Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Tin học ở tiểu học

 - Việc đầu tiên là cần phải kiểm tra tất cả các cáp (cáp nguồn, cáp dữ liệu ) để chắc chắn là mọi thứ đã được gắn chặt và đúng cách.

 a) Kiểm tra lại những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu sự cố xảy ra ngay sau vừa cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm, bạn hãy gỡ bỏ chúng ra và khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình thường thì đó chính là nguyên nhân . Còn việc cài đặt lại sẽ do nhân viên bảo trì tiếp tục làm sau đó.

 b) Chạy các chương trình diệt vi rút hiệu quả: Để chương trình này chạy tốt bạn phải luôn cập nhập phiên bản mới nhất. Các chương trình được xem là tốt nhất hiện nay như: Norton Antivirus 2006, AGV Antivirus

 c) Kiểm tra nhiệt độ thùng máy : Sự quá nhiệt là một nguyên nhân khác, thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi bẩn bám trong thùng máy . Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào , bạn nên vệ sinh nhưng phải rất cẩn thận vì nó có nguồn điện thế cao, rất dễ gây nguy hiểm. Tốt hơn hết là nên báo lại cho nhân viên bảo trì.

 d) Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động. Nếu phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra , lau sạch chân thanh Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí khác nhau để kiểm tra.

 e) Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Hãy mượn màn hình đang sử dụng tốt khác để thử.

 

doc12 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Tin học ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU
Để hình thành và phát triển cho học sinh những kĩ năng cơ bản, thiết thực với cuộc sống; rèn phương pháp học tập năng động, linh hoạt, sáng tạo; bồi dưỡng trí thông minh, tính ham học tin học; bồi dưỡng năng lực tự tin, vận dụng các kiến thức vào thực tiễn mai sau. Đó cũng chính là một trong những mục tiêu cần đạt được của giáo dục các cấp.
Theo xu hướng ngày một đổi mới về phương pháp dạy và học đáp ứng được với sự phát triển thời đại của khoa học và công nghệ vừa đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực của cá nhân. Trong đó, việc quan tâm đến vai trò của người học được đặt lên vị trí trung tâm; học sinh có thể tự tìm tòi, phát hiện ra tri thức mới dưới sự hướng dẫn của người thầy. Tiếp cận với phương pháp dạy học mới đã phát huy khả năng tự lực, độc lập, sáng tạo, năng lực tư duy khoa học của học sinh.
Đề tài: “Giúp học sinh học tốt môn tin học ở tiểu học” gồm những vấn đề cơ bản về nội dung và phương pháp giảng dạy môn tin học ở tiểu học . Với nội dung cơ bản và phương pháp thực tiễn, tôi mong muốn đem đến cho học sinh một cách học đơn giản khi tiếp cận kiến thức này. Càng hy vọng rằng khi thực hiện đề tài sẽ giúp cho tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong phương pháp dạy môn Tin học.
Thành công nào ít nhiều cũng phải vượt qua thử thách và sự giúp đỡ, chia sẻ của đồng nghiệp. Nội dung đề tài chắc hẳn còn hạn chế, còn thiếu sót, tôi rất mong sự đóng góp quý báu, chân tình của quý thầy cô, các cấp lãnh đạo để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, trong việc thực hiện nội dung đề tài.
Xin chân thành cảm ơn.
Giáo viên
Võ Văn Toản
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
          Trong thời đại hiện nay, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến sự phát triển về đời sống, kinh tế và xã hội của con người. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học, học sinh được tiếp xúc  với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
2. Mục đích đề tài
 Nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy môn Tin học ở tiểu học.
Mục tiêu của CNTT trong trường học
Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí , giúp các thầy giáo cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho HS kiến thức về CNTT, HS sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện HS một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kỳ hiện đại hóa.
Mục tiêu của việc dạy học môn tin học ở bậc tiểu học là nhằm giúp cho học sinh 
 - Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng tin học trong học tập và trong đời sống.
 - Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời sống xã hội hiện đại.
 - Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học.
3. Lịch sử đề tài:
 - Tuy chưa được viết nhưng đã được thể hiện trong những năm qua, trong quá trình giảng dạy trước đó, bản thân tôi đã rút được nhiều kinh nghiệm; cùng những trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn, dự giờ đồng nghiệp đã cho tôi nhiều cơ sở để đúc kết thành nội dung cụ thể trong đề tài này.
 - Tôi sẽ tiếp tục những kinh nghiệm có được và những ý kiến đóng góp của các cấp để đề tài được thực hiện tiếp tục trong năm học tới với một số nội dung phù hợp cùng sự đổi mới phát triển của ngành.
 4. Phạm vi đề tài
     - Học sinh khối 3-4-5
     - Theo dõi và kiểm tra đánh giá việc tiếp thu bài của học sinh
     - Thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp
     - Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
PHẦN II : NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
I. Thực trạng đề tài
 - Nội dung chương trình môn Tin học hiện nay được dạy theo bộ sách Cùng học Tin học Quyển 1; Quyển 2; Quyển 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
 -  Nhà trừơng đã được trang bị phòng máy với 15 máy dành cho HS và 1 máy chủ dành cho GV. Các máy được kết nối với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy .
 - Nhà trường đã trang bị cho GV  đầy đủ SGK và các phần mềm kèm theo.
Một số thuận lợi và khó khăn khi trực tiếp giảng dạy môn Tin học tại trường:
 Một số điều kiện thuận lợi:
 - Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị,  Sách giáo khoa và các phần mềm kèm theo tạo điều kiện thuận lợi cho Gv trong việc giảng dạy.
 - Nội dung sách nhẹ nhàng, trình bày đẹp, sách chú trọng nhiều về phần thực hành rất phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học.
 - HS từ khối 3 đến khối 5 được học môn Tin học. Mỗi lớp được học với thời lượng 2 tiết/ 1tuần.
 - Môn Tin học là một môn học Tự chọn nên HS tiếp thu kiến thức một cách thỏai mái, không bị gò ép.
 - HS đã nắm được các kiến thức cơ bản của bài học. Từ đó HS đã biết sử dụng và ứng dụng phần mềm vào việc học tập.
 - Kỹ năng thực hành của HS khá tốt.
 Một số khó khăn và tồn tại:
 1. Về phía giáo viên:
 -Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn  Tin học còn quá ít. Nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học.
 -Phần mềm Encore ( Em học nhạc) đã được cài đặt nhưng việc sử dụng còn gặp nhiều khó khăn do:
 + GV chưa sử dụng thành thạo phần mềm nhạc.
 + Kiến thức về âm nhạc còn hạn chế.
 2. Về phía học sinh
 -  Đa số HS không có máy ở nhà để luyện tập nên các thao tác của HS chưa được thành thạo.
 -  Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho HS còn gặp khó khăn do HS không có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp.
 3. Những khó khăn khác:
- Sự cố về kỹ thuật: nhiều máy bị hỏng do đã sử dụng lâu. Dẫn đến không đủ máy cho HS thực hành.
II/ Giải pháp thực hiện
 1. Cải thiện chất lượng phòng máy:
 - Việc sửa chữa máy tính trong phòng máy đã có nhân viên bảo trì đến sửa chữa. Nhưng người quản lí trực tiếp và thường xuyên nhất chính là GV. Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến HS thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được.làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Trước khi gọi nhân viên bảo trì tới sửa, là một GV Tin học, bạn cũng cần phải nắm bắt một số những thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời.
Với những sự cố bất ngờ trên, việc xác định nguyên nhân của nó sẽ giúp ta tìm ra cách giải quyết, xử lí vấn đề dễ dàng hơn:
       - Việc đầu tiên là cần phải kiểm tra tất cả các cáp (cáp nguồn, cáp dữ liệu) để chắc chắn là mọi thứ đã được gắn chặt và đúng cách.
 a)  Kiểm tra lại những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu sự cố xảy ra ngay sau vừa cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm, bạn hãy gỡ bỏ chúng ra và khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình thường thì đó chính là nguyên nhân . Còn việc cài đặt lại sẽ do nhân viên bảo trì tiếp tục làm sau đó.
 b)  Chạy các chương trình diệt vi rút hiệu quả:  Để chương trình này chạy tốt bạn phải luôn cập nhập phiên bản mới nhất. Các chương trình được xem  là tốt nhất hiện nay như:  Norton Antivirus 2006, AGV Antivirus
 c) Kiểm tra nhiệt độ thùng máy : Sự quá nhiệt là một nguyên nhân khác, thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi bẩn bám trong thùng máy . Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào , bạn nên vệ sinh nhưng phải rất cẩn thận vì nó có nguồn điện thế cao, rất dễ gây nguy hiểm. Tốt hơn hết là nên báo lại cho nhân viên bảo trì.
 d)  Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động. Nếu phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra , lau sạch chân thanh Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí khác nhau để kiểm tra.
 e) Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Hãy mượn màn hình đang sử dụng tốt khác để thử.
Tóm lại : Là GV Tin học, công việc chính là giảng dạy. Nhưng nếu Gv có thể khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời đó sẽ đem lại hiệu quả  lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành.
 2. Sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho từng phần học phù hợp, hiệu quả.
 Nội dung giảng dạy là chương trình SGK Cùng học Tin học quyển 1,2,3. Nội dung rất phù hợp, lôi cuốn HS . Để thực hiện dạy đạt  hiệu quả , ngoài việc thực hiện đúng theo chương trình , tôi đã thực hiện như sau:
* Phần 1: Làm quen với máy tính ( Lớp 3) Khám phá máy tính ( lớp 4,5)
 Ở phần học này , ngay từ bài học đầu tiên, GV cần giúp cho HS xác định rõ và nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho HS quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết . Sau đó, vấn đề làm tôi quan tâm nhất là tạo cho các em có thao tác đúng và thành thạo khi sử dụng chuột, bàn phím,
 Ví dụ: Ở bài Bàn phím máy tính : Để giúp các em làm quen với bàn phím, Gv cho Hs nêu tên tất cả các phím và cho chơi một số trò chơi có nội dung về bàn phím. Theo tôi ngay từ bài học này GV có thể hướng dẫn HS làm quen luôn với phần mềm Mario. Như thế HS vừa nắm được tên của các phím, vừa gây được hứng thú học tập của các em . 
 Ví dụ: Bài Chuột máy tính : Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác ngay trong tiết học GV cần lồng ghép một số trò chơi như: Trò chơi Dots, trò chơi Stickhoặc mội vài trò chơi khác nhưng phải có tính giáo dục ( thay vì đợi đến Phần trò chơi HS mới được chơi) . Đối với những HS yếu, cũng giống như HS lớp 1, Gv phải cầm tay các em để chỉ dẫn. Với phương pháp này, HS nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng được chuột.
 Ở lớp 4 và 5: Lúc này các em đã được hiểu biết nhiều hơn về máy tính nên GV sẽ có những yêu cầu cao hơn. HS phải nắm được cách sắp xếp thông tin theo hệ thống của máy tính. Biết cách sắp xếp và tìm kiếm thông tin.
 Ví dụ: Lớp 5 Gv yêu cầu mỗi Hs phải tạo được cho mình một thư mục riêng để khi lưu các tài liệu sẽ được đưa về một chỗ, các bài làm của các em sẽ được sắp xếp ngăn nắp hơn, dễ tìm kiếm hơn và lưu có hệ thống hơn.
* Phần 2: Học và Chơi cùng máy tính
 GV yêu cầu HS cấn có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, không phân biệt phần mềm học tập hay phần mềm trò chơi.GV cần liên hệ thực tế để giúp Hs nắm  được từ việc học và chơi trên máy tính đến đời sống thường ngày.
 Ví dụ: + Luyện tính kiên trì, trí thông minh,luyện sử dụng chuột qua trò chơi Dots, Stiks, 
          + Yêu thích môn Toán qua trò chơi Cùng học toán.
          + Chơi thể thao, tìm hiểu thiên nhiên qua trò chơi Golf, Khám phá rừng nhiệt đới.
 Ở chương học này, thời gian thực hành khá dài, dễ gây nhàm chán. GV nên chủ động dạy dàn trải trong các tiết học.
* Phần 3: Em tập gõ bàn phím :
 Đây cũng là phần  trọng tâm của chương trình lớp 3 . Phần này đòi hỏi phải có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. GV cần giúp HS hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó hs có ý thức hơn trong việc rèn luyện. Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian hãy khuyến khích HS luyện gõ trong 10 phút thôi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Cần phải chú trọng và nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phímthì đến lớp 4-5 Hs mới có thói quen gõ 10 ngón.
*  Phần 4: Em tập vẽ
 Với phần học này, HS rất có hứng thú học tập. Ở phần học này Gv cần chú trọng cho HS thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành. Như vậy học sinh mới có thao tác thành thạo được. Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong SGK . Nếu có điều kiện GV có thể thiết kế các bài tập khác để phần học này thêm phong phú.
 Ví dụ:Bài Vẽ đường cong : SGK yêu cầu HS vẽ con cá và chiếc lá. Gv có thể giới thiệu thêm cho các em một số mẫu vẽ khác như Cái nôi em bé, Sóng biển, cái quạt, hoặc em hãy tự nghĩ ra những vật gì có sử dụng đường cong để vẽ dành cho những HS đã hoàn thành bài vẽ theo yêu cầu.
 Ở lớp 4-5 , yêu cầu đã được nâng cao hơn. Ngoài những kiến thức cơ bản cần đạt được ra, GV cần quan tâm nhiều đến vấn đề ứng dụng của các kiến thức đó vào bài vẽ.
 Ví dụ: Khi vẽ một bức tranh về giao thông, ở ngã tư có 4 cột đèn . HS có thể sao chép và lật hình để có 4 cột đèn theo ý mình mà không tốn nhiều thời gian.
* Phần 5: Em tập soạn thảo
 Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho HS những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này GV cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy xong lý thuyết là cho HS thực hành ngay như vậy HS mới nắm được.
 Ở lớp 3 Hs được làm quen với 2 cách gõ là kiểu VNI và kiểu Telex. Gv cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn.
 Ở lớp 4 và 5 HS đã được học cách trình bày văn bản. GV hãy tạo điều kiện cho các em ứng dụng những kiến thức vừa học vào trình bày những văn bản thông thường .
 Ví dụ : Khi dạy bài Căn lề  (lớp 4) Gv đưa thêm một số bài thơ, bài ca dao tục ngữ hay một đoạn văn bản đã học trong SGK Tiếng Việt mà hs đã học ở trên lớp để các em thực hành.
Phần 6: Thế giới Logo của em
 Logo là một ngôn ngữ lập trình , có đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ máy tính , xuất phát từ ngôn ngữ LISP, ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn ngữ để học. Để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng cách khuyến khích HS tìm tòi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá chặt chẽ.
 Ở lớp 4 và lớp 5 HS mới được làm quen với phần mềm này và đây cũng là lần đầu tiên HS được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Do vậy , khi thực hành những câu lệnh của Logo GV cần lưu ý HS phải rất cẩn thận khi viết các câu lệnh, tránh để HS hiểu tùy tiện, áp dụng những ngôn ngữ thông thường dành cho câu lệnh.
 Đứng trước mỗi bài tập, bài thực hành, Gv luôn luôn yêu cầu HS chia công việc được giao thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và cuối cùng dùng những lệnh cơ bản của Logo để thực hiện. Sau khi chia nhỏ và phân tích bài toán, cần rèn luyện cho HS cách nhìn tổng hợp bài toán.
Khuyến khích HS làm việc tập thể, làm việc theo nhóm .
            Ví dụ:
 B2/123 SGK . Viết chương trình gồm một số thủ tục để tạo ra hình trang trí theo mẫu.
 Để làm được bài tập này, Gv cho HS thảo luận nhóm 4 và chia việc cho từng HS cụ thể như:
 Thủ tục 1: Vẽ hình vuông với câu lệnh  Repeat 4[FD 50 RT 90]
 Thủ tục 2:  Vẽ tam giác : Repeat  3 [FD 50 RT 120]
 Thủ tục 3: Vẽ ngôi nhà : dùng hai thủ tục 1 và 2 tong thân thủ tục 3.
      Thủ tục 4 : Vẽ vành bánh xe (lặp 12 lần thủ tục 3)
 3. Tận dụng nhưng nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính , hoặc truy cập mạng để tìm hiểu thông tin , tìm kiếm tài nguyên trên Iternet phục vụ cho quá trình dạy và học.
 4. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được nhưng yêu cầu đổi mới, cập nhập thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
III/ Kết quả
          Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ. Số lượng HS sử dụng thạo máy tính mỗi năm một tăng lên. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài .
Dưới đây là bảng thống kê về chất lượng đã đạt được trong năm học vừa qua:
Chất lượng đạt được trong năm học 2013 -2014:
Khối
Số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
3
100
24
47
29
0
4
103
17
31
55
0
5
84
20
32
32
0
Chất lượng đạt được trong năm học 2014 -2015:
Khối
Số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
3
82
45
32
5
0
4
99
49
40
10
0
5
101
42
45
14
0
PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG
 Qua kết quả và thực tế dạy Tin học tiểu học, tôi thấy rằng để giúp học học tốt môn Tin học cần thực hiện các phương pháp:
1. Giáo viên phải nắm được nội dung, chương trình sách giáo khoa. 
2. Giáo viên phải tìm ra và thống kê được những sai lầm và những khó khăn của học sinh.
3. Lựa chọn và áp dụng những phương pháp dạy khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
4. Tìm tòi , sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú cho HS tiếp thu bài.
5.  Hãy tạo mọi cơ hội, mọi điều kiện thuận lợi để HS tìm tòi sáng tạo.
6. Có kế hoạch bồi dưỡng HS có năng khiếu về môn tin học.
7. Dự giờ thăm lớp, hội thảo phương pháp giảng dạy của các môn học khác.
8. Tích cực tham mưu với nhà trường nâng cấp máy, trang thiết bị dạy học.
9. Thực hiện tốt các quy định của ngành đề ra.
Trên đây là một số vấn đề tôi đã nghĩ, đã làm, đã học hỏi trong quá trình giảng dạy. Đây là kinh nghiệm của bản thân nên không tránh khỏi hạn chế. Tôi rất mong được sự nhận xét, góp ý của quý thầy cô trong Hội đồng khoa học giáo dục các cấp, quý thầy cô đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thành tốt hơn nội dung đề tài, góp phần thực hiện tốt việc “Đổi mới phương pháp dạy và học”
Trương Công Xưởng, Ngày 10 tháng 12 năm 2015
Võ Văn Toản
MỤC LỤC
Nhận xét đánh giá của HĐKH GD trang 1
 LỜI GIỚI THIỆU trang 2
PHẦN I MỞ ĐẦU trang 3
1. Đặt vấn đề.
2. Mục đích đề tài.
3. Lịch sử đề tài.
4. Phạm vi đề tài.
PHẦN II. NỘI DUNG CẦN LÀM trang 4
Thực trạng đề tài.
Biện pháp thực hiện
Kết quả thực hiện.
PHẦN III. KẾT LUẬN trang 11
.

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_Giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_tin_hoc_o_tieu_hoc.doc
Giáo án liên quan