Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt nội dung hình học toán 5

Vấn đề tổ chức dạy học các yếu tố hình học:

• Về nội dung các yếu tố hình học được dạy ở lớp 5:

Mục tiêu dạy học các yếu tố hình học được dạy ở lớp 5 nhằm giúp học sinh:

Nhận biết hình tam giác, biết tính diện tích hình tam giác.

Nhận biết hình thang, biết tính diện tích hình thang.

Nhận biết hình tròn, đường tròn. Biết tính chu vi và diện tích hình tròn.

Nhận biết hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Nhận biết hình trụ và hình cầu.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt nội dung hình học toán 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2008- 2009
TÊN ĐỀ TÀI:
DẠY TỐT NỘI DUNG HÌNH HỌC TOÁN 5
 Người thực hiện: Nguyến Thị Hà
 Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tuần Giáo.
I/ Lí do chọn đề tài
1. Tầm quan trọng của môn Toán:
	Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với Tiếng Việt môn Toán có vai trò quan trọng, vì:
	Các kiến thức kĩ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác trong trường Tiểu học và học tiếp môn Toán ở bậc Trung học.
	Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ vậy mà có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong cuộc sống.
	Môn Toán cũng đồng thời giúp học sinh rền luyện tư duy, phương pháp suy luận. Góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết vag quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận có ý trí vượt khó khân, làm việc có kế hoạch có nề nếp và có tác phong khoa học.
2. Vấn đề đổi mới trong dạy học Toán
	Cùng với sự đổi mới mục tiêu, chương trình sách giáo khoa ở Tiểu học, Phương pháp dạy học môn Toán nói chung và phương pháp dạy học nội dung các yếu tố hình học - Toán 5 nói riêng có nhiều sự đổi mới theo hường tích cực hóa hoạt động của học sinh. Người thầy chuyển từ vai trò là người chuyền đạt tri thức đến cho học sinh sang là người tổ chức hướng dẫn giúp học sinh tìm ra kiến thức mới một cách chủ động tích cực.
3.Trong thực tế: không ít giáp viên trong quá trình giảng dạy vốn đã quen với cách dạy học cũ đã gặp rất nhiều lúng túng ronng quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài " Dạy tốt nội dung hình học - Toán 5". Thông qua việc tìm hiểu, thiết kế, dạy thực ngiệm trên một bài dạy cụ thể góp phần vào việc rút ra những kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học.
II/ Nội dung nghiên cứu:
1. Mục đích:
	Nhằm nâng cao chất lượng học Toán 5 - Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tuần Giáo.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng: Học sinh lớp 5 Trường Tiểu học số 2 thị trấn - Năm học 2008- 2009
b. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung chương trình Toán lớp 5
	Tập trung nghiên cứu tìm hiểu sâu về phương pháp dạy nội dung dạy học các yếu tố Hình học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu:
*Nhiệm vụ: Nghiên cứu nội dung chương trình các yếu tố hình học - Toán 5. Thực trạng dạy học Toán 5. Những yếu tố tác động lên quá trình dạy học Toán 5. Đề xuất những biện pháp dạy tốt môn Toán 5.
*Phương pháp: 
	- Điều tra, khảo sát.
	- Nghiên cứu sản phẩm.
	- Thực nghiệm.
a. Cơ sở lí luận:
Năm trình độ phát triển tư duy về hình học không gian ( Theo đặc điểm phát triển tâm, sinh lí lứa tuổi)
1.1/ Trình độ thứ nhất.
	Ở trình độ này, các hình hình học được tri giác như là một cái "Toàn thể" và chúng chỉ khác nhau ở hình dạng. Chẳng hạn, nếu chỉ cho trẻ em 6-7 tuổi xem vài ba lần những hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật giới thiệu tên gọi từng loại hình thì các em có thể nhận diện các hình này theo hinnhf dạng một cách trực giác. Việc nhận dạng các hình thời kì này chưa gắn với việc phân tích đặc điểm các hình đó.
1.2/ Ở trình độ thứ hai:
	Ở trình độ này đã có thể tiến hành nhận dạng các hình hình học qua việc phân tích các đặc điểm hình bằng con đường trực giác. Chẳng hạn, nhờ việc kiểm tra góc vuông và đo cạnh mà thấy được hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. Tuy nhiên, các tính chất của các hình chưa được sắp xếp một cách lô gich. Chúng chỉ được mô tả chứ chưa định nghĩa. Quan hệ lô gich giữa các hình cũng chưa được nêu lên ở trình độ này, chẳng hạn chưa nhận thấy được mối quan hệ lô gich giữa hình vuông và hình chữ nhật.
1.3/ Ở trình độ thứ ba:
	Ở trình độ này đã có thể thực hiện được việc sắp xếp một cách lô gisch các tính chất các hình và bản thân các hình. Một số tính chất sẽ được sử dụng để định nghĩa hình, còn những tính chất khác sẽ được xây dựng bằng suy diễn lô gisch. Ở đây các hình đã xuất hiện trong mối quan hệ lô gisch xác định và đã được hình thành qua các định nghĩa. Tuy nhiên, học sinh ở trình độ này chưa đủ điều kiện để hiểu được ý nghĩa của toàn bộ hệ thống suy diễn; các em mới chỉ có thể hiểu được ý nghĩa của suy diễn trong những vấn đề nhỏ hoặc có tính địa phương, tức là trong khuôn khổ của một chủ đề không lớn lắm. Chẳng hạn, học sinh có thể nắm định nghĩa của hình bình hành, hiểu được sự suy diễn từ định nghĩa đó đến các tính chất của hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông.
1.4/ Ở trình độ thứ tư:
	Ở trình độ này, học sinh đã nhận thức được ý nghĩa của con đường xây dựng lí thuyết hình học bằng suy diễn. Các em có thể nắm được vai trò bản chất của các tiêu đề, các em định nghĩa các cấu trúc lô gisch của các chứng minh, mối quan hệ lô gich giữa các định nghĩa và các mệnh đề.
1.5/ Ở trình độ thứ năm:
	Ở trình độ này, học sinh có thể thực hiện tư duy trừu tượng, tách khỏi các đối tượng hình học cụ thể, tách khỏi các ý nghĩa cụ thể của các mối quan hệ giữa các đối tượng cụ thể đó. Cụ thể, nắm được hình hình học xây dựng thành một hệ thống suy diễn trừu tượng.
Vấn đề tổ chức dạy học các yếu tố hình học:
Về nội dung các yếu tố hình học được dạy ở lớp 5:
Mục tiêu dạy học các yếu tố hình học được dạy ở lớp 5 nhằm giúp học sinh:
Nhận biết hình tam giác, biết tính diện tích hình tam giác.
Nhận biết hình thang, biết tính diện tích hình thang.
Nhận biết hình tròn, đường tròn. Biết tính chu vi và diện tích hình tròn.
Nhận biết hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Nhận biết hình trụ và hình cầu.
 Biết tính diện tích một số hình bằng cách chia hình đã cho thành các hình đã biết cách tính diện tích.
Biết tính thể tích của hình hộp chữ nhật, thể tích của hình lập phương.
Quan điểm cơ bản về dạy học hình học ở Tiểu học:
	Tổ chức quan sát và hành động trên các mẫu vật nhằm thu thập các thông tin có liên quan đến hình học, tích lũy kinh nghiệm cảm tính và các kĩ năng cần thiết như: nhận dạng hình, vẽ hình, đo đạc, cắt ghép hình, sử dụng đồ dùng học tập, thựch hành tính toán.
	Trừu tượng hóa, khái quát hóa theo mô hình hình học, mô tả và lập luận theo ngôn ngữ hình học. Ở Tiểu học không tiến hành xây dựng các khái niệm trên cơ sở định nghĩa chặt chẽ mà chủ yếu tổ chức hành động theo những thao tác , thủ thuật có tính kiêm nghiệm.
b. Thực trạng
	Điều tra thực tế khả năng nắm bắt các kiến thức toán thông qua các bài kiểm tra khảo sát đầu năm các yếu tố hình học.
Kết quả khảo sát đầu năm như sau:
Số học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
19
0
4
11
4
	100% học sinh trong lớp là người dân tộc Thái sống trong các bản Lập, bản Đông và dân tộc H Mông ở nội trú. Phần lớn các em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ ít mua sắm các đồ dùng học tập cho con em, nhất là các loại đồ dùng học các yếu tố hình học.
Ngôn ngữ Tiếng việt không nhiều đã gây ra nhiều khó khăn trong việc tư duy, tưởng tượng về hình học của các em.
- Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm:
Một số kinh nghiệm dạy tốt nội dung hình học Toán 5
Quan điểm cơ bản về dạy học hình học ở Tiểu học:
	Tổ chức quan sát và hành động trên các mẫu vật nhằm thu thập các thông tin có liên quan đến hình học, tích lũy kinh nghiệm cảm tính và các kĩ năng cần thiết như nhận dạng hình, vẽ hình, đo đạc, cắt ghép hình, sử dung đồ dùng học tập, thực hành tính toán.
	Trừu tượng hóa, khái quát hóa theo mô hình hình học, mô tả và lập luận theo ngôn ngữ hình học, ở tiểu học không tiến hành xây dựng các khái niệm trên cơ sở định nghĩa chặt chẽ mà chủ yếu tổ chức hành động theo những thao tác, thủ thuật có kinh nghiệm.
	Quy trình chung đã được thống nhất trong tổ, chuyên môn nhà trường khi giảng dạy một tiết toán là:
A.Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu ngắn gọn, ghi đầu bài mới lên bảng.
2. Dạy bài mới ( Bài Luyện tập)
	Giáo viên hướng dẫn học sinh thựch hiện các nhiệm vụ trong sách để rút ra các kiến thức.
	Tùy từng nội dung bài dạy, giáo viên có kế hoạch tổ chức cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức.
	Sử dụng có hiệu quả bộ đồ dùng, trang thiết bị giáo dục được cấp. Nhất là đối với dạy học các yếu tố hình học ở lớp 5. Giáo viên cần chú ý đặc biệt đến việc sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức cho học sinh hoạt động, thao tác trên đồ dùng học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới.
	Huấn luyện và tổ chức sử dụng tốt đội ngũ "cán sự" bộ môn Toán, bao gồm những em học sinh tiếp thu nhanh, khá. Thường xuyên giao nhiệm vụ cho các em này kèm cặp, giúp đỡ một số học sinh học yếu Toán khác trong lớp theo hình thức nhóm đôi. Thường xuyên tổ chức các hình thức trò chơi, thi đua giữa các nhóm này để khích lệ sự cố gắng của các em.
	Chú ý đặc biệt đến công tác ổn định tổ chức lớp, tọa không khí thoải mái, nhẹ nhàng, vui vẻ khi bước vào tiết học. Giáo viên phải là người biết tổ chức, hướng dẫn học sinh mạnh dạn, hứng thú khi tham gia các hoạt động dạy học.
III/ Kết quả:
	Sau một năm áp dụng đề tài, học sinh lớp tôi đã đạt được kết quả như sau:
Số học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
19
7
9
3
0
IV/ Bài học kinh nghiệm:
	Phải hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp, xác ddingj được các mục tiêu cần đạt phù hợp với từng học sinh, cho từng giai đoạn của quá trình dạy học từ đó có biện pháp phù hợp.
	Tích cực tham gia có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, của nhà trường, của ngành tổ chức.
	Đọc thêm các tài liệu sách báo có liên quan, thực hiện nghiêm túc quy định về việc tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
	Rèn luyện tư thế tác phong đĩnh đạc, thành thục trong dạy học nhất là trong các giờ học có sử dụng nhiều đồ dùng dạy học như: các tiết dạy về yếu tố hình học. Thao tác, làm mẫu của giáo viên chính là tấm gương để học sinh noi theo.
V/ Kết luận và kiến nghị:
	Nhà trường, các tổ chuyên môn, giáo viên quan tâm hơn nữa đến công tác dạy học các yếu tố hình học.
	Đối với cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho con em đi học đều, mua sắm những đồ dùng học tập tối thiểu giúp các em học tập tốt hơn.
 	Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đã được thực hiện trong năm học 2008 - 2009 và thu được những thành tích đáng kể. Kính mong hội đồng thi đua các cấp ghi nhận và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tạo đà cho những năm tiếp theo.
	Xin chân thành cám ơn!
 Tuần Giáo, ngày 14 tháng 4 năm 2009
 Người viết
 Nguyễn Thị Hà
 Xếp loại: 
 Xác nhận của CĐ	 Xác nhận của nhà trường
 Chủ tịch	 Hiệu trưởng
 Trần Thị Thủy	Trương Thị Lan

File đính kèm:

  • docSK Dạy tốt Hình Học Toán 5.doc