Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 5 nâng cao năng lực giải toán
1. Tên sáng kiến: Giúp học sinh lớp 5 nâng cao năng lực giải toán.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn toán lớp 5
3. Tác giả:
Họ và tên: Lương Thị Dung nữ
Ngày/ tháng/ năm sinh: 20/ 12/ 1974
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Lê Ninh – Kinh Môn – Hải Dương.
Điện thoại: 01299185956
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh
Xã: Lê Ninh – Huyện : Kinh Môn – Tỉnh: Hải Dương
Điện thoại: 03203823181
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 5A trường Tiểu học Lê Ninh
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, nắm chắc mục tiêu, chương trình, phương pháp giảng dạy môn Toán lớp 5, đặc biệt phần nội dung các bài toán có lời văn; có lòng nhiệt tình, say mê giảng dạy.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm lần đầu: năm 2014 - 2015
ờng liên quan đến tính diện tích ruộng đất, tính thể tích với các tình huống có thực trong thực tế cuộc sống. ( VD: Bài 1 trang 105; Bài 3 trang 121; Bài 1 trang 128) + Các bài toán về tỉ số phần trăm thường gắn liền với tiền lãi gửi tiết kiệm; lãi trong buôn bán, tăng năng suất, vượt kế hoạch( VD: Bài 3 trang 76; Bài 2 trang 77; bài 4 trang 83) + Các bài toán về số đo thời gian liên quan đến các sự kiện lịch sử, các phát minh khoa học, các danh nhân thế giới. ( VD: Bài 1 trang 130; bài 4 trang 134) + Các bài toán về chuyển động đều liên quan đến việc tính vận tốc, quãng đường thời gian của chuyển động 3.2. Các bước thực hiện giải một số dạng toán cụ thể trong chương trình lớp 5 3.2.1. Các bài toán về quan hệ tỉ lệ - Trong chương trình Toán 5, các bài toán về quan hệ tỉ lệ được xây dựng từ các bài toán liên quan đến tỉ số mà cách giải quyết bài toán phải dựa vào phương pháp" rút về đơn vị "đã học ở lớp 3 và phương pháp " Tìm tỉ số" ( Lớp 4). - Các bài toán về quan hệ tỉ lệ ở lớp 5 gồm 2 dạng: + Dạng 1: Nếu đại lượng này tăng( giảm) bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng ( giảm) bấy nhiêu lần. + Dạng 2: Nếu đại lượng này giảm( tăng) bao nhiêu lần thì đại lượng kia lại tăng (giảm ) bấy nhiêu lần. - Ý nghĩa thực tiễn và cách giải của mỗi dạng toán đó được hình thành thông qua các ví dụ cụ thể. - Mỗi dạng toán SGK toán 5 đều đưa ra đồng thời 2 cách giải: C1: Có bước thực hiện rút về đơn vị. C2: Có bước tìm tỉ số Việc lựa chọn cách giải tuỳ thuộc vào kiến thức thực tế và các tình huống cụ thể. 3.2.2. Các bài toán về tỉ số phần trăm - Thực chất các bài toán về "tỉ sốphần trăm" là các bài toán về "tỉ số". Do đó các bài toán về tỉ số phần trăm trong toán 5 được xây dựng theo 3 dạng bài toán cơ bản: + Bài toán 1: Tìm tỉ số phần trăm của 2 số a và b. + Bài toán 2: Tìm giá trị phần trăm của một số. + Bài toán 3: Tìm một số biết một số phần trăm của nó. - Khái niệm "tỉ số phần trăm"liên quan đến khái niệm tỉ số của 2 số. Tỉ số của 2 số là thương của phép chia số thứ nhất cho số thứ hai. Thương đó thường là số thập phân. Như vậy học xong số thập phân và phép chia với số thập phân thì mới hình thành đầy đủ khái niệm về " tỉ số phần trăm". Chẳng hạn: 25 % được hiểu là thương của và 100, được viết là 25 : 100 = = 25 % - Kĩ thuật tính tìm tỉ số phần trăm của 2 số và các bài toán liên quan đều dùng đến kĩ thuật nhân chia với số thập phân. Chẳng hạn tìm tỉ số phần trăm của 2,8 và 80 2,8 :80 = 0,035 = 3,5 % * Một số lưu ý về cách trình bày lời giải: + Bài toán 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số VD: Trường Tiểu học Vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường. Cách trình bày lời giải gồm 2 bước: Bước 1: Tìm thương của 315 và 600 315 : 600 = 0, 525 Bước 2: Chuyển tỉ số 0, 525 thành tỉ số phần trăm 0, 525 = 52,5% + Bài toán 2: Tìm giá trị phần trăm của một số VD: Trường tiểu học Vạn Thọ có 600 học sinh; trong đó số học sinh nữ chiếm 52,5 %. Tìm số học sinh nữ? Bước 1: Tìm 1 % số học sinh toàn trường 600 : 100 = 6 ( học sinh ) Bước 2: Tìm 52,5 % số học sinh toàn trường 6 x 52,5 = 315 ( học sinh ) Gộp hai bước trên có thể viết gọn là: 600 : 100 x 52,5 = 315 ( học sinh ) hoặc 600 x 52,5 : 100 = 315 ( học sinh ) (*) ( * Cách trình bày này thuận tiện khi học sinh giải toán về tỉ số phần trăm bằng máy tính bỏ túi ) . + Bài toán 3: Tìm một số khi biết một số phần trăm của nó VD: Trường tiểu học Vạn Thọ có 315 học sinh nữ và chiếm 52,5 % số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh? Bước 1: Tìm 1% số học sinh toàn trường 315 : 52,5 x 100 = 6 ( học sinh ) Bước 2: Tìm 100% số học sinh toàn trường 6 x 100 = 600 ( học sinh ) Gộp 2 bước trên có thể viết gọn: 315 : 52,5 x 100 = 600 ( học sinh ) hoặc 315 x 100 : 52,5 = 600 ( học sinh ) 3.2 .3. Các bài toán có nội dung hình học Trong toán 5 các bài toán có nội dung hình học thường là các dạng toán sau: + Bài toán về tính chu vi( hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn) + Bài toán về tính diện tích( hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn). Các bài toán về tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật, hình lập phương. + Các bài toán về thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 3.2.4.Dạng toán chuyển động đều. - Trong toán 5 có ba bài toán cơ bản về chuyển động đều của một vật chuyển động ( của một động tử ): + Bài toán 1: Biết quãng đường ( s ) và thời gian ( t ). Tìm vận tốc ( v ) v = s : t VD: Một ô tô đi quãng đường dài 120 km hết 3 giờ. Tìm vận tốc của ô tô. Bài giải Vận tốc của ô tô là 120 : 3 = 40 ( km/giờ ) Đáp số: 40 km/giờ + Bài toán 2: Biết vận tốc (v ); thời gian ( t ). Tìm quãng đường ( s ). s = v x t VD: Một ô tô đi ttrong 3 giờ với vận tốc 40 km/giờ.Tính quãng đường đi được của ô tô. Bài giải Quãng đường ô tô đi được là 40 x 3 = 120 ( km ) Đáp số: 120 km + Bài toán 3: Biết vận tốc ( v ) và quãng đường ( s ). Tìm thời gian ( t ) t = s : v VD: Một ô tô đi được quãng đường 120 km với vận tốc 40 km/giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó. Bài giải Thời gian ô tô đi là 120 : 40 = 3 ( giờ ) Đáp số: 3 giờ - Trong toán 5 cũng giới thiệu 2 bài toán về chuyển động của 2 vật ( 2 động tử ): * Hai động tử chuyển động ngược chiều VD: Quãng đường AB dài 180 km. Cùng một lúc, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54 km/giờ và một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi sau bao lâu ô tô gặp xe máy? Gặp nhau A C B Ô tô xe máy v = 54 km/giờ v= 36 km/giờ Bài giải Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là: 54 + 36 = 90 ( km ). Thời gian đi để ô tô gặp xe máy là: 180 : 90 = 2 ( giờ ) Đáp số: 2 giờ. Qua ví dụ trên, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét: Nếu gọi quãng đường AB là s; vận tốc ô tô là v1; vận tốc xe máy là v2; thời gian đi để ô tô gặp xe máy là t. Ta có: t = (Thời gian để hai động tử chuyển động ngược chiều khởi hành cùng một lúc và gặp nhau bằng quãng đường ( khoảng cách giữa 2 động tử ) chia cho tổng vận tốc của 2 động tử đó ) * Hai động tử chuyển động cùng chiều: VD: Quãng đường AB dài 9 km. Cùng một lúc, một ô tô đi từ A với vận tốc 54 km/giờ đuổi theo một xe máy đi từ B cùng chiều với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy? 9 km Gặp nhau A B C Ô tô Xe máy v = 54 km/giờ v = 36 km/giờ Bài giải Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là: 54 - 36 = 18 ( km ) Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là: 9 : 18 = 0,5 (giờ) Đáp số : 0,5 giờ Từ ví dụ trên rút ra nhận xét: Nếu gọi s là quãng đường AB; v1 là vận tốc ô tô, v 2 là vận tốc của xe máy, t là thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy thì ta có: t = ( Thời gian để hai động tử chuyển động cùng chiều khởi hành cùng một lúc và đuổi kịp nhau bằng quãng đường( khoảng cách giữa hai động tử) chia cho hiệu vận tốc của hai động tử đó). 3.3. Điều tra thực trạng của việc dạy và học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 Thông qua quá trình dự giờ thăm lớp và trao đổi với bè bạn đồng nghiệp, qua thực tế giảng dạy trong nhà trường tôi nhận thấy việc dạy giải toán có lời văn ở nhà trường Tiểu học hiện nay đã có niều tiến bộ : + Giáo viên đã coi trọng nội dung giải toán. + Giáo viên đã áp dụng đổi mới phương pháp trong dạy học giải toán. + Giáo viên đã chú ý rèn kĩ năng trình bày cho học sinh. + Phong trào học tập nội dung giải toán được nâng cao: thi giải toán chuyên san toán tuổi thơ,câu lạc bộ toán học Tuy nhiên việc dạy và học cũng còn bộc lộ một số yếu kém như: + Dạy chưa sát mục tiêu do chưa nắm vững mục tiêu cụ thể của từng khối lớp đối với môn học nên đôi lúc giáo viên còn giảng lại những kiến thức mà các em đã được học ở lớp dưới. + Giờ học còn nặng nề, kém hiệu quả do giáo viên còn lúng túng khi vận dụng các phương pháp dạy học mới. + Cách dạy còn mang nặng “ Bình quân chủ nghĩa” do giáo viên chưa hiểu hết yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng để phân hoá đối tượng học sinh trong quá trình dạy học. + Còn hiện tượng giáo viên làm thay, nghĩ thay cho học sinh. + Khả năng trình bày, diễn đạt của học sinh còn hạn chế do dựa theo khuôn mẫu “ bắt chước” một cách máy móc, ít sáng tạo. + Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với học sinh còn đơn điệu, giáo viên chỉ tiến hành kiểm tra nhận xét qua một bài trong một tiết dạy. Việc kiểm tra như vậy đối với một tiết luyện tập thì chưa đủ để đánh giá khả năng tổng hợp kiến thức của học sinh. Đồng thời lời nhận xét đưa ra còn chung chung, chưa sửa được lỗi cụ thể cho học sinh. Tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng giải toán của học sinh khối lớp 5 trong trường tôi nhận thấy các nhiều em còn thụ động trong khi học giải toán, các em còn trông chờ vào sự gợi ý, hướng dẫn của thầy cô. Đa số bài giải của các em còn mắc lỗi. Những lỗi mà các em thường gặp khi trình bày lời giải bài toán là: viết câu trả lời sai, tên đơn vị cuối mỗi phép tính chưa đưa vào trong ngoặc, đáp số chưa chuẩn xác, tính sai kết quả, thiếu bước tính, nhầm dạng toántrong đó lỗi viết câu trả lời sai còn tồn tại ở cả những học sinh có học lực khá. Tiến hành điều tra tìm hiểu tôi nhận thấy một số nguyên nhân của thực trạng trên như sau: - Học sinh chưa nắm vững ý nghĩa của các phép tính đặc biệt là các phép tính về phân số và số thập phân. - Khả năng phân tích đề còn hạn chế do cách tìm hiểu đề thụ động. - Khả năng diễn đạt còn hạn chế do chưa quan tâm đến rèn cách diễn đạt. - Phương pháp dạy giải toán còn nhiều hạn chế. Thông thường giáo viên tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu đề bài + GV gọi 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm theo. + GV yêu cầu HS nhận ra yêu cầu của đề bằng cách đặt câu hỏi: . Bài toán cho biết gì? . Bài toán hỏi gì ? Bước 2: Hướng dẫn lập kế hoạch giải + Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý. + Học sinh trả lời các câu hỏi để tìm ra cách giải. Bước 3: Trình bày lời giải + Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh các bước trình bày. + 1 HS lên bảng trình bày lời giải Bước 4: Tổ chức chữa bài + Học sinh nhận xét bài của bạn. + Giáo viên kết luận. Với cách làm như vậy, học sinh giải được bài toán dưới sự hướng dẫn, trợ giúp đắc lực của giáo viên. Thông thường học sinh trong cả lớp được giáo viên hướng dẫn chung và cùng tìm ra lời giải. Như vậy dẫn đến tình trạng học sinh thụ động, lười suy nghĩ, trông chờ vào giáo viên, nếu không có sự can thiệp của giáo viên thì học sinh khó có thể độc lập tìm ra lời giải. Do đó năng lực giải toán của học sinh có nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực trạng của vấn đề giải toán ở lớp 5 mà tôi đã trình bày ở trên, tôi đã đi tìm hiểu cách đổi mới phương pháp dạy học và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực giải toán cho học sinh lớp 5 4. Các biện pháp, giải pháp thực hiện 4.1. Tìm hiểu nội dung đổi mới trong quá trình dạy học 4.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học - Phương pháp dạy học được xem là yếu tố trung tâm của quá trình dạy học. - Phương pháp dạy học đổi mới là phương pháp dạy học mà trong đó hoạt động của người học được đề cao, người học là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học. Người dạy chỉ giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh. Nhờ thực hiện các hoạt động học tập, dựa trên vốn hiểu biết, vốn sống, học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, vận dụng các tri thức đó để thực hành, để hình thành các kĩ năng, kĩ xảo. - Việc áp dụng phương pháp dạy học đổi mới là yêu cầu mang tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học. - Khi thực hiện dạy học theo phương pháp đổi mới, giáo viên cần phân hoá các đối tượng học sinh trong lớp. Mỗi cá nhân học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập cụ thể, vừa sức với khả năng của mình. Nhờ đó mà mọi học sinh đều hứng thú học tập. Học sinh tự mình được nói, viết, vẽ, lắp ghép hoặc được hợp tác cùng bạn để hoà thành một nhiệm vụ học tập nào đó. Qua đó các em bộc lộ được khả năng cá nhân, tạo ra niềm tin trong học tập và qua đó hình thành ở các em động cơ học tập đúng đắn. - Dạy học theo phương pháp đổi mới giúp học sinh tự đánh giá được khả năng của mình. Học sinh sáng tạo, chủ động, tự giác tìm tòi, phát hiện và từ đó chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên. - Đổi mới phương pháp dạy học chính là vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Cần tránh đổi mới phương pháp một cách hình thức, chung chung không hiệu quả. Trong quá trình vận dụng đổi mới phương pháp người giáo viên cần kiên trì, tránh chủ quan , nóng vội. 4.1.2. Đổi mới hình thức dạy học Bên cạnh việc đổi mới phương pháp cần chú trọng đến đổi mới hình thức dạy học bởi sự lựa chọn hình thức dạy học sẽ làm tăng hứng thú học tập nếu hình thức đó phù hợp với phương pháp, với đối tượng học sinh. Các hình thức dạy học có thể là: a) Học cá nhân - Học sinh thực hiện các hoạt động học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tự đọc tài liệu, tự thao tác trên đồ dùng dạy học để chiếm lĩnh tri thức phù hợp với năng lực của mình. Hình thức này thường phù hợp với phương pháp luyện tập thực hành. b) Học theo lớp - Giáo viên hướng dẫn chung cả lớp để rút ra một số kết luận nào đó hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Hình thức này thường được sử dụng khi giao nhiệm vụ học tập. c) Trò chơi học tập - Giáo viên tổ chức các hoạt động học tập dưới dạng trò chơi học tập tạo hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập nhờ tính chất vui chơi của hoạt động. - Hình thức này phù hợp với việc củng cố các kiến thức đã học hoặc ôn tập kiến thức. d) Hoạt động chuyên biệt - Bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc phụ đạo học sinh yếu kém. - Hình thức này có thể tiến hành ngay trong tiết học, thể hiện qua sự phân hoá đối tượng học sinh trong quá trình dạy học. * Việc lựa chọn hình thức dạy học phụ thuộc vào khả năng của giáo viên, trình độ của học sinh, nội dung giảng dạy, điều kiên và phương tiện dạy học. 4.1.3. Tăng cường trang thiết bị dạy học - Đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại. Các phương pháp cần sự có mặt của các thiết bị dạy học. - Cần tăng cường các thiết bị dạy học đồng bộ tối thiểu cho nội dung chương trình. - Tăng cường các thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu, ca- mê- raCác thiết bị hiện đại có tác dụng không nhỏ trong quá trình dạy học, nó hỗ trợ tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều thời gian quan tâm đến học sinh hơn, giúp học sinh tăng cường thời gian thực hành luyện tập, tăng cường khả năng đánh giá, từ đó các em có thể nắm bắt được nội dung học tập một cách hiệu quả nhất. 4.1.4. Đổi mới cách đánh giá - Đánh giá kết quả học tập là một khâu trong quá trình dạy học. Đánh giá giúp cho người dạy nắm được mức độ các kiến thức, kĩ năng mà người học đã đạt được, người học biết được mình đã đạt được những yêu cầu nào, những yêu cầu nào cần khắc phục. Từ đó mà thầy điều chỉnh cách dạy, trò điều chỉnh cách học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Đổi mới cách đánh giá là xoá bỏ sự độc quyền của giáo viên trong đánh giá. Học sinh được tự đánh giá mình, đánh giá bạn. - Áp dụng thông tư 30 trong đánh giá học sinh đòi hỏi người giáo viên phải đánh giá một cách chi tiết, cụ thể sự tiến bộ của từng học sinh để các em từng bước tự khẳng định sự cố gắng cũng như năng lực của bản thân. * Như vậy đổi mới phương pháp dạy học là sự phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp trong quá trình dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của người học. Người giáo viên tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập phù hợp với từng học sinh. 4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực giải toán cho học sinh lớp 5 Để nâng cao năng lực giải toán cho học sinh lớp 5 thì người giáo viên cần phải quan tâm đến tất cả các bước trong quy trình giải một bài toán. 4.2.1. Quy trình chung khi thực hiện giải một bài toán Bước1: Tìm hiểu đề - Đọc kĩ đề bài. - Xác định các dữ kiện và các điều kiện. - Xác định cái cần tìm Bước tìm hiểu đề bài là một khâu quan trọng giúp học sinh nhanh chóng tìm ra kế hoạch giải cho bài toán. Bước 2: Tóm tắt bài toán - HS biểu diễn bài toán bằng sơ đồ, bằng hình vẽ hoặc ngôn từ ngắn gọn. - Nhờ tóm tắt bài toán, học sinh phát hiện ra mối quan hệ giữa các dữ kiện, giữa các dữ kiện với ẩn số của đề bài. Qua đó nhận ra dạng toán, các phép tính cần huy động để giải bài toán, các phép suy luận xuất hiện trong bài giải. Bước 3: Lập kế hoạch giải - Trên cơ sở phân tích đề toán học sinh quyết định các phép tính, các câu trả lời và trình tự giải bài toán. Bước 4: Trình bày bài giải - Kiểm tra lại kế hoạch giải, các phép tính và câu trả lời. - Viết lời giải cho bài toán. 4.2.2. Một số giải pháp cụ thể 4.2.2.1. Nâng cao năng lực tìm hiểu đề Để giúp học sinh có khả năng độc lập tìm hiểu bài, giáo viên cần tiến hành dần các thủ pháp dạy học theo 3 mức độ: * Mức độ 1: Có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên - Giáo viên nêu yêu cầu. - Một vài học sinh đọc đề bài- Lớp đọc thầm. - Giáo viên có thể đọc đề bài, nhấn giọng vào các từ ngữ trọng tâm. - Đặt câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Bài toán yêu cầu cần phải tìm gì? *Mức độ 2: Học sinh trao đổi về đề bài Sau khi giáo viên áp dụng các yêu cầu ở mức độ 1, học sinh thực hiện thuần thục thì chuyển sang mức độ 2. - HS đọc thầm đề bài. - Trao đổi nhóm đôi về các yêu cầu của bài toán. - Trình bày trước lớp. - Giáo viên tổng kết. *Mức độ 3: Tự tìm hiểu bài - Học sinh thực hiện tốt ở mức độ 2, giáo viên yêu cầu học sinh độc lập tìm hiểu đề bài. + Học sinh đọc thầm đề bài. + Ghi vào vở nháp: Đã biết:. Phải tìm: . + Nêu trước lớp - Lớp, GV nhận xét. 4.2.2.2 Nâng cao khả năng tóm tắt bài toán Tóm tắt bài toán là một trong những kĩ năng quan trọng cần hình thành ở học sinh. Quá trình đó được tiến hành theo 3 mức độ: *Mức độ 1: Giáo viên hướng dẫn tóm tắt - Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi gợi ý. - Học sinh thực hiện kẻ, vẽ, biểu diễn bài toán. VD: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 82 m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính diện tích thửa ruộng. +Giáo viên yêu cầu học sinh biểu diễn mối quan hệ chiều dài, chiều rộng dựa vào tỉ số và chu vi + Dựa vào tỉ số: Coi chiều rộng là 1 phần thì chiều dài là 3 phần. + Dựa vào chu vi ta tính được nửa chu vi( tổng chiều dài và chiều rộng) bằng cách lấy 82 : 2= 41( m) Từ đó có được sơ đồ tóm tắt như sau: Chiều rộng 41m Chiều dài S = ? * Mức độ 2: Học sinh tự tóm tắt Đây là mức độ được áp dụng đối với những học sinh khá hơn: + Học sinh độc lập, tự tóm tắt đề bài. + Trao đổi cùng bạn về cách tóm tắt đề bài. + Trao đổi trước lớp + Giáo viên nhận xét. * Mức độ 3: Tóm tắt bài toán bằng nhiều cách. Nhiều khi học sinh gặp những bài toán có nhiều cách giải. Tuỳ theo khả năng của mình học sinh có thể tóm tắt bài toán đó theo các mối quan hệ của các dữ kiện nhìn từ những góc độ khác nhau. Nhờ đó học sinh có thể phát hiện ra các cách giải khác nhau. 4.2.2.3.Nâng cao khả năng lập kế hoạch giải. Lập kế hoạch giải là khâu quan trọng trong việc hình thành kĩ năng giải toán của học sinh. tuỳ theo khả năng của học sinh, giáo viên có thể thực hiện theo 3 mức độ: * Mức độ 1: Giáo viên hướng dẫn. Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi phân tích giúp học sinh tìm ra cách giải. Ví dụ:" Thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng, có chu vi 120m. Tính số thóc thu được trên thửa ruộng đó biết rằng cứ 100 m2 thu được 50 kg thóc." Giáo viên hướng dẫn theo sơ đồ phân tích: Số thóc thu được 1 m2 thu được? kg Diện tích? m2 100 m2thu 50kg Chiều dài Chiều rộng - Chiều dài gấp 3 lần chiều rộng - Chu vi 120 m Dựa vào sơ đồ trên giáo viên có thể đặt ra hệ thống câu hỏi: 1. Bài toán yêu cầu tìm gì? ( Số thóc thu được trên thửa ruộng ). 2.Muốn tính số thóc trên thửa ruộng ta cần biết gì? làm thế nào? ( Cần biết 1 m2 thu được bao nhiêu ki lô gam, diện tích thửa ruộng là bao nhiêu mét vuông, lấy số thóc thu được trên 1 m2 nhân với số mét vuông.) 3. Muốn tính số thóc ttrên 1 m2 ta làm thế nào? ( Lấy số thóc trên 100 m2 chia cho 100 ). 4. Muốn tính diện tích thửa ruộng em cần biế
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_nang_cao_nang_luc.doc