Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng

Chương 1. Cơ sở lý luận

“Qua các thời kỳ, Đảng và Bác Hồ kính yêu nhà nước cũng chăm lo sự nghiệp đào tạo, giáo dục các thế hệ Thiếu nhi Việt Nam trở thành những công dân gương mẫu, những chiến sĩ cách mạng kiên cường, góp phần cùng cha anh không ngừng phấn đấu cho lý tưởng Độc lập – Tự do và chủ nghĩa xã hội”.

Đội Thiếu niên đã đạt được những thành tích xuất sắc trong giáo dục và rèn luyện Thiếu niên Nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy, góp phần vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Các cuộc vận động, các phong trào hoạt động bổ ích, hấp dẫn của Đội luôn được triển khai rộng khắp, sôi nổi, qua đó làm nảy nở nhiều gương sáng, nhiều tài năng nhỏ tuổi góp phần làm rạng rỡ gương mặt của Tổ Quốc ta. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý Thiếu niên Nhi đồng; Bác rất quan tâm giáo dục các em, Bác nói Thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà nên phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho Thiếu nhi. Vì vậy, một người giáo viên Tổng phụ trách Đội cần trau dồi và thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thiếu nhi, chính vì lẽ đó giáo dục thiếu nhi theo 5 điều Bác dạy là nhiệm vụ cần thiết.

Từ nhận thức trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi luôn coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giúp các em hiểu sâu sắc về 5 điều Bác dạy, về nội dung cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, không phải là thuộc 5 điều Bác dạy mà phải giúp các em hiểu rõ, thực hiện đúng với chức năng nhiệm vụ của mình, càng thực hiện càng thấm nhuần tư tưởng giáo dục Thiếu niên Nhi đồng của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể từ đó các em thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
Để hoàn thành chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi hàng năm, ngoài việc học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt, cần duy trì thực hiện hiệu quả các hoạt động xã hội để các em được trưởng thành lớn lên trong phong trào, tạo tính phát triển toàn diện, nâng cao kỹ năng sống cho các em, góp phần thúc đẩy nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 
Chương 2. Cơ sở thực tiễn 
Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học, thứ hai hằng tuần thì tất cả các em học sinh và đội viên phải chào cờ đầu tuần. Trong quá trình thực hiện tiết chào cờ thì có mời một em học sinh lên đọc “5 Điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng”, số học sinh còn lại phía dưới đáp lời “xin hứa”, kể cả các em học sinh nhỏ như lớp 1, 2. Nhưng các em chỉ nghe theo lời bạn đọc dưới cờ, rồi xin hứa theo chứ không biết thực hiện như thế nào về “5 điều Bác Hồ dạy”, hỏi học sinh lớp 4 và 5 em hiểu như thế nào về điều 1 ? “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào” Bác Hồ dạy? thì cả hai em ở hai khối lớp chỉ trả lời chung chung. Công việc làm của từng điều như thế nào? Bản thân em phải cần để thể hiện các điều đó? 
Mặc dù công tác tổ chức thực hiện 5 điều Bác dạy đã có từ nhiều năm qua, nhưng không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc như: Chưa có hướng dẫn cụ thể về hình thức, nội dung thực hiện như thế nào? làm sao để có hiệu quả cao ?  Vì thế, kết quả thực hiện chưa được mỹ mãn, công tác tuyên truyền hạn chế, một số đội viên, học sinh chưa hiểu, chưa tham gia mạnh dạn vào các hoạt động và thực hiện tốt 5 điều Bác dạy trong phong trào vẫn còn một số đối tượng học sinh đứng ngoài, chưa năng nổ tham gia phong trào. 
Tổng số
Học sinh
Hiểu biết, thực hiện tốt
Hiểu biết, thực hiện khá
Hiểu chưa sâu sắc, thực hiện chưa đạt yêu cầu
318
55
217
46
17,3%
68,2%
14,5%
Nguyên nhân là do: Thời gian biểu học tập của các em quá vất vả, thời gian cho công tác Đội là khó khăn; nhiều phụ huynh, học sinh cho rằng tham gia các hoạt động Đội, tham gia các phong trào sẽ ảnh hưởng đến học tập. Có ý kiến cho rằng cứ học tập tốt là được, không cần tham gia các hoạt động Đội, phụ huynh không hiểu rằng những hoạt động phong trào là những nội dung liên quan. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tham gia các phong trào chính là giúp các em trưởng thành, tự tin, nâng cao kỹ năng sống, có khả năng ứng xử thông minh trong mọi tình huống, linh hoạt, đó chính là mục tiêu của giáo dục đào tạo. 
Do những hiểu biết của học sinh còn hạn chế, nên mỗi khi sinh hoạt dưới cờ. Các em chỉ nghe bạn đội viên đọc 5 điều Bác Hồ dạy thì các em cứ thực hiện việc hứa của mình. Chưa hiểu việc làm và thực hiện ra sao, nên khi hỏi tới thì các em chỉ trả lời chung chung. Chưa biết việc làm ra sao? Không có người hướng dẫn. Việc sinh hoạt đội chỉ thực hiện các nghi thức cơ bản và kỹ năng bên đội. Chưa đưa nội dung giảng dạy từng điều cho các em. Các phong trào chưa được cụ thể trong việc thực hiện lồng ghép .	
Tôi vẫn mong sao có một điều gì đó trong thực hiện nội dung “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” để có thêm một chút kinh nghiệm giáo dục học sinh. Xin nêu lại “5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng”: 
Điều 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy chính là quán triệt tốt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thế hệ trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục, điều này đã xác định trong “Luật giáo dục” của nước ta. Để hoàn thành chương trình thiếu nhi hàng năm, ngoài việc học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt, cần duy trì thực hiện hiệu quả các hoạt động để các em được trưởng thành lớn lên, tạo tính phát triển toàn diện, nâng cao kỹ năng sống cho các em, góp phần thúc đẩy nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Chương 3. Giải pháp thực hiện
Là giáo viên phụ trách Đội, tôi luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, của việc thực hiện cuộc vận động, tôi thường có nhiều trăn trở: làm thế nào để cuộc vận động mang tính thực tiễn, không chỉ là cách hô khẩu hiệu, không chung chung mà phải bắt đầu từ việc tìm hiểu ý nghĩa, nội dung của cuộc vận động, lịch sử của việc ra đời 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng, tính cụ thể, thiết thực cho việc thực hiện nội dung cuộc vận động .
	Ngay từ đầu mỗi năm học, Liên đội trường xây dựng chương trình hành động của việc thực hiện cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy” theo từng tuần, tháng, năm dựa trên các chủ đề, chủ điểm. Kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm tổ chức các tiết sinh hoạt Đội, các tiết chào cờ, sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, các nội dung sinh hoạt định kỳ của Ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy Chi đội để quán triệt thực hiện nội dung cuộc vận động .
	Muốn mỗi đội viên thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy thì phải có hướng dẫn, tổ chức một cách phù hợp, từ đơn giản đến phức tạp, nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh ở từng khối lớp để giáo dục, tổ chức các hoạt động phù hợp .
Ví dụ: Cũng trong nội dung tìm hiểu 5 điều Bác dạy học sinh khối 4, 5 giáo viên giới thiệu sự ra đời 5 điều Bác Hồ dạy.
Thông qua phụ trách Chi đội, Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội hướng dẫn các bạn thực hiện, không tập trung ở một nhóm đối tượng nào mà phải có tính chất đại trà, mỗi học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, đưa các em vào hoạt động, tham gia Hội thi, các chương trình vận động tuyên truyền để các em nắm bắt, từ đó tạo thành phong trào. Để thu hút đông đảo các em tham gia phong trào phải có tính hấp dẫn, sự lôi cuốn, mới mẻ, yêu cầu đặt ra cho người phụ trách các Chi đội phải có sáng tạo trong tổ chức, khen thưởng phong trào kịp thời.
Tất nhiên trong thực hiện sẽ xuất hiện những hạt nhân tích cực, từ những hạt nhân tích cực lấy đó làm nòng cốt phong trào, làm hạt nhân, nêu gương sáng điển hình để học tập trong toàn chi đội, Liên đội. Các tập thể, cá nhân hưởng ứng tích cực cuộc vận động có khen thưởng, động viên kịp thời vì đó là yếu tố tốt, thúc đẩy cho cho công tác thực hiện.
	Để thực hiện nội dung cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, hiệu quả tôi đã thực hiện những biện pháp như sau:
1. Giúp phụ trách, học sinh, Đội viên nhận thức sâu sắc, sự cần thiết của việc thực hiện cuộc vận động
Lập kế hoạch hàng tuần, kế hoạch lồng ghép thực hiện nội dung 5 điều Bác Hồ dạy: Thực hiện nề nếp tác phong, nề nếp học tập tốt, thực hiện phong trào “Tiết kiệm”, công tác Đội, phong trào vệ sinh, phát huy tinh thần đoàn kết trong từng Chi đội, lớp, đoàn kết học sinh trong nhà trường Tuyên truyền giáo dục giúp các em hiểu sâu sắc về ý nghĩa, hoàn cảnh ra đời, nội dung 5 điều Bác Hồ dạy, bài nội dung tuyên truyền như sau:
- Hoàn cảnh ra đời của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Bác viết thư gửi các cháu Thiếu niên Nhi đồng và cũng từ đó hàng năm Người đều viết thư cho thiếu nhi. Trong thư Bác đều khuyên các cháu Thiếu niên Nhi đồng biết yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, bảo vệ của công, mạnh dạn, hoạt bát Suốt 15 năm Bác luôn suy nghĩ, nghiên cứu, mỗi năm có bổ sung hoàn chỉnh thành 5 điều, mỗi điều có 6 tiếng. Kỷ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15/5/1961, 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ ra đời:
Điều 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
- Ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy: 5 điều Bác Hồ dạy là sự đúc kết kinh nghiệm rèn luyện của bản thân Bác đúc kết kinh nghiệm động viên thiếu nhi của Bác, cuộc đời của Bác gắn liền với 5 điều Bác dạy chúng ta. 5 điều Bác Hồ dạy được thể hiện rõ nét trong “Di chúc” của Người, đặt cơ sở bước đầu trong giáo dục con người mới, là mục tiêu giáo dục thiếu niên nhi đồng Việt Nam thể hiện tính toàn diện, cả đức dục, trí dục, thẩm mỹ, thể chất để xây dựng thế hệ có đủ đức, đủ tài. 5 điều Bác dạy có ý nghĩa giáo dục cao nhưng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ được sắp xếp trật tự, hợp lý, có giá trị trong giáo dục Thiếu niên Nhi đồng.
- Nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy: Đây là nội dung rộng lớn, phân tích kỹ từng điều để các em hiểu cái sâu sắc, cái ý nghĩa của từng điều Bác dạy, lý do Bác đặt thứ tự cho từng điều, phân tích để em hiểu được từng điều và liên hệ với nhiệm vụ của các em khi đang là học sinh trường tiểu học .
	- Bác kỳ vọng nhất vào lớp thiếu nhi của đất nước, mọi tình yêu thương, sự chăm sóc Bác đều dành cho thiếu nhi. Vì thế, trong các bài tuyên truyền, những bài viết về Bác tôi làm nổi bật tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, những thư gửi Thiếu niên Nhi đồng luôn thể hiện tình cảm và kỳ vọng của Bác với Thiếu nhi Việt Nam. Những năm qua, lời dạy của Bác vẫn sáng ngời giá trị giáo dục và khích lệ tuổi trẻ trên mọi miền Tổ quốc.
	- Xây dựng cho các em tình cảm tốt đẹp, tình yêu nước, tinh thần tự lập, tự cường, truyền thống bất khuất kiên cường nhưng giàu lòng nhân ái vị tha của dân tộc. Qua giáo dục truyền thống các em biết ơn các anh hùng liệt sỹ, biết ơn cha mẹ, thầy cô giáo, phát triển lòng nhân ái, vị tha, tích cực tham gia đóng góp xây dựng cộng đồng. Kết quả hàng năm, các em tham gia ủng hộ đồng bị lũ lụt trên 1.500.000 đồng, ủng hộ chất độc da cam, giúp bạn nghèo khó khăn,
2. Phối hợp với giáo viên giáo dục học sinh trong những giờ sinh hoạt đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần và lồng ghép các phong trào thi đua
Sự hiểu biết của các em chưa được hướng dẫn cụ thể nên các em không hiểu việc thực hiện từng điều. Nên tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp của mình: Trong những giờ sinh hoạt đầu tuần, trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần và nêu thời gian thực hiện của 5 điều Bác dạy, nhằm giúp cho các em hiểu rõ nhiệm vụ của từng điều rất cụ thể. 5 điều Bác dạy cũng được thể hiện trong việc học tập hằng ngày của các em; được thể hiện cụ thể từng điều là:
Điều 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Điều này được thể hiện trong hành động hằng ngày của các em là gì? 
- “Yêu tổ quốc” có nghĩa là: Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, hăng hái tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Bằng việc lồng ghép vào phân môn lịch sử và địa lí thông qua bài dạy hằng tuần. Việc học tốt môn học này chính là các em đã thể hiện được ý nhỏ nói trên.
-“Yêu đồng bào” Lòng yêu đồng bào được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày, là cách giao tiếp, cách cư xử với mọi người xung quanh, với gia đình với bạn bè, thầy cô, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống khi có người gặp khó khăn hoạn nạn thì chúng ta phải biết giúp đỡ họ. “Yêu Tổ quốc, Yêu đồng bào”, các em thiếu nhi học cách yêu thương, giúp đỡ mọi người và ra sức học tập, tìm hiểu lịch sử dân tộc, lịch sử và truyền thống đấu tranh của dân tộc thông qua các bài học từ phân môn lịch sử (lớp 4, 5).
- Quy định mỗi chi đội được nhà trường trang trí ảnh Bác, 5 điều Bác dạy, và nhiều lời dạy của Bác dành cho thiếu nhi làm công tác tuyên truyền, nhắc nhở. Giáo dục, bồi dưỡng cho thiếu nhi về truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc và anh hùng dân tộc, về truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh; tham gia tìm hiểu gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương; tổ chức cho Thiếu nhi tham quan các làng nghề truyền thống; phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” cùng tuổi trẻ cả nước thực hiện Di chúc của Bác Hồ kính yêu; các phong trào “Nghìn việc tốt”, “Uống nước nhớ nguồn”.
Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt . Điều này thì các em cần phải hiểu là: 
- “Học tập tốt” có nghĩa là: Việc xác định động cơ học tập, có thái độ đúng đắn trong học tập, chăm chỉ học tập đều các môn học. Các em không chỉ học trong sách, vở mà còn phải học tập thêm ngoài cuộc sống hằng ngày. Giúp các em có phương pháp học tập đúng đắn. Cụ thể là: Việc tham gia học tập tích cực ở lớp. Đến trường chuẩn bị bài học ở nhà đầy đủ, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập chu đáo. Vào lớp lắng nghe thấy cô giảng, tích cực phát biểu ý kiến thể hiện khả năng tiếp thu vốn hiểu biết của mình. 
- “Lao động tốt” là phải biết yêu lao động, phải biết quý trọng các thành quả và giá trỉ của lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại. Biết thực hiện lao động, tích cực tham gia lao động cùng tập thể. Việc thể hiện lao động tốt của các em cụ thể tốt như: Việc trực nhật trường lớp; Biết giữ gìn vệ sinh chung trong và ngoài nhà trường. Biết giữ gìn thân thể sạch sẽ, biết giúp đỡ cha, mẹ những công việc nhẹ nhàng ở nhà như quét nhà, rửa chén bát, cắt cỏ Phải phân tích để các em hiểu được, ngoài học tập còn phải biết lao động, Bác Hồ đã dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, tổ chức cho các em lao động để phục vụ cho bản thân, gia đình, làm công tác xã hội, qua đó các em biết qúy trọng sức lao động, tiết kiệm tài sản, của cải Ngoài ra lao động giúp các em thực hiện “Học đi đôi với hành”, lý luận gắn liền với thực tiễn, hình thành cho các em tính tự giác, kỷ luật cao, trở thành người lao động có trách nhiệm trong tương lai. Để “Học tập tốt, lao động tốt”, các em thiếu nhi tích cực tham gia các hoạt động như vận động viên nhỏ tuổi, nghệ sĩ nhỏ tuổi, nhà sinh học nhỏ tuổi, chăm học. 
- Giáo dục cho Thiếu nhi về mục đích, phương pháp học tập với phương châm “Học để biết - Học để làm - Học để cùng chung sống - Học để tự khẳng định”. Nhân rộng các phong trào “Vượt khó học tốt”, “Học đều, học đủ, học chăm”, “Đôi bạn cùng tiến”, tổ chức các cuộc thi “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”. Qua đó, giáo dục cho các em ý chí, nghị lực vượt khó để học tập và lao động tham gia các phong trào rèn luyện tại nhà trường. Bác Hồ lúc sinh thời luôn dành tất cả tình yêu thương cho Thiếu niên, Nhi đồng. Bác không chỉ yêu quý mà còn rất quan tâm đến việc học hành của các em. Trong điều 5 Bác dạy, Bác nhắc nhở chúng ta: “Học tập tốt, lao động tốt”. Có như vậy “Non sông Việt Nam mới có thể sánh vai với các cường quốc năm châu ”.
- Việc học không chỉ dừng lại ở phần lí thuyết mà còn phải được tôi luyện qua thực tế, giúp các em làm được những điều chúng ta đã học. Lao động còn giúp nâng cao sức khỏe, sự kiên trì, nhẫn nại và hình thành thói quen tốt. Biết yêu quý sản phẩm lao động của con người làm ra; biết trân trọng giá trị lao động; biết yêu thương con người. Hôm nay, chúng ta là những công dân bé nhỏ, chắc chắn ta chưa làm được điều gì nhiều ngoài học tập và lao động phù hợp. Vậy ta hãy cố gắng hết sức học tập tốt, lao động tốt tùy theo sức của mình. Góp phần nhỏ bé tự hoàn thiện bản thân, làm cho thầy cô, ba mẹ vui lòng.
Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt . Tình đoàn kết và kỷ luật thể hiện như: 
	- Đoàn kết tốt” tình đoàn kết dược thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè, anh, chị, em trong gia đình, trong tập thể và xa hơn nữa là trong cộng đồng. Tình bạn bè thì phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, cùng bạn khắc phục khó khăn, cùng tiến bộ trong học tập. Tình đoàn kết còn thể hiện qua hành vi ứng xử trong cuộc sống như: Cùng bạn đến lớp sớm trực trường lớp khi được phân công. Biết giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống bằng những việc làm nhỏ của mình như giúp đỡ sách cũ, quần áo cũ .
- “Kỷ luật tốt” thể hiện việc chấp hành nội quy, quy định của trường lớp. Những quy định chung ở những nơi cộng cộng Những hành vi này của các em được thể hiện như: Đi học đúng giờ; nghỉ học có xin phép, chấp hành tốt lời dặn của giáo viên làm bài, học bài ở nhà, vào lớp không làm việc riêng. Nên thể hiện giờ nào việc ấy không nói chuyện riêng trong giờ học gây ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn Biết tôn trọng các quy định ở những nơi trang nghiêm, nơi thờ tự khi đến những nơi này thì các em phải đi nhẹ, nói khẽ tránh dùm giỡn gây ồn ào những nơi trang nghiêm. Với nội dung “Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt”, tôi tạo nhiều điều kiện để các em tham gia các phong trào, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức chấp hành pháp luật qua các hội thi nghi thức Đội, hữu nghị quốc tế, hội thi an toàn giao thông. 
Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Việc giữ gìn vệ sinh cần giúp cho học sinh hiểu được và thể hiện được là:
- Việc giữ vệ sinh ở trường, giữ vệ sinh ở nhà và ở những nơi công cộng. Cũng như việc giữ gìn vệ sinh cá nhân của các em. Các việc giữ vệ sinh có thể là những biểu hiện như: “Ở trường” thì không vứt rác bừa bãi, bỏ rác, đổ rác đúng nơi trường quy định. Thực hiện việc đi vệ sinh đúng theo quy định của trường . “Ở nhà” biết làm vệ sinh xung quanh nhà, thu gom rác thải sinh hoạt xử lý để tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Qua đó giúp các em biết xử lý rác thải trong cuộc sống hắng ngày, phát hoang những nơi rậm rạp nhằm không cho các côn trùng có hại gây bệnh cho con người  “Ở nơi công cộng ” cần thể hiện nếp sống văn minh, chấp hành các quy định chung nơi đó. Không vẽ bẩn lên tường, lên tranh ảnh nhằm gây mất vẻ mĩ quan nơi công cộng “Về bản thân” phải biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thực hiện ăn chín uống chín. các việc mà các em có thể thực hiện được đối với bản thân là: “đầu tóc phải được cắt chải gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh chân, tay và răng miệng ”
- Riêng nội dung “Giữ gìn vệ sinh thật tốt” và “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”, các em Thiếu nhi tự rèn luyện những thói quen tốt như “Mắt thấy rác, tay nhặt liền”, giữ gìn vệ sinh trước cổng trường; thành lập đội “tuyên truyền măng non” bảo vệ môi trường; rèn luyện cho các em kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, kĩ năng phòng tránh thương tích, kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể Thực hiện hiệu quả phong trào “Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp” như: trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ trong trường học, vệ sinh trong và ngoài nhà trường; chương trình học từ thiên nhiên, tổ chức các hoạt động khám phá, tìm hiểu thiên nhiên. Hướng dẫn cho Thiếu nhi biết giữ vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm, biết phòng tránh tai nạn thương tích; tham gia tuyên truyền an toàn giao thông, trật tự trường học; phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội.
	Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Đối với điều này cần giúp cho các em hiểu và biết: 
- “Khiêm tốn” là biết tự trọng bản thân, không tự kêu tự mãn, biết lễ phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ. Biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi 
- “Thật thà” là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập. Phải có lối sống trung thực với mọi người, với thầy cô, với bạn bè và đặt biệt là với ông bà, cha mẹ. 
- “Dũng cảm” tôi giúp các em biết đây là một đức tính tốt. Một đức tính cao quý của con người, người dũng cảm là người biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của mình. Người dũng cảm luôn được mọi người quý mến. Giáo dục các em ra sức học tập đức tính “Cần, kiệm, liêm, chính”, giản dị của Bác, tạo cho các em sân chơi lý thú để học tập về gương đạo đức của Bác Hồ, học tập rèn luyện như: khiêm tốn học hỏi, biết bảo vệ của công, thực hành tiết kiệm, sống giản dị, hoà đồng với mọi người, giữ gìn vệ sinh, có ý thức bảo vệ môi trường . Từ đó, giúp các em có điều kiện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 
	3. Phối hợp với giáo viên giáo dục lồng ghép với các phân môn học tập chính khóa hằng ngày ở các tiết học 
- Với những lời giải thích trên, học sinh sẽ nắm những nội dung cơ bản trong quá trình tìm hiểu, và thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng. Với từng điều tôi đã giải thích cho các em ngay từ đầu năm học, và đưa vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Và thực hiện việc dạy học lồng ghép với các phân môn học tập chính khóa hằng ngày ở các tiết học. Cụ thể việc lồng ghép ngay những bài đầu của chương trình như: 
- Đối với khối lớp 4: Tiết tập đọc đầu tiên là “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” khi giảng dạy bài học xong hỏi lại học sinh nội dung bài học này có liên quan đến điều mấy trọng điều Bác Hồ dạy các em? Thì học sinh trả lời là có ở “điều 1, 3 và điều 5” Vì sao em biết? Vì nội dung của bài tập đọc cho thấy: “Dế Mèn có tấm lòng hiệp nghĩa bênh vực kẻ yếu” tác giả nhân hóa Dế Mèn biết yêu đồng loại, biết

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_thuc_hi.doc
Giáo án liên quan