Sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Anh về từ vựng

Các kĩ năng dạy từ vựng được áp dụng trong mọi quá trình dạy học. Từ việc giới thiệu từ vựng, thực hành nói và viết, rèn luyện củng cố đến cả khởi động để tạo ra một giờ học sôi nổi ngay từ giây phút đầu của một giờ học.

- Việc sử dụng các kĩ năng dạy từ vựng trong quá trình dạy tiếng Anh nhằm mục đích làm cho học sinh có vốn từ vựng đầy đủ, phục vụ cho quá trình học tiếng, nắm được ý nghĩa, cách sử dụng của từ vựng trong quá trình giao tiếp.

- Các kĩ năng dạy từ khác nhau sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng thú với môn học, ghi nhớ từ vựng với ngữ cảnh giao tiếp, nâng cao khả năng tự học hỏi, học sinh sẽ tự làm giàu được vốn từ và tự kiểm tra được quá trình sử dụng từ của mình. Học sinh sẽ chủ động trong các tình huống giao tiếp cũng như tiếp thu kiến thức mới.

 

doc10 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 6487 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Anh về từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A-    PHẦN MỞ ĐẦU 
I- Lý do chọn đề tài 
1. Cơ sở lý luận: 
Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. 
Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ...) hoặc trong tình huống giao tiếp cụ thể, ta thấy từ vựng là các “viên gạch” còn ngữ pháp và các yếu tố ngôn ngữ khác được coi như các “mạch vữa” để xây lên thành một ngôi nhà ngôn ngữ. 
2. Cơ sở thực tiễn 
Hiện nay trong nhà trường phổ thông, cũng giống như các bộ môn khác, việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, giảm tải nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, làm cho học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại. Vốn từ vựng tiếng Anh trong trương trình học cũng được sử dụng phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. 
Trước hết, xuất phát từ đối tượng giảng dạy là học sinh ở lứa tuổi từ 16-18, kinh nghiệm cuộc sống còn ít, hiểu biết xã hội hạn chế, do đó vốn từ vựng dạy cho các em ở cấp học này thường phải được kết hợp với các kỹ năng dạy học cho phù hợp để gây sự quan tâm, hứng thú với học sinh. Bên cạnh đó việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường còn diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò có rất nhiều hạn chế: Dạy học ttrong một tập thể lớn (thường là đơn vị lớp học có khoảng 40 học sinh hoặc hơn), trình độ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ. Những điều này làm phân tán sự tập trung của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài sao cho phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy từ vựng sao cho thích hợp. 
Qua thực tế dạy học những năm qua, tôi nhận thấy phương pháp cũ dạy học từ vựng thường được diễn ra theo kiểu: Người dạy (giáo viên) đọc bài rồi liệt kê ra những từ, theo giáo viên chưa từng xuất hiện trong quá trình dạy học là từ mới (new words); sau đó người giáo viên giảng giải nghĩa, cách sử dụng từ, từ loại cho học sinh. Nó có những hạn chế cơ bản như sau: Làm cho học sinh thụ động trong việc làm giàu vốn từ cho mình, sử dụng từ trong ngữ cảnh giao tiếp bị hạn chế, không linh hoạt.
Từ đó vấn đề được đặt ra ở đây là nghiên cứu áp dụng các kỹ năng dạy từ vựng, cụ thể là các kỹ năng giới thiệu từ vựng đối với học sinh sao cho phù hợp và có hiệu quả tốt. 
II- Nhiệm vụ nghiên cứu. 
1. Vai trò của các kĩ năng dạy từ vựng trong quá trình dạy và học tiếng Anh. 
2. Những biện pháp giải quyết. 
3. Kết quả của việc sử dụng các kĩ năng. 
III- Các phương pháp nghiên cứu. 
1. Phương pháp quan sát. 
2. Phương pháp nghiên cứu và thực hành. 
3. Phương pháp tổng hợp. 
IV- Đối tượng nghiên cứu 
1. Học sinh lớp 10
2. Sách giáo khoa 10
3. Sách bài tập 10
 V.Phạm vi nghiên cứu
 Năm học 2011-2012
 VI. Cơ sở nghiên cứu 
Tôi nghiên cứu đề tài này dựa trên những cơ sở sau:
 - Dựa vào thực tế giảng dạy
 - Dựa vào một số tài liệu tham khảo về cách dạy từ vựng.
 - Dựa vào một số ý kiến của đồng nghiệp.
 B-    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
I. Vai trò của các kĩ năng dạy từ vựng trong quá trình dạy và học tiếng Anh. 
- Các kĩ năng dạy từ vựng được áp dụng trong mọi quá trình dạy học. Từ việc giới thiệu từ vựng, thực hành nói và viết, rèn luyện củng cố đến cả khởi động để tạo ra một giờ học sôi nổi ngay từ giây phút đầu của một giờ học. 
- Việc sử dụng các kĩ năng dạy từ vựng trong quá trình dạy tiếng Anh nhằm mục đích làm cho học sinh có vốn từ vựng đầy đủ, phục vụ cho quá trình học tiếng, nắm được ý nghĩa, cách sử dụng của từ vựng trong quá trình giao tiếp. 
- Các kĩ năng dạy từ khác nhau sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng thú với môn học, ghi nhớ từ vựng với ngữ cảnh giao tiếp, nâng cao khả năng tự học hỏi, học sinh sẽ tự làm giàu được vốn từ và tự kiểm tra được quá trình sử dụng từ của mình. Học sinh sẽ chủ động trong các tình huống giao tiếp cũng như tiếp thu kiến thức mới. 
II. Những biện pháp giải quyết. 
Do các bài học được xây dựng theo các chủ điểm nên không tránh dược việc có khá nhiều từ mới xuất hiện trong việc trình bày các chủ điểm.
Ngoài kĩ năng sử dụng từ điển để tra cứu nghĩa và cách dùng của từ mới, giáo viên cần phải giúp học sinh phát triển một số chiến thuật học từ qua việc suy đoán ý nghĩa của văn bản và ý nghĩa của từ mới bằng cách vận dụng kiến thức ngôn ngữ có sẵn phối hợp với:
-Tranh/ảnh, văn cảnh hay tình huống được nêu trong văn bản;
-Kinh nghiệm sống của cá nhân;
-Việc suy diễn từ các gợi ý trong văn cảnh/ngữ pháp/cú pháp, dựa vào các thành phần tạo từ- từ tố(tiền tó/hậu tố), dùng các thông tin đã được giới thiệu trong các phần trước của bài học;
-Nhớ lại xem đã gặp từ mới ở đâu đó trước đấy;
-Dùng từ điển giải thích nghĩa của từ bằng tiếng anh ngoài từ điển song ngữ;
-Ghi chép một cách có hệ thống theo cách riêng của từng cá nhân;
-Nhờ giáo viên hoặc các học sinh khác giúp đỡ.
-Trong khi dạy từ, giáo viên cần phân biệt từ chủ động(active vocabulary) và từ thụ động(passive vocabulary) để có những biện pháp, kĩ thuật trình bày và rèn luyện phù hợp. Từ thụ động là những từ chỉ cần đọc hiểu trong văn cảnh. Từ chủ động là những từ cốt lõi để hiểu văn bản và có tần suất dùng nhiều trong giao tiếp.
Trong khi dạy từ cần chú ý:
Chỉ nêu nghĩa của từ trong bài hay trong văn cảnh.
Nêu cách dùng từ hoặc thành ngữ (idiom), các nhóm từ đi chung với nhau (collocation), từ trang trọng (formal) hay từ không trang trọng (informal)…
Chú ý cách cấu tạo từ- từ loại (word class), từ tố (word element), phụ tố (affix).
Lưu ý cách viết từ (spelling) và cách đọc từ (pronunciation)
Nêu chức năng của từ trong câu…
Sau đây là một số kinh nghiệm về phương pháp dạy từ vựng mà bản thân tôi cho là có hiệu quả.
	1. Visuals ( Dùng hình ảnh ) . 
Phần lớn những tranh ảnh trong sách giáo khoa đều có thể sử dụng để giới thiệu từ.
Ví dụ: Giáo viên sử dụng tranh ở SGK (unit 1 SGK10 – Reading) để giải thích từ:
plough
harrow
bank
	2.Explanation ( Giải thích ) 
	- Giáo viên sử dụng những từ ngữ quen thuộc, dễ hiểu đối với học sinh để giải thích nghĩa từ mới.Ví dụ sau khi đã đọc và viết từ mới. : deaf, dumb (Unit 4 – Reading - SGK 10) lên bảng giáo viên giải thích: 
T: Deaf people – people who cannot hear. Do you understand?
Sts: Yes . 
 	T: Good. Say again.
Sts: deaf
	3. Real objects ( Dùng vật thật ) . 
	Giáo viên dùng vật thật để giải thích sau khi đã đọc và viết các từ
mới: diploma, degree, certificate …(Unit 3 -Reading- SGK 10) lên bảng. Giáo viên nói: 
 T: Look. This is a certificate.(chỉ vào tờ giấy khai sinh đã chuẩn bị)
 Sts: A certificate
Giáo viên chỉ tờ giấy khai sinh và hỏi
T:What is it?
Sts: A certificate ( người dạy tiếp tục các từ còn lại)
	4. Related Words (Nhóm từ theo chủ đề) : 
Có những em học sinh biết rất nhiều từ, nhưng khi trình bày một vấn đề các em sẽ bị thiếu từ . Do đó giáo viên phải cung cấp thêm từ mới có liên quan đến vấn đề đó . 
	* Ví dụ : 
	Unit 7 - The Mass Media (Reading- SGK10 ) giáo viên viết từ chủ điểm lên bảng ,học sinh viết từ có liên quan đến chủ điểm đó và giáo viên cung cấp thêm . 
Magazineses
Newspapers
TV
The Mass Media
Internet
Telephone
Radio
5.Examples (Dùng ví dụ) : 
Giới thiệu nghĩa của từ qua ví dụ . Giới thiệu nghĩa của từ bằng ví dụ là một cách đưa vào văn cảnh sử dụng. Các ví dụ đơn giản dễ hiểu vì mục đích là để cho người học hiểu từ trong văn cảnh. 
* Ví dụ : Unit 4 (Reading -SGK 10) 
T: In Thuy’ class, many students are deaf, some are dumb and others metally retarded. They are disabled children. Do you understand “disabled”?
 Sts. Yes
 T: Say again.
 Sts: disabled
6.Family words (Nhóm từ cùng gốc) : 
Khi giới thiệu từ mới cho học sinh giáo viên lựa chọn thủ thuật dạy từ phù hợp; và để mở rộng vốn từ cho học sinh giáo viên cung cấp thêm cho các em nhóm từ cùng gốc với từ đó. 
Ví dụ :Unit 4 – Reading sau khi dạy từ “different” , giáo viên giới thiệu luôn cho các em nhóm từ: +different (a) (from)
 +differently(adv)
 +difference (n)
 +differ (v) (from)
Ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng một số trò chơi, vừa tạo hứng thú trong giờ học,vừa củng cố, khắc sâu phần từ vựng cho các em. 
7.Games : (Dùng trò chơi)
1. Matching : 
- Hầu hết các bài tập thường có dạng ghép. Hình thức dễ nhất là ghép hai phần lại với nhau để kiểm tra mức độ hiểu từ của người học, từ kiểm tra nằm trong một cột, cột kia là từ đồng nghĩa, phản nghĩa, nghĩa của từ hoặc ghép tranh với từ tương ứng.
	* Ví dụ: The words in column A appear in the text. Match them with their
definition in column B ( Unit 8 – Reading- SGK10)
A
B
 1. Bumper crops
 2.Make ends meet
 3. In need of many things
 4.Bettering one’s life
 5.Cash crops
 a.Making one’s life better
 b.Having to have many things that you do not have 
 c. Good crops
 d.crops to be sold, not for use by the people who grow it
 e. Have just enough money to pay for the things that you need.
	2. Rub out and remember
- Sau khi viết một số từ và nghĩa của chúng lên bảng giáo viên cho học sinh đọc lại và xóa dần các từ, chỉ để lại nghĩa tiếng việt.
- Giáo viên chỉ vào nghĩa tiếng việt và yêu cầu học sinh đọc từ tiếng anh.	Cho học sinh viết lại từ tiếng anh bên cạnh nghĩa tiếng việt của chúng. 
3. What and where : 
Viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nhất định và khoanh tròn chúng.
Xóa một từ nhưng không xóa vòng tròn bên ngoài.
Cho học sinh lập lại các từ kể cả từ bị xóa.
Xóa từ khác tiếp tục cho đến khi xóa hết tất cả các từ chỉ còn lại những khoanh tròn.
Cho học sinh lên bảng viết lại các từ vào đúng chổ củ.
* Ví dụ : ( unit 14 SGK10)
Runner-up
tournament
trophy
champion
Host nation 
jointly
	4. Jumbled words: Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ cho đúng. 
5.  Word square: Giáo viên chuẩn bị ô chữ có chứa các từ đã giới thiệu, yêu cầu học sinh khoanh tròn các từ mà các em tìm thấy. 
6.Netword: Học sinh viết mạng từ theo chủ điểm 
7.  Bingo: Học sinh chọn 5 từ trong số các từ mà giáo viên gợi ý trên bảng, sau khi nghe giáo viên đọc, nếu học sinh nào nghe có được 5 từ trước nhất thì hô to “bingo” 
8.  Guessing game: Một học sinh viết từ vào một tờ giấy hoặc sử dụng hình ảnh từ, sau đó dùng các từ khác miêu tả, diễn đạt từ đó cho các học sinh khác đoán. 
9.  Ordering: Giáo viên yêu cầu học sinh viết các từ vào vở, sau đó giáo viên đọc một đoạn văn ngắn có chứa các từ đó, học sinh nghe và đánh dấu thứ tự các từ theo trình tự đọc. 
C-    KẾT QUẢ ÁP DỤNG. 
Sau khi đưa phương pháp mới về việc dạy từ vựng vào quá trình giảng dạy.
Kết quả cho thấy: Học sinh tích cực học tập, có hiệu quả hơn. Hoạt động của các em mang tính tự giác, giờ học thoải mái hơn. Đa số học sinh nắm được cách học và khi làm bài tập đọc hiểu, viết hay nói các em không còn lo lắng nữa và luôn đạt kết quả tiến bộ hơn trong các bài kiểm tra. 
Kết quả cụ thể của 2 lớp học sinh khối 10 năm học 2011-2012 do tôi trực tiếp dạy như sau:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
kém
 SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Khảo sát đầu năm 
1/88
1,1%
7/88
8%
21/88
23,9%
52/88
59,1%
7
8%
Kết quả kỳ 1
4/88
4,6%
12/88
13,6%
32/88
36,3%
36/88
40,9%
4/88
4,5%
Kết quả cn
7/88
8%
16/88
18,2%
45/88
51,1%
19/88
21,6%
1/88
1,1%
D-   KẾT LUẬN: 
Để phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh . Ngoài việc tiến hành các phương pháp dạy học truyền thống vốn có, mỗi giáo viên cần phải biết lựa chọn, sáng tạo những phương pháp mới để bài dạy thêm sinh động gây hứng thú cho học sinh ,giúp học sinh nhớ lâu và hiểu sâu bài học.
Trong bài sáng kiến của mình tôi đưa ra “Phương pháp dạy từ vựng” một mặt là để các em lĩnh hội được kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Mặt khác tôi đưa ra để được lời nhận xét ,góp ý từ các bạn đồng nghiệp, từ các thầy, cô có bề dày kinh nghiệm để tôi có phương pháp dạy tốt hơn. Chúng ta tin tưởng rằng dạy tốt môn Tiếng Anh sẽ đưa thế hệ tương lai của chúng ta vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và tự hào trên con đường hội nhập.
	E-    RÚT KINH NGHIỆM: 
	Trong quá trình giới thiệu từ vựng cần tránh những sai lầm: 
- Không giới thiệu quá nhiều lượng từ vựng trong một tiết học (chỉ
khoảng 6 – 8 từ) 
- Không được bỏ qua phần trọng âm của từ 
- Tránh cách giới thiệu đơn điệu là ghi ngay từ lên bảng mà không có lời dẫn. 
- Bỏ qua phần kiểm tra từ 
Vĩnh Định, ngày 20 tháng 2 năm 2013.
Người viết
 	 Lê Quang Nghĩa
 Mục Lục
Trang
A.Phần mở đầu	 1-2
I.Lý do chọn đề tài	
II.Nhiệm vụ nghiên cứu 
III.Các phương pháp nghiên cứu
 IV.Đối tượng nghiên cứu
V.Phạm vi nghiên cứu
VI.Cơ sở nghiên cứu
B.Phần nội dung nghiên cứu 3-7
I.Vai trò của các kĩ năng dạy từ vựng trong quá trình dạy và học tiếng Anh. 	 3
II.Những biện pháp gải quyết 3-7
C.Kết quả áp dụng	 7-8
D.Kết Luận	 8
E.Rút kinh nghiệm 8

File đính kèm:

  • dockinh nghiem day tu vung.doc
Giáo án liên quan