Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ nhà trẻ làm tốt công tác tuyên truyền trong trường mầm non

* Về phía giáo viên

 Qua quá trình trao đổi với giáo viên trong tổ của mình, tôi thấy được đa số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc- nuôi dưỡng, giáo dục trẻ song chưa chú ý đến việc tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, các ban ngành đoàn thể vẫn còn e dè, ngại ngùng, mà chỉ đơn giản chăm sóc, dạy dỗ những trẻ đến trường, việc tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh cho trẻ đến trường còn hạn chế.

* Về phía phụ huynh

- Đa số các bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến các cấp học cao hơn mà cho rằng các cháu bé chưa biết nhiều không cần học nhiều.

- Có một số ít phụ huynh nghĩ rằng cho trẻ đến lớp chỉ để cô giáo trông cho đỡ ngã chứ chẳng biết gì mà học .

- Có phụ huynh chỉ thích con em mình đến trường được học chữ, phải biết viết, biết đọc hơn là thấy con biết đọc thơ, kể chuyện .

 

doc17 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ nhà trẻ làm tốt công tác tuyên truyền trong trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1-Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Công tác tuyên truyền ở bậc học mầm non đóng vai trò rất quan trọng, đặt biệt ở vùng nông thôn, nhận thức việc cho trẻ đến trường mầm non còn có hạn, một số phụ huynh kinh tế khó khăn chưa cho các cháu 1-2 tuổi đến trường mà đa số trẻ đến 4-5 tuổi mới cho ra lớp để đỡ phần tốn kém. Làm thế nào để đông đảo phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc – nuôi dưỡng- giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là cần thiết.Hiểu được trẻ ở lứa tuổi càng nhỏ thì sự tác động để phát triển trí tuệ, thể lực của trẻ sẽ tốt hơn so với trẻ lớn, khi đã hiểu thì họ sẵn sàng đưa con em ra lớp chứ không chờ chúng ta phải tuyên truyền vận động nhiều. 
2. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Chúng ta cần hiểu rằng trẻ nhỏ như những cây non mới được gieo trồng nếu không được chăm bón tốt thì cây non kia sẽ cằn cỗi. Vì vậy chúng ta là những người làm công tác giáo dục Mầm non cần tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu, cùng nhận thức tốt về việc chăm sóc- nuôi dưỡng, giáo dục các cháu để làm nền tảng cho tương lai về nguồn lực con người có đủ “Đức – Trí- Thể - Mỹ ” góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
Trong thực tế hiện nay, giáo viên mầm non vẫn chưa chú ý đến việc tuyên truyền chỉ chú ý đến công tác chăm sóc- nuôi dưỡng, giáo dục trẻ như thế nào cho đạt hiệu quả mà chỉ cho rằng dạy như thế nào cho tốt như: múa, hát, đọc thơ chứ không chú ý đến việc tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về việc cho trẻ đến trường, việc nuôi dưỡng sức khoẻ của trẻ là điều hết sức cần thiết .
	Là một giáo viên, tổ trưởng chuyên môn khối nhà trẻ tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để làm tốt công tác tuyên truyền, huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt tỷ lệ cao, thu hút được sự quan tâm của các bậc phụ huynh, các ban ngành đoàn thể trong xã hội đến các cháu trong trường mầm non. Bản thân tôi thiết nghĩ một cá nhân tuyên truyền sẽ không hiệu quả cao mà cần có sự ủng hộ của các giáo viên trong tổ cùng hưởng ứng và thực hiện. Trước tình hình thực tế của trường, tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc tuyên truyền về việc chăm sóc- nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non là vấn đề cần thiết, cần được quan tâm đúng lúc, kịp thời nhất. Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn tôi đã chọn đề tài:
" Một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ nhà trẻ làm tốt công tác tuyên truyền trong trường mầm non.” Để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp.
3. Thực trạng của vấn đề: 
3.1. Thuận lợi: 
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể của địa phương.
- Bản thân có trình độ chuyên môn vững vàng, có thâm niên lâu năm trong nghề, có lòng nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ.
- Thường xuyên tự học tập nâng cao những hiểu biết về công tác chăm sóc- nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và công tác quản lý tổ chuyên môn.
- Tham dự nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn, lớp bồi dưỡng giáo viện, nhân viên do phòng, nhà trường tổ chức.
- Giáo viên hoà nhã, các cháu ngoan ngoãn, lễ phép.
3. 2- Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên tôi còn gặp một số khó khăn sau:
Xã tôi là xã miền núi, các bậc phụ huynh sống bằng nghề nông thu nhập thấp, kinh tế khó khăn, một số phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc- nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non, đôi khi còn bảo thủ như: chỉ cho con đi đến trường khi bận việc, chưa quan tâm đến việc ăn uống của trẻ, chưa quan tâm xem con mình đến trường được chăm sóc- nuôi dưỡng như thế nào? 
Một số giáo viên trong tổ chỉ chú ý công tác chăm sóc, vệ sinh cho trẻ chưa chú ý đến làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh.
* Về phía giáo viên
	Qua quá trình trao đổi với giáo viên trong tổ của mình, tôi thấy được đa số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc- nuôi dưỡng, giáo dục trẻ song chưa chú ý đến việc tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, các ban ngành đoàn thể vẫn còn e dè, ngại ngùng, mà chỉ đơn giản chăm sóc, dạy dỗ những trẻ đến trường, việc tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh cho trẻ đến trường còn hạn chế.
* Về phía phụ huynh 
- Đa số các bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến các cấp học cao hơn mà cho rằng các cháu bé chưa biết nhiều không cần học nhiều.
- Có một số ít phụ huynh nghĩ rằng cho trẻ đến lớp chỉ để cô giáo trông cho đỡ ngã chứ chẳng biết gì mà học .
- Có phụ huynh chỉ thích con em mình đến trường được học chữ, phải biết viết, biết đọc hơn là thấy con biết đọc thơ, kể chuyện .
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã xây dựng mẫu phiếu điều tra hiểu biết của giáo viên trong tổ về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền trong trường mầm non như sau :
+ Loại tốt : 
 - Giáo viên nắm được công tác tuyên truyền các bậc phụ huynh rất cần thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Giáo viên có sáng kiến hay tuyên truyền với phụ huynh 
 - Tận dụng mọi thời điểm trong ngày để làm tốt công tác tuyên truyền 
+ Loại Khá : 
 - Giáo viên nắm được công tác tuyên truyền các bậc phụ huynh rất cần thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Giáo viên có 1-2 sáng kiến hay tuyên truyền với phụ huynh 
 - Việc thường xuyên làm công tác tuyên truyền trong trường mầm non: chưa thường xuyên .
+ Loại trung bình : 
 - Giáo viên nắm được công tác tuyên truyền các bậc phụ huynh rất cần thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Giáo viên không có sáng kiến nào về tuyên truyền với phụ huynh 
 - Việc thường xuyên làm công tác tuyên truyền trong trường mầm non: chưa thường xuyên .
Từ kết quả điều tra thực trạng tôi đã nghiên cứu và tìm ra : “Một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ nhà trẻ làm tốt công tác tuyên truyền trong trường mầm non.”
 4 - Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
 Để làm tốt được công tác tuyên truyền. Đa số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc - nuôi dưỡng, giáo dục trẻ .Từ đó mà tôi đã tìm ra những biện pháp sau:
 4.1 Tuyên truyền trong cuộc họp phụ huynh. 
 Qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học tôi dành 15- 20 phút trong khi chờ đợi cuộc họp để trò truyện với các bậc cha mẹ về tình hình của các cháu nhất là các cháu lần đầu tiên mới đến trường mầm non. Mục đích là vừa thăm dò đối tượng, vừa nắm bắt được tình hình của trẻ và của gia đình để công tác tuyên truyền có hiệu quả hơn. Trong khi tổ chức phổ biến nội dung chính của buổi họp phụ huynh tôi thường lồng ghép nội dung tuyên truyền một cách hợp 
	Ví dụ: Khi nói đến nội quy giờ giấc của nhà trường: yêu cầu phụ huynh phải đưa đón trẻ đúng giờ, tránh làm ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt trong một ngày của trẻ ( tôi trực tiếp giới thiệu về chế độ sinh hoạt trong một ngày của từng độ tuổi), đồng thời nêu rõ sự cần thiết và tác dụng của việc tổ chức tốt chế độ sinh hoạt trong một ngày đối với trẻ như thế nào? Từ đó phụ huynh hiểu rõ và thực hiện tốt hơn
4.1.2 Tuyên truyền để tăng tỷ lệ trẻ ra lớp ở khối nhà trẻ: 
 Ngay từ đầu năm học tôi tổ chức họp giáo viên và bồi dưỡng nâng cao nhận về tầm quan trọng của việc, làm tốt công tác tuyên truyền huy động trẻ ra lớp đạt tỷ lệ cao ở mỗi độ tuổi. 
+ Nhưng khối nhà trẻ đầu năm mới đạt : tỷ lệ 35% trẻ ra lớp, so với kế hoạch nhà trường giao còn rất thấp.
 Mà với độ tuổi mầm non đối tượng chúng ta tiếp cận để tuyên truyền trong công tác dạy trẻ là phụ huynh nên giáo viên cần chuẩn bị tốt những kiến thức về chăm sóc- giáo dục trẻ. 
Thông qua chương trình giảng dạy chuyên đề ở trường, ngoài việc giúp cho các giáo viên trong tổ nắm chắc chuyên môn, còn mời phụ huynh đến dự để phụ huynh nắm bắt được những kiến thức mà cô giáo cung cấp cho các cháu qua từng hoạt động, từng nội dung cụ thể của mỗi bài dạy,nhằm phát triển, giáo dục cho trẻ được những gì ? 
 Chứ không phải cháu đến lớp chỉ biết chơi, biết ăn, ngủ là xong . Chúng ta cần cung cấp cho phụ huynh biết thêm là : Đối với độ tuổi trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học” không nên gò ép cháu phải học viết, học đọc, làm toán nhiều, dần dần phụ huynh sẽ hiểu việc cho trẻ đi học là rất quan trọng và cần thiết .
Từ đó họ sẽ cho con em đến trường để học, không chỉ đối với những trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ mà ở các độ tuổi khác nhau. 
4.1.3 Tuyên truyền về giáo dục trẻ trong các hoạt động. 
 Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong trường mầm non. Tôi đã tổ chức hướng dẫn cho giáo viên trong tổ tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về việc chăm sóc - nuôi dưỡng, giáo dục qua các hoạt động trong ngày của trẻ. Qua biện pháp này tôi nhận thấy các giáo viên đã làm rất tốt, các phụ huynh trong trường có sự phối kết hợp với trường nhiều hơn, đặc biệt khi mời phụ huynh đến dự thảo, hội giảng, chuyên đề. Lúc đầu chỉ một ít phụ huynh tham dự chúng tôi mời các phụ huynh tham dự tiếp các chuyên đề khác, mỗi chuyên đề số lượng phụ huynh có tăng lên, họ rất thích thú khi được trực tiếp chứng kiến con em họ học được những gì? 
4.1.4 Tuyên truyền về công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non 
	Trước kia tổ nhà trẻ tỉ lệ trẻ ăn bán trú còn thấp, do phụ huynh chưa nhận thức rõ, về chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng ở trường , nên tôi chỉ đạo các nhóm lớp trong tổ công khai thực đơn, tháp dinh dưỡng ở góc tuyên truyền và kèm theo việc giới thiệu về các nhóm chất dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ . 
Có kế hoạch phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non. Đồng thời còn tuyên truyền với phụ huynh khi tổ chức cho trẻ ăn nên thường xuyên cải thiện bữa ăn cho trẻ để trẻ không thấy nhàm chán trong khi ăn. 
 Từ đó các bậc phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng con em mình trong trường mầm non, họ sẽ cho con em mình ăn bán trú tại trường nhiều hơn và yên tâm hơn.
4.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng cách tuyên truyền tại nhà các phụ huynh.
 Do đa số các bậc phụ huynh sống bằng nghề nông nên kinh tế có phần khó khăn, họ không cho con em đến trường khi có người ở nhà trông, cho nên họ không được nghe các cuộc họp phụ huynh, không tham gia được vào các ngày hội ngày lễ trong trường mầm non. 
Do vậy với tư cách là một tổ trưởng tổ chuyên môn khối nhà trẻ tôi hướng dẫn các giáo viên trong tổ phải đến tận nhà hỏi han, trò chuyện gần gũi với các bậc phụ huynh về nhiều vấn đề khác nhau. 
Sau đó, từng bước động viên họ đưa con em đến trường, đồng thời trao đổi về tình hình của cháu: 
Ví dụ: Cháu nhà chị mấy tuổi rồi? Cháu ăn có tốt không? Cháu ngủ như thế nào? Cháu đã biết làm gì rồi?
Dần dần qua cuộc nói chuyện gần gũi, cởi mở của chúng tôi việc tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, cho các bậc cha mẹ ở tại nhà rất hiệu quả, họ đã hiểu ra khi cho trẻ đến trường và được chăm sóc- giáo dục theo khoa học.
4.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng cách tuyên truyền qua các góc tuyên truyền ở nhóm lớp 
 Hàng năm tổ nhà trẻ chúng tôi, thường sưu tầm nhiều loại sách báo và cho trẻ tự làm nhiều loại tranh ảnh có nội dung chăm sóc - nuôi dưỡng, giáo dục trẻ sâu sắc tới các bậc phụ huynh, qua các góc tuyên truyền ở các nhóm lớp. Thông qua góc tuyên truyền ông bà, cha mẹ, cô, chú của trẻ được xem tranh kết hợp với những lời tuyên truyền cụ thể của giáo viên, giúp cha mẹ thích thú hơn và muốn cho trẻ đến trường để được chăm sóc - nuôi dưỡng, giáo dục tốt nhất.
4.4.Biện pháp 4: Bồi dưỡng cách tuyên truyền bài viết qua thông tin đại chúng 
 Đây là một mặt trong công tác tuyên truyền của nhà trường và có sự thành công đáng kể, dưới sự chỉ đạo và phân công sát xao của Ban giám hiệu nhà trường nên bài viết,có hiệu quả nhiều với đông đảo quần chúng nhân dân, các cấp lãnh đạo và đặc biệt đối với phụ huynh. 
 Cứ hai tuần viết một bài, nội dung bài viết đều được Ban giám hiệu duyệt sau đó gửi lên Ban văn hóa xã để phát trên đài truyền thanh của thôn, xã 
chương trình phát thanh của trường tuỳ theo thời điểm và các hoạt động của nhà trường trong mà có bài viết cho phù hợp
Ví dụ : Ngày khai giảng, thì đưa tin về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Ngày tết trung thu thì đưa tin về lễ hội trung thu mà nhà trường đã tổ chức cho các cháu tại trường, phá cỗ, múa lân đón chú Cuội và chị Hằng Nga... Bài viết về huy động học sinh ra lớp; Bài viết về kết quả khám sức khoẻ lần 1, 2 cho trẻ trong trường 
Bài viết về các hội thi của trường trong năm học; Bài viết về tổ chức bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ; Bài viết về cách phòng chống các dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn trong khu vực.
 Rất nhiều bài viết mà trong năm học tổ tôi đã làm được.
Nhờ thực hiện tốt công tác này mà những thông tin cần thiết để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh nhanh và hiệu quả nhất, nhiều phụ huynh đã nắm bắt được chủ trương, kế hoạch của nhà trường mà phối hợp tốt nâng cao chất lượng nuôi, dạy trẻ trong nhà trường. 
4.5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng cách tuyên truyền thông qua việc tham gia vào các ngày hội, ngày lễ :        
 Đây cũng là một trong những biện pháp tốt để thực hiện tuyên truyền,ngày hội, ngày lễ phối hợp để phát huy và khai thác từ nhiều phía. Chính ở hội thi này tạo cơ hội để tuyên truyền tới mọi người, mọi tầng lớp hiểu được việc làm của bậc học mầm non, hiểu được trẻ đến trường mầm non là để  học tập, tiếp thu nhiều điều hay, lẽ phải...
Tổ chức tuyên truyền qua ngày hội ngày lễ, chúng ta nhận được nhiều kết quả hơn bởi vì ai cũng muốn đi xem các cháu biểu diễn những bài múa, bài hát, được các cô giáo dàn dựng công phu, tỷ mỷ, thật đẹp, động tác điêu luyện..... để các cháu ham thích, tạo được niềm vui cho trẻ em qua tết trung thu, ngày hội của cô, của mẹ, ngày của các chú bộ đội, ngày hội mùa xuân đến.... nhiều bậc phụ huynh phấn khởi khi thấy con em họ mỗi ngày đến lớp là một ngày vui.
5. Kết quả đạt được
* Về phía lãnh đạo địa phương: Các ban ngành đoàn thể trong xã, đã hiểu được vị trí tầm quan trọng của bậc học MN, biết được công tác huy động trẻ đến trường mầm non là trách nhiệm chung của mọi người, mọi ngành nên họ giúp đỡ nhà trường trong công tác huy động trẻ đến trường.
* Đối với giáo viên: 
 Bằng nhiều biện pháp tuyên truyền tích cực, cha mẹ trẻ đã hiểu được ích lợi của việc đưa trẻ đến trường, nhiều gia đình ở xa, đường xá đi lại khó khăn nhưng vẫn đưa đón con đến lớp. Số cháu nhà trẻ đến trường tăng từ đầu năm học đến tháng 12/2018 số trẻ đến lớp đạt 45%. Tăng 10% so với đầu năm.
 * Về phía các bậc phụ huynh:
 Đa số các bậc phụ huynh đã thấu hiểu sự cần thiết phải đưa con đến trường mầm non và đã tự tuyên truyền lẫn nhau để đưa trẻ đến trường mầm non vì ở đó sự chăm sóc dạy dỗ của các cô nhiệt tình.Họ đã ủng nhà trường mua sắm cơ sở vật chất: đu quay , cầu trượt để trẻ vui chơi.
 Trên đây là: “ Một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ nhà trẻ làm tốt công tác tuyên truyền trong trường mầm non” 
 Các biện pháp này giúp cho việc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh dễ dàng hơn, nhẹ nhàng, phù hợp và sâu hơn. Tuy nhiên một số biện pháp của tôi đã thực hiện cũng không tránh khỏi sự hạn chế. Tôi rất mong được sự quan tâm, góp ý của các cấp lãnh đạo, ban giám khảo và các đồng nghiệp để bồi dưỡng công tác tuyên truyền trong trường mầm non của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Nhiệm vụ năm học 2014-2015
2- Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non năm học 2014-2015.
5- Chỉ thị 2737/CT_ BGD&ĐT ngày 27/7/2012: Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của GDMN.
6- Thông tư 32/2012/TT-BGD&ĐT ngày 14/9/2012: TT ban hành danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho GDMN.
7- QĐ 161/2002 ngày 15/02/2002: QĐ của thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển GDMN.
8- QĐ 3141/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2010: QĐ ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dậy học tối thiểu dùng cho GDMN.
9- Điều lệ trường mầm non
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 11 /2008/QĐ-BGDĐT
ngày 28 /3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_cho_giao_vi.doc
Giáo án liên quan