Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Toán lớp 2 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới

1. Phương pháp trực quan:

Phương pháp trực quan trong dạy học Toán ở tiểu học nói chung và dạy học Toán 2 nói riêng là phương pháp đặc biệt quan trọng, phương pháp này đòi hỏi giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể, dựa vào đó nắm bắt được kiến thức kĩ năng của môn Toán.

 Đối với lớp 2 khi sử dụng phương pháp này, học sinh cần phải huy động các giác quan như tay cầm, mắt nhìn, tai nghe tức là học sinh phải “làm việc bằng tay” trên các đồ dùng học tập để nhận biết phát hiện kiến thức mới và điều quan trọng là trực quan phải là các vật thực, tranh ảnh, mô hình hay que tính, quả cam

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Toán lớp 2 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
	Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục, chương trình giáo dục tiểu học đã thực hiện đổi mới sách giáo khoa và nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Toán lớp 2 nói riêng. Năm học này là năm học thứ 2 thực hiện chương trình này. Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Toán, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học.
II. Cơ sở lý luận
Trong dạy học Toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng thì môn Toán lớp 2 có vị trí vô cùng quan trọng, khi học Toán học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt huy động tích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau. Vì vậy có thể coi việc học Toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hành động trí tuệ học sinh, cũng qua việc dạy học Toán giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận lôgic, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi. Có thể nói : Dạy học toán không chỉ dạy tri thức và kỹ năng, mà còn hình thành và phát triển ở học sinh phương pháp năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. 
Vậy nên, khi giảng dạy giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa tuổi học sinh, để có những tác động tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ. Tri giác của trẻ em lứa tuổi từ 6 – 8 tuổi thường gắn với hoạt động. Về tư duy, thì tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế. 
III. Cơ sở thực tiễn
1. Thuận lợi 
- Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và đặc biệt là đồ dùng dạy học môn Toán lớp 2 khá đầy đủ, đẹp, phong phú về thể loại.
Bộ đồ dùng của giáo viên và học sinh giống nhau, khi sử dụng rất thuận lợi.
-Sự chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường, chuyên môn nhà trường có vai trò tích cực giúp giáo viên khối 2 đi đúng chương trình nội dung môn toán lớp 2.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng các môn học nói chung và môn toán nói riêng.
 2. Khó khăn
- Giáo viên: Một số giáo viên việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, có đồng chí ngại dùng, còn lúng túng, vụng về khi sử dụng, nên hiệu quả tiết dạy chưa cao.
- Học sinh:ở độ tuổi các em dễ tiếp thu nhưng lại chóng quên dẫn đến việc học tập chưa cao.
 Bên cạnh đó còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, còn có quan điểm “Trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô”cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.
Những vấn đề trăn trở và tồn tại trên đây là động cơ thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu thực tế giảng dạy, tìm tòi tham khảo sách báo tạp chí để nghiên cứu chuyên đề: 
“ Dạy học Toán lớp 2 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới.”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. nội dung chương trình môn toán:
* Về cấu trúc chương trình Toán tiểu học.
- Thu gọn việc dạy số tự nhiên chủ yếu ở lớp 1, 2, 3 :
- Lớp 4 dạy sâu hơn về số tự nhiên, phân số và ôn tập .
- Lớp 5 dùng thời gian chủ yếu học dãy số thập phân với 4 phép tính, tính phần trăm
- Trên cơ sở dạy số điều chỉnh dạy đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố đại số, giải các bài toán có lời văn, yếu tố thống kê.
II. Các phương pháp dạy học toán 2
Phương pháp trực quan:
Phương pháp trực quan trong dạy học Toán ở tiểu học nói chung và dạy học Toán 2 nói riêng là phương pháp đặc biệt quan trọng, phương pháp này đòi hỏi giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể, dựa vào đó nắm bắt được kiến thức kĩ năng của môn Toán.
	Đối với lớp 2 khi sử dụng phương pháp này, học sinh cần phải huy động các giác quan như tay cầm, mắt nhìn, tai nghe tức là học sinh phải “làm việc bằng tay” trên các đồ dùng học tập để nhận biết phát hiện kiến thức mới và điều quan trọng là trực quan phải là các vật thực, tranh ảnh, mô hình hay que tính, quả cam 
Ví dụ: 
 Khi dạy bài “11 trừ đi một số ” Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các bó que tính và que tính rời (hoặc quan sát tranh vẽ trong SGK) để học sinh tự nêu được chẳng hạn: Có một bó một chục que tính và một que tính, tức là 11 que tính lấy bớt đi 5 que tính thì còn lại mấy que tính? Tức là 11 – 5 = ? Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác trên que tính, để nêu và làm được chẳng hạn: Để bớt đi 5 que tính, lúc đầu ta bớt đi một que tính rời (11 – 1 = 10) sau đó, phải tháo bó que tính ra để có 10 que tính rời, lấy bớt tiếp 4 que tính nữa còn lại 6 que tính (10 – 4 = 6). Vậy 11 – 5 = 6. Học sinh sẽ tìm được kết quả của các phép tính trừ: 11 – 2, 11 – 3, 11 – 4, 11 – 5, 11 – 6, 11 – 7, 11 – 8, 11 – 9. Sau khi học sinh đã tự tìm được kết qủa các phép tính trừ nêu trên, giáo viên tổ chức cho học sinh ghi nhớ các công thức trong bảng trừ của bài 11 trừ đi một số.
Phương pháp gợi mở vấn đáp:
Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp học tìm ra những kiến thức mới.
Phương pháp thực hành luyện tập:
Tóm lại:
Trong dạy học Toán người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình thành và rèn luyện kĩ năng Toán học, hướng dẫn học sinh giải Toán, kết hợp việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi Toán học, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Toán 2. 
 V / Những điểm cần chú ý khi dạy các mạch kiến thức ở toán 2
Về số học
Với mục tiêu học tập môn toán ở tiểu học là giúp cho học sinh thành thạo bốn phép tính số học, là cơ sở phát triển tư duy và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Vì vậy mạch kiến thức số học là trọng tâm, là hạt nhân của môn toán tiểu học nói chung và toán lớp 2 nói riêng.
1.1 Nội dung dạy học các số tự nhiên đến 1000.
a. Mục tiêu: 
Sau khi học xong lớp 1, học sinh đã biết đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100.
- Đến lớp 2 vòng số được mở rộng đến 1000. Việc giúp học sinh nắm chắc các kiến thức về đọc, viết, đếm, so sánh các số được tổ chức qua các giai đoạn như: đơn vị chục, trăm, đồng thời viết thêm đơn vị nghìn.
- Học sinh nắm được các số tròn trăm, so sánh và thứ tự các số tròn trăm.
- Đọc, viết, so sánh và các số tròn chục, thứ tự các số tròn chục trong phạm vi 200.
- Đọc viết các số có 3 chữ số và so sánh các số có 3 chữ số, tới đây học sinh sẽ đọc viết và so sánh thành thạo các số trong phạm vi 1000.
- Viết thành tổng các trăm, chục và đơn vị.
 b. Phương tiện, đồ dùng dạy học 
	Việc sử dụng tốt các phương tiện đồ dùng dạy học quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện có hiệu quả phương pháp mới.
Các mô hình số: đơn vị (ô vuông), chục (thanh hình chữ nhật gồm 10 ô vuông) trăm (bảng hình vuông gồm 100 ô vuông) dành cho các hoạt động cá nhân của học sinh. Giáo viên cũng có các mô hình số, giống như học sinh nhưng kích thước gấp 5 lần kích thước bộ đồ dùng của học sinh. Dành cho hoạt động minh hoạ trên bảng của giáo viên.
Các mẫu chữ số giành cho giáo viên và học sinh.
Các tranh vẽ để phục vụ các bài học và luyện tập về số. 
c. Cách tiến hành dạy các số đến 1000
Cách tiến hành dạy các số đến 1000 được tiến hành theo 3 bước sau:
+ Bước1: Bắt đầu từ tổ chức các hoạt dộng học tập với các đồ dùng trực quan(trên các mô hình , hình vẽ cụ thể) , cho học sinh tự làm việc, phát hiện ( với sự hỗ trợ của giáo viên) . Từ đó hình thành kiến thức mới cho học sinh về các số, quy tắc so sánh số, các kí hiệu toán học.
+ Bước 2: Củng các kiến thức này được thông qua các bài tập có gắn với các hình ảnh trực quan.
+ Bước 3: Các kiến thức và kĩ năng củng cố thông qua các bài tập với các số thuần tuý mà không kèm các hình ảnh trực quan. Lúc này học sinh đã có thể làm việc trực tiếp với các số, thuần tuý, mà không phải dựa vào các hình ảnh trực quan ban đầu.
* Phương pháp được sử dụng dạy hình thành các số đến 1000 là phương pháp trực quan, phương pháp gợi mở vấn đáp, phương pháp thực hành luyện tập. 
Ví dụ: 
Dạy bài: “Các số tròn chục từ 110 đến 200”.
	Đồ dùng chuẩn bị là các mô hình số biểu diễn trăm , chục, đơn vị (cả giáo viên và học sinh. Cách tiến hành bằng trực quan, giáo viên gắn lên bảng các mô hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị) Cho học sinh nêu hoặc điền vào bảng con các số tròn chục đã biết. Cho học sinh nhận xét đặc điểm các số tròn chục. Số tròn chục có chữ số tận cùng bên phải là chữ số 0 .Tiếp đó giáo viên gắn các mô hình biểu diễn 110, 120. Học sinh được quan sát và nêu được hình vẽ cho biết có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị. Tương tự cho học sinh làm trên mô hình để tìm ra số 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200.
1.2. Dạy học các phép tính.
a. Mục tiêu:
Các phép tính là tuyến kiến thức trong mạch số học của chương trình môn toán tiểu học – mạch cốt lõi của môn Toán. Các bài dạy về phép tính chiếm phần lớn nội dung SGK Toán 2. Vì vậy nó được coi là trọng tâm của môn Toán 2. Bài dạy về các phép tính ở lớp 2 có thể phân chia theo các nhóm sau:
+ Các bài dạy về phép cộng phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
+ Các bài dạy về phép nhân với 2,3,4,5 và giới thiệu bảng nhân 2,3,4,5 
+ Các bài dạy về phép chia với 2,3,4,5 và giới thiệu bảng chia 2,3,4,5.
 + Các bài dạy về thành phần của mỗi phép tính và tìm thành phần của phép tính.
+ Tính giá trị của biểu thức số đơn giản. 
Trong mỗi bài dạy về phép cộng ( phép trừ, nhân, chia) sau khi hình thành ý nghĩa của phép toán, kĩ thuật tính, cần nêu qui tắc thực hành tính. Sau đó rèn luyện kĩ năng tính cho học sinh.
Trong một bài dạy về thành phần của phép tính cộng, trừ, nhân, chia, sau khi giới thiệu tên gọi của từng thành phần chưa biết của phép tính, thì nêu cách tìm thành phần chưa biết, rồi phát biểu thành qui tắc. Sau đó rèn luyện kĩ năng giải toán dạng “tìm x”.
b. Đồ dùng dạy học: 
Đó là bộ đồ dùng Toán2 của giáo viên và học sinh. Có các mô hình tấm bìa có các chấm tròn: hai chấm tròn, ba chấm tròn, bốn chấm tròn, năm chấm tròn. Để học về phép nhân, phép chia và bảng nhân, bảng chia.
- Học về cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, HS và GV dùng bộ que tính và các thẻ que tính
c. Phương pháp dạy học
Tư tưởng chỉ đạo việc định hướng về phương pháp dạy học trong SGK toán 2 là tổ chức giờ học thành các hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh , khuyến khích học sinh tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức mới của bài học, vận dụng sáng tạo kiến thức mới vào giải quyết các dạng bài tập, vào thực tiễn đời sống. Sử dụng và khai thác triệt để các hình thức tổ chức dạy học như dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học cá nhânPhương pháp dạy học các phép tính cũng theo định hướng này. Các phương pháp truyền thống được sử dụng trong dạy các phép tính đó là phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, phương pháp thực hành luyện tập.
Ví dụ 1: Dạy bài 6 cộng với một số: 6 + 5 
Trực quan: Là 1 chục que tính và 1 que tính rời. 
Học sinh được làm trên que tính tìm kết qủa 6 + 5 = 11
GV cho HS nêu các cách làm (có nhiều cách), cô làm trên mô hình bảng gài để chốt lại cách hay nhất 
2. Dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 2.
3. Dạy học các yếu tố hình học.
C. KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết quả:
Qua quá trình vừa nghiên cứu vừa áp dụng một số biện pháp vào thực tế giảng dạy Toán 2, khối 2 chúng tôi đã thu được kết quả khả quan.
Học sinh học tập rất tích cực, hứng thú, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Các em được tự mình phát hiện tìm tòi cái mới, kiến thức mới, các em cảm thấy thú vị và thích thú. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức điều khiển các hoạt động định hướng, gợi mở, dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức mới.
 Qua khảo sát chất lượng môn Toán lớp 2 của trường vào cuối tháng 9 năm 2012, bằng đề của tổ khối chuyên môn, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
Số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
 2A
 39
12
11
11
1
 2B
 31
10
8
15
3
 2C
 30
7
10
9
4
 Cả khối
 101
29
 (28,7%)
29
(28,7%)
35
 (34,7%)
8
 (7,9%)
 Như vậy, với kết quả trên chúng tôi thấy rằng vẫn còn nhiều học sinh đạt điểm trung bình, yếu.
Sau khi áp dụng các biện pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Toán 2, chúng tôi tiến hành khảo sát cuối tháng 12 năm 2012 và thu được kết quả như sau:
 Lớp
Số học sinh
Giỏi
 Khá
Trung bình
 Yếu
 2A
35
 16
 14
5
0
 2B
36
 11
 16
8
1
 2C
30
 11
 12
7
0
 Cả khối
101
 38
 (38%)
 42
 42%)
20
(20%)
1
 (1%)
So sánh hai bảng kết quả trên, chúng tôi nhận thấy việc thực hiện nghiêm túc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán2 ,cho thấy giờ dạy chất lượng hơn và kết quả học tập của học sinh tốt hơn, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên, tỉ lệ học sinh yếu chỉ còn 1%. Điều này cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả môn Toán là rất quan trọng và hết sức cần thiết đối với bậc Tiểu học nói chung và Toán 2 nói riêng.
VI. Bài học kinh nghiệm
Lập kế hoạch bài học 
- Để có được tiết dạy Toán đạt hiệu quả cao , người giáo viên phải có bài soạn tốt . Bởi thế giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình và mức độ yêu cầu của bài . Từ đó có kế hoạch bài học chu đáo thể hiện rõ từng hoạt động học tập ,có chốt kiến thức sau mỗi hoạt động , mỗi bài . Dự kiến sai lầm học sinh thường mắc phải, để sửa sai kip thời cho từng học sinh . Sự chuẩn bị bài chu đáo ,kĩ lưỡng giúp người thầy thêm tự tin .
2. Tổ chức hoạt động lên lớp 
- Giáo viên cần khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học các hình thức dạy học như dạy học cá nhân , theo nhóm, tổ chức tốt các trò chơi học tập để dẫn dắt học sinh để các em tự phát hiện , tự giải quyết nhiệm vụ của bài , tự chiếm lĩnh kiến thức mới 
 - Xây dựng tốt nề nếp học toán cho học sinh , luôn động viên khuyến khích học sinh trong các hoạt động học tập, luôn quan tâm đến mọi đối tượng học sinh . 
3 . Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả 
 - Sự chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học trước mỗi tiết học và biết lựa chọn từng đồ dùng hợp lí vào các tiết dạy, làm nên thành công của tiết dạy . Kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong dạy học toán, để các tiết dạy sinh động hơn , nhẹ nhàng và hiệu quả hơn .
 - Về học sinh 
+ Có đầy đủ đồ dùng học tập và luôn có sự chuẩn bị đầy đủ chu đáo, đồ dùng học toán trước mỗi tiết học. 
+Thao tác đồ dùng thành thạo, chính xác góp phần vào việc hình thành kiến thức mới và khắc sâu bài tốt hơn .
Tuy kết quả có khả quan, nhưng chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến xây dựng chuyên đề, của các đồng chí lãnh đạo Phòng giáo dục, các đồng chí cán bộ chuyên môn, các đồng nghiệp để chuyên đề mang tính khả thi hơn.
 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
 , ngày . tháng . năm 2012
 Người viết đề tài
 TỪ TỚI NƠI

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_toan_lop_2_nhu_the_nao_de_dap.doc
Giáo án liên quan