Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập điển hình giúp học sinh lớp 4 phân biệt được loại từ

Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết. Với mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh Tiểu học các kỹ năng sử dụng tiếng Việt( nghe, đọc, nói, viết) và cung cấp những kiến thức sơ giản, gắn trực tiếp với việc học tiếng Việt, nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng tiếng Việt để học tập ở cấp Tiểu học và cấp học cao hơn, để giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. Thông qua việc dạy tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán.)

doc21 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập điển hình giúp học sinh lớp 4 phân biệt được loại từ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ra được biện pháp dạy học thích hợp với tâm lý nhận thức của các em, xây dựng hệ thống bài tập thực hành sao cho đa dạng, sinh động, thiết thực để các em vận dụng một cách hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng trong của việc dạy Tiếng Việt, qua nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy lớp 4, lại được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài: “ Các dạng bài tập điển hình giúp học sinh lớp 4 phân biệt được loại từ ” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
2.1. Đối tượng: Học sinh lớp 4A trường Tiểu học A Xuân Hồng
2.2.Phạm vi:
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu có liên quan.
- Các câu trả lời, các bài làm của học sinh, phương pháp dạy của giáo viên để rút kinh nghiệm, tìm ra biện pháp có hiệu quả trong việc rèn kỹ năng cho học sinh.
3. Phương pháp nghiên cứu: 
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3.2. Phương pháp điều tra quan sát : Thông qua dự giờ, phỏng vấn giáo viên, học sinh. Phương pháp này giúp tôi thấy được những ưu điểm và tồn tại của giáo viên, học sinh trong quá trình giải nghĩa từ.
3.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Việc nghiên cứu phải bám sát thực tiễn dạy & học Tiếng Việt. Mục đích của việc nghiên cứu những kinh nghiệm của GV là để tìm kiếm, khái quát hoá, đánh giá và phổ biến những cái mới và có giá trị. Đồng thời việc nghiên cứu này còn có mục đích xác định trình độ của GV và HS mà khoa học và phương pháp cần phải lấy làm chỗ dựa. 
3.4.Phương pháp kiểm tra đánh giá.
Phương pháp này được áp dụng trước và sau khi tiến hành các biện pháp để đánh giá mức độ của học sinh. 
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Do đặc thù của công việc, được phân công giảng dạy lớp 4 ( tuy chỉ 2 tiết/ tuần) song qua quá trình giảng dạy của bản thân cũng như qua khảo sát thâm nhập thực tế trong các tiết dạy của các đồng nghiệp ở các khối lớp( đặc biệt là lớp 4) tôi nhận thấy một số thực trạng sau :
* Tình hình học tập của học sinh hiện nay so với học sinh các năm trước có những tiến bộ đáng kể, nhất là khả năng giao tiếp. Học sinh đã tự tin khi trình bày ý kiến trước đám đông, có khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn học và được học nhiều kiến thức mới so với nội dung chương trình cũ như thuyết trình, tranh luận, phát biểu cảm nghĩTuy nhiên về phần từ và câu, các em còn mắc phải những hạn chế sau:
- Kĩ năng nhận diện từ, phân cắt các đơn vị từ trong câu còn nhiều sai lệch.
- Kĩ năng phân loại và nhận diện theo cấu tạo còn nhiều lầm lẫn.
- Kĩ năng nhận diện và phân tích các thành phần câu chưa thật chính xác.
- Kĩ năng xác định từ loại còn hạn chế.
Trong các hạn chế trên, mặt nào cũng cần khắc phục. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, bản thân tôi muốn trình bày sâu một vấn đề. Đó là kĩ năng phân loại và nhận diện từ theo cấu tạo còn nhiều hạn chế. Ở đơn vị kiến thức này, học sinh thường mắc lỗi như sau:
+ Học sinh còn xác định sai từ ghép khi cả hai tiếng có bộ phận của tiếng giống nhau như các từ: nhân dân, mệt mỏi, buồn bực
+ Học sinh chưa nhận dạng được các từ láy đặc biệt khuyết phụ âm đầu là các từ tượng thanh, tượng hình.
+ Học sinh không phân biệt được từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp trong các trường hợp từ đó có tiếng gốc là một động từ hay một tính từ.
+ Học sinh có vốn từ ghép và từ láy có 3 hay 4 tiếng rất hạn chế, ít ỏi.
Vì sao học sinh lại mắc những tồn tại trên, trước hết ta phải tìm hiểu từ nội dung SGK, phương pháp giảng dạy của giáo viên, điều kiện học tập của học sinh và một số vấn đề có liên quan khác.
* Thực trạng của nội dung SGK giảng dạy chương trình chính khóa đang hiện hành và phương pháp giảng dạy của giáo viên:
a. Ưu điểm
SGK đang hiện hành được biên soạn theo quan điểm tích hợp, quan điểm giao tiếp và quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Sự thể hiện các quan điểm này trong SGK được thể hiện rất rõ ràng. Các kiến thức học sinh được học đan xen, kiến thức về từ học cùng với kiến thức về câu, học sinh vừa học miêu tả ở tiết trước, tiết sau lại được làm quen với đơn từ. Kiến thức ở bài sau được mở rộng hơn sơ với bài trước. Hệ thống kiến thức được cung cấp chú ý nhiều đến việc rèn kĩ năng giao tiếp nên học sinh không những nghe đọc tốt hơn và viết nói cũng tốt hơn. Để giúp cho học sinh tiếp thu tốt những kiến thức đó, giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp tích cực.
b. Tồn tại
 Đó là: thời lượng dạy mảng kiến thức về từ láy và từ ghép quá ít. 
Vậy làm thế nào để các em không bị lúng túng khi học các loại từ này ? Đó chính là điều mà tôi luôn trăn trở. Để có thể làm được việc đó tôi đã nghiên cứu rất kĩ lý luận về phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, tìm đọc, tham khảo các tài liệu có liên quan...
	Để tìm hiểu vấn đề này, ngay từ khi nhận lớp tôi đã tiến hành phương pháp điều tra, khảo sát, đàm thoại với các em. 
Qua tìm hiểu, tôi đã rõ được nguyên nhân và mức độ giải nghĩa từ của học sinh lớp tôi thường yếu như sau:
	+) Nguyên nhân khách quan: Do hoàn cảnh gia đình, do điều kiện về thời gian, sách vở, qua giao tiếp.
	+) Nguyên nhân chủ quan: Do tâm lý lứa tuổi các em còn ngây thơ, chưa thực sự chú ý, chưa có sự hiểu biết đúng đắn, do nhận thức... Các em 
đều cho rằng chỉ cần nắm được từ phức là đủ, đã có thầy cô giúp đỡ, cốt cứ đọc thông viết thạo là được.
Do vậy, khi tiến hành điều tra khảo sát tại lớp được phân công giảng dạy, tôi đã thống kê được kết quả ban đầu như sau : 
Các lỗi học sinh thường mắc phải
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Học sinh còn lẫn lộn giữa từ láy và từ ghép
12
37,5
Học sinh còn lẫn lộn giữa từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại
18
56,25
Học sinh còn lẫn lộn giữa cụm từ và từ phức
7
21,9
Khả năng vận dụng từ để viết văn còn hạn chế
15
46,9
[
Chất lượng học tập môn Tiếng Việt
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
15
10
30
12
40
5
15
Đứng trước thực trạng đó, căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, tôi đã tiến hành một số biện pháp mà mình đã đúc kết được qua thực tế giảng dạy để dẫn dắt các em đến với việc phân biệt được từ ghép và từ láy dễ nhầm lẫn một cách thuận lợi nhất, dễ dàng nhất. Tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ từng bước giúp các em sử dụng thành thạo vốn từ vựng Tiếng Việt.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Sau đây tôi xin trình bày các dạng bài dạy tôi đã áp dụng để củng cố kiến thức về cấu tạo từ cho học sinh lớp tôi.
a. Dạng bài dạy luyện tập về từ láy: Ở dạng này tôi đã giúp học sinh cách nhận dạng từ láy, tìm từ láy và biết sử dụng từ láy để viết đoạn văn cho trước.
Tôi đã đưa ra một số bài tập sau :
Bài tập 1: Nhận dạng từ láy và từ ghép
Xếp những từ được gạch chân trong đoạn văn sau đây vào 2 nhóm: từ láy và từ ghép
“ Mùa thu đến thật trong trẻo, dịu dàng. Nó chẳng ồn ã, sôi động như những ngày hè nóng nực. Ấy là đối với thiên nhiên, sông nước, ruộng đồng. Nhưng trong làng Thanh và các bạn của em nó lại rạo rực biết bao lo toan, náo nức chuẩn bị cho ngày đến trường vào năm học mới »
Sau khi cho học sinh làm bài tập trong nhóm, tôi đã kiểm tra kết quả làm việc của các nhóm thông qua việc báo cáo qua trò chơi “tiếp sức”. Trong thời gian 2 phút đội nào làm xong trước là đội đó chiến thắng. Kết quả tôi đã có được kết quả của 2 đội như sau:
Từ ghép
Từ láy
Sôi động
Trong trẻo
Nóng nực
Dịu dàng
Thiên nhiên
ồn ã
Sông nước
Rạo rực
Ruộng đồng
Náo nức
Lo toan
 Nếu chỉ dừng lại ở đó, theo tôi chưa đủ. Để các em ghi nhớ lâu về dạng bài tập này, tôi đã nhấn mạnh lại kiến thức sau: Từ phức được chia làm 2 loại. Từ láy và từ ghép. Từ láy là những từ có bộ phận của tiếng được láy lại giống nhau. Từ ghép là từ có nhiều tiếng được ghép lại với nhau để tạo nên một nghĩa chung. Từ âm u là từ láy đặc biệt. Đây là từ láy tượng hình khuyết phụ âm đầu( chỉ có vần)
Sau đó tôi yêu cầu khoảng 5 HS nối tiếp nhau tìm thêm các từ láy đặc biệt.
* Bài tập 2: Tìm từ láy
Trước tiên tôi yêu cầu HS nêu lại các kiểu từ láy đã được học. Các em đều nêu được . Đó là láy âm, láy vần, láy âm và vần, láy tiếng.
Sau đó tôi đưa ra bài tập: Hãy xếp các từ láy cho sau đây vào 4 nhóm cho phù hợp: mát mẻ, xanh xanh, cục cằn, linh tinh, bối rối, cuồn cuộn, trăng trắng, cần cù, đo đỏ, xinh xắn, hư hỏng, cào cào, chuồn chuồn, lao xao, vui vui, châu chấu.
Sau đó, tôi tổ chức cho các em trò chơi Ai nhanh? Ai đúng?
Qua hoạt động này tôi rất phấn khởi vì phần lớn học sinh lớp tôi đều đã xếp được các kiểu từ láy vào mỗi nhóm thật chính xác.
Nhóm 1: láy âm: mát mẻ, xinh xắn, hư hỏng, cục cằn
Nhóm 2: Láy vần: lao xao,, linh tinh, bối rối,
Nhóm 3: Láy âm và vần: cuồn cuộn, trăng trắng, đo đỏ, châu chấu
Nhóm 4: Láy tiếng: xanh xanh,chuồn chuồn, vui vui
* Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng từ láy 
Ở đây tôi đã cho các em làm bài cá nhân và đọc lại bài làm của mình đồng thời chỉ rõ các từ láy được sử dụng trong đoạn văn vừa viết. Khi chấm bài tôi đã có kết quả khá bất ngờ. Các em đã viết được đoạn văn giàu hình ảnh, xúc tích, sử dụng từ láy khá nhuần nhuyễn.
Sau đây là bài làm của em Nguyễn Thanh Hương lớp 4A
* Tả hình dáng em bé
	 Tháng mười này, Gia Bảo vừa tròn một tuổi. Vóc người mũm mĩm, tròn lăn lẳn. Tuy là con trai nhưng bé có làn da trắng nõn, lúc nào cũng hồng lên mịn màng. Khôn mặt đáng yêu tròn xoe như vầng trăng đêm rằm. Đôi má phúng phính còn thơm mùi sữa mẹ lúc nào cũng ửng màu da đào. Đôi môi đỏ như son, cong cong, tê tễ trông đến là ngộ. Bé hay toe toét cười để lộ mấy cái răng cửa trắng tinh, chỉ tội hơi thưa. Em thích nhất là đôi mắt đen láy, tròn như hai hạt nhãn với cái nhìn trong veo của bé. Đã thích cái gì, bé nhìn mãi không chớp mắt. Mái tóc mềm, lưa thưa vài sợi. Đặc biệt mé bên phải đầu là một túm tóc đen mượt, mọc dày đúng hình trái đào, trông thật ngộ nghĩnh. Vì thế, cả nhà âu yếm gọi bé là “ Nhất mao”.
b. Dạng bài dạy luyện tập về từ ghép
Ở dạng bài tập này, tôi đã giúp học sinh ôn lại kiến thức về từ ghép thông qua các dạng bài tập nhận dạng, tìm từ và viết đoạn văn có nội dung cho trước.
Tôi tiến hành cho học sinh làm một số bài tập sau:
* Bài tập 1: Nhận diện từ ghép.
Hãy xếp những từ được gạch chân trong đoạn văn sau đây vào 2 nhóm: từ láy và từ ghép:
Mặt mũi, trong trẻo, buôn bán, thúng mủng, chơi vơi, thuyền bè, nóng nảy, nóng nực, đất đai, ồn ã, mát mặt, cồng kềnh, 
Nếu chỉ đưa ra bài tập và cho các em làm cá nhân thì thật đơn giản. Để tạo hứng thú cho các em tôi đã tổ chức cho HS nghiên cứu cá nhân trong 2 phút sau đó tổ chữa bài thông qua trò chơi tiếp sức. Các em sẽ nối tiếp nhau ghi từ vào các cột cho đúng. Đội nào nhanh hơn và đúng sẽ là đội thắng cuộc.
Sau đó dựa vào kết quả bài làm đúng của học sinh tôi đã chốt lại ý sau: 
Từ láy là những từ có bộ phận của tiếng được láy lại giống nhau. Từ ghép là từ có nhiều tiếng được ghép lại với nhau để tạo nên nghĩa chung. Trong từ ghép lại có 2 kiểu. Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
* Bài tập 2: Phân biệt từ ghép 
Từ bài tập 1, dựa vào các từ ghép vừa tìm được: Mặt mũi, buôn bán, thúng mủng, thuyền bè, nóng nực, mát mặt, tôi đặt câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về nghĩa của các tiếng trong từ ghép vừa tìm được? (Các tiếng đều có nghĩa rõ ràng). Từ đó tôi chốt kiến thức với học sinh: Các từ ghép mà cả 2 tiếng đều có nghĩa rõ ràng đó là từ ghép tổng hợp.
? Vậy từ ghép phân loại có đặc điểm gì? Tôi đưa ra các VD tiếp theo: Các từ: Xanh um, xe đạp: có phải là từ ghép tổng hợp hay không? Vì sao?
HS lớp tôi đã dễ dàng đưa ra câu trả lời: Không phải là từ ghép tổng hợp vì trong từ xanh um thì tiếng um có nghĩa không rõ ràng, còn trong từ xe đạp từ tiếng đạp có tác dụng làm rõ nghĩa cho tiếng thứ nhất( xe).
Từ đó tôi yêu cầu học sinh khái quát câu trả lời về từ ghép phân loại: Từ ghép phân loại thường chỉ có 1 tiếng có nghĩa rõ ràng, một tiếng mờ nghĩa (không rõ ràng) hoặc cả 2 tiếng đều có nghĩa nhưng tiếng thứ hai lệ thuộc vào tiếng thứ nhất và giúp cho từ đó có nghĩa phân biệt.
Sau đó tôi đưa ra bài tập để các em tự luyện: 
1. Hãy chia các từ ghép cho sau đây thành 2 nhóm: Từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại?
Thuyền bè, nhà ngói, nhà cửa, đỏ tươi, đền chùa, đất phèn, ruộng đồng, xe máy, sông núi.
2. Hãy tạo ra từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại từ các tiếng cho sau đây:
Tiếng gốc
Từ ghép tổng hợp
Từ ghép phân loại
Mát
Xanh
Xinh
Giỏi
Sướng
* Bài tập 3: Viết đoạn văn
Tôi yêu cầu HS viết một đoạn văn có sử dụng từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp, gạch chân dưới các từ ghép đã dùng.
Tôi gọi một số HS đọc bài làm của mình và tổ chức cho lớp nhận xét. Đồng thời qua các hoạt động vừa diễn ra trong tiết học các em đã đưa ra được ý kiến chung: Có hai cách giúp phân biệt nhanh từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại là:
Dựa vào nghĩa
Dựa vào cấu tạo của từ.
c. Dạng bài: phân biệt từ láy và từ ghép
Để học sinh phân biệt tốt từ láy và từ ghép, tôi đã tiến hành một số dạng bài tập cơ bản, điển hình như sau:
*Bài tập 1: Phân biệt từ láy và từ ghép
Hãy xếp các từ cho sau đây thành 2 nhóm: Từ láy và từ ghép?
Mát mẻ, bờ cõi, mong ngóng, đất nước, mồm miệng, mập mờ, ồn ào, kính coong, lao xao.
 Tôi đã tiến hành cho HS tham gia trò chơi Ai là người nhanh nhất sau đó đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức cho các em?
? Em có biết vì sao từ mong ngóng, mồm miệng có bộ phận giống nhau mà không phải từ láy? Theo em vì sao từ ồn ào, kính coong không có bộ phận nào giống nhau mà lại là từ láy.
Sau khi HS đã đưa ra câu trả lời, tôi chốt lại ý kiến sau: 
Khi 2 tiếng trong từ đều có nghĩa thì dù có bộ phận của tiếng giống nhau cũng là từ ghép.Trong tiếng Việt có từ láy đặc biệt khuyết phụ âm đầu như: ầm ĩ, ồn ào và âm c, k, q là các hình thức viết khác nhau của âm c nên ồn ào, kính coong là từ láy.
Sau đó tôi cho HS nhắc lại nhiều lần và ghi vào vở nội dung kiến thức này.
* Bài tập 2: Hoàn thành bảng
Trên cơ sở học sinh đã hiểu được bản chất của từ láy và từ ghép, tôi nâng cao dần mức độ bài tập cho các em với dạng bài tập như sau:
Hãy hoàn thành bảng sau:
Tiếng
Từ láy
Từ ghép TH
Từ ghép PL
Buồn
Chật hẹp
Xinh xắn
Mát tay
Đậm
* Bài tập 3: Điền từ còn thiếu?
Hãy điền một từ còn thiếu vào giữa sao cho được 2 từ: một từ ghép và một từ láy? Cho biết đâu là từ ghép? đâu là từ láy?
a. Đỏ  ,  tắn 
b. Chăm ,  thích 
c. Thinh ,  thú 
d. Tươi  ,  mẻ 
e. Nhè ,  nhàng 
Để thay đổi không khí cho tiết học đỡ nhàm chán, tôi đã tổ chức cho các em làm bài tập này qua trò chơi: hái hoa dân chủ. Kết quả thật bất ngờ: Em nào cũng điền đúng và giải thích rất rõ ràng về các từ tìm được.
a. Đỏ tươi – tươi tắn
b. Chăm chú – chú thích
c. Thinh thích – thích thú
d. Tươi mới - mới mẻ
e. Nhè nhẹ - nhẹ nhàng
* Bài tập 4: Sử dụng từ láy và từ ghép để viết đoạn văn tả ngoại hình một con vật có ích trong gia đình mà em yêu quý nhất.
Để học sinh viết tốt đoạn văn và đảm bảo yêu cầu đề bài, tôi đa tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Phân tích đề . Yêu cầu các em nêu các con vật có ích trong gia đình mình đồng thời tìm ra các từ láy cần sử dụng khi viết về con vật đó. 
Bước 2: Học sinh viết đoạn văn.
Bước 3: Học sinh đổi chéo bài kiểm tra.
Bước 4: GV gọi HS đọc và chữa bài.
Để học sinh nắm chắc về từ ghép và từ láy, tôi đã đúc kết thành một số dạng bài tập sau đây:
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP LUYỆN
Tìm từ láy và từ ghép trong đoạn văn cho trước
Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời àng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lân mảnh sân nhỏ phía trước. Tất ca như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy chĩu chịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời
2. Chia từ cho trước thành 2 nhóm: Từ ghép và từ láy
a. mát mẻ, châu chấu, cà cuống, đi đứng, buồn bực, mệt mỏi, buôn bán, mong ngóng, nhàn nhã, thong thả.
	b. thích thú, cao cả, vẻ vang, đung đưa, giành giật, dễ dàng, oi ả, công kênh, núi non, nóng nảy, nóng nực.
3. Từ tiếng cho trước, hãy thêm tiếng để tạo thành từ láy và từ ghép ?
Tiếng
Từ láy
Từ ghép
Cũ
Hỏng
Đen
Sáng
Mới
4. Từ tiếng cho trước hãy thêm tiếng để tạo thành từ láy, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại.
Tiếng gốc
Từ láy
Từ ghép TH
Từ ghép PL
Chật
Tối
Bẩn
Đục
Nhanh
5. Hoàn thành bảng để có từ đơn, láy, ghép PL, ghép TH
Từ đơn
Từ láy
Từ ghép PL
Từ ghép TH
Chầm chậm
Tốt
Mát mặt
Buồn vui
6. Hãy sửa lại từ dùng sai trong các câu văn sau:
a. Ai cũng nhận xét: Hương quả là có mái tóc dài ngoằn ngoèo.
b. Mỗi khi Mai cười, để lộ ra chiếc răng kháu khỉnh.
c. Trong vòm cây xanh xao, mấy chú chìa vôi cất tiếng hót óng ả. 
7. Gạch chân dưới từ không cùng nhóm với những từ còn lại?
bánh chưng, bánh dầy, bánh rán, bánh trái, bánh gai, bánh dẻo.
8. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ láy?
Êm ấm, quanh co, êm ả, mong muốn, buôn bán
9. Từ nào không phải từ láy?
nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, nhẹ nhàng, nhấp nhô.
10. Từ tiếng « đen », hãy tạo thành 2 từ láy, 2 từ ghép ?
11. Những từ ghép nào là từ ghép có nghĩa phân loại ?
Xe điện, làng xóm, bút chì, núi non, thuyền bè, cá thu, bãi bờ, máy bay.
12.Những từ ghép nào có tiếng chí mang nghĩa “ bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp”
chí hướng, chí công, quyết chí, chí lí, chí tình, ý chí 
13. Từ nào không thuộc nhóm cấu tạo với các từ còn lại trong mỗi dãy từ sau :
a. thẳng tuột, thẳng tắp, thẳng tính, thẳng thắn, thẳng băng
b. thẳng tuột, thẳng tắp, thẳng tính, thẳng thắn, thẳng băng
c.ngay thẳng, ngay thật, chân thật, ngay ngắn, chân thành
d.thật lòng, thành thật, thật thà, sự thật.
e.mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mơ màng, mong muốn.
g.lặng lẽ, lẳng lặng, lẳng lơ, phẳng lặng, lẳng lặng.
h. châm chọc, chầm chậm, chòng chọc, chòng chành, chông chênh.
14. Ghi lại 3 từ ghép phân loại, 3 từ ghép tổng hợp, 3 từ láy có tiếng « vui » ?
15. Tìm 3 từ ghép, láy có tiếng “rẻ”
16. Gạch bỏ từ có tiếng « nhân » không cùng nghĩa với tiếng « nhân » của các từ còn lại trong mỗi dãy từ sau :
nhân ái, nhân từ, nhân hậu, nhân sự, nhân đức.
17. Gạch bỏ từ có tiếng « nhân » không cùng nghĩa với tiếng « nhân » của các từ còn lại trong mỗi dãy từ sau :
nhân đạo, nhân tài, nhân lực, nhân vật, nhân dân.
18. Gạch bỏ từ có tiếng « nhân » không cùng nghĩa với tiếng « nhân » của các từ còn lại trong mỗi dãy từ sau :
công nhân, nhân quả, nhân công, nhân viên.
19. Gạch chân dưới bộ phận không phải là một từ :
mới tinh, mới lạ, tươi mới, mới làm, mới mẻ
20. Chỉ ra từ không thuộc nhóm nghĩa trong dãy từ sau
nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, có hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ
21. Tìm 4 từ ghép phân loại có tiếng “vui” trong đó có một tiếng chỉ một bộ phận của cơ thể người?
IV.HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI :
Đánh giá :
Để học sinh nắm được kiến thức chuẩn cần đạt khi học phân môn Tiếng Việt, đặt được câu hay viết được đoạn văn mạch lạc đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư suy nghĩ để tìm ra nhiều biện pháp thích hợp, phù hợp với đối tượng học sinh. Đó là một quá trình giảng dạy dài, cần đầu tư công phu và kĩ lưỡng. Trong nhiều năm giảng dạy, áp dụng các dạng bài tập nêu trên tôi đã đạt được kết quả khả quan sau đây:
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Chất lượng học tập về loại từ 
Giỏi: 15% Khá: 30%
TB: 40% Yếu: 15%
Chất lượng học tập về loại từ
Giỏi:35% Khá: 50%
TB: 15% Yếu: 0%
Học sinh còn lẫn lộn giữa từ láy và từ ghép
Học sinh phân biệt nhanh từ láy và từ ghép
Học sinh còn lẫn lộn giữa từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại
Học sinh xác định đúng từ ghép TH và từ ghép PL
Học sinh còn lẫn lộn giữa cụm từ và từ phức
Không còn trường hợp lẫn lộn giữa từ phức với cụm từ gồm 2 từ đơn.
Khả năng vận dụng từ để viết văn còn hạn chế
Khả năng vận dụng từ được rèn luyện nhiều nên HS viết đoạn văn đạt chất lượng cao hơn.
Tiết dạy thường nặng nề không gây được hứng thú, chưa củng cố và mở rộng kiến thức vững chắc cho học sinh
Nhờ kết hợp tổ chức cho học sinh học mà chơi chơi mà học nên tiết học nhẹ nhàng, vui vẻ, hiệu quả và sinh động hơn trước. Kiến thức nhờ đó được củng cố và mở rộng.
Kết quả khảo sát cho thấy sau kh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_dang_bai_tap_dien_hinh_giup_hoc_si.doc