Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tăng cường Tiếng Việt

Tên bài: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (tuần 25, Tiếng Việt 2 tập hai, trang 62)

1. Mục tiêu (Mục đích, yêu cầu)

1.1 Rèn kĩ năng nói

- Biết sắp xếp tranh theo thứ tự các sự việc trong câu chuyện và kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh , dựa vào lời của văn bản.

- Nêu nhận xét về một sự việc, chi tiết trong câu chuyện.

1.2 Rèn kĩ năng nghe

- Nghe- nhìn tranh, ghi nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện để kể lại.

- Nghe - hiểu câu trả lời của bạn, lời giải thích của giáo viên về nội dung câu chuyện.

2. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài kể chuyện trong sách giáo khoa.

- Bảng to có gắn tranh minh hoạ bài kể chuyện được phóng to. Tranh vẽ được chuyển thành tranh kí hiệu cho HS khiếm thị.

- Các thẻ từ (sử dụng thẻ từ của bài tập đọc cùng tên): Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, công chúa, tuyệt trần, vua, chúa, non cao, nước thẳm, đùng đùng, cuồn cuộn, đuối sức, rút lui,.

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tăng cường Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, các sách báo về tiếng Việt, sách báo về tiếng dân tộc,...).
Ghi chép của GV về ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ của HS đối với việc học tập bằng tiếng Việt.
3- Lập kế hoạch bài học
a. Xác định mục tiêu (mục đích, yêu cầu) HS cần đạt sau khi học bài
	Dựa vào chuẩn KT - KN và TCTV, GV có thể :
Sử dụng toàn bộ hay một số phần nêu trong mục tiêu của SGV;
Nêu mục tiêu cụ thể: nhấn mạnh một số điểm trọng tâm, bổ sung một số điểm cho phù hợp với HS có hoàn cảnh khó khăn (hỗ trợ tiếng Việt cho HS dân tộc, hỗ trợ kĩ năng cho HS khuyết tật,...).
* GV cần chú ý vị trí của bài trong chương trình, tính tiếp nối với các bài trước và sau đó.
b. Xác định đồ dùng dạy học
Nêu các đồ dùng dạy học được cung cấp từ nhà trường, từ Dự án; các đồ dùng đó được sử dụng vào hoạt động nào?
Nêu các đồ dùng dạy học tự làm; các đồ dùng này bổ sung cho hoạt động nào?
c. Hoạt động dạy học
Nêu các hoạt động dạy học: hoạt động kiểm tra bài cũ; hoạt động dạy học bài mới đã điều chỉnh cho phù hợp với HS theo chuẩn KT-KN và TCTV.
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
 Để lập được kế hoạch bài học tập đọc cho HS có hoàn cảnh khó khăn, GV cần nắm được quy trình lập kế hoạch bài học, biết điều chỉnh từng phần của kế hoạch để cho kế hoạch được lập ra phù hợp với HS, đảm bảo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng tăng cường tiếng Việt: tăng cường một số hoạt động, giảm nhẹ một số yêu cầu, tổ chức các hoạt động học tập đa dạng, tăng cường đồ dùng dạy học; cho phép GV linh hoạt trong phân phối thời gian dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học để đạt được mục tiêu của bài.
Ví dụ:
Tên bài: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (tuần 25, Tiếng Việt 2 tập hai, trang 60)
4.1. Mục tiêu (Mục đích, yêu cầu)
4.1.1 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Phát âm đúng các từ ngữ trong bài, đọc liền mạch từ và câu. 
Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu câu.
Bước đầu biết phân biệt lời kể và lời nhân vật.
4.1.2 Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Hiểu nghĩa của các từ chưa biết trong bài, các từ mới được chú giải ở cuối bài (cầu hôn, lễ vật, vấn, nệp, ngà, cựa, hồng mao).
Nhớ được các sự việc chính của câu chuyện dựa trên những câu hỏi trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: nạn lụt ở nước ta được giải thích bằng chuyện Thuỷ Tinh vì ghen tức Sơn Tinh mà hàng năm cho nước dâng lên, nhân dân ta đã chống lũ rất tốt.
4.2. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa. Tranh vẽ được chuyển thành tranh kí hiệu cho HS khiếm thị.
Các thẻ từ : Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, công chúa, tuyệt trần, vua, chúa, non cao, nước thẳm, đùng đùng, cuồn cuộn, đuối sức, rút lui,... (có thể chuyển các thẻ từ thành thẻ từ theo chữ riêng cho HS khiếm thị).
Bảng phụ ghi những câu hỏi nhỏ (các câu hỏi cụ thể hoá câu hỏi 3):
	+ Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì?
	+ Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh bằng cách gì?
	+ Ai đã thắng?
	+ Người thua đã làm gì?
4.3. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ 
	2-3 HS đọc to bài Voi nhà và trả lời câu hỏi về nội dung bài
B. Dạy bài mới
Tiết 1
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học
HS xem tranh minh hoạ chủ điểm Sông biển (trang 59), GV chỉ vào tranh và cho HS nhắc lại nhiều lần từ biển, sông.
HS xem tranh minh hoạ truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. GV giới thiệu nội dung tranh: Thuỷ Tinh ở dưới sông, dâng nước lên thành lũ; Sơn Tinh ở trên núi cao và nhiều người ném đá xuống để chặn nước lũ. Bài đọc sẽ kể lại câu chuyện này.
2. Luyện đọc
2.1 GV đọc mẫu lần 1
Đọc to rõ ràng từng từ, chỗ ngắt nghỉ hơi.
Giọng đọc diễn cảm : đoạn 1, 2 giọng đọc trang trọng, đoạn 3 giọng đọc sôi nổi, nhịp nhanh hơn thể hiện tính chất quyết liệt của cuộc đấu sức giữa hai vị thần. Nhấn giọng ở các từ ngữ : tuyệt trần, một trăm ván, hai trăm nệp, chín ngà, chín cựa, chín hồng mao, đùng đùng, cuồn cuộn, hô mưa, gọi gió, bốc, dời, bao nhiêu, bấy nhiêu, đuối sức, rút lui.
2.2 Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ
Đọc các từ và giải nghĩa: HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh theo GV các từ ghi trong những thẻ từ đã chuẩn bị; HS đọc cá nhân và đọc đồng thanh các từ ghi ở phần chú giải cuối bài. GV dùng tranh của bài và dùng lời để giải nghĩa các từ HS chưa biết.
Đọc từng câu: luyện đọc đúng các từ HS phát âm sai trong từng câu (đọc cá nhân, đọc đồng thanh).
Đọc từng đoạn
Luyện đọc chung cả lớp, chú ý luyện đọc một số câu dài (SGV). Luyện đọc câu của nhân vật Hùng Vương (đoạn 2) có giọng phân biệt vớí giọng của câu kể.
Luyện đọc đoạn trong nhóm (đọc nối tiếp từng đoạn, mỗi HS đọc một đoạn trong bài).
Thi đọc giữa các nhóm.
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu hỏi 1: GV hỏi và HS đáp (Những người đến cầu hôn Mị Nương là: Sơn Tinh - chúa miền non cao, Thuỷ Tinh - vua vùng nước thẳm).
Câu hỏi 2: GV yêu cầu HS đọc đoạn 2 và tìm các chi tiết nói về việc làm của Hùng Vương để chọn chồng cho Mị Nương (giao hẹn với hai thần: Ai mang đủ lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương).
Câu hỏi 3: HS làm việc nhóm (từng nhóm đọc các câu hỏi phụ trên bảng để thực hiện yêu cầu của GV)
	+ Một số nhóm nêu việc làm Thuỷ Tinh chống Sơn Tinh (hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn khiến cho nhà cửa, ruộng đồng ngập nước).
	+ Một số nhóm nêu việc làm Sơn Tinh chống Thuỷ Tinh (bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ, nước dâng cao bao nhiêu thì nâng núi đồi cao lên bấy nhiêu).
	+ Một số nhóm kể sự việc kết thúc câu chuyện: Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh thua nên năm nào cũng dâng nước lên để đánh sơn Tinh.
4. Luyện đọc lại
GV đọc mẫu lần 2.
HS đọc lại từng đoạn và cả câu chuyện trong nhóm.
5. Củng cố, dặn dò
HS nêu tên nhân vật đã chiến thắng trong cuộc đọ tài giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
GV nói ý nghĩa câu chuyện: câu chuyện cho ta biết từ xưa, nhân dân ta đã thành công trong việc chống lũ để bảo vệ cuộc sống con người.
GV dặn HS đọc lại cả câu chuyện và chuẩn bị đọc, trả lời câu hỏi bài mới - Dự báo thời tiết.
PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN 
Mục tiêu:
Để lập được kế hoạch bài học kể chuyện cho HS có hoàn cảnh khó khăn, GV cần nắm được quy trình lập kế hoạch bài học, biết điều chỉnh từng phần của kế hoạch để cho kế hoạch được lập ra phù hợp với HS, đảm bảo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng tăng cường tiếng Việt: tăng cường một số hoạt động, giảm nhẹ một số yêu cầu, tổ chức các hoạt động học tập đa dạng, tăng cường đồ dùng dạy học; cho phép GV linh hoạt trong phân phối thời gian dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học để đạt được mục tiêu của bài.
- Phát triển kĩ năng nghe, nói
Nghe và nhớ được nội dung chính của từng đoạn câu chuyện để kể lại. Nghe và nhớ được nhân vật chính và một vài sự việc chính trong câu chuyện để nhắc lại. Nghe hiểu câu chuyện để nêu được ý kiến nhận xét về nội dung câu chuyện.
Kể từng đoạn câu chuyện bằng lời của văn bản và lời của mình. Nêu được ý kiến nhận xét về nội dung câu chuyện sau khi nghe kể. Bước đầu biết kể chuyện theo từng vai (nhân vật, người kể) có sử dụng nét mặt và điệu bộ
-Mở rộng vốn từ; phát triển tư duy hình tượng và tư duy lôgíc; mở rộng hiểu biết về cuộc sống và thế giới xung quanh.
- Bồi dưỡng tình cảm lành mạnh; mang lại niềm vui trong học tập; phát triển hững thú đọc sách.
 Nội dung phân môn Kể chuyện lớp 2
Kể chuyện theo tranh và nội dung câu chuyện đã học trong bài tập đọc.
Kể chuyện theo dàn ý chuyện cho sẵn và nội dung câu chuyện đã học trong bài tập đọc.
Kể chuyện phân vai một đoạn câu chuyện, cả câu chuyện và nội dung câu chuyện đã học trong bài tập đọc.
Nêu nhận xét của cá nhân về nhân vật hoặc nội dung câu chuyện
Đề xuất điều chỉnh khung kế hoạch bài học phân môn Kể chuyện
1. Mục đích yêu cầu
	Ghi những mục tiêu không điều chỉnh so với SGV và những điều chỉnh so với SGV. (Ví dụ: điều chỉnh về mức độ yêu cầu, luyện phát âm một số từ HS địa phương phát âm sai, hiểu thêm nghĩa của một số từ trong bài, lược một vài câu hỏi, yêu cầu kể chuyện khó với HS,...) 
.2. Đồ dùng dạy học
	 Ghi các đồ dùng dạy học không điều chỉnh so với SGV và những đồ dùng dạy học bổ sung (tự làm hoặc do Dự án cung cấp, ví dụ : tranh ảnh, thẻ từ, sách khổ to, con rối ngón tay, sách truyện...)
3. Hoạt động dạy học
Ghi như hoạt động dạy học thống nhất với SGV và những điều chỉnh cụ thể ở từng hoạt động (ví dụ : luyện phát âm, luyện kể chuyện dưới nhiều hình thức, các câu hỏi nhỏ bổ sung để luyện kể từng đoạn câu chuyện, những nội dung chưa thể dạy trong bài, ...).
Ghi những hoạt động bổ sung (nếu có)
Ví dụ:
Tên bài: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (tuần 25, Tiếng Việt 2 tập hai, trang 62)
1. Mục tiêu (Mục đích, yêu cầu)
1.1 Rèn kĩ năng nói 
Biết sắp xếp tranh theo thứ tự các sự việc trong câu chuyện và kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh , dựa vào lời của văn bản.
Nêu nhận xét về một sự việc, chi tiết trong câu chuyện.
1.2 Rèn kĩ năng nghe 
Nghe- nhìn tranh, ghi nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện để kể lại.
Nghe - hiểu câu trả lời của bạn, lời giải thích của giáo viên về nội dung câu chuyện.
2. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài kể chuyện trong sách giáo khoa.
Bảng to có gắn tranh minh hoạ bài kể chuyện được phóng to. Tranh vẽ được chuyển thành tranh kí hiệu cho HS khiếm thị.
Các thẻ từ (sử dụng thẻ từ của bài tập đọc cùng tên): Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, công chúa, tuyệt trần, vua, chúa, non cao, nước thẳm, đùng đùng, cuồn cuộn, đuối sức, rút lui,...
3 tờ bìa vẽ hình và đính vào 3 vòng bìa cứng để vòng trên đầu: tờ 1 vẽ hình vương miện biểu trưng cho vua Hùng, tờ 2 vẽ hình núi non biểu trưng cho Sơn Tinh, tờ 3 vẽ hình sóng lớn biểu trưng cho Thuỷ Tinh.
3. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ 
3 HS nối tiếp nhau kể đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 và 4 của câu chuyện Quả tim khỉ.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
1-2 HS đọc lại câu chuyện trong bài tập đọc Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
GV nêu mục đích tiết học: kể lại câu chuyện vừa học.
2. Hướng dẫn kể chuyện
2.1. Sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự các sự việc trong câu chuyện để nhớ nôị dung câu chuyện
HS đếm số tranh.
GV ghi bảng số thứ tự 1, 2, 3, sau đó yêu cầu 1 hoặc 2 HS lên chọn tranh phóng to gắn vào dưới mỗi số theo đúng thứ tự.
GV giới thiệu nội dung từng tranh : tranh số 1 - Vua Hùng tiếp hai thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đến cầu hôn Mị Nương; tranh số 2 - Sơn Tinh lấy Mị Nương và rước dâu về núi cao; tranh số 3 - cuộc đấu tài của hai thần Sơn tinh và Thuỷ Tinh. Khi giới thiệu từng tranh, GV đặt từng thẻ từ vào chỗ có nhân vật hay sự vật, sự việc ở trong tranh.
2.2. Nghe hướng dẫn kể chuyện
GV kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
HS trả lời câu hỏi về nội dung từng tranh để nhớ từng đoạn câu chuyện:
	+ Câu hỏi về tranh 1: Tranh vẽ những ai? Người là vua Hùng đang nói gì?
	+ Câu hỏi về tranh 2: Tranh vẽ những ai? Hai người này làm gì?
	+ Câu hỏi về tranh 3: Tranh vẽ những ai? Mỗi người làm gì? Cuối cùng ai đã chiến thắng?
2.3. Thực hành kể chuyện trong nhóm 3 em
HS kể từng đoạn trong nhóm , HS thay nhau kể để em nào cũng kể cả 3 đoạn trong câu chuyện.
Một số nhóm kể nối tiếp cả câu chuyện trước lớp.
GV hướng dẫn HS nhận xét bài kể của từng nhóm theo các tiêu chuẩn: kể đủ ý, kể nối đoạn đúng, phát âm đúng. Cả lớp bình xét nhóm kể hay để GV trao phần thưởng.
3. Củng cố, dặn dò
GV chỉ vào 3 HS đeo 3 vòng bìa đã chuẩn bị và kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh.
3 HS để kể nối tiếp 3 đoạn câu chuyện.
GV giải thích ý nghĩa câu chuyện: câu chuyện nói về Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh ý nói người xưa đã chống được nước lũ. Ngày nay nhân dân ta vẫn tiếp tục chống lũ để giữ yên cuộc sống.
GV dặn HS tiếp tục kể cả câu chuyện theo tranh cho bạn hoặc người thân trong gia đình.
PHÂN MÔN CHÍNH TẢ 
1-Yêu cầu:
Sau lớp 1, ở các lớp 2 và 3, phân môn CT có một vị trí quan trọng, đặc biệt đối với vùng có HSDT. Qua phân môn này, HS không chỉ được rèn kĩ năng nhìn - viết, nghe - viết, mà còn được ôn luyện về kiến thức và kĩ năng của các phân môn khác như Tập đọc, Luyện từ và câu.
Ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ trong hoạt động nói và viết của HSDT khi sử dụng tiếng Việt là rất lớn và rất đa dạng. Nếu chỉ cho HS thực hiện các bài tập của SGK thì hiệu quả của việc dạy học CT rất hạn chế vì các dạng bài tập không bao quát hết các lỗi khác nhau của HS (có thể thiếu, mà cũng có thể thừa).
GV cần có ý thức trong việc xây dựng kế hoạch dạy học CT nói chung và kế hoạch bài học CT nói riêng một cách hợp lí và cụ thể. Nên có những điều chỉnh thích hợp với HS lớp mình đảm nhiệm. Việc điều chỉnh phải có tính toán và được kế hoạch hoá.
Ví dụ:
+ Chấm, chữa bài: theo quy trình chung nhưng cần chọn thời điểm thích hợp; chú ý những HS thường mắc lỗi; ghi lại những lỗi HS còn mắc nhiều qua bài chấm.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 
+ Thực hiện các bài tập chính tả quy tắc;
+ Chuẩn bị thêm bài tập theo tiếng dân tộc: GV cần cụ thể hoá các lỗi của HS dân tộc và kế hoạch hoá việc sửa lỗi - từng loại lỗi, có lặp lại và hệ thống sau mỗi giai đoạn;
+ Hình thức làm bài tập: viết vào vở, vào bảng con, bảng nhóm; thì tìm nhanh tiếng, từ viết đúng (sai), đính mặt cười (hoa nở) vào tiếng, từ viết đúng và mặt mếu (hoa héo) vào tiếng, từ viết sai...
Củng cố, dặn dò
+ Nhắc lại những hiện tượng chính tả cần lưu ý;
+ Nhắc HS ôn luyện theo bảng phụ, bảng nhóm hoặc bảng tổng kết trên giấy khổ lớn;
+ Giao HS làm vào vở hoặc thực hành miệng một bài tập mà các em thường mắc.
2-Ví dụ cụ thể:
Bài “Quà của bố” trang 110 SGK (Tiếng Việt 2, tập 1); trang 249, 250 SGV (Tiếng Việt 2, tập một).
1. Mục đích yêu cầu
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Quà của bố
Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả tiếng có iê/yê, phân biệt cách viết phụ âm đầu d/gi hoặc thanh hỏi/ ngã
Khắc phục lỗi cụ thể - của HS lớp.
2. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
Vở bài tập (nếu có)
Bảng nhóm, giấy khổ lớn, thẻ từ chứa tiếng có yê/ iê.
3. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra cá nhân/ cả lớp từ chứa tiếng có iê/ yê
Kiểm tra cá nhân/ cả lớp từ chứa tiếng HS mắc lỗi âm/ vần, thanh
Dạy học bài mới
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta (các em) sẽ viết chính tả một đoạn trong bài Quà của bố, sẽ tiếp tục thực hành các bài tập viết đúng chính tả tiếng có iê/ yê và sẽ sửa lỗi chính tả về... (lỗi cụ thể của HS lớp).
Dạy học bài mới
Hướng dẫn nghe - viết (nếu trình độ lớp hạn chế, GV có thể viết vào bảng phụ bài chính tả và gạch chân những từ HS dễ mắc lỗi)
+ GV đọc chậm rãi (có thể sau khi đọc xong, cho HS nhìn trên bảng phụ bài chính tả đã viết sẵn);
+ 1, 2 HS đọc lại;
+ GV gợi ý HS nhìn vào SGK (trang 106) hoặc theo dõi trên bảng phụ để đưa ra nhận xét:
ØBài chính tả nói về quà của bố khi bố đi câu về.
{
GV 
trình bày
ØBài chính tả có 4 câu.
ØChữ cái đầu của 4 chữ đầu câu (Bố, Mở, Hoa, Những) viết thế nào? (Viết hoa những chữ cái đầu).
{
GV vừa chỉ vào các chữ đầu câu và các dấu câu, vừa hỏi HS; chỉ định HS khá, giỏi trả lời.
ØCâu thứ hai (Mở... nhộn nhạo) có dấu gì ? - có dấu hai chấm (:).
+ GV cho HS tập viết 5 - 7 tiếng khó mà HS dễ mắc lỗi.
+ GV đọc cho HS viết vào vở: đọc 3 lần, lần thứ nhất thật chậm; đọc ngắt theo cụm từ hoặc câu ngắn; hết bài thì đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.
+ GV thu 5 - 7 quyển vở của HS và chấm vào lúc HS làm việc nhóm để hoàn thành bài tập 2 sau khi đã được hướng dẫn tỉ mỉ, hoặc vào cuối giờ.
Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài tập 2
GV nhắc lại một số tiếng, từ chứa tiếng có nguyên âm iê/ yê: kiến, tiền, biển...; yếu, yếm, yên, khuyên, thuyền...
GV viết trước bài tập 2 vào các bảng nhóm hoặc giấy khổ lớn và cho các nhóm thi điền nhanh iê/ yê ; thi tìm thêm những tiếng và từ chứa tiếng có iê/ yê. Khi viết vào bảng nhóm, phân thành hai cột để HS dễ điền tiếp, cụ thể:
Tiếng có yê	Tiếng có iê
câu (chuyện)	(viên) gạch
(yên) lặng	_________
(luyện) tập	_________
Các nhóm đặt bảng trước lớp, GV nhận xét, sửa chữa và khen từng nhóm theo kết quả các em đã điền.
(Nếu trình độ HS lớp hạn chế, có thể làm trước một số thẻ từ chứa tiếng có yê/ iê và cho HS phân biệt)
+ Bài tập 3: GV thực hiện bài a hoặc bài b (tuỳ theo đặc điểm vùng miền). Cách tiến hành: GV viết lên bảng lớp đoạn đồng dao (ca dao). Nếu HS chưa quen với đoạn đồng dao (ca dao) này, GV có thể đọc, rồi yêu cầu HS điền đúng trên bảng con. GV phát hiện HS viết sai, cho từng em tự sửa.
+ Bài tập bổ sung: 
Bài tập theo lỗi nhiều HS mắc trong bài viết
Bài tập gắn với lỗi của HS lớp (thực hiện theo kế hoạch dạy học chính tả do GV tự xây dựng).
Củng cố, dặn dò
+ GV nhắc HS quan sát bảng nhóm để nhớ cách dùng iê/ yê;
+ GV nhắc HS xem lại bài chính tả và sửa lỗi nếu mắc;
+ GV khen ngợi lớp, cá nhân đã làm tốt và cho HS chơi trò Dung dăng dung dẻ.
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Yêu cầu:
1. Luyện từ và câu là một phân môn khó đối với HSDT, HS vùng khó khăn vì vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế. Trong khi HS học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ nhất thì những ví dụ trong bài học dù chưa quen, các em vẫn hiểu sơ qua về nội dung; cái mới chỉ là nhận biết nghĩa của từ trong câu và chức năng của từ trong câu. Còn HSDT học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai nên những ví dụ trong bài học phần lớn là xa lạ đối với các em; như vậy các em đồng thời phải hiểu nội dung, phải biết nghĩa của từ và chức năng của từ trong câu - học theo kiểu áp đặt nên các em gặp nhiều khó khăn, nếu không được thực hành nhiều, các em khó có thể hiểu được bài.
2. Mức độ khó của các chủ điểm, các từ loại và thành phần câu ở mỗi bài khác nhau. Vì thế, GV cần đánh đấu những nội dung nào cần chú ý (là nội dung khó) để tìm cách dạy kĩ hơn bằng 

File đính kèm:

  • docskkndanglam.doc