Đề tài Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong việc học phân môn vẽ tranh - Môn Mĩ thuật

Phương pháp luyện tập,thực hành: Môn Mĩ thuật lấy thực hành làm hoạt động chính, và chỉ có trên cơ sở thực hành thì nhận thức lý thuyết mới rõ dần.Học Mĩ thuật HS cần được làm nhiều bài tập, có thể là các bài tập sẽ trùng lặp về đề tài, cách tiến hành , song mỗi bài GVcần gợi mở để HS có cách thể hiện khác nhau từ việc khai thác đề tài, tìm chủ đề, bố cục, xây dựng hình tượng và cách xử lí màu, đậm nhạt

 GV cần làm cho học sinh rõ mục đích, trọng tâm, và mức độ khác nhau của các bài tập. Dựa vào trình tự nội dung, vào trình độ học sinh, giáo viên ra các bài tập cho phù hợp, có thể là đơn lẻ, nhằm củng cố, phát triển một đơn vị kiến thức nhỏ.VD: sắp xếp mảng chính, mảng phụ của đề tài mẹ của em.

 

doc26 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong việc học phân môn vẽ tranh - Môn Mĩ thuật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tranh.
 + Sử dụng PP thuyết trình: GV giới thiệu đề tài ở phạm vi rộng hơn, giới thiệu để HS được ý nghĩa và tính thực tiễn của chủ đề đối với cuộc sống hàng ngày.
 + Sử dụng PP vấn đáp gợi mở để HS hiểu đề tài ở mức độ sâu hơn, phạm vi rộng hơn ngoài ra gợi mở để Hs có cảm xúc thể hiện được những ý tưởng mới.
Sử dụng công nghệ thông tin để dạy học mĩ thuật
* Tóm lại ,dạy phần này cần nhẹ nhàng , hấp dẫn, có ý nghĩa đến kết quả bài vẽ vì nó gây cảm hứng, lôi cuốn HS đến bài học. Đó là món khai vị của giờ học.
2.3.2. Phương pháp quan sát : Là phương pháp thông qua việc nhìn ngắm,tìm hiểu đối tượng để phân tích, so sánh về cấu trúc, tỉ lệ, hình khối, màu sắc, hình ảnhcủa mẫu vật, giúp HS nhận biết, cảm thụ vẻ đẹp của đối tượng, làm cơ sở cho bài học mĩ thuật
2.3.2.1. Mục tiêu
Qua việc quan sát đối tượng học sinh có thể đối chiếu, so sánh, nhận ra đặc điểm riêng của đối tượng.Đặc biệt với phân môn vẽ tranh, quan sát thực tế sẽ là tư liệu để HS thể hiện bài vẽ đúng, sinh động và “có hồn”.
2.3.2.2. Giải pháp thực hiện
GV hướng dẫn cho HS cách nhìn, cách ngắm đối tượng với mục đích nhất định để có những nhận xét, đánh giá chính xác về đối tượng
Có thể vận dụng phương pháp quan sát như sau:
+ Cần xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát cho HS.
+ Hướng dẫn HS quan sát có trọng tâm, cần nêu được đặc điểm của mỗi bài.
+ Hướng dẫn cho HS cách quan sát đối tượng :
 - Quan sát từ bao quát đến chi tiết.
 - Quan sát cần đối chiếu, so sánh để rút ra nhận xét đúng, khách quan.
Quan sát tìm hiểu thực tế
* Tóm lại: Quan sát là cửa ngõ để đi vào bài học của môn Mĩ thuật . Phương pháp quan sát giúp học sinh rèn luyện đôi mắt, có óc nhìn nhận, so sánh, đối chiếu sự vật hiện tượng nhanh; qua đó lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn khi thực hành bài vẽ của riêng mình.
2.3.3. Phương pháp trực quan : Phương pháp trực quan giúp cho HS phát triển tư duy hình tượng.Sau khi quan sát trực tiếp thông qua các đồ dùng trực quan là vật thật, tranh ảnh, cảnh vật, HS nắm được đặc điểm cấu trúc, hình dạng, màu sắc của đối tượng làm cho vốn biểu tượng ngày càng phong phú.Khi không có đối tượng trước mắt HS vẫn có thể tưởng tượng ra đối tượng một cách khái quát hoặc cụ thể.Vì vậy dạy Mĩ thuật không thể dạy “chay”,GV cần sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng, vật thật; đồng thời thường xuyên cho HS tiếp xúc thực tế, thiên nhiên quan quan sát cây cỏ, đồ vật, cảnh vật, hoạt động, sinh hoạt của con người xung quanh.Đó sẽ là những tư liệu làm cho trí tưởng tượng của trẻ phong phú, sinh động và hình thành các xúc cảm thẩm mĩ, là cơ sở để phát triển tư duy sáng tạo.
 2.3.3.1. Mục tiêu
 - Bằng việc sử dụng phương tiện trực quan, giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh từ khái quát đến chi tiết
 - HS có cách nhìn toàn diện hơn trước mỗi dạng bài
 - Tạo cảm hứng để HS suy nghĩ tìm tòi ý tưởng mới của bài
 2.3.3.2. Giải pháp thực hiện
 - Giáo viên nghiên cứu mục tiêu của bài để chuẩn bị đồ dùng dạy học, đảm bảo rõ nội dung , tránh trùng lặp.Cần phân loại đồ dùng dạy học như mô hình, hình ảnh, tranh hoặc thăm quan
 - Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ, không lạm dụng. Kết hợp nhịp nhàng giữa lời giảng và động tác chỉ đồ dùng dạy học cùng với nét vẽ minh họa để cho sự lĩnh hội của học sinh được đồng thời bằng cả thị giác và thính giác. 
 - Tùy theo nội dung bài dạy GV có cách trình bày đồ dùng dạy học khác nhau.Cụ thể là:
 + Trình bày cùng một lúc để HS có cái nhìn bao quát về nội dung bài học
 + Trình bày theo trình tự bài giảng để HS theo dõi từng vấn đề của nội dung bài học
 + Giới thiệu đồ dùng dạy học theo từng nội dung xong,cất đi để học sinh tập trung vào nội dung khác.Cuối cùng trình bày tổng thể để chốt lại nội dung tổng quát của bài.
 + Cần chú ý tới vị trí trình bày đồ dùng dạy học: phải có ánh sáng chiếu tới,kích thước to rõ ràng sao cho mọi HS nhìn rõ
 - GV cần có kế hoạch sưu tầm bài vẽ tranh của HS hoặc của họa sĩ để làm tư liệu giảng dạy.Sau khi đã có tư liệu , cần phân loại từng bài dạy sao cho sát đối tượng.Chính những bài vẽ của học sinh mới là minh chứng sinh động cho bài dạy, bởi chúng sát nội dung, yêu cầu của bài học phù hợp với khả năng của học sinh, vì vậy có tác dụng khích lệ động viên các em học tập.
 Ngoài ra GVcần nghiên cứu, làm đồ dùng dạy học sát với từng bài học và thực tế địa phương 
Sử dụng tranh vẽ của học sinh làm đồ dùng trực quan
* Tóm lại: Đồ dùng dạy học là ngôn ngữ của Mĩ thuật với đường nét, hình mảng, màu sắc , bố cục, hình khối)Dạy học bằng đồ dùng dạy học giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn bởi những phương tiện trực quan đó đã dựng lên một hình ảnh, một khung cảnh sinh động trước học sinh 
2.3.4. Phương pháp gợi mở: Có thể kết hợp cùng với các phương pháp khác đó là hệ thống câu hỏi gợi mở hoặc dùng lời nhận xét gợi mởđể HS suy nghĩ, tìm tòi. Phương pháp này phù hợp với tất cả các hoạt động trong giờ học vẽ tranh, vì nó phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ, tìm tòi, tính tích cực học tập của mọi học sinh( giỏi ,khá,trung bình)
2.3.4.1. Mục tiêu:
 - Giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở kết hợp với các phương pháp khác để giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập
- Tạo điều kiện để học sinh phát huy khả năng và tư duy theo chiều sâu trong nhận thức thẩm mĩ , kĩ năng vẽ tranh
- Rèn luyện ý thức tự học, tự nghiên cứu tìm tòi ý tưởng mới cho mỗi bài học
2.3.4. 2. Giải pháp thực hiện
 Trước khi dạy bài mới, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các tình huống , các vấn đề cần gợi mở và gợi mở phải phù hợp với lực học của từng đối tượng học sinh. 
Vd1: Ở hoạt động :Tìm và chọn nội dung đề tài giáo viên có thể gợi mở để khai thác đề tài sâu hơn: “ Ngoài các gợi ý vừa nêu của đề tài học tập em còn biết về những hoạt động nào khác? Em hãy miêu tả về hình ảnh đó”.
Vd2: Ở đề tài bộ đội (Mĩ thuật 6) “Em hãy kể tên các binh chủng trong lực lượng vũ trang nhân dân?” .Đây là câu hỏi khó, HS có thể trả lời thiếu hoặc sai. Nhưng qua câu hỏi này đã tác động đến suy nghĩ và nhu cầu muốn tìm hiểu của học sinh.Lúc này giáo viên có thể sử dụng hình ảnh về các lực lượng vũ trang để giới thiệu về đặc điểm của từng binh chủng.
 Hoặc ở hoạt động thực hành có thể gợi mở về cách vẽ: Ví dụ: em thấy nét vẽ này hoặc hình vẽ này đã được đẹp chưa( đối với hs trung bình và yếu),giáo viên cần chỉ ra những sai sót một cách cụ thể đồng thời yêu cầu học sinh tự sửa theo khả năng của mình; “em nhớ lại xem hình ảnh các bạn đang dọn vệ sinh ngoài sân trường như thế nào? , các động tác ra sao ?(đối với học sinh khá);Các em hãy quan sát lại bài mình và tìm ra những chỗ chưa được đẹp?em có thể sửa chúng đẹp hơn không?(đối với học sinh giỏi).
 Những câu hỏi trên có ý nghi vấn, đồng thời tin vào khả năng của học sinh, khích lệ, động viên để các em tự sửa bài mình đẹp hơn 
Về đánh giá bài vẽ tranh giáo viên cũng có thể sử dụng PP gợi mở để hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài trong lớp:
Vd: Em thấy trong lớp có bao nhiêu bạn vẽ đúng đề tài và có bao nhiêu bạn vẽ chưa đúng đề tài? Hoặc em thấy bài nào trong lớp đẹp nhất ? Vì sao?
* Tóm lại: PP gợi mở thường được sử dụng rộng rãi cho tất cả các môn học, đặc biệt là môn mĩ thuật vì đây là môn nghệ thuật, đôi khi vấn đề cần khai thác nằm ngoài những công thức, những quy định bắt buộc.Vì vậy PP gợi mở sử dụng rất phù hợp và cho hiệu quả cao, phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh.
2.3.5. Phương pháp hỏi đáp,đàm thoại : Đó là hệ thống câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời về nội dung bài học.Có khi là những câu hỏi đơn lẻ nhằm khai thác một chi tiết,một vấn đề nào đó.
 Phương pháp này phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh vì được suy nghĩ trước và đoán được nội dung mà giáo viên sẽ giảng, các em sẽ không bị động tiếp thu kiến thức.Phương pháp này không nhất thiết học sinh phải trả lời tất cả các câu hỏi của giáo viên đề ra, hay phải trả lời đúng “răm rắp” về nội dung.Có thể có những học sinh trả lời sai, hoặc không trả lời được thì phương pháp này vẫn mang lại hiệu quả vì: tất cả học sinh đều phải suy nghĩ về bài học; trả lời sai(nếu có) để rồi hiểu rõ, hiểu đúng hơn khi nghe bạn trả lời hoặc giáo viên bổ sung.Các câu hỏi cần ngắn gọn rõ ràng và nên đặt ra trước khi giáo viên hướng dẫn.Vd: chuẩn bị cho học sinh tìm hiểu đề tài, GV nên đặt câu hỏi trước: Hôm nay chúng ta học về chủ đề gì? Em hãy nêu một vài hoạt động thuộc chủ đề trên mà em biết ; Trước khi đánh giá bài vẽ nên đặt câu hỏi trước : Theo em, bài vẽ nào đẹp ?vì sao?
 Cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp gợi mở.Lời giảng đan xen với câu hỏi “rành mạch” tạo điều kiện cho học sinh Nghe – Suy nghĩ – Dự đoán.
2.3.5.1. Mục tiêu
GV sử dụng hệ thống câu hỏi trong các hoạt động dạy – học giúp học sinh:
 + Khai thác nội dung đề tài
 + Chọn được nội dung mới trong phạm vi đề tài
 + Biết cách bố cục trong khung giấy
 + Vẽ hình phù hợp với nội dung, hài hòa giữa hình ảnh chính và hình ảnh phụ
 + Vẽ màu có đậm nhạt, tạo không gian cho bức tranh.
 + HS biết nhận xét và xếp loại bài vẽ trong lớp
 2.3.5.2. Giải pháp thực hiện
 - GV nghiên cứu bài trước khi dạy để xác định các tình huống cần hỏi và đặt giả thiết cho những câu trả lời của học sinh, kết hợp thêm các câu hỏi gợi mở mỗi khi học sinh chưa trả được, hoặc trả lời sai.
 - Mỗi hoạt động dạy – học cần sử dụng vấn đáp vào đúng trọng tâm kiến thức của hoạt động đó. VD: Ở hoạt động 2(cách vẽ) GV sử dụng 2 bức tranh có bố cục khác nhau và đặt câu hỏi: Em thích nhất bố cục của bức tranh nào? Vì sao em lại thích bố cục đó?.GV có thể gọi một vài HS trả câu hỏi đó. Lúc này giáo viên có thể phân tích thêm để học sinh biết về cách bố cục nói chung. Hoặc ở phần luyện tập GVcó thể đặt câu hỏi về cách chọn đề tài, những nội dung mới độc đáo ví dụ ngoài những hình ảnh có trong SGK em còn biết về những hình ảnh nào khác?.Khi học sinh trả lời được vài nội dung, giáo viên lại đặt câu hỏi tiếp: Em thể hiện một trong những nội dung đó được không? Vì nếu em thể hiện được nội dung đó thì bức tranh sẽ có tính độc đáo, tạo được vẻ đẹp riêng.
* Tóm lại : Có thể nói PP vấn đáp là phương tiện truyền dẫn của những PP khác, là tất yếu trong đổi mới PP.Việc trao đổi giữa giáo viên và học sinh cũng thông qua vấn đáp, ngoài ra còn giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập.Nếu thực hiện nhuần nhuyễn và có trọng tâm thì giờ học sẽ sôi nổi, mọi học sinh sẽ được phát biểu ý kiến xây dựng bài .Tuy nhiên nếu không thực hiện tốt, hệ thống câu hỏi rườm rà, không trọng tâm kiến thức thì giờ học sẽ mất nhiều thời gian.Trên đây là một số giải pháp giúp giáo viên thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác trong PP vấn đáp.
2.3.6. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo ra các tình huống có vấn đề để HS tìm ra cách giải quyết khác nhau, qua đó phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo, hình thành kĩ năng giải quyết.Giúp HS có khả năng tự giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
2.3.6.1. Mục tiêu
 Bằng cách nêu vấn đề sẽ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết giúp HS phát huy tốt hơn trong việc đổi mới và khám phá tìm kiếm các cách giải quyết mới mang tính sáng tạo.
Đặc trưng của PPDH nêu và giải quyết vấn đề là:
 + Nêu vấn đề (tạo tình huống có vấn đề): được tạo bởi mâu thuẫn giữa điều HS đã biết với điều chưa biết, từ đó kích thích tính tò mò, ham hiểu biết phát huy tốt hơn trong việc đổi mới và khám phá tìm kiếm các cách giải quyết mới mang tính sáng tạo.
 + Phát biểu vấn đề
 + Giải quyết vấn đề
 + Kết luận: Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
2.3.6.2. Giải pháp thực hiện
Với môn Mĩ thuật, ngay trong các bài lí thuyết cũng như thực hành GV có thể nêu vấn đề để HS tự tìm cách giải quyết, qua đó phát triển tư duy phân tích, tổng hợp và tư duy sáng tạo.
Vấn đề đặt ra phải phù hợp với nội dung từng bài, từng địa phương và tùy thuộc đối tượng HS.
VD: GV hỏi cả lớp: Có câu hát rằng “ Màu áo chú bộ đội mới trông là màu xanh, như màu lá trên cành”,vậy có phải trang phục của chú bộ đội đều có màu xanh lá?( đề tài bộ đội).
* Tóm lại: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề thường được sử dụng rộng rãi cho tất cả các môn học, đặc biệt với môn mĩ thuật là môn nghệ thuật, đôi khi vấn đề cần khai thác nằm ngoài những công thức, những quy định bắt buộc. Vì vậy PP này sử dụng rất phù hợp bởi qua việc nêu vấn đề có thể thu hút sự tập trung của HS trong lớp học và phát huy được sự chủ động, sáng tạo của các em.
2.3.7. Phương pháp luyện tập,thực hành: Môn Mĩ thuật lấy thực hành làm hoạt động chính, và chỉ có trên cơ sở thực hành thì nhận thức lý thuyết mới rõ dần.Học Mĩ thuật HS cần được làm nhiều bài tập, có thể là các bài tập sẽ trùng lặp về đề tài, cách tiến hành , song mỗi bài GVcần gợi mở để HS có cách thể hiện khác nhau từ việc khai thác đề tài, tìm chủ đề, bố cục, xây dựng hình tượng và cách xử lí màu, đậm nhạt
 GV cần làm cho học sinh rõ mục đích, trọng tâm, và mức độ khác nhau của các bài tập. Dựa vào trình tự nội dung, vào trình độ học sinh, giáo viên ra các bài tập cho phù hợp, có thể là đơn lẻ, nhằm củng cố, phát triển một đơn vị kiến thức nhỏ.VD: sắp xếp mảng chính, mảng phụ của đề tài mẹ của em.
 Hướng dẫn HS làm bài,GVcần tìm ra những thiếu sót về bố cục, hình vẽ, màu sắc, gợi ý cho các em suy nghĩ và tìm ra cách sửa chữa, điều chỉnh theo khả năng, phù hợp với từng dạng bài của các em.Cần có kế hoạch về PP đối với từng đối tượng HS, mỗi đối tượng HS lại có gợi ý riêng cách bổ sung khác nhau.VD: với HS kém thì yêu cầu vẽ được hoàn thành bài tập, đối với HS khá thì bổ sung bài vẽ đầy đủ, hợp lý hơn; với HS giỏi thì gợi ý , động viên các em suy nghĩ, tìm tòi thêm ý tưởng mới.
2.3.7.1. Mục tiêu:
 Trong quá trình học sinh làm bài giáo viên hướng dẫn về bố cục, vẽ hình và vẽ màu.
Kiểm tra và gợi ý để các đối tượng học sinh phát huy hết khả năng của mình
Thông qua thực hành, học sinh được củng cố về kiến thức lý thuyết, biết vận dụng lý thuyết vào thực thành để tạo nên một bài vẽ có hiệu quả.
2.3.7.2. Giải pháp thực hiện:
- Giáo viên giúp học sinh nhớ lại những gì đã nghe ở phần lý thuyết rồi tự tìm cách giải quyết bài tập
- Giáo viên quan sát lớp, điều hành thời gian đảm bảo thời gian đúng tiến độ.Cung cấp thêm kiến thức cần thiết cho cả lớp, nếu ở phần giảng lí thuyết chưa có điều kiện hay chưa khắc sâu được cho học sinh.
- Chỉ ra thiếu sót ngay trên bài học sinh vì đối với thực hành GV dạy ngay “hiện trạng” bài vẽ của học sinh và HS học ngay trên bài vẽ của mình là tốt nhất, vì tất cả cái sai, cái đúng, cái hợp lí hay chưa hợp lí, cái đẹp hay chưa đẹp đều được biểu hiện một cách rõ ràng, cụ thể ngay trên từng bài vẽ mà khi nghe giảng chúng chỉ là những thuật ngữ chung chung, trừu tượng, đôi khi khó hiểu.VD: HS vẽ chủ đề trò chơi dân gian, giáo viên có thể gợi ý để HS nhớ lại một số trò chơi em đã từng chơi,một số trò chơi dân gian em biết,những trò chơi trường mình thường tổ chức thi trong cuộc thi “trò chơi dân gian” có đặc điểm gì về cách thức, số lượng người tham gia, các hoạt động, cảnh quan, trang phụcHoặc về đề tài an toàn giao thông, GV gợi ý để học sinh nhớ lại các động tác đi,đứng,ngồi lái xe,các loại phương tiện tham gia giao thông...Ngoài ra hướng dẫn cụ thể về bố cục, cách vẽ hình cho từng em.Trong phần làm bài GV có thể dùng một số bài tốt hoặc chưa tốt để học sinh nhận xét và rút kinh nghiệm . Được sự chỉ dẫn của giáo viên, học sinh nhận ra ngay những thiếu sót, những gì chưa hợp lý ở bài vẽ của mình và tìm cách điều chỉnh cho bài vẽ tốt hơn. Đó chính là cách học mang lại hiệu quả cao, vì HS tự giác học tập.
Học sinh trong giờ luyện tập vẽ tranh
* Tóm lại: Đây là một trong những phương pháp đặc thù của môn Mĩ thuật và thường mang lại kết quả khả quan cho bài dạy. GV làm việc với từng HS, góp ý, khích lệ để mỗi em hoàn thành bài vẽ theo khả năng của mình.
2.3.8. Phương pháp dạy học tích hợp: Phương pháp này là sự phối hợp, mối liên hệ giữa nhiều môn học hay giữa nhiều phân môn của từng bộ môn.Trong tích hợp có tích hợp dọc và tích hợp ngang.Tích hợp dọc theo các cấp học từ tiểu học đến THPT và cao hơn nữa, theo vòng tròn đồng phân, cấp học cao yêu cầu kiến thức sâu hơn, cao hơn, mỗi cấp học hoàn thiện một đơn vị kiến thức.Tích hợp ngang là sự liên hệ giữa các phân môn trong cùng bộ môn, các môn học trong cùng một lớp học, cấp học.
2.3.8.1. Mục tiêu:
 - Giúp HS có sự liên hệ giữa các môn học, phân môntừ đó đưa những kiến thức đã học vào nội dung bài.
 - Liên hệ thực tiễn địa phương, trường, lớp, gia đình, bản thân để từ đó tác động đến thái độ học tập, tâm tư tình cảm .Góp phần hình thành nhân cách, ý thức thẩm mĩ cho các em.
2.3.8.2. Giải pháp thực hiện:
 - GV cần chọn lọc những kiến thức có thể tích hợp phù hợp nhất với bài học và đối tượng học sinh.
 - GV có thể sử dụng kết hợp với đồ dùng trực quan, câu hỏi gợi mở để giúp HS nhớ lại những kiến thức đã được học, khéo léo lồng ghép nội dung vào bài học Mĩ thuật.VD: Ở bài đề tài Ngày Tết và mùa xuân, tích hợp với nội dung “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ta có thể liên hệ câu nói nổi tiếng của bác:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Vì thế, mùa xuân ngoài các hoạt động như chúng ta vẫn thường nói đến thì người dân Việt Nam ta còn trồng cây vào đầu năm mới.
Tích hợp nội dung vẽ tranh với chủ đề bảo vệ biển đảo Việt Nam.
* Tóm lại: Phương pháp dạy học tích hợp là phương pháp hoàn toàn đổi mới theo hướng lấy HS làm trung tâm, mang tích chất bắt buộc nhằm hình thành phát triển thói quen và khả năng tự học, tìm tòi nghiên cứu .Qua đó số lượng kiến thức sẽ được nâng dần lên ở những bài tiếp theo và những lớp trên.
2.3.9. Phương pháp làm việc theo nhóm : Phương pháp này phát huy được tính tích cực, chủ động vì các thành viên trong nhóm có điều kiện chia sẻ mọi suy nghĩ băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới.Mỗi HS có thể nhận thức rõ trình độ của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi những gì.Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là tiếp thu thụ động từ GV .Thành công của lớp học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi học sinh,vì vậy phương pháp này còn gọi là “ PP huy động mọi người cùng tham gia”, hoặc rút gọn là “PP cùng tham gia”
 Theo phương pháp này mọi người dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì họ được tham gia trao đổi trình bày vấn đề nêu ra, cảm thấy hào hứng vì trong sự thành công chung của nhóm có sự đóng góp của mình.PP này thường được sử dụng trong phần luyện tập, GV có thể tổ chức các trò chơi hoặc cả nhóm thảo luận rồi cùng hoàn thành bài vẽ.Trong mỗi tiết học nên có từ 2 – 3 hoạt động nhóm và tính tư duy, tích cực của học sinh phải được phát huy triệt để vì ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.
 Từ việc HS đều được tham gia học tập một cách tự giác bằng khả năng của mình. Phương pháp học tập này xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung , đồng thời hình thành ở học sinh phương pháp làm việc khoa học - tự lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch.
2.3.9.1. Mục tiêu
 - Giúp học sinh nắm được hình thức hoạt động nhóm
 - HS được tham gia vào hoạt động nhóm, rèn luyện kĩ năng triển khai hoạt động nhóm nhanh và có hiệu quả.
 - Qua hoạt động nhóm giáo dục cho học sinh có tinh thần tập thể, biết phối hợp với mọi người trong các công việc sau này.
2.3.9.2. Giải pháp thực hiện
 Phương pháp học tập này được tiến hành dưới nhiều hình thức tùy thuộc vào bài tập là câu hỏi hay bài thực hành:
+ Thảo luận câu hỏi: GV có thể chia lớp thành bốn nhóm rồi đặt tên cho các nhóm (tên họa sĩ nổi tiếng, tên tác phẩm nổi tiếng, tên màu sắc, địa danh). Vị trí có thể kê bàn quay mặt vào nhau hoặc ngồi theo nhóm ở các khu vực tùy chọn. Giao câu hỏi hoặc phiếu bài tập cho từng nhóm HS thảo luận.Cử nhóm trưởng(để điều hành và thay mặt nhóm trình bày) và thư kí ghi chép
+ Làm bài tập nhóm: Giao bài tập cho từng nhóm để HS thảo luận tìm ra bố cục , cách vẽ hình cách vẽ màu và cùng vẽ tranh.
Vẽ tranh theo nhóm cần chia nhóm nhỏ khoảng 3- 4 HS .Vừa tận dụng đồ dùng học tập mà các em có như màu sắcđể nhữ

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_mi_thuat_20150726_084127.doc