Sáng kiến kinh nghiệm - Đề tài: Nâng cao chất lượng dạy học theo mô hình Trường học kiểu mới VNEN ở Trường Tiểu học số 2 Phú Bài - Năm 2016 - Võ Thị Kim Oanh

* Chủ tịch hội đồng tự quản: Điều hành chung các hoạt động của cả lớp.

 * Phó chủ tịch hội đồng tự quản: Được phân công điều hành các tiểu ban và hoạt động chung của cả lớp cùng chủ tịch.

 * Ban Học tập: Ban học tập được chia thành 4 phân ban như: nhóm Toán, nhóm Tiếng Việt, nhóm Tự nhiên và Xã hội, nhóm Hoạt động giáo dục. Ban học tập điều hành các hoạt động học tập như cùng cô chuẩn bị cũng như phân phát tài liệu, phiếu học tập cho các nhóm; thu hồi các bảng nhóm, phiếu bài tập nhóm đã hoàn thành; quản lý đồ dùng học tập; quản lý các góc học tập trong lớp. Nhóm của phân môn nào thì có nhiệm vụ quản lý, bảo quản góc học tập, chịu trách giúp giáo viên chi phối việc học tập môn học đó.

 * Ban Thư viện: Ban thư viện quản lý sách tham khảo, sách nâng cao, truyện đọc,.của lớp các em có nhiệm vụ sưu tầm sách, truyện; theo dõi các bạn mượn, trả sách và sắp xếp góc thư viện thật khoa học.

 * Ban sức khỏe vệ sinh: Lập kế hoạch, điều hành hoạt động vệ sinh trường lớp hàng ngày; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; kiểm tra vệ sinh và trang phục, đầu tóc cá nhân khi đến lớp.

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Đề tài: Nâng cao chất lượng dạy học theo mô hình Trường học kiểu mới VNEN ở Trường Tiểu học số 2 Phú Bài - Năm 2016 - Võ Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tự quản học sinh: thành lập vì học sinh, cho học sinh, bởi học sinh; học sinh tự bầu, tự tổ chức, tự quản. Tuy nhiên để giúp các em thành lập được Hội đồng tự quản cần có sự tư vấn đầy đủ của giáo viên và phụ huynh về mọi mặt. Trong thời gian đầu mới thành lập giáo viên cần tư vấn giúp các em quen dần từ việc xây dựng kế hoạch hoạt động. Sau đó các em mới tự xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động, tự điều hành hoạt động cho chặng đường tiếp theo.
 	Hội đồng tự quản HS thường có 1 Chủ tịch,2 Phó chủ tịch hội đồng tự quản và 4 tiểu ban: Ban học tập; Ban thư viện; Ban vệ sinh sức khỏe; Ban văn nghệ, thể dục thể thao.
 	Mỗi tiểu ban có trưởng ban, phó ban và các ban viên, các em tự lập kế hoạch riêng, điều hành thực hiện nhiệm vụ của mình trong lớp. Trong đó trưởng ban chịu trách nhiệm điều hành các thành viên trong ban của mình. 
 	Cụ thể:	
 	* Chủ tịch hội đồng tự quản: Điều hành chung các hoạt động của cả lớp.
 	* Phó chủ tịch hội đồng tự quản: Được phân công điều hành các tiểu ban và hoạt động chung của cả lớp cùng chủ tịch.
 	* Ban Học tập: Ban học tập được chia thành 4 phân ban như: nhóm Toán, nhóm Tiếng Việt, nhóm Tự nhiên và Xã hội, nhóm Hoạt động giáo dục. Ban học tập điều hành các hoạt động học tập như cùng cô chuẩn bị cũng như phân phát tài liệu, phiếu học tập cho các nhóm; thu hồi các bảng nhóm, phiếu bài tập nhóm đã hoàn thành; quản lý đồ dùng học tập; quản lý các góc học tập trong lớp. Nhóm của phân môn nào thì có nhiệm vụ quản lý, bảo quản góc học tập, chịu trách giúp giáo viên chi phối việc học tập môn học đó. 
 	* Ban Thư viện: Ban thư viện quản lý sách tham khảo, sách nâng cao, truyện đọc,...của lớp các em có nhiệm vụ sưu tầm sách, truyện; theo dõi các bạn mượn, trả sách và sắp xếp góc thư viện thật khoa học. 
 	* Ban sức khỏe vệ sinh: Lập kế hoạch, điều hành hoạt động vệ sinh trường lớp hàng ngày; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; kiểm tra vệ sinh và trang phục, đầu tóc cá nhân khi đến lớp.
 	* Ban Văn nghệ, Thể dục thể thao: Ban này có nhiệm vụ phụ trách sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ; điều hành các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của lớp đầu giờ, giữa giờ,.. và giao lưu văn nghệ trong các dịp lễ, hội giữa các lớp, tổ, và trong cũng như ngoài trường.
 	2. Chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn kĩ năng tự học cho các nhóm
 Sách thiết kế học theo mô hình VNEN, yêu cầu các em học theo nhóm là chủ yếu. Vì thế ngay từ đầu năm tôi đã chia lớp thành các nhóm chẵn - nhóm bốn, các nhóm này học cố định để tiện cho việc thảo luận. Không tạo nhóm lẻ vì theo thiết kế của sách rất nhiều hoạt động học theo cặp. Giáo viên cần thường xuyên thay đổi thành viên trong nhóm và chỗ ngồi cho học sinh để mỗi học sinh đều lần lượt được hưởng vị trí ngồi thuận tiện nhất.
 	Học theo mô hình VNEN đòi hỏi các em hoạt động độc lập, chủ động điều hành hoạt động học tập của nhóm mình nên cần có sự điều hành tốt của nhóm trưởng. Vai trò trưởng nhóm vô cùng quan trọng, sẽ quyết định phần lớn tiến độ học tập của nhóm mình, giúp giáo viên điều hành các tiết học tốt, quyết định chất lượng tiết học. Bởi thế tôi đã chọn lựa học sinh có kiến thức vững vàng, khả năng điều hành tốt, đồng thời rèn kĩ năng chỉ đạo cho các nhóm trưởng. Bên cạnh nhóm trưởng còn có nhóm phó có vai trò thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng khi cần thiết. Cần luân phiên bầu lại nhóm trưởng, nhóm phó để học có ý thức thi đua phấn đấu học tốt, đồng thời nhiều em được điều hành, qua đó tăng cường sự tự tin, mạnh dạn cho số đông học sinh.
 	Nhóm trưởng, nhóm phó nhóm có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của nhóm mình như: thảo luận học tập theo sách hướng dẫn; lấy và phân phát đồ dùng học tập; thu gom đồ dùng, phiếu học tập, tài liệu, sách vở sau khi thực hiện xong các nội dung môn học và hỗ trợ cô giáo chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học tiếp theo mỗi ngày.
 	Hàng tháng tôi cho bình bầu nhóm học tập tốt để tuyên dương trước lớp, đặc biệt nhóm trưởng của nhóm đó được vinh danh trước lớp. Đây là việc làm tạo sự thi đua, phấn đấu, khích lệ các em vươn lên trong quá trình tự quản của các nhóm; tạo cho các em luôn năng động và tự tin hơn để học tập hiệu quả.
 3. Hướng dẫn học sinh biết sử dụng Sách hướng dẫn học
 Để các thực hiện tốt việc học theo Sách hướng dẫn học thì ngay từ đầu năm giáo viên phải hướng dẫn cho các em biết sử dụng sách. Sách thiết kế các hoạt động học theo các mô đun theo quá trình học. Nhìn vào hình ghi chú trong sách để biết hình thức học tập từng hoạt động như: hoạt đọng cá nhân, hoạt động nhóm hay là cả lớp,.., khi nào cần sự có mặt của cô hoặc gặp khó khăn thì đưa bảng cứu trợ cô giáo. 
 4. Hướng dẫn học theo 10 bước
 Khác với lớp 3, 4, đối tượng lớp 2, năm này năm đầu tiên các em tiếp cận với việc học theo 10 bước học tập nên việc hướng dẫn cho các em biết cách học theo 10 bước đạt hiệu quả là cả một quá trình mất nhiều thời gian lẫn công sức. Mười bước học tập được xem như quy trình học buộc các em phải thực hiện cho mỗi bài học, trừ trường hợp bài ôn tập không có hoạt động cơ bản. 
 Bước 1. Chúng em làm việc nhóm. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho nhóm.
 Bước 2. Em đọc tên bài học rồi viết tên bài học vào vở ô li (lưu ý không được viết vào sách).
 Bước 3. Em đọc Mục tiêu của bài học. (cá nhân)
 Bước 4. Em bắt đầu Hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo nhóm).
 Bước 5. Kết thúc Hoạt động cơ bản em gọi thầy, cô giáo để báo cáo những gì em đã làm được để thầy, cô ghi vào Bảng đo tiến độ. (báo cáo tiến độ nhóm)
 Bước 6. Em thực hiện Hoạt động thực hành:
 + Đầu tiên em làm việc cá nhân; 
 + Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làm còn sai sót); 
 + Em trao đổi với cả nhóm. Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc...(lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác)
 Bước 7. Hoạt động ứng dụng: Nội dung học tập cần sự trợ giúp của gia đình và địa phương.
 Ngay từ đầu năm, trong Hội nghị phụ huynh lớp, bên cạnh nêu tổng quát về cấu trúc sách, cách sử dụng sách Hướng dẫn học, tôi đã nói kĩ hơn về Hoạt động ứng dụng và hướng dẫn những nội dung cơ bản phụ huynh cần làm để hướng dẫn con em mình học ở nhà đạt hiệu quả tốt nhất.
 Bước 8. Chúng em đánh giá kết quả học cùng thầy, cô giáo.
 Trong thời điểm này, giáo viên có cơ hội cùng các em kiểm tra kết quả học tập đồng thời khắc sâu kiến thức của mỗi nội dung bài học. Nên để cho các em tự đánh giá lẫn nhau để các em có điều kiện lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tích cực. Với những nội dung phức tạp, mới mẻ thì giáo viên nên giảng chung để khắc sâu kiến thức giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu nội dung bài học.
 Bước 9. Kết thúc bài, em viết vào Bảng đánh giá (nhắc các em nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu ý về đánh giá của thầy, cô giáo).
 Tôi luôn chú tâm đến việc giúp các em biết tự chủ, trung thực, khách quan trong quá trình đánh giá, để quá trình tự học của các em thực sự hiệu quả. Cô giáo phải bao quát lớp, quan sát kĩ, nắm bắt đến mọi đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu để kịp thời hướng dẫn, giúp đỡ khi các em cần.
 Bước 10. Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào. (Đây là bước quan trọng giáo viên cần chú tâm xem học sinh đã nắm chắc bài học chưa hay còn chưa hiểu phần nào để bổ sung kiến thức cho học sinh đó kịp thời. Nếu các trưởng nhóm hoặc những học sinh giỏi đã nắm chắc nội dung bài học này tốt rồi thì tôi hướng dẫn các em giúp đỡ, hỗ trợ các bạn để các bạn ấy hiểu và nắm chắc kiến thức.)
 Trong thời gian đầu, học sinh vừa học, giáo viên vừa nhắc từng bước và việc làm cụ thể để học sinh nhớ nhanh các bước học tập. Ví dụ: Em đang học đến hoạt động nào? Nó thuộc bước mấy? Hoạt động thực hành thuộc bước mấy?... Khi các em đã thuộc thứ tự 10 bước thì để tự các em nhắc nhở nhau cùng học tập.
 5. Xây dựng các góc học tập
 Để học tốt theo mô hình học mới VNEN, yêu cầu các lớp phải xây dựng các góc học tập riêng biệt. Vì thế, ngay từ đầu năm tôi đã bắt tay xây dựng các góc học tập như: góc môn Toán, góc môn Tiếng Việt, góc môn Tự nhiên và Xã hội, góc Hoạt động giáo dục.
	Góc môn Tiếng Việt là nơi lưu trữ đồ dùng học tập của nôn Tiếng Việt, là nơi trưng bày sản phẩm tài liệu liên quan môn học như các phiếu học tập, bài văn hay, trang chữ đẹp theo chủ điểm và là nơi cô phân chia tài liệu phục vụ cho mỗi tiết học Tiếng Việt từng ngày. Trong các tiết Tiếng Việt, nhóm trưởng đến góc học tập môn Tiếng Việt lấy tài liệu, đồ dùng phân phát cho cả nhóm. 
 	Góc môn Tự nhiên và Xã hội là nơi lưu trữ đồ dùng học tập của môn TNXH, là nơi trưng bày sản phẩm liên quan môn học như các sản phẩm sưu tầm như con vật, cây cối, là nơi để tài liệu phục vụ cho mỗi tiết học TNXH từng ngày. Trong các tiết TNXH, nhóm trưởng đến góc học tập lấy tài liệu, đồ dùng chia cho các bạn trong nhóm cùng học. 
 	Góc môn Toán là nơi lưu trữ đồ dùng học tập của nôn toán, là nơi trưng bày sản phẩm tài liệu liên quan môn Toán, các phiếu học tập của các tiết học trong thời gian gần nhất, theo chủ điểm và là nơi phân phát tài liệu phục vụ cho mỗi tiết Toán từng ngày. Trong các tiết Toán, nhóm trưởng đến góc học tập môn Toán lấy tài liệu, đồ dùng phân phát cho nhóm để các bạn thảo luận, học tập. Để các em thực hiện tốt việc học theo quy trình 10 bước, giáo viên phải làm đầy đủ đồ dùng học tập, phiếu học tập theo yêu cầu của Sách hướng dẫn học trong tất cả các bài học. 
 	Góc Hoạt đông giáo dục là góc lưu trữ và trưng bày sản phẩm, tài liệu, phiếu học tập liên quan đến lĩnh vực Đạo đức, Thủ công, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục. 
 	Sau từng nội dung bài học, các em sẽ trưng bày lên những sản phẩm– kết quả học tập của mình như: sản phẩm thủ công xuất sắc của các em; bài vẽ đẹp về gia đình, thầy cô cũng như bạn bè tùy theo từng chủ điểm; tranh giáo dục đạo đức hoặc sưu tầm những bản nhạc hay,...
 	Thông qua các sản phẩm, để các em nêu gương, chia sẻ lẫn nhau để cùng tiến bộ trong quá trình học tập học. 
 	Ngay từ đầu năm học, tôi đã hướng dẫn cho các em trong ban học tập cách quản lí, sử dụng các góc học tập. Các em thuộc ban Học tập phụ trách bảo quản, hướng dẫn lại cho các bạn cách sử dụng góc học tập hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả học tập các môn học. 
 	Ban Học tập tôi chia thành 4 tiểu ban như: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội và Hoạt động giáo dục. Mỗi tiểu ban tôi giao quản lý mỗi góc học tập để các em dễ theo dõi, bảo quản cẩn thận đồng thời sắp xếp góc học tập của lớp khoa học hơn.
 6. Xây dựng Tủ sách lớp học
 Ngay từ đầu năm, cô trò chúng tôi đã thành lập Tủ sách lớp học. Mục đích của nó là lưu trữ những quyển truyện hay, sách tham khảo tốt phục vụ cho tất cả các môn học. 
	Bản thân tôi đã nghiên cứu, lựa chọn những quyển sách sách tham khảo tốt phục vụ cho các môn học có ở thư viện để mượn và tìm mua thêm những quyển sách hay phù hợp nội dung học tập như: Tuyển tập những bài toán hay lớp 2, Những bài văn hay lớp 2, Rèn kĩ năng làm văn lớp 2, Tìm hiểu thế giới quanh em, Tự luyện Violympic Toán 2,.về trưng bày ở tủ sách lớp để học sinh mượn đọc. Mỗi học sinh trong lớp đều sưu tầm, đóng góp những quyển sách hoặc mẫu truyện mà các em đã đọc ở nhà và đem đến cho lớp để các bạn khác cùng đọc với tinh thần “Đóng góp một quyển sách hay để được đọc nhiều quyển sách quý khác”. Các bạn trong lớp vô cùng háo hức sưu tầm rất nhiều truyện tranh, truyện cười, bí quyết học giỏi, bài văn hay, những bài toán nâng cao, tìm hiểu thế giới quanh em,....
	Sau một thời gian ngắn lớp đã có một tủ sách rất phong phú về thể loại. Các em có thể đọc sách báo trong thời gian nghỉ ngay tại lớp vừa để nâng cao kiến thức, sự hiểu biết của mình; vừa tránh việc các em tụ tập, tham gia các trò chơi nguy hiểm.
 	Tủ sách lớp học được các bạn trong Ban thư viện mở đầu giờ học của tất cả các buổi học và phụ trách quản lí cho các bạn mượn sách; thu lại sách, kiểm tra và sắp xếp ngăn nắp tủ sách sau khi các bạn đọc xong. Đồng thời các em ghi nhận sự đóng góp sách của các bạn trong lớp.
 	Qua hoạt động này mà các em được trau dồi thêm kiến thức, yêu thích khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời rèn cho các em đức tính biết chia sẻ với bạn bè, biết sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng.
 7. Xây dựng Góc cộng đồng lớp
 Góc cộng đồng bao gồm Bản đồ cộng đồng và một số hình ảnh minh họa về nghề nghiệp, sản phẩm đặc trưng có ở địa phương hay những công việc thường ngày của bố mẹ các em. Qua đây nhắc các em biết tự hào về quê hương và càng vun đắp tình yêu gia đình cũng như yêu những công việc mà bố mẹ các em đang làm. 
	Sơ đồ cộng đồng là sự mô tả một cách đơn giản về cộng đồng địa phương, trong đó bao gồm đường sá, các nhà công cộng, trường học, trạm y tế, các cơ quan, nhà ở và cả những nơi có thể gặp nguy hiểm với học sinh,Và quan trọng nhất là có tất cả các ngôi nhà, nơi các gia đình học sinh trong lớp đang sinh sống.
 	Ngay từ đầu năm, tôi đã kết hợp phụ huynh, học sinh lớp tìm hiểu để xây dựng sơ đồ cộng đồng lớp. Sơ đồ này làm rất đơn giản, song cũng tạo cho học sinh sự thu hút, yêu thích vì những ngôi nhà làm bằng giấy thủ công do chính tay các em cắt dán và chính bố mẹ các em trang trí. Các em có điều kiện giới thiệu với cô giáo, bạn bè về ngôi nhà thân yêu, nơi mình mình sinh sống, vun đắp cho các em niềm tự hào, tình yêu tổ ấm gia đình của mình.
 	Cũng từ đó chúng ta biết được vị trí nhà ở của học sinh mình, khoảng cách từ nhà các em đến trường xa hay gần, biết được địa điểm, cách đi thăm gia đình học sinh. Đặc biệt, cô giáo còn biết được đoạn đường từ nhà đến trường của em nào nguy hiểm để nhắc nhở các em phòng tránh mỗi ngày đến trường.
 	8. Hướng dẫn xây dựng Nội quy lớp học
 	Nội quy lớp học được xây dựng dưới hình thức Cây thân thiện là những nội quy quy định- những điều các em nên và không nên làm mỗi ngày để xây dựng một lớp học nề nếp, tích cực, đoàn kết.
 Trong quá trình học tập, những nội dung nào các em đã ghi nhớ, đã làm tốt thì giáo viên cho thay thế những nội dung khác phù hợp từng thời điểm. Các em cùng nhắc nhở nhau thực hiện tốt nhiệm vụ của mình với trướng, với lớp, với thầy cô, bạn bè thân thiết.
 9. Xây dựng Hòm thư kết bạn của lớp 
 Hòm thư tình bạn được xây dựng ngay từ đầu năm, các em đã tự làm bì thư cho mình và trang trí theo ý thích. Các em cùng cô giáo trang trí và treo lên trên bức tường trong lớp ở một vị trí thuận lợi nhất cho các em tiện theo dõi đọc thư cũng như việc gửi thư cho bạn hàng ngày.
 Mỗi một học sinh là một cá thể đang phát triển với những tình cảm trong sáng, cần tạo cho các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của mình. Những lời khen, lời chúc tặng bạn luôn là món quà mang giá trị tinh thần đáng trân trọng, nó tạo niềm vui, giúp các em gần gũi và hiểu nhau hơn.
 Mỗi học sinh có những tình cảm, ý kiến và nhu cầu riêng của mình. Với sự giúp đỡ và tôn trọng đúng mức của cô giáo, các em sẽ đưa ra những ý kiến rất chính đáng, những tâm sự thầm kín mà các em không tiện nói nên lời. 
 Vì thế, bên cạnh các hòm thư của lớp có hòm thư của cô, để cô đón nhận, lắng nghe các em tâm sự và sẽ biết các em muốn gì để có cách đối xử thích hợp hơn với các em.Từ đó biết điều chỉnh cách nhìn của mình với các em, tìm ra phương pháp giáo dục hợp lí; tạo cho các em sự vững tin trong cuộc sống, các em có động lực học tập tốt hơn.
 10. Hướng dẫn các em biết cách báo cáo kết quả học tập và đánh giá Tiến độ nhóm.
 Báo cáo tiến độ là một bước rất quan trọng trong 10 bước học tập của mỗi bài học. Khi các em thực hiện xong yêu cầu một hoạt động nào đó thì các em phải báo cáo với thầy cô giáo để thầy cô công nhận kết quả làm việc của nhóm mình.
 Không phải tiến độ học tập của nhóm nào cũng giống nhau, có nhóm hoàn thành trước, nhóm hoàn thành sau. Nhóm nào hoàn thành thì tôi cho các em đưa Mặt cười (mặt màu đỏ), cô giáo sẽ đến với nhóm đó để kiểm tra kết quả hoạt động nhóm của các em, sau đó các em nhóm mới được chuyển qua hoạt động khác, đồng thời các em được thầy cô đánh giá tiến độ nhóm. Giáo viên phải nhạy bén, quan sát kĩ các nhóm học tập mới kịp thời thẩm định được chính xác chất lượng học của từng nhóm học tập. Bên cạnh sự giám sát, kiểm tra của giáo viên, tôi đã kết hợp với những em trong ban học tập, đặc biệt là các trưởng nhóm hỗ trợ tôi trong quá trình đánh giá. Khi những em này đã hoàn thành nội dung bài học, đã được cô đánh giá thì các em sẽ giúp cô giáo kiểm tra, hỗ trợ các bạn chưa hoàn thành, Tuy nhiên trong vấn đề đề này tôi cũng đã có sự hướng dẫn các em cách giúp đỡ bạn bằng cách hướng dẫn bạn phương pháp học, cách thức tìm kết quả. Tuyệt đối tránh tình trạng các em hỗ trợ bạn bằng cách nêu kết quả hay đáp án cho bạn biết hoặc cho bạn chép bài của mình. 
 Đánh giá Tiến độ nhóm là hình thức giáo viên dùng để đo nhịp độ học nhanh hay chậm giữa các nhóm trong lớp. Qua đây giúp đỡ, điều chỉnh việc học của các em thích hợp, nhằm nâng cao chất lượng học tập của lớp.
 Các nhóm hoạt động độc lập theo sách, khi các em hoàn thành nhiệm vụ của mỗi hoạt động (Cơ bản, Thực hành, Ứng dụng) các em đưa Mặt đỏ báo cáo cô giáo, cô sẽ kiểm tra, công nhận khi đó các em sẽ được đánh giá tiến độ (bằng cách gắn hoa lên lọ hoa của tổ mình). Việc làm này không phải mục đích khen chê mà mục đích động viên, khích lệ các em thi đua học tập, tạo cho các em thói quen làm việc nhanh nhẹn, khoa học, tạo cho các em thi đua vươn lên kịp các bạn.
	11. Chấm điểm bằng nhận xét thay cho chấm điểm bằng điểm số
 Đánh giá, chấm điểm học sinh tiểu học theo mô hình VNEN là không đánh giá bằng điểm số, tuy nhiên cần ghi lời nhận xét phải hết sức cụ thể, ngắn gọn mang tính hướng dẫn là chủ yếu. Để qua nhận xét các em sẽ nhận ra cái sai để sửa chữa, giúp các em biết được chất lượng bài làm của mình là tốt hay khá, đạt hay chưa đạt, mình làm chưa tốt phần nào và nên sửa chữa lại những bài làm chưa đúng đó như thế nào.
 - Bài đúng, ghi đúng; những bài toán sai thì gạch chân và nêu rõ sai ở đâu, sai cái gì, cách điều chỉnh hợp lí để các em có thể tự khắc phục và làm lại cho đúng; hoặc có thể trao đổi trực tiếp với từng em để các em rút kinh nghiệm, học tốt hơn nội dung tương tự.
 - Nhận xét phải mang tính hướng dẫn, ghi nhận xét phải cụ thể, nêu rõ được ưu điểm hoặc khuyết điểm nổi bật của mỗi em hay nêu rõ những điều nhằm mục đích nhắc nhở, động viên các em phải khắc phục, cần phát huy những gì. Tuyệt đối không ghi chung chung, chiếu lệ, đối phó. Nhật kí ghi chép cụ thể nhưng lời lẽ cũng luôn nhẹ nhàng, không mang tính chất phê phán nặng nề, khắt khe đối với các em.
 - Những nội dung nào các em chưa hoàn thành cần cho các em học lại, bổ sung xong rồi mới tiếp tục chuyển qua học các nội dung khác tiếp theo.
 * Trích một vài nhận xét trong vở học của học sinh:
 Ví dụ về môn Toán: Em làm bài nhanh, tính chính xác, trình bày bài đẹp; Đặt tính đúng, tính chính xác, em giỏi quá; Em cần chú ý đặt tính thẳng cột ở bài tập 2 và ghi đúng đơn vị ở bài 3 (bài giải) em nhé!; Nhớ ghi thêm đơn vị ở bài 2b và chú ý trừ tính có nhớ ở bài 4 (bài giải); 
 Ví dụ về môn Tiếng Việt: Em đã biết viết văn nói về việc tốt, chú ý viết câu gọn hơn và đầu câu nhớ ghi hoa em nhé!; Em viết văn hay, cảm xúc, nhớ viết đẹp và đừng bỏ bẩn nhé!; Em đã biết viết câu hỏi nhưng cuối câu hỏi nhớ có dấu chấm hỏi em nhé!; Em viết đẹp rồi nhưng cần viết hoa tên riêng nghe!; Em chú ý viết đúng độ cao và nét khuyết con chữ h và g;...
 Trong năm học qua, với sự giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt của Nhà trường, sự hỗ trợ, chia sẻ của quý đồng nghiệp trong việc thực hiện xây dựng lớp học theo Mô hình trường học kiểu mới
VNEN, bản thân tôi đã gặt hái được một số kết quả như sau:
 - Phần lớn học sinh đã quen với hình thức học tập theo mô hình mới.
 - Các em đã biết tự học theo nhóm, đặc biệt các nhóm trưởng đã có kỉ năng điều hành việc học tập của nhóm mình. 
 - Đa số học sinh biết học theo 10 bước học tập, biết cách học theo Sách hướng dẫn mới và khá nhạy bén trong việc xử lý các tình huống khác nhau trong sách. 
 - Đa số học sinh trong lớp đã biết Tự đánh giá, Đánh giá lẫn nhau và biết báo cáo Tiến độ nhóm một cách thành thạo. Các em nổ lực thi đua, biết giúp đỡ nhau trong học tập, công khai trong Tự đánh giá, Đánh giá kết quả học tập của nhóm cũng như đánh của mỗi cá nhân.
 - Các nhóm chủ động trong việc tổ chức lớp học. Từ việc lấy tài liệu, đồ dùng học tập cho đến tiến hành thực hiện có hiệu quả các nội d

File đính kèm:

  • docDay_hoc_VNEN.doc
Giáo án liên quan