016 tröôøng MN TTCC2
Ngoâ Thò Thuyû
NHẬN XÉT 
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
1.Cấp cơ sở:
	+Tổ ..
	(Tổ trưởng,ký tên)
+HĐ thi đua trường
	(	Thủ trưởng, ký tên, đóng dấu)
2.Cấp huyện hoặc cấp thành phố
..
...
	+Xếp loại:	(..đ)
	 TM.HĐSKKN
	 (Người chấm,ký tên, ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_19_24_thang.doc