Sáng kiến kinh nghiệm Có đức mà không có tài – làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức là người vô dụng
a. Thuận lợi, khó khăn
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm trong nhiều năm qua bản thân tôi nhận thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra không thấy trước mắt như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt là sự hình thành phẩm chất đạo đức của học sinh không phải một ngày, một buổi là có được mà phải trải qua một thời gian dài rèn luyện, cho nên để đảm nhận công việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp. Từ đó đề ra kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu thương, nhân ái của người thầy.
Đầu năm 2012-2013, tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 9A2, năm học 2013 – 2014 chủ nhiệm lớp 9A1, năm học 2014 – 2015 chủ nhiệm lớp 9A2. Dù 3 lớp khác nhau nhưng khi tiếp nhận tôi đều gặp những thuận lợi và khó khăn chung sau:
a.1. Thuận lợi.
- Trường THCS Lê Đình Chinh là trường tiên tiến của huyện. Là trường đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.
- Trường nằm trên địa bàn xã Quảng Điền. Quảng Điền là một xã văn hóa đã và đang xây dựng theo mô hình nông thôn mới của tỉnh Đăk lăk.
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên bộ môn có chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy.
- Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với cô giáo chủ nhiệm.
- Hầu hết học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ. Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đoàn, Đội, trường, lớp tổ chức.
hiện đầy đủ các loại sổ sách theo qui định của nhà trường: sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc, sổ nghị quyết của lớp... + Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, bám lớp động viên thúc đẩy các phong trào thi đua của lớp... + Chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, Đoàn, Đội trong nhà trường, kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục đạo đức học sinh... + Nhận xét, đánh giá, phối hợp với hội đồng sư phạm nhà trường xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh. - Các hoạt động của giáo viên bộ môn + Giảng dạy theo đúng chương trình, qui định của nhà trường. Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào từng bài học, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức học sinh. * Ưu điểm: - Nhà trường luôn chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo qui định. Bám lớp, kết hợp tốt với giáo viên bộ môn và các ban ngành đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. - Giáo viên bộ môn, cán bộ thư viện, nhân viên trong nhà trường luôn thực hiện tốt nội qui, qui định của trường. Cùng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh và tham gia vào công tác giáo dục đạo đức học sinh. - Đa số học sinh chăm học, thực hiện tốt nội qui của lớp, của trường. Không có học sinh vi phạm đạo đức nghiêm trọng chờ cơ quan chức năng xử lí. * Tồn tại: - Vẫn còn một số giáo viên chủ nhiệm chưa bám lớp thường xuyên, không nắm kịp thời những thay đổi của lớp. - Học sinh thích hoạt động theo nhóm quậy phá, thích chơi trội, dễ bị lôi kéo, vắng học không lí do... - Một số học sinh thiếu sự quan tâm của cha mẹ, thiếu sự giúp đỡ trong học tập. - Giáo viên bộ môn đôi khi còn có ánh mắt nhìn không thiện cảm đối với học sinh lười học hay nghịch trong giờ học. * Nguyên nhân - Công tác chủ nhiệm chỉ là công tác kiêm nhiệm trong nhà trường. Nhà trường kiểm tra, đánh giá thúc đẩy công tác chủ nhiệm của giáo viên ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, việc động viên khen thưởng cho công tác này chưa phù hợp nên một số giáo viên chán nản không muốn dồn hết công sức, sự nhiệt huyết vào công tác này. - Mặc khác, một số giáo viên còn yếu về công tác chủ nhiệm, chưa liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, khi gặp tình huống đặc biệt bất ngờ là cô lại luống cuống không biết phải giải quyết thế nào nên đôi khi phớt lờ cho qua. - Vẫn còn có một số giáo viên bộ môn quá gò bó, đơn điệu trong phương pháp giảng dạy cũng như lồng ghép liên hệ giáo dục đạo đức học sinh. e.2. Ý thức học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh - Nhìn chung, đa số học sinh có ý thức học tập, chấp hành tốt nội qui nề nếp của nhà trường. - Tuy nhiên, trong mỗi lớp vẫn có một số học sinh chay lười trong học tập, thường hay vi phạm nội qui nề nếp nhà trường, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, gây gỗ đánh nhau làm mất đoàn kết, xúc phạm nhân phẩm bạn bè và thầy cô giáo, giao lưu với đối tượng xấu đã nghỉ học. * Nguyên nhân: - Hiện nay đời sống kinh tế văn hóa có nhiều thay đổi. - Cha mẹ chưa nhận thức đúng vai trò giáo dục, chưa tạo môi trường học tập thuận lợi cho các em như gia đình cứ hát karaoke, mở nhạc, tivi... thậm chí tổ chức nhậu vui chơi khi con phải học dẫn đến bài cũ chưa thuộc, bài tập chưa hoàn thành, bài tập khó không có tài liệu tham khảo hoặc không biết hỏi ai... - Các trò chơi điện tử trực tuyến ngày càng hấp dẫn thu hút đa số đối tượng học sinh. Thú chơi game trực tuyến làm chiếm nhiều thời gian đôi khi các em chơi say sưa quên cả việc học hành. - Ý thức tự học của học sinh chưa cao. Khả năng tự chủ chưa cao. Không có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập cũng như rèn luyện... Vi phạm nối tiếp các vi phạm không chịu sửa đổi. II.3. Giải pháp, biện pháp Mục tiêu của giải pháp, biện pháp - Những giải pháp được nêu trong đề tài nhằm mục đích giúp giáo viên thuận lợi hơn trong công tác chủ nhiệm. Khi vận dụng biện pháp này giúp giáo viên nắm rõ hoàn cảnh gia đình, tâm sinh lí từng em ...giúp các em xác định được mục tiêu học tập – hoàn thiện nhân cách hơn. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp b.1: Đối với GVCN b.1.1. Giáo viên chủ nhiệm và các qui tắc thưởng phạt tự chủ. GVCN cần nắm chắc một số văn bản qui định, thông tư xếp loại hai mặt của học sinh để từ đó đưa ra các qui tắc thưởng phạt theo tinh thần tự chủ. Như ta đã biết: “Nói có sách, mách có chứng”. Có lẽ câu nói đó nhắc nhỡ giáo viên chúng ta cần phải nắm vững các văn bản qui định về nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường; về qui định khen thưởng và kỷ luật; về nội qui và cách xếp loại hai mặt giáo dục; phổ biến đến từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, chúng ta cần nắm và hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm để thực hiện công tác một cách hiệu quả; tối ưu nhất, có tính thuyết phục dựa trên những luận cứ, luận chứng rõ ràng. Khi học sinh tự chủ có nghĩa là học sinh tự động học tập và tham gia tốt mọi hoạt động để đưa phong trào của lớp đi lên chứ không phải gò bó thực hiện do GVCN hay các bạn ép buộc. Khi lớp học có những học sinh tự chủ thì lớp đó có kết quả học tập và nề nếp càng cao.Khi đất nước có những công dân tự chủ thì đất nước ngày càng thịnh vượng. Gia đình có những thành viên tự chủ thì gia đình đó ngày càng hạnh phúc và êm ấm hơn. Muốn có được điều đó thì luật pháp phải nghiêm khắc nhưng rất nhân đạo và phải cho người ta thời gian. Để làm gì? Để được báo trước. Có nghĩa là ở lớp học sinh sẽ được GVCN nhắc nhở nhiều lần. Vậy trong lớp hoc: luật pháp là nội qui – qui tắc, nhân đạo là tình thương. Trong lớp ngoài những nội qui của trường chúng ta sẽ đề ra các qui tắc: qui tắc ứng xử, qui tắc thưởng phạt... GVCN và học sinh cùng thảo luận các qui tắc dựa trên nền tảng của các văn bản, thông tư, luật giáo dục qui định... rồi cùng thống nhất nội qui của lớp. Làm như thế HS thấy rằng: bản thân được tôn trọng, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Ở đây HS và GVCN đối thoại hai chiều, tương tác hợp tác. Và cái gì thúc đẩy mọi người cùng hành động? Đó là lí trí của từng con người. Khi HS thấy lí lẽ đúng, kiến thức đúng ... thì quyết định thực hiện chứ không phải buộc thực hiện vì sợ cô thầy hay thèm quyền lợi. Vậy với tinh thần giáo dục dân chủ chúng ta sẽ không cần bạo lực. Từ đó GVCN cùng HS sẽ đưa ra các biện pháp thưởng phạp dân chủ trên cơ sở GVCN và HS đã đối thoại bàn bạc đi đến thông nhất. Như vậy HS sẽ thấy nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn, thấy thích hơn và tự nguyện thực hiện. Khi các em được tham gia bàn bạc đề ra các qui tắc thì các em sẽ muốn gìn giữ và theo dỏi thực hiện. Cách tốt nhất là để HS tham gia các qui tắc thưởng phạt với GVCN và cả hai bên cùng tuân theo. Cụ thể như sau: Qui tắc 1: HS phải được tham gia vào quá trình đề ra các qui tắc thưởng phạt trong lớp. Qui tắc 2: HS và GVCN cùng nhau đề ra những qui tắc thưởng phạt mà hai bên đều đồng ý. Qui tắc 3: Chỉ thưởng phạt những qui tắc đã được đồng thuận và báo trước. Qui tắc 4: Chỉ phạt những lỗi vi phạm thường xuyên thôi (từ 3 lần trở lên hay lỗi vi phạm 2 lần liên tiếp mang tính chất trầm trọng). Vì ông bà ta có câu: “Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận’’. Vì vậy những lỗi thường xuyên sẽ dẫn tới thói quen và dẫn tới tính cách xấu, rồi dẫn tới số phận xấu cho nên GVCN phải phạt để ngăn ngừa việc đó. Đối với những lỗi lâu lâu một lần thì nhắc nhở, bỏ qua vì con người chúng ta ai ai không một lần lầm lỗi. b.1.2. Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động Năm học 2012- 2013Lớp 9a2 có Sĩ số: 40. Trong đó có 20 em nữ và 20 em nam. Năm học 2013- 2014 Lớp 9ª1 có Sĩ số: 40. Trong đó có 22 em nữ và 18 em nam. Năm học 2014- 2015 Lớp 9a2 có Sĩ số: 30. Trong đó có 15 em nữ và 15 em nam. Nắm danh sách lớp, xếp tên học sinh theo thứ tự A, B, C Thành phần gia đình. Giáo viên chủ nhiệm tiến hành cho học sinh làm lí lịch đầu năm (cần chính xác: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh đúng theo khai sinh; địa chỉ cụ thể (– số nhà – xã thường trú hoặc tạm trú hay ở trọ; họ tên cha, mẹ và nghề nghiệp). Dựa trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm cần phải chú ý đến: Diện con thương binh, liệt sĩ, diện mồ côi. Diện học sinh nghèo hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Diện gia đình học sinh không hạnh phúc: Cha, mẹ li dị, sống không hợp pháp, ly thân. Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, phân theo từng khu vực. Thôn 1 ; Thôn 2 ; Thôn 3; Thôn 4 ; Thôn 5. Thành phần bản thân: Căn cứ vào sổ điểm lớp; căn cứ vào kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh ở năm học trước, kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm cũ để hiểu rõ thêm về từng đối tượng của lớp kể cả: Năng khiếu, thành tích tốt hoặc chưa tốt của học sinh. + Học tập: Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu – Kém. + Hạnh kiểm: Tốt – Khá – Trung bình – Yếu. + Đặc điểm: Năng khiếu; thành tích đạt được; những điều chưa tốt. Qua tìm hiểu sơ lược, giáo viên chủ nhiệm tiến hành sắp xếp chổ ngồi cho học sinh (chú ý đến các học sinh có bệnh khuyết tật về mắt, tai, học yếu.....). Sau đó chia thành 4 tổ. Lập sơ đồ chổ ngồi thành 3 bản: Dán ngay tại ở sổ đầu bài 1 bản, giáo viên lưu lại một bản để tiện lợi cho việc theo dõi học sinh. b.1.3. Lập sổ chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu qui định của nhà trường. Trong đó, giáo viên phải thật chú ý đến việc ghi chép phải chi tiết, đầy đủ các phần các mục theo yêu cầu. Song cần đặc biệt lưu ý: - Theo dõi học sinh mọi mặt theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng em. - Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh (nếu có). - Lập – ghi danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ ghi chính xác). - Danh sách thầy cô bộ môn (họ tên, địa chỉ, những thay đổi nếu có). - Căn cứ vào sự sắp xếp thời khóa biểu của nhà trường mà giáo viên ghi thời khóa biểu cho học sinh và ghi vào sổ chủ nhiệm để thông báo đến quí phụ huynh: Ngày, giờ, môn học của các em để tiện cho việc đưa đón. - Việc dạy và tổ chức cho học sinh hoạt động học tập trong và ngoài giờ là vấn đề quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải lên kế hoạch thực hiện rành mạch, cụ thể theo tuần, tháng, ngày luôn có sự thay đổi gây hứng thú cho các em. Bên cạnh đó, cần theo dõi học sinh vi phạm. Ghi rõ: + Họ và tên học sinh vi phạm. + Lỗi học sinh vi phạm. + Số lần vi phạm. + Mức độ vi phạm dẫn đến mức độ xử lý. + Cam kết giữa học sinh – phụ huynh học sinh – cô chủ nhiệm. (Có ý kiến và chữ ký của phụ huynh học sinh). - Kẻ thêm bảng danh sách học sinh ở phía sau sổ theo dõi hạnh kiểm hàng tuần ( A, B, C, D). b.1.4. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể xã hội chủ nghĩa, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục. Do đó, ngay tiết sinh hoạt đầu năm học giáo viên cần vạch ra, định hướng nhằm giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm mạnh dạn phê và tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Do đó, cần phải ổn định nề nếp tổ chức lớp ngay từ tiết sinh hoạt này như sau: - Bầu ban cán sự – giao nhiệm vụ + Lớp trưởng. + Lớp phó học tập. + Lớp phó lao động. + Lớp phó văn thể mỹ. + Cán sự bộ môn: Toán, Tiếng Anh, Văn, Hóa, Lý, Sinh, Sử, Địa, GDCD, Họa, Nhạc, Thể dục (nhằm theo dõi về tình hình học tập của từng giờ để báo cáo kịp thời đến giáo viên chủ nhiệm). + Thủ quĩ. + Đội cờ đỏ trường (2 em); Lớp (2 em). + Các tổ trưởng và tổ phó. - Sắp xếp chỗ ngồi: Phân bố học sinh nam – nữ; học sinh giỏi – khá – trung bình – yếu rãi đều ở các tổ. Tránh tình trạng xếp các em có cùng khuyết điểm (cá biệt) ngồi cạnh nhau. - Học tập nội qui trường: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ghi cẩn thận nội qui của trường vào sổ tự rèn và đem về nhà cùng phụ huynh trao đổi để thực hiện tốt. - Dựa trên nội qui trường, giáo viên chủ nhiệm cho cả lớp thảo luận lập thành nội qui của lớp, từ đó lập thành bảng điểm thi đua cá nhân trong tuần. Yêu cầu học sinh thực hiện việc tự đánh giá xếp loại bản thân mình theo các loại A+ (từ 18 điểm trở lên); A (16 điểm – 17,9 điểm), B (13 điểm – 15,9 điểm), C (10 điểm – 12,9 điểm), D (từ 9,9 điểm trở xuống). (Thang điểm thực hiện nội qui nề nếp là 10 điểm. Xây dựng bài, thực hiện tốt các phong trào: mỗi lần được cộng 0,1 điểm) - Phân công về trực nhật lớp. Yêu cầu học sinh giữ vệ sinh (trong, trước, sau lớp; kể cả chỗ ngồi và hộc bàn của mình). - Thông báo các khoản thu đầu năm của học sinh có biên lai thu nhận và thời hạn nộp. Nêu lên những trường hợp miễn, giảm để học sinh biết thêm chi tiết. - Điều mà giáo viên chủ nhiệm lưu ý với học sinh là mốc xét thi đua. + Học kỳ I: 20/08 – 30/12. + Học kỳ II: 01/01 – 15/05. Phổ biến cho học sinh rõ về các mức độ và hình thức khen thưởng được trích từ quyết định số 1118/QĐ của Bộ Trưởng Bộ giáo dục ký ngày 02/12/1987. b.1.5. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm Với cơ chế thị trường hiện nay làm thay đổi bộ mặt của đất nước về kinh tế cũng không ít có sự tác động tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức của con người mà trong đó có cả học sinh chúng ta. Vâng, trên thực tế cho thấy các em ở lứa tuổi 14 – 15 có những thay đổi về tâm sinh lý, thích bắt chước, đua đòi, thích chơi hơn là học và cũng dễ bị lôi kéo trước những cám dỗ của bạn bè xấu. Trước tình hình chung như vậy, nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm lo lắng cho con em mình. Đây cũng là nỗi bâng khuâng, trăn trở của mọi người thầy từ các cấp trong nhà trường. Cho nên việc tổ chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm học là vấn đề cần thiết, đó là chìa khóa mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa gia đình – nhà trường và xã hội nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn. Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành một số công việc sau: Viết thư mời vào sổ liên lạc và nhờ học sinh gởi về phụ huynh. Yêu cầu các em nhắc nhở phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ và chỉ xét cho những trường họp vắng có lí do chính đáng rồi liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm ngay ngày hôm sau tại trường (hoặc thông qua liên lạc bằng điện thoại). Tổ chức phiên họp: Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được một số nội dung sau: + Điểm danh: Giáo viên chủ nhiệm thu lại sổ liên lạc từ phụ huynh. + Phổ biến bằng văn bản qui định về: Nội qui trường. Những thuận lợi và khó khăn của lớp. Thông báo các khoản thu đầu năm. + Phổ biến về nội qui lớp và bảng điểm thi đua cá nhân. Xin ý kiến đóng góp của quí phụ huynh biểu quyết để thống nhất thực hiện. + Thông qua các bậc phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và thu thập thêm một số thông tin về từng đối tượng học sinh về tính cách, sở thích, các hoạt động ở nhà của các em nhằm có cách cư xử hợp lí đối với từng cá nhân. Để có những kiến nghị thỏa đáng về tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh và ngược lại những thông tin liên lạc cần thiết từ nhà trường gởi đến phụ huynh. Chúng ta cần đề cử 3 phụ huynh đứng vào ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường. Thư kí ghi rõ họ tên – chức vụ của phụ huynh vào biên bản, kể cả các ý kiến đóng góp. b.1.6. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần Giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết sinh hoạt nhằm đề ra nội dung thực hiện thích hợp. - Về phương tiện: Dựa trên nội dung mà nhà trường, Đoàn, Đội đề ra trong tiết sinh hoạt dưới cờ. - Dựa trên các báo cáo của từng tổ, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó lao động, thủ quĩ. - Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm thống nhất yêu cầu về nội dung, hình thức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp và gợi thêm vài vấn đề để các em hoạt động. + Tổng kết những ưu, khuyết điểm tuần qua. + Hướng khắc phục những mặt yếu; phát huy những mặt mạnh đã đạt được. + Đề ra kế hoạch cho tuần sau. * Hoạt động 1: Tự kiểm điểm - Người tốt – việc tốt: Tốt mặt nào? Mức độ và hình thức khen thưởng. - Người vi phạm khuyết điểm: Mắc thái độ sai như thế nào? Mức độ và hình thức kỷ luật. * Hoạt động 2 : Ban cán sự lớp đánh giá hoạt động trong tuần qua - Lớp trưởng tổng hợp các mặt nêu trước lớp: Về học tập (lớp phó học tập báo cáo) Về chuyên cần (lớp trưởng báo cáo), về nề nếp, việc thực hiện nội qui (đội cờ đỏ báo cáo), vệ sinh (lớp phó lao động báo cáo), công khai tài chính (thủ quĩ báo cáo), về văn – thể – mỹ (lớp phó văn – thể – mỹ báo cáo). Cử thư kí lớp ghi biên bản họp hàng tuần. - Lớp trưởng thông qua bảng xếp loại thi đua giữa các tổ – cá nhân, thông báo trước lớp. Tổ Điểm trừ Điểm cộng Tổng điểm Hạng 1 2 3 4 STT Họ và tên học sinh Điểm trừ Điểm cộng Tổng điểm Xếp loại 1 2 3 4 5 * Chú ý: Hạng của tổ xếp theo hạng nhất – nhì – ba – tư. Xếp loại cá nhân theo A, B, C, D. Qua đó nêu lên được tổ mạnh nhất về mặt nào? Mặt nào còn hạn chế cần khắc phục? Tương tự đối với tổ yếu – chủ yếu ở những mặt nào? Hướng khắc phục? Đồng thời tuyên dương những cá nhân xuất sắc và phê bình những cá nhân chưa tốt – nêu lên hình thức kỷ luật tương ứng. * Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được sự tiến bộ của các em cụ thể ở những mặt nào? Đồng thời động viên các em cố gắng tích cực trong việc phát huy các khả năng và năng lực sẵn có của mình. Bên cạnh đó nhắc nhở những học sinh vi phạm, thi hành kỷ luật nghiêm khắc đối với các em đó tránh tình trạng ‘Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Thực hiện đến nơi đến chốn để các em khác không bắt chước bạn bị kỷ luật. Kết hợp với công tác nhận xét đánh giá các hoạt động của lớp GVCN chú trọng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh * Hoạt động 4: Lập kế hoạch hoạt động tuần tới - Lập kế hoạch hoạt động của lớp theo kế hoạch của nhà trường, Đoàn, Đội đề ra. - Phân công thực hiện * Hoạt động 5: Giáo viên chủ nhiệm trả lời những thắc mắc của học sinh khi các em có nhu cầu. b.1.7. Tổ chức tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp Để thay đổi tích cực về các hoạt động, tạo ra sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em nhằm giúp các em nhận thức được “Vui để học” sẽ tạo hứng thú và luôn nghĩ rằng “Một ngày đến trường là một ngày vui”. Trên tinh thần đó các em có ý thức thi đua lành mạnh, thoải mái, xác định đúng động cơ học tập cùng rèn luyện và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Do vậy việc tổ chức tiết sinh hoạt ngoài giờ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành theo phương pháp tích cực. Để tổ chức tiết sinh hoạt này đạt chất lượng và hiệu quả giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện tốt một số công việc sau đây: - Nắm chắc mục đích yêu cầu của từng hoạt động trong chủ điểm tháng. - Đề ra nội dung và hình thức hoạt động. - Chuẩn bị thật chu đáo trước khi tiến hành về các mặt như: phương tiện, tổ chức (chú ý về phía giáo viên chủ nhiệm phải làm gì? Còn phía học sinh phải thực hiện được những yêu cầu nào mà giáo viên giao). - Bầu ra một thư ký ghi biên bản và tổng kết điểm cho từng hoạt động, chọn một em dẫn chương trình giỏi của lớp. - Tiến hành hoạt động. b.2. Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác b.2.1. Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường – Ban cán sự lớp – Tập thể lớp - Nhà trường xây dựng trong nhà trường cảnh quan sư phạm mang tính giáo dục: + Cảnh trường luôn xanh - sạch sẽ. Bồn hoa cây cảnh phù hợp, đẹp mắt... + Đội ngũ giáo viên, học sinh ăn mặc đồng phục phù hợp... mang yếu tố giáo dục. - Lãnh đạo nhà trường cần quán triệt tốt nội dung, ý nghĩa của việc giáo dục hình thành nhân cách học sinh thông qua giảng dạy các môn học cho toàn thể giáo viên trong nhà trường. Ngoài ra căn cứ vào quyết định 1118/QĐ của Bộ trưởng Bộ giáo dục, căn cứ vào biểu quyết của tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm họp và bình bầu xét thi đua – khen thưởng cho những học sinh có thành tích trong học tập và trong hoạt động đảm bảo tính công bằng, dân chủ gây sức thuyết phục đối với học sinh. Đồng thời kỷ luật những học sinh không tiến bộ, mắc những sai lầm. + Khen trước lớp: Những học sinh có biểu hiện tốt về hành vi đạo đức, học tập, hoạt động văn – thể – mỹ trong giờ sinh hoạt. + Khiển trách trước lớp: Những học sinh vi phạm ở mức độ nhẹ như nói tục, chửi thề, nghỉ học 3 ngày có phép trong một tháng. Có ý kiến tham khảo của cán bộ lớp; sau đó báo cáo lên Ban giám hiệu nhà trường. + Khen thưởng trước toàn trường: Do Hiệu
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_co_duc_ma_khong_co_tai_lam_viec_gi_cun.doc