Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lồng ghép phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong giảng dạy bộ môn Vật lí
1. Trình bày các bước/quy trình thực hiện giải pháp mới
a) Chuẩn bị:
- Khi soạn bài cho tiết học mới, giáo viên có thể chuẩn bị một số hình ảnh liên quan, hoặc thí nghiệm, tình huống có vấn đề gây bất ngờ đến tình tiết tai nạn thương tích.
b) Giới thiệu:
- Sau khi học xong nội dung kiến thức của từng mục hoặc cả bài học. Giáo viên giới thiệu các hình ảnh, bài tập, hoặc tình huống có thể xảy ra tai nạn thương tích.
- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, vận dụng kiến thức có liên quan của bài học để giải thích.
c) Thảo luận tổ, nhóm
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm thảo luận xử lí tình huống và trình bày kết quả đã thảo luận
d) Lớp thảo luận thống nhất
- Thảo luận chung của cả lớp và đưa ra ý kiến thống nhất chung
e) Kết luận:
Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng. Từ đó học sinh tự rút ra những chú ý hoặc bài học cần thiết để áp dụng phòng chống tai nạn thương tích.
Giáo viên lồng ghép giáo dục đạo đức, chấp hành luật lệ giao thông, phòng chống đuối nước,.
Dưới đây là một số ví dụ nêu ra khi dạy một số bài vật lí có cơ hội có thể lồng ghép giáo dục phòng chống tai nạn thương tích.
thức bộ môn vật lí của tiết học vừa vận dụng hiểu biết, của mình giải thích có cơ sở khoa học các vân đề có liên quan đến tai nạn thương tích từ đó các em yêu thích môn học và tự giác hành động có văn hóa . PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT, ĐÃ CÓ + Thuận lợi: - Thực hiện “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” “phòng chống tai nạn thương tích học đường” “ xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đổi mới phương pháp dạy và học gắn liền với thực tế kết hợp giáo dục kĩ năng sống về mọi mặt.... từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. - Do đặc thù của môn Vật lí là bô môn khoa học thực nghiêm, đối tượng của bộ môn là các sự vật, hiện tượng Vật lí trong tự nhiên. Chính vì vậy mà các em học sinh đã được tiếp cận Vật lí ngay từ nhỏ và hàng ngày. Đó là nguồn động lực gây hứng thú, lòng ham hiểu biết, kích thích sự tò mò, cần khám phá của học sinh. - Các ứng dụng của môn Vật lí ngày càng rộng rãi trong đời sống và sản xuất nên tạo hứng thú tìm hiểu bộ môn. - Bộ môn vật lí là môn khoa học có cơ sở kiến thức liên quan đến tai nạn thương tích. Trong khi các bộ môn khác khó có khả năng giải thích được mà chỉ có thể dừng lại ở tuyên truyền. Chính vì vậy dùng kiến thức khoa học giải thích khách quan dễ được các em chấp nhận, từ đó các em tự giác phòng và tránh tai nạn tốt hơn . + Khó khăn: - Không phải bài nào cũng tìm được cơ hội để giáo dục. - Giáo viên phải đầu tư nghiên cứu kiến thức bài học gắn với thực tế chuận bị trước tình huống có thể lồng ghép trên cơ sở khoa học - Phân phối thời lượng tiết dạy để không ảnh hưởng trọng tâm tiết kiến thức chuẩn - Tìm cơ hội lống ghép phòng chống tai nạn thương tích trong bộ môn vật lí là vấn đề không dễ, giáo viên phải nghiên cứu và sáng tạo. Làm như thế nào để đạt kết quả cao là tùy vào năng khiếu của mỗi người, nhưng nhất thiết phải chuẩn bị trước nội dung. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Trình bày các bước/quy trình thực hiện giải pháp mới Chuẩn bị: - Khi soạn bài cho tiết học mới, giáo viên có thể chuẩn bị một số hình ảnh liên quan, hoặc thí nghiệm, tình huống có vấn đề gây bất ngờ đến tình tiết tai nạn thương tích. b) Giới thiệu: - Sau khi học xong nội dung kiến thức của từng mục hoặc cả bài học. Giáo viên giới thiệu các hình ảnh, bài tập, hoặc tình huống có thể xảy ra tai nạn thương tích. - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, vận dụng kiến thức có liên quan của bài học để giải thích. c) Thảo luận tổ, nhóm - Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm thảo luận xử lí tình huống và trình bày kết quả đã thảo luận d) Lớp thảo luận thống nhất - Thảo luận chung của cả lớp và đưa ra ý kiến thống nhất chung e) Kết luận: Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng. Từ đó học sinh tự rút ra những chú ý hoặc bài học cần thiết để áp dụng phòng chống tai nạn thương tích. Giáo viên lồng ghép giáo dục đạo đức, chấp hành luật lệ giao thông, phòng chống đuối nước,.... Dưới đây là một số ví dụ nêu ra khi dạy một số bài vật lí có cơ hội có thể lồng ghép giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Ví dụ 1: Vật lí 6 – Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Nội dung cần giáo dục: - Tại sao không được cho các loại đồ uống có ga vào ngăn đá tủ lạnh? Dựa vào kiến thức đã được học, các em hãy thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận và trả lời GV: Nhiều người thường có thói quen cho bia rượu hay nước ngọt vào ngăn đá tủ lạnh để làm lạnh nhanh mà không biết rằng đây là một việc làm hết sức nguy hiểm, hành động này có thể làm cho nước uống của mình nổ tung không khác gì bom. Nguyên nhân là khi được đặt trong nhiệt độ lạnh (dưới 0 độ C), các lon nước ngọt có gas (kể cả chai thủy tinh) sẽ khó có thể chịu được áp lực nở ra của khí gas. (Hình ảnh một bé trai ở Hà Nội bị mảnh vỡ của lon coca đặt trong ngăn đá tủ lạnh phát nổ văng vào mặt phải khâu 38 mũi) Ví dụ 2: Vật lí 6 – Bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ Nội dung cần giáo dục: - Để đo nhiệt độ cơ thể người, người ta sử dụng nhiệt kế y tế. Tuy nhiên do được làm bằng thủy tinh nên nhiệt kế rất dễ bị vỡ làm thủy ngân trong nhiệt kế phát tán ra ngoài. Vậy thủy ngân trong nhiệt kế có độc không? Khi nhiệt kế thủy ngân vỡ nên xử lý như thế nào? GV: Thủy ngân trong nhiệt kế y tế là dạng thủy ngân nguyên chất rất độc hại. Vì vậy, nếu không may làm bể nhiệt kế và thủy ngân trào ra ngoài thì các em phải bình tĩnh và nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ, người lớn. Ví dụ 3: Vật lí 7 - Bài 8: Gương cầu lõm Nội dung cần giáo dục: Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm - Các em đã biết sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm. Vậy hãy quan sát hình ảnh một tòa nhà sau và cho biết có nên xây nhà theo dạng thiết kế này không? Vì sao? GV: Tòa nhà Walkie-Talkie - do thiết kế mà mặt trước của tòa nhà có hình dạng như một gương cầu lõm, nó đã biến đổi chùm sáng mặt trời thành một chùm sáng hội tụ làm nóng chảy khung xe ô tô, cháy thảm lót nền, hư hỏng trái cây và làm chín đồ ăn của những cửa hàng gần đó. - Vì vậy, các em không nên tự ý làm thí nghiệm kiểm tra sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm, tránh xảy ra các tai nạn không mong muốn. Tòa nhà 20 Fenchurch Street là một tòa nhà chọc trời thương mại ở Luân Đôn, biệt danh là " Walkie-Talkie " vì hình dạng đặc biệt của nó. Ví dụ 4: Vật lí 7 - Bài 12: Độ to của âm Nội dung cần giáo dục: - Ta nghe được các tiếng động xung quanh vì âm được truyền đến tai làm cho màng nhĩ dao động. Màng nhĩ dao động với biên độ càng lớn thì ta nghe thấy âm càng to. - Chúng ta có nên thường xuyên sử dụng tai nghe để nghe nhạc với âm lượng lớn và trong thời gian dài hay không? Vì sao? GV: Nghe, tiếp xúc nhiều, thường xuyên với tiếng ồn quá mức sẽ khiến tai chúng ta bị điếc. Tiếng ồn có thể gây ra đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi. Ở cấp độ vừa, có nguy cơ bị suy nhược thần kinh, người bệnh lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi kéo dài, khó ngủ, ăn uống giảm sút, dễ cáu gắt, nóng nảy. Ở cấp độ nặng hơn, tiếng ồn gây hư hỏng hệ thống nhận cảm âm thanh và thăng bằng. Người bệnh có thể bị điếc nặng, điếc cả hai tai. Đi kèm với đó là hiện tượng mất thăng bằng, người bệnh hay bị chóng mặt, ù tai, có khi là buồn nôn và nôn. - Vì vậy, các em cần tránh việc sử dụng tai nghe để nghe nhạc với âm lượng lớn và trong thời gian dài. Ví dụ 5: Vật lí 8 - Bài 2: Vận tốc Nội dung cần giáo dục: - Hãy giải thích ý nghĩa của hai biển báo hiệu giao thông sau? “Biển báo tốc độ tối thiểu đối với các phương tiện giao thông đang lưu thông trên tuyến đường này”. “Biển báo tốc độ tối đa đối với từng loại phương tiện giao thông trên từng làn đường”. GV: Khi tham gia lưu thông trên đường cần tuân thủ các quy định về giao thông, tránh xảy ra tai nạn do va chạm làm ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản. Ví dụ 6: Vật lí 8 - Bài 3: Chuyển động đều- chuyển động không đều Nội dung cần giáo dục: - Một số em đi học bằng xe đạp hoặc xe đạp điện, khi đi trên những đoạn đường dốc cần chú ý điều gì? - Các em thường chạy nhảy nô đùa, kéo hoặc đẩy nhau quá mức trên sân trường vào giờ ra chơi.Việc đùa giỡn quá mức như vậy có gây nguy hiểm không? - Khi trên đoạn đường dốc, chuyển động của xe là chuyển động không đều nên các em cần chú ý điều khiển xe với tốc độ phù hợp để tham gia giao thông an toàn. - Chuyển động của các em khi nô đùa trên sân là chuyển động không đều, có thể xảy ra va chạm với nhau làm các em bị thương. Vì vậy, hạn chế việc nô đùa quá mức trên sân trường. Ví dụ 7: Vật lí 8 - Bài 5: Sự cân bằng lực- Quán tính Nội dung cần giáo dục: - Người điều khiển hoặc người ngồi sau phương tiện giao thông. Bất chợt xe bị biến đổi chuyển động. Hỏi người ngồi trên xe sẽ thế nào? Khi xảy ra tai nạn phần nào của cơ thể bị va chạm mạnh và trước? - Hãy nêu ý kiến của em về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông? GV: Khi xảy ra tai nạn giao thông xe biến đổi chuyển động đột ngột, chân người ngồi trên xe biến đổi chuyển động cùng với xe. Mặt khác do quán tính phần phía trên của cơ thê người vẫn có hướng chuyển động lúc trước và với vận tốc cũ, kết quả là có xu hướng bị ngã về phía truớc khi xảy ra biến đổi chuyển động đột ngôt, thường phần phía đầu bị va chạm trước và mạnh hơn. - Đội mũ bảo hiểm để bảo vệ phần đầu hạn chế chấn thương sọ não, nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ 8: Vật lí 8 - Bài 6: Lực ma sát Nội dung cần giáo dục: - Có nên đùa giỡn, chạy nhảy trên sàn nhà mới lau, sàn lớp học và hành lang khi bị ướt hay không? GV: Học sinh không nên đùa, giỡn, chạy nhảy trên sàn nhà mới lau, sàn lớp học và hành lang khi bị ướt vì lực ma sát nghỉ giữa bàn chân tiếp xúc với nền gạch giảm. Do đó rất dễ chuyển thành ma sát trượt gây té ngã và có thể va chạm vào cạnh bàn, cạnh tường,.. rất nguy hiểm. - Khi tham gia lưu thông trên đường, tại những đoạn đường trơn trượt cần giảm tốc độ, quan sát và điều khiển xe cẩn thận. Ví dụ 9: Vật lí 8 - Bài 7: Áp suất Nội dung cần giáo dục: - Mục II - Điều 13 trong nội quy trường có quy định cấm học sinh mang các vật sắc, nhọn tới trường. Vì sao trường lại có quy định này? GV: Những vật sắc, nhọn có diện tích bề mặt chỗ sắc, nhọn rất nhỏ, khi xảy ra va chạm có thể gây ra kết quả tác dụng của lực rất lớn, mặc dù lực tác dụng lên nó không lớn lắm, cũng dễ dàng gây ra tai nạn thương tích. Vì vậy, các em phải tuân thủ chấp hành nội quy trường. Nếu phải tiếp xúc với các vật sắc nhọn thì phải cẩn thận. Ví dụ 10: Vật lí 8 - Bài 9: Áp suất khi quyển Nội dung cần giáo dục: - Tại sao các phương tiện giao thông không nên bơm quá căng, đặc biệt vào những ngày nắng nóng? GV: Khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ lên cao không khí trong săm xe nở vì nhiệt nhiều, thể tích khí trong đó sẽ tăng . Mặt khác, lốp xe là chất rắn củng nở ra vì nhiệt nhưng nở ít hơn, không đủ thể tích để chứa khí sẽ gây áp suất vào săm xe, lốp xe có thể làm nổ săm. - Khi lốp xe bị nổ đột ngột sẽ gây biến đổi chuyển động của xe, có thể xảy ra tai nạn. Vì vậy, các em không nên bơm xe quá căng. Ví dụ 11: Vật lí 8 - Bài 12: Sự nổi Nội dung cần giáo dục: - Tại sao trên các phương tiên giao thông đường thủy phải trang bị đầy đủ áo phao, phao cứu sinh? - Có nên tụ tập vui chơi ở những khu vực gần ao, hồ, sôngkhi không có người lớn đi cùng hay không? Khi thấy người bị đuối nước, em cần phải làm gì? GV: Áo phao (phao) có tác dụng làm cho trọng lượng riêng của người và áo (hoặc phao) nhỏ hơn trọng lương riêng của nước. Người mặc áo phao (đeo phao) sẽ nổi trên mặt nước không bị đuối nước. GV: Không nên tụ tập vui chơi ở những khu vực gần ao, hồ, sôngkhi không có người lớn đi cùng. - Khi thấy người bị đuối nước, em cần phải làm là hô to để người lớn giúp đỡ. - Các em nên tham gia lớp học bơi, để phòng tai nạn đuối nước, học cách cứu người đuối nước và tự cứu mình. Ví dụ 12: Vật lí 8 - Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Nội dung cần giáo dục: - Hiện tượng khuếch tán là gì? Hiện tượng khuếch tán xảy ra trong môi trường nào? - Hiện nay, các nhà máy, xí nhiệp và các phương tiện giao thông đã xả nước thải, khí thải vào môi trường mà không qua xử lý, làm cho môi trường bị ô nhiễm. Theo em, cần làm gì để giảm sự ô nhiễm môi trường? GV: Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hòa lẫn vào nhau (thể lỏng, thể khí). - Các chất thải công nghiệp và khí thải từ các động cơ xe có nhiều độc hại: nếu không xử lí mà thải ra môi trường bên ngoài sẽ có tác hại không lường, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của con người và sinh vật. Ví dụ 13: Vật lí 9 - Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện Nội dung cần giáo dục: - Tại sao ngày nay người ta sử dụng đèn compac, đèn Led.để thắp sáng thay cho đèn sợi đốt trước đây? - Theo em, cần làm gì để đảm bảo an toàn điện và tiết kiệm điện năng? GV: Sử dụng đèn Compac và đèn Led tiết kiệm điện năng hơn so với đèn sợi đốt. - GV: Không được chơi thả diều dưới đường dây điện, không trú mưa dưới gốc cây gần đường dây điện, không trèo lên cột điện.Cần tuân thủ các quy tắc an toàn điện. 2. Những ưu điểm, nhược điểm của giải pháp mới - Ưu điểm: Khi áp dụng tổ chức giáo dục lồng ghép tai nạn thương tích trong giảng dạy ở bộ môn vật lí tại lớp thì học sinh hứng thú hơn, tích cực và tiếp thu bài tốt. Các em biết cách bảo vệ bản thân phòng chống TNTT trong từng tình huống cụ thể. - Nhược điểm: Do lượng kiến thức nhiều mà thời gian có hạn nên giáo viên cần phải biết lựa chọn những câu hỏi và tình huống trọng tâm phù hợp để vận dụng vào tiết dạy. 3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra a) Tính mới So với cách dạy học truyền thống thì cách dạy này giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, hứng thú và phát huy khả năng tư duy, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. b) Hiệu quả áp dụng - Hiệu quả kinh tế: vì có thể sử dụng các hình ảnh trên máy tính nên kinh phí ít, sử dụng được lâu dài và có thể chỉnh sửa theo mục đích của người sử dụng. - Hiệu quả xã hội: Vận dụng lí thuyết nêu trên vào thực tế, tôi đã tổ chức được các tiết học bổ ích ở những lớp tôi dạy với những nội dung tôi đã nêu ở trên. Kết quả là đa số học sinh đều hứng thú tham gia, kiến thức bài học nhớ lâu hơn, khả năng tư duy độc lập hoặc trao đổi nhóm tích cực hơn. Bên cạnh đó, các em được trau dồi kĩ năng sống, biết bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh. Ở các tiết học nào có lồng ghép nội dung giáo dục là các em rất hứng thú học tập, tâm lí thoải mái và tham gia tích cực cho các hoạt động giữa thầy và trò. Tích hợp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong bộ môn vật lí giúp học sinh: + Nhận thức được tai nạn thương tích có thể tránh được; phần lớn là do ý thức đạo đức của con người + Hiểu biết được nguyên nhân tai nạn thương tích có thể xẩy ra trên cơ sở khoa học từ đó học sinh tự giác phòng và tránh bảo vệ cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng. + Thông qua hiểu biết có cơ sở khoa học từ môn vật lí học sinh có khả năng lường trước những tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra. Mặt khác từ hiểu biết của bản thân học sinh có thể tuyên truyền rộng rãi ra cộng đồng góp phần giáo dục tiềm thức đạo đức con người, mang tính chiến lược lâu dài, bền vững. Kết quả đạt được khi áp dụng vào giảng dạy bộ môn vật lí 8: Hljlk;kiuf c) Khả năng áp dụng của sáng kiến - Sáng kiến này đã được áp dụng trong một số tiết dạy trên lớp. - Sáng kiến có thể áp dụng trong các tiết học vật lí ở tất cả các khối lớp, các buổi học ngoại khóa... PHẦN KẾT LUẬN Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến.ff - Tích hợp phòng chống tai nạn thương tích trong bộ môn vật lí là một trong các phương pháp dạy và học mang tính chất tích cực và có sáng tạo, nó có tác dụng hướng các em vận dụng kiến thức khoa học vào thực tế. - Muốn đạt được kết quả cao ngoài kiến thức tích hợp giáo viên phải có nghệ thuật kết hợp giáo dục đạo đức ý thức con người. Từ đó bản thân các em có thái độ xử lí đúng đắn. - Tích hợp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong môn vật lí nói riêng và trong các môn khoa học khác là việc làm góp phần hình thành nhân cách con người. 2. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng sáng kiến vào thực tiễn: Không. 3. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Hố Nai, ngày tháng năm 2019 HỘI ĐỒNG CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN TRƯỜNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Bùi Thị Hoài PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các sách giáo khoa vật lí 6,7,8,9. 2. Các sách bài tập vật lí 6,7,8,9. 3. Các sách giáo viên vật lí 6,7,8,9. 4. Phân phối chương trình vật lí THCS 5. Tài liệu liên quan phòng chống tai nạn thương tích trên phương tiện thông tin đại chúng UBND THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Hố Nai, ngày tháng năm PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN Năm học: 2019 – 2020 Phiếu đánh giá của chuyên gia đánh giá/giám khảo thứ nhất ––––––––––––––––– Tên sáng kiến: Giáo dục lồng ghép phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong giảng dạy bộ môn Vật lí Họ và tên tác giả: Bùi Thị Hoài Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: trường THCS Hoàng Diệu Họ và tên chuyên gia/giám khảo: ................................................... Chức vụ: .................................. Đơn vị: .............................................................................................................................................. Số điện thoại của chuyên gia/giám khảo: ......................................................................................... * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến: 1. Tính mới ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: ./10 2. Hiệu quả ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: ./10 3. Khả năng áp dụng ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: ./10 Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Tổng số điểm: ................/30. Xếp loại: ........................................................................ Phiếu này được chuyên gia đánh giá/giám khảo thứ nhất của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của thành viên thứ nhất và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến liền trước Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến của đơn vị. CHUYÊN GIA/GIÁM KHẢO THỨ NHẤT (Ký tên, ghi rõ họ và tên) UBND THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Hố Nai, ngày tháng năm PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN Năm học: 2019 – 2020 Phiếu đánh giá của chuyên gia đánh giá/giám khảo thứ hai ––––––––––––––––– Tên sáng kiến: Giáo dục lồng ghép phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong giảng dạy bộ môn Vật lí Họ và tên tác giả: Bùi Thị Hoài Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: trường THCS Hoàng Diệu Họ và tên chuyên gia/giám khảo: ................................................... Chức vụ: .................................. Đơn vị: .............................................................................................................................................. Số điện thoại của chuyên gia/giám khảo: ......................................................................................... * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến: 1. Tính mới .........................................................................................................................................................
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_long_ghep_phong_chong_tai_nan.doc