Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở Tiểu học

1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở Tiểu học.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Âm nhạc khối 1, 2, 3, 4, 5.

3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tuyền Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 28/ 08/ 1985

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Âm nhạc

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Lê Ninh.

Điện thoại: 0973147582

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh.

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Lê Ninh.

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc của mình. Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc học tập của mình.

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học: 2017 - 2018

 

doc33 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở Tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác định đúng tầm quan trọng của môn học, ý 
nghĩa của môn học để đảm bảo yêu cầu. 
 + Dạy đủ thời gian, đúng quy trình.
 + Dạy theo hướng đổi mới.
 Khi tổ chức dạy học giáo viên cần chú ý đến nghệ thuật thu hút học sinh, cần tạo ra động cơ thúc đẩy các em học tập như: khen ngợi, tuyên dương... 
Mặt khác, kĩ thuật giao việc cho các tổ, nhóm hoạt động phải khéo léo, tạo cho chọ sinh có hứng thú, tích cực trong giờ học.
 4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 * Nội dung thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Âm nhạc ở Tiểu học gồm các mạch nội dung như: Học hát, phát triển khả năng âm nhạc, tập đọc nhạc. Ở lớp 1, 2, 3 Học hát và Phát triển khả năng âm nhạc. Qua học hát, HS được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ âm nhạc, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác về cao độ, trường độ. Cuối lớp 3 HS được tiếp cận bước đầu với một vài kí hiệu ghi chép nhạc. Đến lớp 4, 5 bổ sung thêm nội dung Tập đọc nhạc. Âm nhạc được tách riêng thành một môn học có SGK cho HS và sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên.
 • Học hát:
 Đối với học sinh Tiểu học được học từ 10 đến 12 bài hát trong một năm học. HS cần hát đúng cao độ, trường độ và phát âm rõ lời, chính xác. Tiếng hát phải có sức biểu cảm với những trạng thái khác nhau như: vui vẻ, hồn nhiên, nhí nhảnh.
 Dạy hát gồm các bước sau: giới thiệu bài, hát mẫu, đọc lời ca, dạy hát từng câu, hát cả bài, tập gõ đệm bằng nhạc cụ, tập vận động theo nhạc.
 • Phát triển khả năng nghe nhạc:
 Học sinh được nghe Quốc ca, dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc nhạc không lời. Nghe kể chuyện Âm nhạc. Được nghe, xem giới thiệu hình dáng một vài nhạc cụ trong và ngoài nước. Nghe âm sắc qua băng đĩa các trích đoạn nhạc được diễn tấu bằng các loại nhạc cụ này.
 • Tập đọc nhạc:
 Học sinh lớp 4, 5 các em được làm quen với 8 bài tập đọc nhạc, giọng Đô 
trưởng, nhịp 2/4 gồm 5 âm Đô-Rê-Mi- Son-La hoặc 7 âm: Đô - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si với các hình nốt đen, trắng, móc đơn, trắng chấm dôi và dấu lặng đen.
 Khi dạy TĐN, giáo viên cho các em nhận biết nốt nhạc, tập lần lượt cao độ, tiết tấu riêng. Sau đó đàn giai điệu vài lần cho các em đọc theo từng câu ngắn. Khi đã đọc đúng giai điệu thì cho HS ghép lời. Trong khi đọc GV nhắc các em gõ phách đều đặn, nhịp nhàng.
 * Cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên như: xác 
định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc, tư thế ngồi hát, kỹ năng phát âm, nhả tiếng, quan sát, lắng nghe và cảm nhận âm sắc, giai điệu.
 + Biện pháp 1: Luyện hát đúng giai điệu.
 Giới thiệu bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh. Các em nghe hát mẫu và đọc lời ca, giải nghĩa những từ khó để giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca.
 Ví dụ: Trong bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” (Nhạc và lời của Mộng Lân). Khi đọc lời ca phải hướng dẫn các em đọc theo tiết tấu và ngắt ở cụm từ như sau:
 Lớp chúng mình/ rất rất vui,/ anh em ta chan hòa tình thân./
 Để các em đọc đúng tiết tấu, giáo viên chỉ bảng phụ và hướng dẫn các em đọc câu theo mẫu. Sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca giáo viên phải
hướng dẫn các em khởi động giọng.
 Ví dụ:
 Khi tập hát cần sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm với những trạng thái khác nhau. Để các em cảm nhận giai điệu của từng câu hát, giáo viên đàn, hát mẫu. Việc tập hát từng câu và kết nối theo lối móc xích sẽ giúp các em mau nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu hơn. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca, tự tin. Đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự chán nản khi chưa thực hiện được bài tập.
 + Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm.
 Thông thường, có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là: Hát gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu. Tuy nhiên tuỳ theo từng bài hát cụ thể mà vận 
dụng cho phù hợp.
 Việc sử dụng các nhạc cụ gõ như: song loan, mõ, trống, phách cũng góp phần rất quan trọng trong giờ học nhạc, làm cho bài hát sinh động, gây hứng 
thú, giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh.
 Ví dụ: Bài "Quê hương tươi đẹp" dân ca Nùng.
 Sử dụng cách gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu đã được viết sẵn vào bảng phụ trên khuông nhạc chia làm 2 cách gõ đệm khác nhau.
 *Gõ theo tiết tấu:
 * * * * * * *
 *Gõ đệm theo phách:
 * - * -
 Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu sao tương ứng với tiếng được gõ trong ô nhịp. Không giải thích vì sao chỉ nhận xét về hai cách gõ. Sau đó hướng dẫn học sinh cách tự xác định tiết tấu, phách ở những câu còn lại trong bài hát.
 Để phân biệt rõ ràng hơn hai cách gõ đệm trên giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện gõ một cách, khi đã được gõ và được nghe các em sẽ nhận biết được điểm khác của hai cách gõ trên.
 Ví dụ: Bài hát: "Gà gáy" lớp 3, dân ca Cống (Lai Châu), lời mới Huy Trân.
 Các em hát và gõ đúng nhịp, phách, tiết tấu thì lần lượt cho học sinh nêu 3 
cách gõ đệm với câu hát 1.
 *Gõ đệm theo tiết tấu:
 * * * * * * * * * * 
 *Gõ đệm theo phách:
 * - * - *- * - 
 *Gõ đệm theo nhịp 2:
 * * * *
 Củng cố kĩ năng các cách gõ đệm cho học sinh giáo viên tổ chức trò chơi thi đua trong các tổ. Bằng cách chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ chịu trách nhiệm một cách gõ. Hát theo kiểu nối tiếp đến câu hát nào ở tổ đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp, tiết tấu hay phách. Nhằm tạo một không khí sôi động khi các em hát và tạo điều kiện cho học sinh nắm vững giai điệu của bài hơn.
 Với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc nhịp 3/8 có 3 phách trong một nhịp thì giáo viên chọn cho học sinh cách gõ theo phách là phù hợp, thông qua 2 cách gõ sau để giữ vững phách.
 Ví dụ: Bài "Cùng múa hát dưới trăng".
 + Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ nhất:
 Giáo viên giải thích: Đây là bài hát được viết ở nhịp 3/8 nên mỗi phách được tính bằng một nốt móc đơn. Tiếng “Mặt” là phách nhẹ hai tay vỗ nhẹ lên mặt bàn ở phách 3, tiếng "trăng" là phách mạnh hai tay vỗ vào nhau ở phách 1, tiếng "tròn", 'nhô" là phách nhẹ hai tay vỗ nhẹ lên mặt bàn ở phách 2 và 3 cứ
như vậy cho đến hết bài.
 - * - - *- - * - - 
 + Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ hai:
 Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện theo nhóm đôi, 2 học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 3 hai tay chạm vào nhau, gõ phách 1 hai tay mình tự gõ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau. Thực hiện đều đặn như vậy sẽ giữ vững được cao độ, trường độ bài hát. Đồng thời góp phần tạo thêm sự hào hứng cho học sinh. Không phải bài hát nào cũng có tiết tấu đơn giản và giống nhau mà còn có những bài hát viết ở 
dạng đảo phách trong ô nhịp.
 Ví dụ: Bài "Tập tầm vông" ở lớp 1. Đây là một bài hát có đảo phách, đảo phách ở tiếng “vó, tay”.
 * - * - * - *- * - *- 
 Những bài hát có sử dụng đảo phách thuộc loại bài khó. Để dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nhịp, phách trong bài hát, giáo viên phải tạo cho học sinh tư thế chủ động, hướng dẫn học sinh biết cách xác định nhịp, phách trong bài.
 + Biện pháp 3: Luyện hát thể hiện tính chất nhạc điệu, kết hợp vận động:
 Trong những tiết 2 trọng tâm là luyện tập, giáo viên đàn và trình bày lại bài hát hoặc cho học sinh nghe bài hát qua băng để nhớ lại giai điệu của bài. Giáo viên đàn cho học sinh hát lại bài hát. Phát hiện những câu, từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa. Giáo viên đàn đúng theo bản nhạc khoảng 2 lần, hát mẫu lại câu hát đó và bắt nhịp cho học sinh tập lại theo. Thực hiện hát gõ đệm theo tiết tấu, thể hiện tính chất của từng bài hát. Giáo viên tổ chức cho học sinh hát ôn dưới dạng trò chơi: hát đuổi, hát đối đáp, bên hát lời, bên gõ đệm theo phách nhịp, hát kết hợp vận động.
 Ví dụ: Giáo viên đàn lại bài hát, yêu cầu học sinh gõ đệm theo nhịp, theo phách hoặc tiết tấu. Giáo viên yêu cầu học sinh hát câu 1, nhẩm và gõ theo phách câu 2 rồi lại hát câu 3, gõ đệm câu 4... cũng có thể chỉ cho các em gõ theo tiết tấu của bài.
 *Các hình thức luyện tập này vừa hiệu quả lại vừa thu hút học sinh tham gia.
 Hơn thế nữa, trong khi dạy tôi luôn mở rộng hiểu biết xung quanh bài hát như giới thiệu về tác giả, về nội dung, liên hệ với các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, giới thiệu các bài hát khác viết cùng chủ đềĐặc biệt, tôi luôn chú trọng đến nội dung của bài hát nhằm liên hệ thực tế để giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, yêu ông bà cha mẹ, yêu quý thầy cô, yêu bạn bè, đoàn kết giúp bạn
 Ví dụ: Khi dạy bài hát: “Những bông hoa những bài ca” Nhạc và lời: Hoàng Long. 
 Tôi sẽ giới thiệu cho các em biết ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam, qua giai điệu và ca từ của bài hát, tôi giáo dục lòng kính yêu và long biết ơn đối với những người dạy dỗ, chăm lo cho các em. Ngoài ra tôi còn giới thiệu những bài hát cùng chủ đề lòng biết ơn dối với thầy cô giáo như: Lời thầy cô, Bông hồng tặng cô, Bụi phấn, Nhớ ơn thầy cô, Thầy cô là tất cả,
 Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng khi dạy âm nhạc trong năm học 2016 - 2017 và đã thành công. Song trong quá trình thực hiện tôi khám phá ra rằng các biện pháp trên chưa đủ nên đã bổ sung nhiều thủ pháp khác không kém phần tâm đắc như sau:
 * Một số thủ pháp dạy học sinh hát chuẩn xác một bài hát.
 • Thủ pháp “Trò chơi”: 
 Tôi đã linh hoạt sử dụng Trò chơi âm nhạc tuỳ vào từng bài học, mục tiêu tiết học, cảm nhận của học sinh. Học sinh rất hưng phấn khi học tiết âm nhạc và còn giúp các em thư giãn giữa các tiết học.
 Ví dụ: Trong tiết ôn tập bài hát “Đếm sao” tôi sử dụng trò chơi hát bằng nguyên âm (O, A, U, I). Tôi dùng kí hiệu tay cho các em nhìn và hát nhằm củng cố về tiết tấu và nhịp cho học sinh...
 • Thủ pháp “phiên âm”: (cho những tiếng hát có âm láy, luyến).
 Giáo viên chỉ ra những tiếng hát có âm luyến, láy trong câu hát. Vừa giải thích cách luyến, láy vừa phiên âm trên bảng cho học sinh nhận biết.
 Ví dụ: Bài “Em yêu hoà bình” Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn (lớp 4).
 “... yêu từng gốc đa, bờ tre đường làng” tiếng hát “tre” và “đường” là
hai âm luyến giáo viên phiên âm giải thích như sau:
 “Tre” = tre...è (son - pha) “đường” = đường ... ương (rề - la).
 GV hát mẫu vài lần, tập riêng các tiếng hát có âm luyến vài lần rồi mới
chuyển sang dạy cả câu hát.
 • Thủ pháp “thêm bớt dấu thanh”: (sử dụng cho những câu hát có âm vực trầm, cao, nửa cung nhằm giúp cho học sinh hát đúng cao độ):
 - Sau khi đàn giai điệu và hát mẫu câu hát cần tập, giáo viên chỉ ra những tiếng hát cần thêm bớt dấu thanh.
 - Dùng phấn màu thêm hoặc bỏ dấu thanh những tiếng hát khó hát.
 Ví dụ: Dạy bài “Chị Ong Nâu và Em bé” Nhạc và lời Tân Huyền (lớp 3).
Có các câu hát “Chị Ong Nâu nâu nâu nâu” (Đồ - Pha - Pha - Pha - Pha) ta dung thanh huyền thêm vào tiếng “Chị” = chì. Câu “Ông mặt trời mới dậy”
( Pha, Rê - Đồ, Rê - Pha, Rê) ta thêm bớt dấu thanh như sau: “Mới dậy” = mơi
dầy (bỏ thanh sắc ở tiếng “mới”, thêm thanh huyền ở tiếng “dậy”.
 Giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu câu hát đó rồi bắt giọng cho học sinh tập hát.
 • Thủ pháp “gõ đệm theo phách”:
 Những chỗ có đảo phách, nghịch phách thường rất khó dạy cho HS hát đúng vì trọng âm của tiết tấu không trùng với trọng âm của nhịp như bài “Tiếng hát bạn bè mình” Nhạc và lời Lê Hoàng Minh (lớp 3). Bài “Emyêu hoà bình”. Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn (lớp 4). Với trường hợp này GV cần phân tích rõ cách gõ đệm theo phách và dùng mũi tên (è) ghi vào bên dưới các tiếng hát. Phân tích cho HS nắm được tiếng hát nào rơi vào lúc động tác gõ phách xuống, tiếng hát nào rơi vào lúc động tác đưa phách lên, tiếng hát nào ngân dài cả 2 động tác gõ xuống và đưa lên.
 - GV hát mẫu kết hợp dùng thước đánh theo mũi tên đã ghi vài lần.
 - Bắt giọng cho HS tập hát từ tốc độ chậm đến nhanh cho thật thuần thục rồi mới chuyển sang câu hát khác.
 • Thủ pháp: “Chép cả bản nhạc”:
 Những năm học trước, tôi chỉ chép lời ca khi dạy hát. Vài năm gần đây, thử chép luôn bản nhạc ra, tôi thấy quá trình hướng dẫn hát và sửa sai cho các em có phần dễ hơn, những chỗ lên cao, xuống thấp, luyến hay ngân dài các em đã có ý thức tự sửa, mặt khác còn giúp các em ghi nhớ nốt nhạc và các ký hiệu ghi nhạc. Tuy nhiên tôi thường tránh làm rối học sinh bằng cách chỉ sử dụng bản nhạc để giới thiệu giúp các em nhận biết nhịp và các tiếng cần luyến, ngân dài bao nhiêu phách rồi chia câu hát như thường lệ.
 Đặc biệt, tôi không yêu cầu học sinh hát khi chưa được hướng dẫn hay nghe hát mẫu. Bởi vì khi các em đã thuộc với cách hát sai thì việc sửa sai là điều rất khó và mất nhiều thời gian.
 Ví dụ: Em Nguyễn Văn Đức lớp 4A, Lương Tuấn Kiệt lớp 4C thường học thuộc lòng lời ca, thậm chí còn tự tập hát thử để lên xung phong hát mẫu. Kết quả là N hát sai nhạc khi hướng dẫn cho lớp hát thì em Đức là đối tượng hát sai khó sửa nhất. Ngoài ra, khi bắt nhịp phải đếm dự lệnh chính xác và quy định với học sinh cách hát vào từng câu. Phụ thuộc vào chỉ số nhịp của từng bài hát và nhịp mở đầu đủ hay thiếu phách.
 • Thủ pháp “đếm phách”:
 Có những tiếng hát phải ngân dài 3 phách trở lên, các em thường ngân dài không đủ phách nên vào hát câu hát tiếp sau thường bị sai nhịp. Muốn khắc phục trường hợp này, giáo viên cần phải tập chính xác ngay từ đầu các câu hát đó: Khi HS hát tới chỗ có ngân dài, giáo viên và HS cùng đếm, gõ phách bằng những tiếng đếm “Hai-ba” hay “Một- hai”, “Hai-một” hoặc “hai-ba-bốn-năm”  (đếm thành tiếng những lần đầu sau đó tập đếm thầm).
 Mỗi một học sinh phải đảm bảo có một Thanh phách nhằm luyện tập tốt
khả năng phân biệt nhịp, phách và tiết tấu.
 Ví dụ: Dạy bài hát “Đếm sao” Nhạc và lời Văn Chung - lớp 3.
 Trước khi cho HS hát nối từ câu 1 sang câu 2, từ câu 2 sang câu 3, GV lưu ý các em phải ngân dài tiếng “sao” (Son trắng chấm dôi) tiếng vàng (Mi trắng chấm dôi) trong thời gian đếm “hai-ba” mới vào hát tiếp câu sau.
 Hoặc bài “Tre ngà bên lăng Bác” Nhạc và lời Hàn Ngọc Bích - lớp 5.
Trong khi HS đang ngân dài tiếng “hoa” cuối câu “đón nắng đâu về mà thêu hoa thêu hoa” giáo viên liền đếm “hai-ba-bốn-năm” giúp các em vào câu hát “rất trong là tiếng chim ...” được đúng nhịp.
 • Thủ pháp “chỉ huy” (làm nhạc trưởng).
 Một nhược điểm mà HS hay mắc phải trong bài hát tập thể là hát bị “cuốn 
nhịp” tức là các em không giữ được theo nhịp độ ban đầu và có xu thế hát nhanh dần lên do cảm thụ âm nhạc còn yếu cùng với sự ồ ạt khi hát tập thể nên việc này rất khó khắc phục. Muốn hạn chế tối đa nhược điểm này, giáo viên lưu ý ngay từ lúc bắt đầu dạy hát và thực hiện tốt các việc sau:
 - Dạy chính xác về trường độ và cao độ.
 - Cho các em vừa hát, vừa gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách.
 - GV có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ để luyện về nhịp độ.
 - Lần lượt hát với tốc độ hơi chậm, hơi nhanh, vừa phải. Mục tiêu là để HS có thể hát với mọi tốc độ mà vẫn làm chủ về nhịp độ.
 - Hát theo chỉ huy, GV đánh nhịp thật chắc chắn. Khi phát hiện ra những chỗ nào có xu thế nhanh dần, phải cho ngừng lại nhắc nhở, uốn nắn kịp thời.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Ước mơ” nhạc: Trung Quốc, tôi cần luyện tập và tạo cho các em gõ phách một cách chính xác, nhất là ở những chỗ nghỉ một phách rưỡi.
 • Thủ pháp “Sáng tạo”: Chế tạo đồ dùng dạy học.
 Tôi tự làm bộ nốt nhạc nam châm và các nhạc cụ gõ đệm, hoa, chiếc thẻ âm nhạc với những vật liệu đơn giản như: Vỏ chai nước suối, vỏ hộp thuốc hoặc vỏ lon bia, bi xe đạp cũ hoặc sỏi, đá nhỏ,(sản phẩm đính kèm).
 Ví dụ: Khi dạy tập nhận biết nốt nhạc trên khuông (âm nhạc ở lớp 3).
Dùng kí hiệu âm nhạc bằng nam châm gắn lên bảng để thực hiện các bài
giới thiệu khuông nhạc, khóa son, hình nốt
 Những nhạc cụ tự tạo có âm thanh rất vui và dễ chịu, dù các em sử dụng với số lượng đông cũng không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng tới các lớp học bên cạnh.
 • Thủ pháp “Tập đọc nhạc”:
 Với phần này các em sử dụng kĩ năng hiểu là chủ yếu, kĩ năng này giúp các em biết ghi các kí hiệu trong Âm nhạc và hiểu được các kí hiệu đó. Các em rất dễ nhầm lẫn giữa các kí hiệu Âm nhạc có khái niệm cấu tạo gần giống nhau, vậy giáo viên cần hướng dẫn cách ghi tỉ mỉ từng nốt nhạc và vị trí các nốt trên khuông. Đầu tiên tôi hình thành cho học sinh những kĩ năng đơn giản nhất về 
khuông nhạc trước khi đưa nốt lên khuông nhạc. 
 - Khái niệm về khuông nhạc: khuông nhạc 5 dòng kẻ 4 khe và khoá son (khoá son là lối viết cổ của chữ G Hy Lạp) 
 Giới thiệu về khuông nhạc (cho học sinh nhớ lại)
 Giáo viên hỏi: Nốt Đồ nằm ở dòng kẻ nào? 
 Nốt Mi nằm ở dòng kẻ thứ mấy?
 Nốt Son nằm ở dòng kẻ thứ mấy?
 Nốt Rê, Pha, La, Đố nằm ở khe nào?
Học sinh nhớ lại vị trí của nốt Đồ
- Dòng kẻ thứ nhất
- Dòng kẻ thứ hai
- Khe phụ, khe 1, khe 2, khe 3.
 Việc trước tiên giáo viên cho học sinh nhớ lại dấu lặng đơn và dấu lặng đen.
 Hỏi: Đoạn nhạc trên viết ở nhịp? (Nhịp 2/4)
 Các hình nốt: hình nốt móc đơn, hình nốt đen, hình nốt đen có chấm dôi, hình nốt trắng. 
 Khâu cuối cùng là gợi ý cho các em nhớ lại tất cả vị trí các nốt nhạc liên quan đến bài nhạc trên. 
 Nắm chắc được các yếu tố như vậy học sinh có thể tự mình chép nhạc theo ý hiểu chứ không phải bắt trước theo cô giáo. Đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ để thực hiện chép một đoạn nhạc đúng và đẹp. 
 Tóm lại với phần tập đọc và phần ghi chép nhạc thì giáo viên cần phải phối hợp các phân môn sao cho hợp lý, đề ra biện pháp giảng dạy thích hợp với mỗi phân môn nên sử dụng các kĩ năng như đọc hiểu, ghi hiểu, nghe hiểu. Như vậy giờ học nhạc và ghi chép nhạc sẽ đạt hiệu quả cao. 
 4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Trong quá trình thực hiện giải pháp, biện pháp, tôi được cung cấp các điều kiện về cơ sở vật chất như : Đàn Oóc - Gan, đàn Piano, thanh phách, song loan, mõ, trống..., tranh của các bài Tập đọc nhạc được phóng to do Bộ giáo dục cung cấp.
 Tuy nhiên, do không có phòng học nhạc riêng nên rất khó khăn cho giáo viên khi sử dụng các đồ dùng dạy học trên.
 4.4. Mối liên hệ giữa giải pháp, biện pháp.
 - Giải pháp là cơ sở lí luận chung, là những kinh nghiệm ta đúc rút ra được sau nhiều năm giảng dạy.
 - Biện pháp là cách thức để ta tiến hành giải quyết các vấn đề do giải pháp đặt ra. Chính vì vậy mà giải pháp và biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Phải có giải pháp đúng đắn thì người giáo viên mới truyền đạt được kiến thức cho học sinh một cách tốt nhất và người học sinh có thể lĩnh hội được nhanh nhất. Và cũng phải có những biện pháp đúng đắn thì giải pháp kia mới được thực hiện một cách tốt nhất. Và đối với môn Âm nhạc cũng vậy, người giáo viên phải có giải pháp tối ưu thì mới thu hút được học sinh yêu thích môn Âm nhạc, từ đó các em mới học tốt môn Âm nhạc. Và để thực hiện được giải pháp tối ưu đó thì người giáo viên cũng phải vạch ra những biện pháp hữu hiệu nhất mới có thể đưa giải pháp do mình đặt ra đến đích cuối cùng một cách hoàn thiện nhất.
5. Kết quả đạt được.
 Qua thời gian xây dựng một số biện pháp để giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc tại trường Tiểu học Lê Ninh. Đã thu được kết quả như sau:
 + Học sinh rất yêu thích say mê bộ môn Âm nhạc, sôi nổi hơn trong giờ học. Các em tiếp thu bài nhanh hơn. 
 + Học sinh đã biết hát kết hợp gõ đệm, phân biệt các kiểu gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách trong cùng một bài hát. 
 + Học sinh rất tự tin và dần hình thành những nhân cách đạo đức đáng quý thông qua các bài học hát.
 + Phát triển tai nghe Âm nhạc một cách toàn diện.
 + Giúp các em học hiểu về mối quan hệ và tác dụng của Âm nhạc với đời sống.
 + Phát hiện và bồi dưỡng được những em học sinh có năng khiếu.
 Đặc biệt là các hoạt động, phong trào văn hoá văn nghệ trong và ngoài nhà 
trường cũng sôi nổi hơn, các trương trình hội diễn văn nghệ như: “Tiếng hát măng non” do huyện đoàn tổ chức đã đạt giải nhì, các ngày lễ lớn như: Khai giảng năm học mới, đêm hội trăng rằm, hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các tiết mục của Liên Đội trường Tiểu học Lê Ninh đã được Ban chấp hành huyện đoàn, lãnh đạo của xã và các bậc phụ huynh đánh giá rất cao.
 + Khi áp dụng các biện pháp nêu trên trong quá trình giảng dạy, kết quả học sinh rất ham thích và hưng phấn khi học. Các em tiếp thu bài nhanh hơn.
 + Việc áp dụng các phương pháp vào quá trình giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả tiết dạy của giáo viên. Xây dựng một cách khoa học những nội dung bài học theo các phương pháp, từ đó nâng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc