Sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu quả của việc đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả một số chủ đề học tập môn mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trường THCS Nguyễn Văn Tiệp - Văng Công Sâu

1.1.Tính khả thi:

Theo thông tư 58: Kế thừa Quyết định 40 và Thông tư 51, theo đó, các môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật thực hiện nhận xét với 2 bậc: Đạt và Chưa đạt, đồng thời xóa bỏ hệ số khi tính điểm trung bình các môn cuối học kỳ, cuối năm. Vậy, quan điểm của Bộ GD&ĐT cho rằng vai trò các môn học ảnh hưởng đến sự trưởng thành của HS sau này là như nhau, do đó không phân biệt môn chính, môn phụ. Và nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục có nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học.”” Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy công nhận, phối hợp với sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học ”

 

doc23 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu quả của việc đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả một số chủ đề học tập môn mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trường THCS Nguyễn Văn Tiệp - Văng Công Sâu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giải quyết các tình huống thực tiễn, liên quan đến bộ môn.
	- Đánh giá hướng tới sự cảm thụ thẩm mỹ: nghĩa là hướng tới cách thức đánh giá mang lại cơ hội cảm thụ thẩm mỹ cho HS, các em không chỉ là chủ thể sáng tạo mà còn là chủ thể đầu tiên cảm thụ bài vẽ do mình tạo ra. Cách đánh giá này sẽ khuyến khích các em vẽ tốt hơn.
	- Đánh giá hướng tới sự phát triển cá nhân: đây là cách đánh giá dựa trên tinh thần động viên là chính, khuyến khích HS mạnh dạng thể hiện ý tưởng của mình thông qua bài vẽ, không nên áp đặt, chê hay so sánh bài vẽ của các em với nhau để tránh tình trạng học sinh ganh đua hay mặc cảm tự ti làm giảm hứng thú học tập vì đây là môn năng khiếu nên khả năng thể hiện của HS là khác nhau. Áp dụng ba cách đánh giá này trong một bài cụ thể. Ví dụ đối với bài 29 Vẽ tranh đề tài An toàn giao thông, trong chương trình Mỹ thuật lớp 7:
Gv đặt câu hỏi, gợi ý 
HS trả lời
- Hằng ngày các em đi học từ nhà đến trường, các em có nhận xét gì về tình trang các bạn tham gia giao thông trên đường?
-Thực tế tai nạn giao thông dẫn đến chết người hay chấn thương sọ não là do đâu?
- Vậy các em sẽ vẽ gì với đề tài mang tính thời sự nóng bỏng này?
 - Khích lệ các em tìm và chọn thêm nhiều nội dung đề tài để vẽ.
- Thấy các bạn chạy xe hàng ba hàng tư, lạng lách, đùa giỡn với nhau 
- Do người tham gia giao thông không có ý thức, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia 
- Các em sẽ vẽ để phản ánh, phê phán những người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật hoặc cổ động, tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt luật an toàn giao thông như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, vẽ các bạn đi học qua đường đi đúng phần đường có vạch màu trắng dành cho người đi bộ
Khi đánh giá bài vẽ, với bài vẽ đẹp (của HS có năng khiếu) Tôi chỉ ra mặt tốt của bài vẽ: nội dung chủ đề (gần gũi hấp dẫn thể hiện nội dung về an toàn giao thông), hình ảnh phong phú phù hợp với nội dung. GV chỉ trực tiếp những hình ảnh trong tranh để cả lớp cùng nhận thấy, phân tích về bố cục có nhóm chính nhóm phụ, rõ trọng tâm, đường nét tự nhiên trong sáng, hình vẽ có xa có gần, màu sắc trang phục phù hợp bộc lộ năng khiếu cá nhân Với bài vẽ chưa đẹp tôi sẽ chỉ ra những ưu điểm, những nỗ lực của các em dù là rất nhỏ ví dụ: bài vẽ đã có ý đồ thể hiện hình ảnh chính, hình ảnh phụ, bố cục tuy rời rạt nhưng không sao các em có thể vẽ thêm hình và màu sắc bài này hơi nhợt nhạt các em thử tìm thêm màu khác vẽ chồng lên xem saoNhư vậy với HS có năng khiếu các em sẽ phấn khởi vì được GV đánh giá đúng năng lực còn HS ít năng khiếu các em cũng hài lòng vì được thầy và các bạn công nhận những nỗ lực của bản thân từ đó sẽ khơi dậy tiềm năng của các em. GV Cần tìm ra những ưu điểm dù nhỏ nhất để khích lệ, duy trì hứng thú học tập của HS. Đánh giá trong điều kiện thực có của HS vậy mới khuyến khích các em học tập theo năng lực cá nhân. Khi đánh giá bài vẽ những em chưa có năng khiếu, GV nên đánh giá cả quá trình, chú ý sự tiến bộ qua từng giai đoạn, xem xét “phần chìm” ở các em rồi mới phân tích kết quả kiểm tra đánh giá qua đó điều chỉnh hoạt động dạy và học. 
- GV cần đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá sao cho đạt hiệu quả, có ý nghĩa giáo dục cao nhất và phát huy được năng lực của học sinh (vấn đáp; trình bày, thuyết trình, trình bày các biểu bảng, hình ảnh; xử lý tình huống, báo cáo dự án, mô phỏng, đóng vai, tạo ra sản phẩm) có thể thực hiện kiểm tra từng cá nhân, cặp, hoặc nhóm HS.
 - Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia đánh giá: Giữa GVCN, GVBM với PHHS, HS với HS, HS với cộng đồng xã hội
- DH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực, lấy HS làm trung tâm, đảm bảo các năng lực khác nhau của HS, đảm bảo tính công bằng, khách quan, tính toàn diện, công khai nhằm thúc đẩy HS học tập. KTĐG có thể diễn ra trong suốt quá trình DH. GV linh động đặt câu hỏi trong quá trình DH, HS trao đổi thảo luận, trả lời giáo viên tổng hợp đánh giá HS tạo cơ hội cho nhiều HS có điều kiện được kiểm tra, thể hiện được năng lực; tạo cho mỗi HS có nhiều cơ hội cải thiện kết quả kiểm tra (tối thiểu ở mức nhận biết); tránh gây áp lực, hoặc gọi HS lên bảng để tra khảo nội dung bài đã học.
PHẦN III
KHẢ NĂNG, PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ LỢI ÍCH HIỆU QUẢ
Khả năng và phạm vi áp dụng: 
1.1.Tính khả thi: 
Theo thông tư 58: Kế thừa Quyết định 40 và Thông tư 51, theo đó, các môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật thực hiện nhận xét với 2 bậc: Đạt và Chưa đạt, đồng thời xóa bỏ hệ số khi tính điểm trung bình các môn cuối học kỳ, cuối năm. Vậy, quan điểm của Bộ GD&ĐT cho rằng vai trò các môn học ảnh hưởng đến sự trưởng thành của HS sau này là như nhau, do đó không phân biệt môn chính, môn phụ. Và nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục có nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học..”” Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy công nhận, phối hợp với sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học” 
Thực hiện hướng dẫn Số: 1525/SGDĐT-GDTrH và Thực hiện hướng dẫn số: 1266/HD-PGDĐT Tân Hồng về việc thực hiện kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cấp THCS từ năm học 2014-2015.
Bên cạnh đó, bản thân đã được tham gia chương trình tập huấn chuyên môn của Bộ GD&ĐT về nội dung dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của HS cũng như kết quả của việc áp dụng đề tài tại đơn vị mình. Tôi nhận thấy rằng, đề tài này có khả năng áp dụng một cách rộng rãi ở những đơn vị khác và kết quả mang lại cũng sẽ rất khả quan.
1.2. Phạm vi áp dụng: 
Đề tài này GVBM Mỹ thuật cấp THCS có thể vận dụng vào trong quá trình giảng dạy của mình. Ngoài ra còn có thể dùng làm tài liệu chia sẻ, trao đổi với đồng nâng cao kết quả dạy và học của bộ môn.
1.3. Lợi ích: 
	- Đối với GV: Đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực nhằm giúp GV có thông tin kết quả học tập thông qua những sản phẩm của HS để điều chỉnh hoạt động giảng dạy. Đây còn là cách giúp GV và nhà trường đánh giá, xếp loại kết quả học tập của HS một cách hiệu quả.
- Đối với HS : Đây là phương pháp giúp HS điều chỉnh hoạt động học tập tạo ra sản phẩm ứng dụng vào thực tế cuộc sống và rèn luyện khả năng tu duy, óc tưởng tượng, khả năng quan sát đối tượng, khả năng tái hiên ...để học tốt các môn học khác. Đánh giá năng lực nhằm đánh giá khả năng tiềm ẩn (phần chìm) của HS dựa trên kết quả đầu ra cuối một giai đoạn học tập, là quá trình tìm kiếm minh chứng về việc HS đã thực hiện thành công các sản phẩm đó, các em sẽ tích cực sáng tạo làm ra đồ dùng phục vụ học tập, phục vụ cuộc sống và các em có năng khiếu sẽ định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
1.4. Hiệu quả:
	 Từ khi áp dụng “đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả một số chủ đề học tập môn Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực” tôi nhận thấy học sinh rất say mê tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu tư phục vụ học tập, các em hứng thú vẽ tranh, vẽ say mê, vẽ mọi lúc, mọi nơi, kết quả học tập của HS trường THCS Nguyễn Văn Tiệp được nâng cao rõ rệt, các em vẽ được nhiều tranh đẹp, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ học tập, làm ra nhiều đồ chơi, sản phẩm phục vụ cuộc sống như: quạt giấy, bìa lịch, khăn tay, bưu thiếp, bìa sách, mặt nạ...Cụ thể, so sánh tỉ lệ HS xếp loại Đạt tháng 9- 10 với điểm kiểm tra Học kì I ở một số lớp như sau:
Lớp
TS
Điểm kiểm tra tháng 9 +10
Điểm kiểm tra học kì I
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
7A4
35
31
88,6
4
11,4
35
100%
00
0%
7A4
34
27
79,4
7
20,6
33
100%
00
0%
8A4
43
31
72,1
12
27,9
41
100%
00
0%
* Lưu ý: Do Học sinh theo gia đình chuyển đến địa phương khác nên số lượng HS lớp 7A5 và 8A4 giảm so với đầu năm.
Phần IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH
 1. Kết luận:
Dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả một số chủ đề học tập môn Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là những khâu rất quan trọng trong quá trình dạy và học. Khoa học về KTĐG của thế giới qua tìm hiểu từ báo, đài, internetđã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lý luận và thực tiễn, trong khi ở Việt Nam ngành giáo dục chỉ mới quan tâm trong những năm gần đây. Đây là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình cấp THCS sau năm 2015. Đối với nội dung của đề tài này mặc dù chưa phải hoàn thiện nhất, nhưng hy vọng nó sẽ góp phần giúp GV và cán bộ quản lý trường học cải tiến khâu KTĐG, tạo ra tác động tích cực cho việc dạy và học, đồng thời, thúc đẩy việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học.
2.Kiến nghị: 
Để góp phần nâng cao kết quả dạy học và kiểm tra đánh giá môn Mỹ thuật của trường THCS Nguyễn Văn Tiệp nói riêng và của ngành nói chung thông qua đề tài này, bản thân tôi có một số kiến nghị như sau:
 - Với đồng nghiệp: Tích cực dự giờ, thao giảng, hội giảng, hội thảo chuyên đề học
tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên vẽ và thị phạm cho HS xem, tự làm ĐDDH phục vụ giảng dạy, đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế của đơn vị để đạt hiệu quả cao.
- Với nhà trường:
+ Kết hợp với GVBM xây dựng một số chủ đề theo đặc thù bộ môn, tạo điều kiện cho GV vận dụng PPDH phù hợp với từng loại chủ đề và thường xuyên tổ chức tập huấn về đổi mới PPDH cho GV.
+ Tiếp tục triển khai nghiên cứu thử nghiệm một số chủ đề học tập theo các phương án khác nhau. 
+ Đổi mới cách thức tổ chức quản lí trong nhà trường, cách kiểm tra đánh giá năng lực theo hướng dạy học chủ đề.
+ Cần sắp xếp, trang bị phòng học bộ môn có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giảng dạy môn Mỹ thuật.
+ Nên quan tâm tạo điều kiện cho GV và HS đi thực tế, tạo nhiều sân chơi, nhiều phong trào thi vẽ để khơi dậy tiềm năng, năng khiếu cho các em HS
Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo:
 + Cần đào tạo bồi dưỡng, tập huấn kỷ hơn cho đội ngũ GV tìm hiểu sâu về chủ đề học tập môn Mỹ thuật, đảm bảo đáp ứng những đòi hỏi của ngành về DH theo chủ đề.
+ Trên cơ sở nội dung chương trình SGK hiện hành xây dựng ngân hàng chủ đề học tập, nguồn tài liệu hướng dẫn dạy học và bố cục lại các mạch kiến thức kĩ năng để xây dựng mạch nội dung liên hoàn, logic không ngắt quãng. 
+ Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về cách đánh giá theo định tính Đạt, Chưa đạt mà đảm bảo HS không ỷ lại, tự mãn, lười học, vì nghĩ rằng mức độ loại Đạt là dễ dàng thực hiện. 
+ Cần có những quy định cụ thể bắt buộc các trường phải thực hiện “đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực” vì các đơn vị chỉ tham gia tập huấn chứ chưa bắt buộc thực hiện nên nhận thấy nhiều trường chưa dám mạnh dạng thử nghiệm và áp dụng hoặc khi thực hiện chưa đến nơi đến chốn dẫn đến tình trạng đánh trống bỏ dùi không mang lại hiệu quả.
PHỤ LỤC
Chủ đề: SẮC MÀU CUỘC SỐNG 
 Môn: Mĩ thuật 6. ( Thời lượng: 3 tiết)
 Các bài học có trong chủ đề: Bài 10: Màu Sắc, 
 Bài 11: Màu sắc trong trang trí 
 Bài 14: Trang trí đường diềm.
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Hs hiểu được sự đa dạng của màu sắc trong thiên nhiên và trong cuộc sống. 
- Kỹ năng: HS thực hiện được cách pha màu, phối màu và vận dụng để vẽ những bài trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng vào trong cuộc sống. 
- Thái độ: Thêm yêu thích và có ý thức hơn trong việc sử dụng màu vào thực tế.
- Năng lực có thể đạt được: Quan sát, cảm thụ, giao tiếp, biểu đạt, sáng tạo, khám phá . . .
II. NỘI DUNG:
* Hoạt động 1: Khái niệm về màu sắc.
 - Hình thành cho HS khái niệm về màu sắc.
 - Hướng dẫn HS pha màu phối màu 
 * HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu màu sắc trong trang trí.
 - Nhận biết màu sắc trên các loaị hình trang trí .
 - Cảm thụ được ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của màu sắc đối với cuộc sống.
 * Hoạt động 3: Cách vẽ trang trí đường diềm và cách tô màu
 - Hình thành cho hs biết khái niệm và cách trang trí đường diềm
 - HS thấy được giá trị màu của đường diềm trên các đồ vật trang trí 
 * Hoạt động 4:Thực hành bài vẽ trang trí đường diềm.
 -HS trang trí được đường diềm và ứng dụng trên một đồ vật cụ thể.
III. MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ:
Nội dung đánh giá
Câu hỏi/bài tập đánh giá kỹ năng
Nhận biết (mô tả yêu cầu
cần đạt) 
(1)
Thông hiểu (mô tả yêu cầu cần đạt) 
(2)
Vận dụng thấp
(mô tả yêu cầu cần đạt) (3)
Vận dụng cao
(mô tả yêu cầu cần đạt) 
(4)
Năng lực có thể hình thành
HĐ1:
Khái niệm về màu sắc
Tự luận, trắc nghiệm
Biết được một số màu sắc trong thiên nhiên và cuộc sống
Phân biệt được màu trong thiên nhiên, màu vẽ và cách pha màu
Phân tích
được màu sắc trên một số bài vẽ trang trí cơ bản
Phân tích được ý nghĩa của màu sắc và thể hiện linh hoạt vào bài vẽ trang trí
-Quan sát
- Giao tiếp
- Khám phá
- So sánh
- Biểu đạt
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu màu sắc trong trang trí
Tự luận, trắc nghiệm
Nhận biết màu sắc được sử dụng trong các đồ vật
Phân biệt được cách sử dụng màu trong các loại hình trang trí
Giải thích được ý nghĩa được màu sắc trên một số bài vẽ trang trí cơ bản
Phân tích được giá trị nghệ thuật của màu sắc đối với cuộc sống
- Quan sát
- Giao tiếp
- Cảm thụ
- Khám phá
- So sánh
- Biểu đạt
HĐ3:
Cách vẽ trang trí đường diềm và cách tô màu
Tự luận, trắc nghiệm.
Nêu được khái niệm về đường diềm
Nêu được các cách sắp xếp trang trí đường diềm.
Nắm được các bước vẽ một đường diềm đơn giản và biết phối màu theo hòa sắc
Phân tích được
các cách sắp xếp khác nhau trên các đồ vật cụ thể
Phân tích được giá trị màu sắc trong các bài trang trí đường diềm và biết được sự ứng dụng đa dạng của trang trí đường diềm vào các đồ vật
-Quan sát
- Giao tiếp
- Cảm thụ
- Khám phá
- So sánh
- Biểu đạt
HĐ 4 :
Thực hành bài vẽ trang trí đường diềm
Bài tập
- Vẽ được đường diềm đơn giản
Vẽ được đường diềm với các bố cục khác nhau
Vẽ được đường diềm có bố cục, màu sắc phong phú
Vẽ ứng dụng đường diềm vào đồ vật 1 cách linh hoạt và sáng tạo
-Quan sát
- Cảm thụ
- Khám phá
- So sánh
- Biểu đạt
- Sáng tạo.
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP
* NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1
Khái niệm về màu sắc
Câu hỏi 1: 1.Kể một số màu trong thiên nhiên mà em biết?
 2. Trong các màu sau đây màu nào là màu Nhị hợp?( khoanh tròn vào câu đúng)
A. Đỏ
B. Vàng
C. Lục
Câu hỏi 2: Khoanh tròn đáp án đúng nhất:
 A. Đỏ + Vàng => Cam
 B. Đỏ + Lam => Lục
 C. Đỏ + Cam => Tím
Câu hỏi 3: Tìm màu nóng( khoanh tròn) trong các màu sau đây:
Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, Chàm, Tím 
Câu hỏi 4: Gọi tên các màu có trong tranh: 
 Tranh 1 Tranh 2
* NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 2
Ứng dụng màu sắc trong trang trí
Câu hỏi 1: Hãy nêu màu sắc của các vật dụng mà em biết?
Câu hỏi 2: 
 Màu sắc trên trang phục của dân tộc Kinh và dân tộc ít người có gì khác nhau?
Tranh cổ động thường sử dụng màu như thế nào?
 Màu bổ túc
 Màu tương phản
 Màu lòe loẹt
Câu hỏi 3: Màu trong các hình sau đây được sử dụng như thế nào?
 Hình 1 Hình 2 Hình 3
Câu hỏi 4: Em có cảm nhận gì về cách sử dụng màu trong những hình ảnh trên?
* NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 3
Cách vẽ trang trí đường diềm và cách tô màu
Câu hỏi 1: 
Thế nào là trang trí đường diềm?
Nêu các bước vẽ trang trí đường diềm?
Câu hỏi 2: 
Hãy kể tên một số đồ vật trong gia đình có trang trí đường diềm.
Hãy chỉ ra đường diềm trong các hình sau dược đặt ở vị trí nào? Nêu cách sắp xếp của các đường diềm đó?
 Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 
Câu hỏi 3
a. Thế nào là đường diềm?
b. Nêu các bước vẽ trang trí đường diềm?
c. Cảm nhận của em về hòa sắc trên các đường diềm trên.
* NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 4
Trang trí đường diềm
Bài tập: Trang trí một đường diềm theo ý thích .
* NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 5
Nhận xét đánh giá sản phẩm học sinh
CHỦ ĐỀ
ỨNG DỤNG TRONG TRANG TRÍ
Mỹ thuật: 8 
 Số tiết: 3
Tiết 1 – Bài 1: Trang trí quạt giấy.
 Tiết 2 – Bài 4: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
 Tiết 3 – Bài 16, 17: Tạo dáng và trang trí mặt nạ.
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được cách sắp xếp bố cục trong trang trí ứng dụng.
- Ứng dụng được kiến thức, kỹ năng vào trang trí đời sống.
- Trang trí được các dạng đồ vật khác nhau.
- Trân trọng, giữ gìn, yêu quí các sản phẩm được làm ra và những đồ vật xung quanh
* Năng lực đạt được:
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
 - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực quan sát, khám phá.
- Năng lực thực hành, sáng tạo.
- Năng lực đánh giá và tự đánh giá 
II. NỘI DUNG:
* Hoạt động1: Tìm hiểu ý nghĩa của trang trí:
- Trang trí có ý nghĩa với đời sống 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dáng của vật trang trí:
 - Quan sát hình dáng của các vật dụng được trang trí
 - Cách sắp xếp bố cục, họa tiết
 - Nhận xét cách sắp xếp họa tiết, màu sắc
 - Tạo được một sản phẩm trang trí đẹp.
* Hoạt động 3: Thực hành: Trang trí quạt giấy,Tạo dáng và trang trí chậu cảnh, Tạo dáng và trang trí mặt nạ.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả bài tập.
III. MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ:
NỘI DUNG
ĐÁNH GIÁ
CÂU HỎI/
BÀI TẬP (Đánh giá kĩ năng)
NHẬN BIẾT (Mô tả yêu cầu cần đạt)
(1)
THÔNG HIỂU (Mô tả yêu cầu cần đạt)
(2)
VẬN DỤNG THẤP (Mô tả yêu cầu cần đạt) (3)
VẬN DỤNG CAO (Mô tả yêu cầu cần đạt)
 (4)
NĂNG LỰC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
- Ý nghĩa của trang trí với đời sống 
Trắc nghiệm
- Trong cuộc sống nghệ thuật trang trí rất cần thiết
- Trang trí được ứng dụng nhiều vào trong cuộc sống.
-Biết trang trí được vào một đồ vật yêu thích
 -Trang trí được một đồ vật đẹp, hài hòa.
- Năng lực cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống và giá trị của nó.
Hoạt động 2
- Quan sát hình dáng các vật được trang trí.
- Cách sắp xếp họa tiết bố cục.
Tự luận
- Biết hình dáng chung của vật trang trí.
- Sắp xếp được họa tiết
- Phân biệt được hình dáng của từng vật trang trí.
- Chọn lọc được cách sắp xếp họa tiết hợp lí
- Thể hiện được hình dáng của vật trang trí đơn giản.
- Thể hiện được họa tiết theo ý thích
- Thể hiện được hình dáng của vật trang trí phức tạp.
- Sắp xếp được họa tiết và cách điệu họa tiết thích hợp cho mỗi đồ vật
- Năng lực quan sát nhận xét.
- Năng lực tự học, năng lực quan sát, khám phá
- Nhận xét về bố cục, màu sắc.
- Tạo được sản phẩm trang trí đẹp.
Tự luận
- Phân biệt được màu sắc theo gam.
- Tạo được bài trang trí theo yêu cầu.
- Phân tích được màu sắc trên từng vật trang trí.
- Vẽ được bài trang trí ứng dụng đẹp.
- Thể hiện được màu sắc trong từng sản phẩm trang trí.
 - Biết chọn lọc và sáng tạo nhiều mẫu trang trí đẹp.
- Thể hiện được màu sắc theo gam và hòa sắc. 
- Thể hiện và ứng dụng được vào nhiều dạng trang trí khác nhau.
- Năng lực tự học, cảm thụ thẫm mĩ, năng lực biểu đạt;
năng lực thực hành sáng tạo. 
Hoạt động 3
Thực hành
Bài tập
Em hãy tạo dáng và trang trí đồ vật mà mình yêu thích.
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hành sáng tạo.
Hoạt động 4
- Đánh giá kết quả học tập
- Nhận xét bài
- Phân biệt bài đẹp , chưa dẹp
- Phát hiện cái chưa đẹp
- Biết rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình
- Rút kinh nghiệm và sửa chữa cho những bài sau một cách có hiệu quả.
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực biểu đạt
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP
 1. (Hoạt động 1): Tìm hiểu ý nghĩa của trang trí
- Câu 1: Trong cuộc sống nghệ thuật trang trí có cần thiết không? 
Đáp án: a/Có
 b/ Không
- Câu 2: Trang trí được ứng dụng vào đời sống như thế nào?
Đáp án: a/ Đa dạng, phong phú
 b/ Đơn giản, không cần thiết
 2. (Hoạt động 2): Tìm hiểu hình dáng vật trang trí
- Câu 1: Nêu hình dáng các vật trang trí?
- Câu 2: Trình bày cách sắp xếp họa tiết, bố cục?
- Câu 3: Nhận xét về bố cục, màu sắc?
- Câu 4: Ứng dụng vào đời sống ?
3. (Hoạt động 3): Thực hành
- Câu 1: Hãy vẽ hình dáng vật trang trí
- Câu 2: Thể hiện họa tiết lên vật trang trí
- Câu 3: Cách điệu họa tiết cho phù hợp với vật trang trí và màu sắc theo gam, hòa sắc
4. (Hoạt động4): Nhận xét đánh giá:
MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HỌC TẬP MÔN MỸ THUẬT (Tham khảo)
MÙA XUÂN VÀ
QUÊ HƯƠNG
( Lớp 6)
Bài 22
Đề tài Ng

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM_KIEM_TRA_DANH_GIA.doc