Sáng kiến kinh nghiệm Để giờ dạy Đạo đức lớp 5 đạt hiệu quả cao

1.Vị trí môn Đạo đức trong trường Tiểu học:

Môn Đạo đức ở trường Tiểu học giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực đạo đứcvà pháp luật cơ bản phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ giữa các em với bản thân, với gia đình, với cộng đồng, xã hội, môi trường tự nhiên và ýy nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.

Môn Đạo đức còn từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình,yêu thương tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui hạnh phúc cho con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.

Môn Đạo đức là một môn học gắn bó mật thiết với quá trình giáo dục đạo đức ở Tiểu học . Môn Đạo đức là một môn học thật quan trọng tạo tiền đề cho học sinh có thể học tốt môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở.

2.Nhiệm vụ của môn Đạo đức ở trường Tiểu học:

Môn Đạo đức cần phải trang bị cho học sinh những tri thứ sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi đạo đức và năng lực định hướng giá trị đạo đức. Những tri thứ sơ đẳng về những chuẩn mực hành vi đạo đức cần được chuyển hoá thành niềm tin đạo đức.Với những y thức đạo đức và năng lực định hướng giá trị đạo đức ban đầu, qua kinh nghiệm sống của bản thân,qua thí nghiệm trong cuộc sống ở học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 4-5 sẽ hình thành và phát triển những xúc cảm, tình cảm đạo đức đối với các đối tượng trong các mối quan hệ hàng ngày.

 

doc66 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Để giờ dạy Đạo đức lớp 5 đạt hiệu quả cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lớp 5
A. Một số biện pháp dạy học nâng cao chất lượng giờ dạy môn học đạo đức lớp 4-5
1 .Biện pháp thứ nhất: Rèn cho học sinh những hành vi thói quen đạo đức tốt thông qua các môn học khác.
Chúng ta đã biết ở Tiểu học có một hệ thống các môn học như : Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt, Toán Các môn học này vừa phải hoàn thành các nhiệm vụ bồi dưỡng cho học sinh hệ thống những tri thức khoa học sơ đẳng, những kĩ năng kĩ xảo tương ứng phát triển năng lực hoạt động trí tuệ vừa phải giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức cần thiết. Các môn học đó tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức, hỗ trợ đắc lực cho môn đạ đức, trong việc hình thành ở học sinh những biểu tượng đạo đức, mở rộng khái niệm đạo đức, tình cảm đạo đức, hình thành phát triển những hành vi thói quen đạo đức tốt.Trong giờ dạy các môn học khác mà không phải là môn đạo đức, người giáo viên cần lựa chọn thời gian thích hợp để liên hệ những chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh, lồng ghép cho phù hợp không máy móc, hình thức làm cho bài học nặng nề, quá tải.
Chẳng hạn dạy phân môn Tập viết hay phân môn Chính tả yêu cầu chữ viết đẹp, đúng mẫu, đúng cỡ, đúng quy trình vở sạch chữ đẹp. Muốn vậy phải qua một quá trình lâu dài, kiên trì và bền bỉ mới có được. Qua hai phân môn Tập viết và Chính tả rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và người đọc chữ của mình. Và đây cũng là nhwngx hành vi, thói quen đạo đức tốt mà học sinh cần thực hành, ứng xử trong khi học bài đạo đức: 
 “Em là học sinh lớp 5” -Bài 1- Lớp 5
“Có chí thì nên” -Bài 3- Lớp 5
Hay là trong quá trình dạy phân môn tập đọc, sau khi cho học sinh hiểu rõ nội dung của bài thì liên hệ cho học sinh phải có hành vi thói quen đạo đức : 
“Nhớ ơn tổ tiên” (Bài Tập đọc:Phong cảnh đền Hùng-sách Tiếng Việt 5),
“Có trách nhiệm về việc làm của mình” (Bài Tập đọc:Thầy thuốc như mẹ hiền-sách Tiếng Việt 5),
“Em yêu hoà bình” (Bài Tập đọc:Bài ca về Trái đất-sách Tiếng Việt 5),
Hay là trong khi học môn Kỹ thuật, môn Khoa học cần rèn cho học sinh thói quen đạo đức “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”, “Tình bạn”, “Hợp tác với những người xung quanh” - Đạo đức Lớp 5.
Tóm lại muốn đạt kết quả cao trong quá trình giáo dục Đạo đức, rèn cho học sinh thực hành những hành vi thói quen đạo đức tốt thì việc dạy môn Đạo đức thôi chưa đủ , cần liên hệ áp dụng, lồng ghép qua các môn học khác.
2. Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn cho học sinh xử lí tốt các tình huống đạo đức
Ngoài việc hình thành hành vi đạo đức cho học sinh thì việc hướng dẫn học sinh xử lý tốt các tình huống đạo đức dựa vào chuẩn mực hành vi đạo đức đã học là một nhiệm vụ quan trọng. Vậy trong các giờ Đạo đức Tiết 2 để hướng dẫn cho học sinh xử l‎ý tốt các tình huống đạo đức, người giáo viên cần lưu‎ ý: Các tình huống đưa ra cần xử lý phải phù hợp với bài Đạo đức, cuộc sống thực tế, đặc điểm tâm sinh lý, khả năng giải qu‎yết của học sinh .Tránh đưa ra hành vi, tình huống xa lạ, quá đơn giản hay quá khó. Khi học sinh trả lời cần gợi cho học sinh phân tích lợi ích hay tác hại của hành vi, giải thích động cơ của việc lựa chọn cách ứng xử, nếu có ý kiến không giống nhau của học sinh, cần tạo điều kiện cho các em được tranh luận để tìm phương án giải quyết tốt nhất. Giáo viên cho học sinh suy nghĩ, xử lý ‎ tình huống, những học sinh khác bổ sung hoặc nêu ý kiến khác. Giáo viên kết luận ý kiến nào đúng , vì sao ?
 Chẳng hạn dạy bài đạo đức : “Trung thực trong học tập’’ -Đạo đức lớp 4. Giáo viên đưa ra tình huống: Trong giờ kiểm tra Toán một bạn trong lớp coi bài của bạn. Em sẽ xử lý thế nào , đánh dấu “x” vào □ cách ứng xử đúng mà em chọn.
□ Mặc bạn không quan tâm.
□ Mách cô giáo.
□ Khuyên bạn hãy nói sự thật với cô giáo.
□ Bao che cho bạn.
Bằng cách đưa ra các tình huống mở như tren học sinh sẽ dễ dàng hơn trongviệc lựa chọn cách ứng xử đúng nhất mà em chọn, đánh dấu “x” vào ô □. Giáo viên cho học sinh trả lời và cùng nhận xét cách ứng xử đúng nhất là: Khuyên bạn hãy nói sự thật với cô giáo.
Tóm lại trong quá trình dạy môn Đạo đức học sinh được tham gia giải quyết các vấn đề, rèn luyện được năng lực,tự kiềm chế, không làm trái với các chuẩn mực đã học,tập đấu tranh động cơ để vận dụng kinh nghiệm giải quyết vào cuộc sống của mình.
3 .Biện pháp thứ ba: Hưóng dẫn học sinh tham gia các trò chơi.
Học sinh Tiểu học có nhu cầu vui chơi hết sức to lớn, việc tổ chức trò chơi là góp phần thoả mãn nhu cầu đó của trẻ.Học sinh sẽ được luyện tập những kỹ năng, những thao tác hành vi đạo đức, giúp các em thẻ hiện được các hành vi một cách đúng đắn tự nhiên .Học sinh có những cơ hội để thể nghiệm những chuẩn mực hành vi, qua đó học sinh sẽ được hình thành niềm tin và những chuẩn mực hành vi đã được học, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống .Qua vui chơi , học sinh thực hiện những thao tác, hành vi đạo đức một cách tự nhiên, hứng thú ,nhẹ nhàng ,thoải mái. Song để học sinh tham gia trò chơi thế nào cho đạt hiệu quả mong muốn thì người giáo viên cần hướng dẫn cụ thể: Đối với trò chơi sắm vai giáo viên nên hướng dẫn học sinh tập trước. Giáo viên cho học sinh xung phong đóng vai các nhân vật trong kịch bản cho sẵn ( có thể là truyện kể trong sách giáo khoa Đạo đức), giáo viên yêu cầu các em tham gia chơi học thuộc kịch bản, học thuộc lời nói của các nhân vật mà mình đóng vai. Khi lên tham gia chơi cần tự nhiên , nói to, rõ ràng lưu loát; đặc biệt là thể hiện hành động lời nói cảm xúc,hành vi đạo đức đúng như nhân vật trong kịch bản. Các em không chơi có nhiệm vụ quan sát trò chơi và nhận xét cách thể hiện của các bạn tham gia chơi.Chẳng hạn trong bài “Kính già ,yêu trẻ’(-Đạo đức lớp 5. SGK-19)
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi sắm vai :
Có một nhóm 5-6 em sắm vai các nhân vật trong câu chuyện “Sau đêm mưa”: Bà cụ; một em nhỏ; 3-4 học sinh trên đường đi học về. Giáo viên và học sinh tham gia chơi sẽ chuẩn bị trang phục, đồ dùng. Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia chơi (học sinh đóng vai bà cụ cần có bước đi chậm, lưng hơi còng, tay cầm gậy; em nhỏ hồn nhiên, sợ sệt) Học sinh tiến hành phân vai thể hiện. Sau đó giáo viên cho học sinh nhận xét đánh giá việc làm của các bạn học sinh đ Giáo viên kết luận hành vi đạo đức cần ghi nhớ.
Hay khi dạy bài “Em là học sinh lớp 5” - Đạo đức lớp 5. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “phóng viên”.
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
Cách tiến hành: Học sinh thay phiên nhau đóng vai là phóng viên (Báo Thiếu niên Tiền phong hoặc Đài truyền hình Hải Dương) để phỏng vấn các bạn về một số nội dung có liên quan đến bài học.
Ví dụ: 	- Theo bạn học sinh lớp 5 cần phải làm gì?
	- Bạn cảm thấy thế nào khi mình là một học sinh lớp 5?
	- Bạn hãy hát một bài hát về chủ đề “Trường em”.
	- . . .
Hoặc khi dạy bài: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” - Đạo đức 5. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi đóng vai.
Mục tiêu: Học sinh thể hiện được tình yêu quê hương đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch.
Cách tiến hành: 
Giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch (các học sinh khác trong lớp) về một trong các chủ đề: Văn hoá, Kinh tế, Lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, Trẻ em Việt Nam, việc thực hiên quyền trẻ em ở Việt Nam
4. Biện pháp thứ 4: Sử dụng vở bài tập đạo đức trong giờ học đạo đức 
 Cùng với sách giáo khoa Đạo đức 5, Vở bài tập Đạo đức 5 cũng được biên soạn 14 bài theo hướng đổi mới ( 14 bài chính thức với 28 tiết) không bày sẵn thông tin cho các em mà hướng dẫn cho các em học tập. Bởi vậy trong quá trình dạy học Đạo đức , giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh sao cho hiệu quả. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập bằng nhiều hình thức khác nhau cho phù hợp với từng yêu cầu và nội dung bài tập.
B. Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học đạo đức lớp 5.
Các phương pháp và hình thức dạy học môn Đạo đức lớp 5 rất phong phú, đa dạng bao gồm cả các phương pháp dạy học hiện đại như :đóng vai, động não.và các phương pháp truyền thống như:kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, khen thưởng.
Sau đây là một số phương pháp chủ yếu khi dạy Đạo đức lớp 5.
1.Phương pháp động não :
a.Khái niệm : Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng,nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
b.Cách tiến hành : 
- Giáo viên nêu vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
- Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ‎ ý kiến càng nhiều càng tốt.
-Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc bảng nhóm (không loại trừ một ‎ý kiến nào trừ trường hợp trùng lặp).
-Phân loại các ‎ý kiến.
-Làm sáng tỏ những ‎ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ‎ý.
-Tổng hợp từng ‎ý kiến của học sinh, hỏi các em có thắc mắc hay bổ sung gì không .
c. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng.
- Phương pháp động não có thể dùng để lí giải bất kì một vấn đề đạo đức nào, song dặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc rong thực tế cuộc sống của học sinh.
Các ‎ý kiến phát biểu nên ngắn gọn bằng một từ hoặc một câu thật ngắn.
Tất cả các ý kiến đều được giáo viên hoan nghênh, chấp nhận mà không cần phê phán , nhận định đúng sai.
-Cuối giờ thảo luận giáo viên nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả học sinh .
d.Ví dụ.
-Em có nhận xét gì về những ‎ý kiến dưới đây ? 
 (Bài 3: Có chí thì nên-Đạo đức 5)
 -Em có cảm nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam ?
 (Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam) 
-Chiến tranh gây ra những hiệu quả gì ? 
 (Bài 12: Em yêu Hoà Bình).
2. Phương pháp đóng vai.
a. Khái niệm : 
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
b.Ưu điểm của phương pháp đóng vai: 
Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Phương pháp này gây hứng thú và chú y cho học sinh, tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh, khích lệ sự thay đổi thái đọ hành vi học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức.
c.Cách tiến hành:
- Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai.
- Các nhóm thảo luận đóng vai.
- Lớp thảo luận nhận xét.
- Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong từng tình huống.
d. Những điều cần lưu ý khi sử dụng:
Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề của bài học, phù hợp với trình độ học sinh, điều kiện hoàn cảnh của lớp học. Tình huống phải để mở không cho trước “kịch bản”.
Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cần tham gia, nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi.
Chẳng hạn tổ chức cho học sinh đóng vai trong các tình huống. 
Đóng vai thể hiện giúp đỡ bạn (Bài 5: Tình bạn)
- Giúp đỡ cụ già, em nhỏ (Bài 6: Kính già,yêu trẻ).
Thể hiện tình yêu quê hương đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch (Bài 11: Em yêu tổ quốc Việt Nam).
3. Phương pháp trò chơi:
a. Khái niệm: 
Phương pháp trò chơi là tổ chức cho học sinh thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làm phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức đã học thông qua một trò chơi nào đó.
b. Những điều cần chú ý khi sử dụng: 
Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài Đạo đức với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh điều kiện thực tế của lớp học đồng thời không gây nguy hiểm cho học sinh.
Học sinh phải nắm được quy tắc chơi, tôn trọng luật chơi. Giáo viên phải quy định rõ thời gian địa điểm chơi chú ý phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu từ khâu chuẩn bị.
Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lý không để gây nhàm chán cho học sinh.
Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
Trò chơi để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 rất phong phú và đa dạng.
Ví dụ: 
“Tôi đến Uỷ ban xã” (Bài 10: Uỷ ban nhân dân xã, phường em)
Trò chơi sắm vai (Bài 7) Trò chơi đóng kịch (Bài 2) Trò chơi đố vui, trò chơi ghép đôi.
Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (Bài 6: Kính già, yêu trẻ).
4. Phương pháp thảo luận nhóm:
a. Khái niệm: Là phương pháp tổ chức cho học sinh trao đổi với nhau theo nhóm nhỏ về vấn đề đạo đức nào đó. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động và quá trình học tập tậo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
b. Cách tiến hành: 
- Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ, quy định thời gian thảo luận và phân công vị trí cho các nhóm.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi bổ sung.
- Giáo viên tổng kết các ý kiến.
c. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này:
- Có nhiều cách chia nhóm, quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ tuỳ theo vấn đề thảo luận, song tốt nhất là mỗi nhóm có từ 2 đến 6 học sinh.
Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau, học sinh cần được luân phiên nhau làm “nhóm trưởng” và đại diện cho nhóm trình bày kết quả.
d. Ví dụ:
Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm khi dạy bài 1 “Em là học sinh lớp 5” theo các câu hỏi sau:
- Em nghĩ gì khi quan sát tranh vẽ?
- Học sinh lớp 5 có gì khác so với học sinh các khối lớp khác?
- Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
Hay khi dạy bài 3 “Có chí thì nên” cho học sinh thảo luận xử lý tình huống.
5. Phương pháp kể chuyện:
a. Khái niệm: 
Kể chuyện là phương pháp dùng lời kể kết hợp với sử dụng điệu bộ cử chỉ hoặc tranh minh hoạdể thuật lại nội dung một chuyện nào đó. Phương pháp này thường được vận dụng ở tiết 1 nhằm giới thiệu cho học sinh một biểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức.
b. Ưu điểm: 
Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh tiểu học giúp cho bài học Đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên nhẹ nhàng và sống động.
c. Cách tiến hành: 
Khi kể chuyện giáo viên phải biết nhấn mạnh vào những chi tiết chủ yếu của chuyện, giọng kể phải khoan thai rõ ràng, truyền cảm. Có thể kể chuyện với kết cục mở và yêu cầu tự học sinh hoàn thiện phần kết. Vừa kể vừa làm điệu bộ hoặc sử dụng tranh minh hoạ.
d. Những điều cần lưu ý khi sử dụng:
- Nội dung truyện phải sát với chủ đề bài học, kể về cách ứng xử của một nhân vật trong một tình huống đạo đức cụ thể.
- Ngôn ngữ của truyện phải trong sáng dễ hiều, giàu hình ảnh, gợi cảm tránh diễn đạt bằng những câu quá dài.
e. Ví dụ:
Kể chuyện: “Chuyện của bạn Đức” (Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình).
Kể chuyện “Thăm mộ” (Bài 4 : Nhớ ơn tổ tiên)
Kể chuyện “Đôi bạn” (Bài 5: Tình bạn).
6. Phương pháp đàm thoại:
a. Khái niệm: 
Đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa thầy – trò hoặc trò – trò về một chủ đề đạo đức dựa trên một hệ thống câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh đi đến một chuẩn mực đạo đức các em cần nắm và thực hiện.
b. Ưu điểm: 
Phương pháp này giúp học sinh phát huy vốn kinh nghiệm, vốn đạo đức đã có, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của thaỳ của bạn, tiếp thu bài học một cách tích cực chủ động.
c. Những điều cần lưu ý khi sử dụng: 
Trong thực tiễn dạy học môn đạo đức phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở tiết 1. Các câu hỏi phải được sắp xếp một cách hợp lý, có hệ thống. Câu hỏi phải tập trung khai thác mặt đạo đức của hành vi, giúp học sinh phân tích làm rõ tình huống và cách ứng xử trong tình huống. Câu hỏi phải cụ thể rõ ràng, ngắn gọn, rõ ý, phù hợp với trình độ của học sinh lớp 5.
d. Ví dụ: áp dụng phương pháp này khi dạy Bài 3 “Có chí thì nên”, Bài 7 “Tôn trọng phụ nữ”, Bài 11”Em yêu tổ quốc Việt Nam”, Bài 12 “ Em yêu Hoà bình”, Bài 13 “Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc”, Bài 14 “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”.
Mỗi phương pháp và hình thức dạy học môn Đạo đức đều có mặt mạnh, mặt hạn chế riêng phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết dạy. Vì vậy không nên quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp hoặc hình thức dạy học nào. Điều quan trọng là cần căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lý đúng mức. 
Quan sát tranh để thảo luận rút ra quy tắc đạo đức (ở bài 1, bài 3, bài 5)
Phân tích thông tin ở các văn bản (ở bài 7, bài 11, bài 12, bài 13, bài 14)
Xử lý tình huống (ở bài 5, bài 6, bài 7, bài 8)
Đóng vai, trò chơi 
Tóm lại giáo viên cần phải khai thác tốt sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập đạo đức và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để tới được kết quả thực chất trong giờ dạy đạo đức.
IV. thiết kế bài giảng môn đạo đức lớp 5
Trước khi bắt tay vào thiết kế giáo viên cần chú ý khung giáo án bài đạo đức gồm 3 phần cơ bản là :Những mục tiêu của bài , tài liệu và phương tiện, các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hình thức trình bày giáo án có thể theo hàng ngang hay cột dọc.
I. Mục tiêu tiết học:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu điều gì?
2. Kỹ năng, hành vi: Học sinh biết làm gì?
3. Thái độ: Học sinh có thói quen gì? Có thái độ gì?
II. Tài liệu và phương tiện:
Cần những tài liệu và phương tiện nào? Ai chuẩn bị, sử dụng cho hoạt động nào?
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. ổn định tổ chức: 1 phút
2. Bài cũ: 3 -5 phút
Kiểm tra trí thức, kỹ năng hành vi của bài trước.
3. Bài mới : 25 phút 
A. Khởi động: 2-3 phút
Có thể cho học sinh hát, đọc thơ, chơi trò chơi  liên quan đến bài học.
B. Nội dung: 20-22 phút.
1. Hoạt động 1: 
+ Mục tiêu hoạt động 
+ Cách tiến hành 
Kết luận của giáo viên
2. Hoạt động 2: ..
3. Hoạt động 3:
* Kết luận chung cuối bài.
* Hoạt động nối tiếp: Hướng dẫn học sinh thực hành, về nhà nếu có.
Tiết 2:
1. ổn định lớp : 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: 2-3 phút.
Hỏi về bài đã học ở tiết 1.
3. Bài mới: 25-27 phút.
A. Khởi động: 2-3 phút.
B. Nội dung: Gồm các hoạt động tương tự như tiết 1.
* Kết luận chung cho cả tiết 1 + tiết 2.
Cho học sinh đọc câu ghi nhớ cuối bài (nếu có).
* Những điều cần lưu ý:
-Khi xác định mục tiêu bài học, giáo viên cần căn cứ vào tính chất bài đạo đức điều kiện thực tế, khả năng của học sinh lớp mình để xác định mục tiêu cho phù hợp.
- Xác định và chuẩn bị tài liệu, phương tiện, tranh ảnh, phiếu học tập, thẻ màu các loại, dụng cụ, đồ vật, sản phẩm tự nhiên, sách giáo khoa, vở bài tập đạo đức, các mẩu chuyện, tấm gương. Giáo viên cần xác định cụ thể sau khi đã dự kiến các hoạt động cho từng tiết.
- Các hoạt động dạy học phải phù hợp với bài Đạo đức. Từ một mẫu hành vi đạo đức giúp học sinh khái quát thành bài học, sau đó từ bài học Đạo đức tổ chức cho học sinh luyện tập, vận dụng vào thực tiễn. Phương pháp dạy học phải được phát huy được tính tích cực của học sinh, hình thức tổ chức dạy học phải đa dạng.
- Khi thiết kế từng hoạt động cần làm rõ được bốn điểm có sự thống nhất với nhau. Tên hoạt động, mục tiêu, cách tiến hành, kết luận.
Ví dụ thiết kế bài số 4 Nhớ ơn tổ tiên
I. Mục tiêu
- Học sinh biết về gia đình, dòng họ, tổ tiên, nguồn cội của mình.
- Học sinh thấy được trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ. Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.
- Học sinh biết ơn tổ tiên, tự hào coi trọng những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc giữ gìn và trân trọng những kỷ vật tổ tiên để lại.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Các tranh ảnh, bài viết vể ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Các câu ca dao tục ngữ, thơ, truyện nói về lòng biết ơn tổ tiên.
- Phiếu thảo luận nhóm (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy chủ yếu:
Tiết 1:
A. Bài cũ: Hãy kể về một tấm gương thể hiện “Có chí thì nên”
B. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài, giới thiệu truyện kể “Thăm mộ”
b. Nội dung:
1. Tìm hiểu truyện “Thăm mộ”
+ Mục tiêu: Giúp học sinh biết một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên.
+ Cách tiến hành:
Kể chuyện “Thăm mộ”
? Nhân ngày lễ cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
? Theo em bố muốn nhắc Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
? Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ tổ tiên giúp mẹ?
+Kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những vi

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_de_gio_day_dao_duc_lop_5_dat_hieu_qua.doc