Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 còn hạn chế tiếp thu kiến thức, kĩ năng môn toán nâng cao hiệu quả học tập

2.1. Cơ sở lý luận

- Khả năng tính toán, giải toán là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng vào làm toán kết hợp với kiến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học.

- Thông qua môn Toán, học sinh được rèn luyện kỹ năng diễn đạt, phân tích, tổng hợp. Thông qua đó góp phần phát triển tư duy cho học sinh.

Đó là nguyên nhân chính mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh còn hạn chế kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 1.

Đối với trẻ giai đoạn lớp 1, môn Toán là môn học vừa dễ lại vừa khó. Dễ là kiến thức không nhiều, học sinh chỉ phải làm các bài tập trong sách giáo khoa dạng phiếu bài tập. Tuy nhiên lại yêu cầu về ngôn ngữ chính xác, cách diễn đạt phải đúng. Trong nhiều bài toán các em chưa học hết vần nhưng đã phải đọc các bài toán chứa các vần mới. Đến dạng toán có lời văn, do tốc độ viết và ngôn ngữ còn hạn chế. Học sinh phải học cách diễn đạt, trình bày vào vở với một tâm lí e ngại. Đối với học sinh còn hạn chế tiếp thu, các em ngại làm, dễ bị nhầm lẫn giữa cộng và trừ,

Vì vậy, tôi lựa chọn sáng kiến này để giúp đỡ học sinh còn hạn chế kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 1, giúp các em yêu thích học Toán hơn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 còn hạn chế tiếp thu kiến thức, kĩ năng môn toán nâng cao hiệu quả học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.
+ Đội ngũ giáo viên trẻ có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn, các trường hợp học sinh còn hạn chế về học tập.
+ Học sinh:
- Học sinh đa số là con em thuộc địa bàn dân cư gần trường, dễ liên lạc và phối hợp cùng phụ huynh giáo dục con em.
- Ở độ tuổi 6 – 7 của học sinh lớp 1, các em đa số còn rất ngoan, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khen thưởng vv.
- Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ huynh có ý thức trách nhiệm, tích cực kết hợp với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà.
- Sách giáo khoa toán có kênh hình sinh động gần gũi với đời sống của trẻ.
- Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán.
2.2.2. Khó khăn
Tuy nhiên, bản thân tôi vẫn còn gặp một số khó khăn sau:
+ Giáo viên:
- Tranh ảnh minh họa cho môn Toán còn ít. Giáo viên còn tự làm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời gian đầu tư.
- Nhà trường thiếu giáo viên giảng dạy, giáo viên phải làm công tác chủ nhiệm phải dạy tăng tiết nên hạn chế thời gian để nghiên cứu khoa học.
+ Học sinh:
- Còn một phần không ít phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để con em mình đến lớp cũng như nhắc nhở các em học bài.
- Do nội dung dạy Toán mang tính trừu tượng, mà nhận thức của học sinh lớp Một không đồng đều. Bên cạnh những học sinh yêu thích học Toán, tính toán nhanh thì vẫn còn một số em tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng tính toán chậm; khả năng phân tích tổng hợp, tư duy còn hạn chế, không có khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập; thái độ thờ ơ đối với học tập, ham chơi, lười học, ngại cố gắng; chưa tự giác, chưa có động cơ học tập, còn ỷ lại trông chờ giáo viên. Một số em yếu về thể chất ( Vũ, Khánh), bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ ( Duyên, Trần Anh), học trước quên sau, chậm tiến. Trong lớp có 1 học sinh có biểu hiện tăng động, mất tập trung chú ý, nên thời gian trên lớp khó bao quát được đến tất cả đối tượng học sinh.
- Số lượng tiết Luyện Toán chưa nhiều (1 tiết/tuần), nên thời gian củng cố kiến thức cho học sinh còn hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho thầy cô.
Bản thân tôi qua quan sát, theo dõi việc học của từng em và đã khảo sát trực tiếp 34 học sinh và có được kết quả như sau:
Bảng 1. Khảo sát khả năng tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng làm toán của học sinh lớp 1
Tổng số học sinh
Tiếp thu kiến thức
Hình thành kĩ năng
Chậm
Bình thường
Tốt
Chậm
Bình thường
Tốt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
34
10
29.4
15
44.1
9
26.5
12
35.3
14
41.2
8
23.5
Bảng khảo sát trên, cho ta thấy số lượng học sinh còn chậm về kiến thức cũng như chậm trong hình thành kĩ năng làm toán chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Có đến 29.4% học sinh chậm trong việc tiếp thu kiến thức và 35.3% học sinh chậm trong việc hình thành kĩ năng làm toán. Thực tế trên đòi hỏi phải có những biện pháp thiết thực để giúp các em học sinh trong nhóm hạn chế trong tiếp thu kiến thức và kĩ năng môn toán nâng cao được hiệu quả học tập, góp phần thực hiện tốt khung kiến thức, kĩ năng của chương trình.
2.3. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 còn hạn chế tiếp thu kiến thức, kĩ năng môn toán nâng cao hiệu quả học tập
Biện pháp 1: Lập kế hoạch dạy học và phụ đạo giúp đỡ học sinh còn hạn chế tiếp thu môn Toán
- Vào những ngày đầu năm học, tôi theo dõi từng học sinh trong quá trình học tập và dựa vào kết quả khảo sát phát hiện ra những em còn hạn chế tiếp thu môn Toán. Tìm hiểu lý do học yếu từng em, sau đó liên hệ với gia đình học sinh đề ra kế hoạch phụ đạo phù hợp. Cụ thể:
- Tôi lập danh sách tất cả những học sinh còn hạn chế tiếp thu trong lớp:
+ Nguyễn Anh Duy, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Thái An: Còn nhầm lẫn các số, tính toán chậm, Chưa biết so sánh các số.
+ Đặng Nguyễn Trần Anh: Chưa có sự hợp tác với giáo viên. Tính toán chậm. Có biểu hiện tự kỉ.
+ Nguyễn Gia Bảo, Hoàng Duy Khánh, Nguyễn Đức Đạt: Tính toán quá chậm.
+ Đinh Lưu Vũ: Có biểu hiện tăng động, giảm chú ý. Không viết được các số. Không so sánh được các số.
+ Phạm Gia Bảo: Tính toán chậm, Chưa so sánh được các số.
+ Nguyễn Thị Duyên: Tính toán chậm, Chưa nhận biết được các số.
- Tổ chức cho các em học phụ đạo, mỗi ngày 15 phút - 20 phút trước và sau giờ học. Tôi ôn lại những kiến thức cũ có liên quan đến nội dung những bài đã học và sẽ học tiếp theo. Đồng thời cho các em thực hành lại những kiến thức đã học ở tuần qua bằng cách cho những bài tập vừa sức với học sinh. Chẳng hạn: Trước khi học bài: “Bé hơn. Dấu bé” tôi dạy cho học sinh nắm vững về thứ tự các số 1, 2, 3, 4, 5 nhằm giúp các em dễ thực hiện khi so sánh các số với nhau. Đối với các em còn hạn chế tiếp thu, tôi hướng dẫn học sinh viết và nhớ dãy số. Số nào đứng trước thì bé hơn, số nào đứng sau thì lớn hơn.
- Ngoài thời gian phụ đạo trên, tôi còn sử dụng buổi học thứ 2 để ôn luyện lại kiến thức cho các em.
- Sau buổi học phụ đạo, tôi có kế hoạch kiểm tra trên giấy để nắm mức độ tiến bộ của các em, tuyên dương các em học có tiến bộ trước lớp nhằm động viên kích thích các em ham học và học tốt hơn dù đó là những tiến bộ nhỏ .
Biện pháp 2: Tăng cường việc sử dụng thiết bị đồ dùng trong quá trình dạy học
- Thông qua các tiết học Toán, tôi nhận thấy học sinh hứng thú học tập hơn trong các tiết học có sử dụng đồ dùng dạy học. Vì vậy, tôi thường xuyên tự làm các đồ dùng dạy học gần gũi với các em như bông hoa, hình tròn, hình vuông.
- Đối với các phép tính trong phạm vi 3,4,5; tôi cùng phụ huynh tự làm các đồ dùng học tập để giúp các em yêu thích học Toán hơn. 
- Tôi tự trang bị máy chiếu để ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học. 
Biện pháp 3: Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học cho HS
- Do là học sinh khả năng nghi nhớ kém, nên việc hiểu và nhớ của các em còn chậm, mau quên. Vì thế qua mỗi tiết học, tôi luôn tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, bằng phương pháp trực quan sinh động, giảng dạy vấn đáp, chơi trò chơi toán học, sử dụng máy chiếu  phối hợp đang xen nhau tạo hứng thú cho các em. Cụ thể:
1. Tăng cường sử dụng trực quan trong dạy học Toán:
 Khi dạy các bài toán hình thành kiến thức mới, tôi cho học sinh được trực tiếp sử dụng đồ dùng trực quan sẽ dễ lĩnh hội được kiến thức hơn.
 *Ví dụ: Khi dạy bài “Phép cộng trong phạm vi 5”. Để các em hiểu phép tính, giáo viên cho các em là tự làm việc với que tính.
 - Dạy phép tính 4 + 1 = 5, tôi không áp đặt kiến thức hay tự thực hiện các thao tác mà để cho học sinh tự thao tác thêm:
 Cho học sinh đếm và lấy 4 que tính (tức là vừa đếm vừa lấy từng que tính ) : (1, 2, 3, 4). Sau đó tiếp tục cho học sinh đếm và lấy 1 que tính . Rồi hướng dẫn học sinh gộp hai nhóm que tính này thành một nhóm que tính. Đếm số que tính của nhóm này : 1, 2, 3, 4, 5 và viết 5 vào bảng con (công việc này gọi là thao tác gộp, giúp học sinh hiểu khái niệm phép cộng một cách chính xác nhất)
 - Dạy phép tính 1+ 4 = 5, cho học sinh đếm 1 que tính, rồi tiếp tục đếm lấy 4 que tính (không để tách riêng mà gộp luôn vào số đã lấy). Sau đó hướng dẫn học sinh đếm số que tính thu được: 1, 2, 3, 4, 5 và viết 5 (công việc này gọi là thao tác thêm). Về mặt toán học thì thao tác thêm không khác gì với thao tác gộp . Điểm khác ở đây là thao tác gộp hai nhóm được tiến hành cùng một cách với thao tác đếm lấy 5 que tính. 
- Dạy phép tính 5 – 4 = 1 thì tôi cho học sinh thực hiện các công việc sau: Đếm lấy 5 que tính . Từ số 5 que tính này đếm lấy bớt 4 que tính sau đó đếm số que tính còn lại : 1 viết 1.
*Hình ảnh hoạt động:
* Ví dụ : Dạy bài số 6 phần nhận biết thứ tự của số 6:
 + Học sinh dùng que tính hoặc hình tròn đếm xuôi, ngược. Sau đó học sinh đếm buông ( không dùng đồ vật đếm). Từ đó học sinh nhìn vô dãy số sẽ nhận biết được thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6; số 6 đứng liền sau số 5. Được thực hành trên trực quan giúp các em khắc sâu kiến thức hơn.
* Ví dụ: Tiết 81- Bài toán có lời văn
Khi sử dụng đồ dùng dạy học( bằng giáo án điện tử) tôi đã sử dụng hình ảnh động cho mỗi bài:
- Bài 1: Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa đang đi tới.
- Bài 2: Có 5 con thỏ, thêm 4 con thỏ đang chạy tới.
- Bài 3: Minh hoạ cho đàn gà tôi đã thu âm thanh của gà con.
- Bài 4: Hình ảnh 4 con chim đậu trên cành, có 2 con chim bay đến...
Qua các hình ảnh minh hoạ cho bài học này, tôi thấy bài học rất sinh động, học sinh hào hứng say mê kiến thức mới, nắm bài tốt hơn...
2. Dạy cho học sinh nắm chắc kiến thức từng bài, từng phần trong chương trình toán 1
Các bài dạy trong môn Toán có sự kế thừa, vì thế để không làm ảnh hưởng đến kiến thức của học sinh. Tôi tăng cường giảng dạy, củng cố kiến thức cũ để học sinh dễ dàng áp dụng học các dạng toán tiếp theo.
*Ví dụ : Để học sinh dễ dàng thực hiện và nhớ các phép cộng trong phạm vi 10, tôi dạy cho học sinh nắm chắc về cấu tạo số 10. 
10 gồm 9 và 1; 10 gồm 1 và 9; 10 gồm 2 và 8; 10 gồm 8 và 2; 10 gồm 7 và 3; 10 gồm 3 và 7; 10 gồm 4 và 6; 10 gồm 6 và 4; 10 gồm 5 và 5. Đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10, tôi dạy học sinh học thuộc và vận dụng tốt bảng cộng.
 Qua các tiết học hằng ngày, cho học sinh làm thêm các bảng cộng, trừ. Đến dạng toán phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100, các em vận dụng nhanh hơn. 
3. Dạy học sinh nắm được bản chất các kiến thức toán học: 
Trong các tiết dạy, tôi thường kết hợp vừa giảng vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ thể, giúp học sinh hiểu các khái niệm, không hình thức. 
*Ví dụ :
Khi dạy học sinh làm tính cộng: 8 + 1 = 9. Bằng kinh nghiệm sống của trẻ, các em có thể trả lời ngay được kết quả là 9, song nếu chỉ nghĩ rằng học sinh chỉ học thuộc các phép tính làm đúng kết quả thôi thì chưa đủ mà người giáo viên cần làm cho học sinh hiểu cặn kẽ bản chất, ý nghĩa của phép cộng bằng các hình ảnh trực quan, động tác hoạt động của học sinh để từ đó rút ra “Động tác gộp các nhóm đồ vật vào nhau chính là cơ sở của phép cộng hay nói cách khác đó chính là ý nghĩa của phép cộng.” 
4. Giáo viên lấy các ví dụ trong thực tế, gần gũi với học sinh để giúp học sinh hứng thú học tập
Đối với các phép tính toán, để gây hứng thú với học sinh, tôi thường đưa ra các ví dụ gần gũi với các em. 
Ví dụ: Tổ 1 có mấy bạn nữ?
 Có mấy bạn nam?
 Tổ 1 có tất cả bao nhiêu bạn?
 Con làm phép tính gì?
Thông qua các ví dụ cụ thể, gần gũi, các em hứng thú học Toán hơn.
5. Phát triển tư duy đa chiều cho học sinh
Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ- viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Tôi cho học sinh phát triền ngôn ngữ nói, diễn đạt thông qua tình huống trong tranh. Để học sinh tự khám phá tra kiến thức đa chiều.
*Ví dụ: Có một hình vẽ gồm 5 ô vuông liền khối và 1 ô vuông rời, cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. 
Bài này chỉ yêu cầu học sinh nhìn tranh để điền phép tính. Nhưng vì muốn học sinh hiểu rõ hơn về bài toán, tôi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 nêu được 2 bài toán khác nhau từ một tình huống. 
Đối với học sinh còn hạn chế tiếp thu, tôi cho các em nêu bài toán 1, là bài toán dễ nêu: Có 5 hình vuông, thêm 1 hình vuông mữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông? 
Với học sinh năng khiếu, tôi yêu cầu các em nêu bài toán 2, khó hơn: Có 1 hình vuông, thêm 5 hình vuông nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông?
*Ví dụ 2: Với bài Luyện tập phép trừ trong phạm vi 4. Học sinh nhìn hình nêu bài toán. Tôi cho học sinh nhìn tình huống, nêu 2 bài toán khác nhau.
Học sinh hạn chế tiếp thu: Có 4 con vịt dưới ao, lên bờ 1 con vịt. Hỏi dưới ao còn lại bao nhiêu con vịt?
Học sinh điền phép tính: 4- 1= 3.
Học sinh năng khiếu: Có 4 con vịt dưới ao. Còn lại 3 con vịt. Hỏi có mấy con vịt đã lên bờ?
Học sinh điền phép tính: 4- 3= 1.
*Hình ảnh hoạt động:
6. Tổ chức trò chơi học tập đối với học sinh còn hạn chế tiếp thu là một trong những yêu cầu cần thiết nhằm khắc sâu kiến thức cho các em, giúp các em ham thích học toán.
 Trong các bài từ bài phép cộng, trừ trong phạm vi 3 đến phạm vi 10 môn toán, tôi thường xuyên tổ chức trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. 
Ví dụ: Trong bài Phép cộng trong phạm vi 6.
Chuẩn bị: Lấy giấy bìa cắt nhiều hình tròn, 7 hình đầu tiên viết các số từ 0-6, các hình còn lại viết các phép tính: 1+1, 1+2, 1+3, 1+4, 1+5, 2+1, 2+2, 2+3, 2+4, 3+1, 3+2, 3+3, 4+1, 4+2, 5+1, 1+0, 2+0, 3+0, 4+0, 5+0, 6+0, 0+1, 0+2, 0+3, 0+4, 0+5, 0+6.
Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
- Giáo viên hướng dẫn trò chơi:
+ Mỗi em lấy ra một hình tròn bất kỳ (từ 0 đến 6), chẳng hạn: 6.
+ Sau khi thầy (cô) hô “bắt đầu”, các em phải nhặt các hình tròn có tổng bằng 6 (1+5, 5+1, 2+4, 4+2, 3+3, 0+6, 6+0), xếp các hình tròn đó quanh số 6 thành một bông hoa.
+ Ai xếp đúng đầy đủ và nhanh nhất sẽ thắng (Giáo viên lưu ý học sinh: Nhớ làm đủ các phép tính, cả với số 0, cả với các phép tính đảo ngược như 4+2 hay 2+4).
- Học sinh còn hạn chế tiếp thu thường hiểu chậm cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu được, khó nhớ những gì có tính khái quát trừu tượng quan hệ logic. Các kiến thức cũ phải được giáo viên cũng cố lại nhiều lần khi có liên quan đến nội dung bài mới, giúp các em biết được mối liên hệ, biết phân biệt, biết được sự chuyển tiếp giữa các dạng nội dung với nhau. Chẳng hạn phải cho học sinh thấy rõ sự khác biệt của các dạng toán có mối liên quan với nhau
* Ví dụ: Khi dạy “Phép trừ trong phạm vi 5” tôi giúp học sinh học thuộc các công thức cộng trong phạm vi 3, 4, 5 và thấy được mối liên quan giữa toán cộng và trừ, phép trừ là phép ngược lại của phép cộng: 
 1 + 4 = 5 5 – 1 = 4
 4 + 1 = 5 5 – 4 = 1 
 2 + 3 = 5 5 – 2 = 3
 3 + 2 = 5 5 – 3 = 2
- Khi luyện tập nếu học sinh không tự nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập khác nhau, tôi giúp học sinh bằng lời gợi ý hướng dẫn để học sinh nhớ lại kiến thức và cách làm, không vội làm thay cho học sinh.
*Ví dụ : Khi dạy các số tròn chục, tôi gợi ý cho học sinh nắm chắc cấu tạo số rồi hướng dẫn học sinh là nét đặc biệt của các số tròn chục là hàng đơn vị luôn bằng 0. Từ nhận biết cơ bản này, học sinh sẽ áp dụng vào việc thực hiện phép cộng, trừ các số tròn chục một cách thuận lợi.
 30 + 50 = 80
 80 - 30 = 50 
Vì hàng đơn vị luôn bằng 0 nên học sinh chỉ cần nhẩm hoặc tính hàng chục thì sẽ ra kết quả của phép tính.
 Trò chơi Bắt lấy và nói được áp dụng trong các dạng bài này. Khi 1 học sinh cầm bóng, đọc 1 phép tính cộng, trừ các số tròn chục bất kì, đồng thời thực hiện ném bóng cho bạn. Học sinh nhận được bóng sẽ nêu kết quả của phép tính. Sau khi nêu kết quả, học sinh sẽ 	tiếp tục lựa chọn phép tính khác và lại tâng bóng đến các học sinh tiếp theo. 
Thông qua các trò chơi, học sinh hứng thú học tập. Tiết học trở nên sôi nổi hơn. Thông qua trò chơi, học sinh được lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và sáng tạo.
Hình ảnh hoạt động:
7. Ứng dụng phương pháp Bàn tay nặn bột
Phương pháp bàn tay nặn bột là phương pháp mới trong giảng dạy môn Tự nhiên xã hội, khoa học, Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy, tôi thấy có thể áp dụng vào trong giảng dạy môn Toán. Thông qua phương pháp này, học sinh được tự phán đoán, tự tìm ra cách giải quyết phán đoán và tự kiểm chứng được phán đoán của mình. Mặt khác, các em được làm việc nhóm, được cùng các bạn tìm ra kiến thức nên các em sẽ nhớ rất lâu.
Tôi thực hiện phương pháp này như sau:
Bước 1: Nêu tình huống xuất phát (Bài toán).
Bước 2: Học sinh phán đoán kết quả
Bước 3: Học sinh đề xuất cách làm
Bước 4: Học sinh tiến hành tìm kết quả theo cách làm mình đề xuất
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
Ví dụ: Trong bài Phép cộng dạng 17-3
Bước 1: Cô có 17 que tính, cô bớt đi 3 que tính. Muốn biết cô có bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
Bước 2: Con dự đoán kết quả bằng bao nhiêu?
HS: 12, 13, 14,
Bước 3: Học sinh đề xuất cách làm: Đếm số que tính.
Bước 4: Học sinh thảo luận, thực hành trên que tính, tính nhẩm.
Các nhóm đối chiếu kết quả với phán đoán ban đầu. Cho HS nêu kết quả đúng 17 - 3= 14.
Bước 5: Giáo viên chốt lại kết quả đúng, Chốt lại cách đặt tính.
Đối với học sinh lớp 1, tôi áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột một cách linh động, phù hợp với đặc điểm tâm lí và nhận thức của các em.
Biện pháp 4: Luyện kỹ năng thực hành vừa sức với học sinh còn hạn chế tiếp thu
- Đối với mỗi học sinh, việc luyện tập thực hành là một việc không thể thiếu. Nhất là học sinh còn hạn chế tiếp thu, các em cần đạt được những yêu cầu nhất định.
- Khi giảng dạy, tôi luôn chú ý theo dõi học học sinh, khuyến khích các em học tập tích cực phát biểu ý kiến. Đặt những câu hỏi dễ, cho những bài tập vừa sức. Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết học, tôi thường xuyên gọi các em còn hạn chết tiếp thu thực hành nhiều hơn. Có thể chẻ nhỏ bài tập hoặc cho thêm nhiều bài tập trắc nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các em, giúp các em khắc phục tính ngại khó, giúp các em hiểu bài, chỉ rõ những kiến thức quan trọng cần khắc sâu, cần nhớ kĩ. 
Biện pháp 5: Tăng cường đánh giá học sinh theo hướng tích cực
- Tăng cường đánh giá học sinh theo theo Thông tư 22. Kích thích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả. Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán đúng mức thái độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh. 
*Ví dụ: Đối với bạn Vũ, là học sinh có biểu hiện tăng động, giảm chú ý, chỉ cần em viết được các số (có thể chưa đúng dòng kẻ), tôi kịp thời khen ngợi, tuyên dương và động viên em cố gắng.
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh của các em còn hạn chế tiếp thu để báo cáo tình hình học tập của các em. Kết hợp phụ huynh động viên, đôn đốc, nhắc nhở giúp các em đạt kết quả tốt hơn.
- Qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên đánh giá học sinh một cách cởi mở, tạo tình cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các em cảm thấy thích học, để dần dần thay đổi về “chất”.
- Đối với việc đánh giá bài làm của học sinh, tôi không chỉ đưa ra lời nhận xét đúng hoặc sai mà cần giải thích rõ tại sao đúng dựa vào những kiến thức nào, sai thì sai ở đâu ?
 Thường xuyên theo dõi kiểm tra sau mỗi tiết học. Sau mỗi tuần học, tôi chuẩn bị 1 bài kiểm tra những kiến thức đã học để nắm sự tiến bộ phát hiện kịp thời những kiến thức các em chưa nắm được để có sự điều chỉnh phù hợp với kế hoạch phụ đạo học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Sau quá trình nghiên cứu tìm tòi và áp dụng các biện pháp. Các em đã thể hiện rõ rệt thái độ yêu thích học môn Toán hơn. Các em nắm được cấu tạo số, so sánh số, tính toán được các phép tính trong phạm vi 10. Học sinh nắm được kiến thức về Điểm. Đoạn thẳng. Vẽ được đoạn thẳng có độ dài cho trước. Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để cộng, trừ các số tròn chục. Các em thực hành thành thạo giải toán có lời văn. Đây là kết quả xứng đáng cho quá trình nỗ lực của các em.
Bảng 2. Kết quả đánh giá khả năng tiếp thu và hình thành kĩ năng của học sinh trong môn toán lớp 1
Tổng số học sinh
Tiếp thu kiến thức
Hình thành kĩ năng
Chậm
Bình thường
Tốt
Chậm
Bình thường
Tốt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
34
0
0
18
52.9
16
47.1
1
2.9
20
58.8
13
38.2
Bảng 3. Chất lượng bài kiểm tra định kì lần 2 môn Toán năm học 2019 – 2020
Tổng số học sinh
Điểm KTĐK lần 2 - môn Toán
Điểm dưới 5
Điểm 5-6
Điểm 7-8
Điểm 9-10
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
34
0
0
2
5.9
12
35.3
20
58.8
	Qua 2 bảng trên chúng ta dễ dàng nhận thấy hiệu quả thực sự từ những biện pháp tôi đã áp dụng. Ở bảng 1, không còn học sinh tiếp thu kiến thức chậm và chỉ còn 1 học sinh hình thành kĩ năng chậm (sẽ được khắc phục trong học kì 2). Bên cạnh đó, số học sinh ở các nhóm tiếp thu bình thường đã tăng lên. Đặc biệt nhiều học sinh đã có khả năng tiếp thu kiến thức tốt (4

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_c.doc
Giáo án liên quan